Giáo án mầm non lớp mầm năm 2017 - Chủ đề: Giao thông

I.Mục đích, yêu cầu

1.Kiến thức

- Trẻ biết cách chạy theo hướng thẳng.

- Trẻ nhớ tên vận động “ chạy theo hướng thẳng” và nắm được cách thực hiện vận động

- Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi vận động “dung dăng dung dẻ”

2.Kĩ năng

- Rèn trẻ kĩ năng thực hiện vận động cơ bản

- Trẻ biết tập trung, chú ý , ghi nhớ có chủ định, chủ động thực hiện bài tập vận động nhanh nhẹn, khéo léo

- Trẻ có kĩ năng chạy theo hướng thẳng, biết phối hợp khéo léo tay, chân nhịp nhàng,không cúi đầu khi chạy.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi “bọ dừa”

3.Giáo dục

- Trẻ không chen lấn, xô đẩy trong khi chơi

- Trẻ tích cực, hứng thú khi tập, chơi

- Hình thành ở trẻ niềm yêu thích hoạt động thể dục

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm 2017 - Chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Chủ đề : Giao thông
Đề tài : VĐCB: Chạy hướng thẳng(lần 1)
 TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
Lớp : Mickey 1 trường mầm non Lý Thái Tổ 2
Đối tượng: Nhà trẻ( 24-36 tháng)
Số lượng : 12-15 trẻ
Thời gian : 12-15 phút
Ngày soạn: 01/04/2017
Ngày dạy : 07/04/2017
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền – 14 CĐMN E
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Tuyết Nhung
I.Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức
- Trẻ biết cách chạy theo hướng thẳng.
- Trẻ nhớ tên vận động “ chạy theo hướng thẳng” và nắm được cách thực hiện vận động
- Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi vận động “dung dăng dung dẻ”
2.Kĩ năng
- Rèn trẻ kĩ năng thực hiện vận động cơ bản
- Trẻ biết tập trung, chú ý , ghi nhớ có chủ định, chủ động thực hiện bài tập vận động nhanh nhẹn, khéo léo
- Trẻ có kĩ năng chạy theo hướng thẳng, biết phối hợp khéo léo tay, chân nhịp nhàng,không cúi đầu khi chạy.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “bọ dừa”
3.Giáo dục
- Trẻ không chen lấn, xô đẩy trong khi chơi
- Trẻ tích cực, hứng thú khi tập, chơi
- Hình thành ở trẻ niềm yêu thích hoạt động thể dục
II.Chuẩn bị
1.Đồ dùng
- Mỗi trẻ một vòng tròn thể dục ( đường kính 30cm)
2.Địa điểm
- Trong lớp học ( sàn nhà sạch sẽ)
- Sơ đồ tập:
 Trẻ
 Vạch xp
III.Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
- Các con ơi, xúm xít bên cô nào!
- Giáo viên tập trung trẻ lại chơi trò chơi “nu na nu nống”
- Chúng mình cùng đứng dậy nối đuôi nhau đi theo cô làm đoàn tàu nào!
2.Phương pháp và hình thức tổ chức
2.1.Khởi động
- Cho trẻ đi thành đoàn tàu theo cô, cô đi cùng chiều với trẻ: đi thường(5m) - đi bằng mũi bàn chân( 2m) – đi thường - đi bằng gót chân - đi thường – chạy chậm- chạy nhanh – chạy chậm - đi thường ( cho trẻ đi theo đội hình hình tròn)
2.2.Trọng động
a, Bài tập phát triển chung:
- Động tác 1: Hai tay cầm vòng đưa lên cao, hạn xuống
(2 lần/ 4 nhịp)
 + Cách thực hiện: đứng tự nhiên, hai tay cầm vòng giơ lên cao, hạ xuống, về TTCB
- Động tác 2: Hai tay cầm vòng cúi xuống, đứng lên(2lần / 4 nhịp)
 + Cách thực hiện: Cúi người xuống dưới và đứng thẳng lên
- Động tác 3: Hai tay chống hông nhảy tại chỗ vào vòng ( 2 lần/ 4 nhịp)
 + Cách thực hiện: trẻ đặt vòng xuống đứng trong vòng và 2 tay chống hông nhảy tại chỗ vào vòng.
* Phương pháp hướng dẫn
- Cô tập mẫu từ đầu đến cuối, trẻ tập theo cô
- Cho trẻ tập cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ
- Vị trí làm mẫu: cô đứng cùng trẻ trong vòng tròn
b, Bài tập vận động cơ bản: Nhảy vào vòng
- Bước 1: Giới thiệu tên bài tập( cả lớp ơi, hôm nay là sinh nhật của bạn Gấu đấy, nhưng mà bạn buồn vì các bạn của gấu đi học hết không ai đến chúc mừng sinh nhật gấu cả, các con có muốn đến chúc mừng sinh nhật bạn Gấu không?
Đường đến nhà Gấu rất dễ đi đấy, chúng mình đi cần đi theo hướng thẳng là đến nhà bạn Gấu rồi.
Nhưng chỉ còn ít thời gian nữa bạn Gấu tổ chức sinh nhật rồi, để nhanh đến được nhà bạn Gấu chúng mình cùng nhau chạy theo đường thẳng để đến nhà bạn Gấu nhé!
Để có thể chạy theo hướng thẳng nhanh đến nhà bạn Gấu bây giờ các con cùng quan sát cô làm mẫu bài tập vận động “ chạy theo hướng thẳng” nhé! làm mẫu nhé!
 - Bước 2: Làm mẫu
 Lần 1: cô làm mẫu không giải thích
 Lần 2: cô làm mẫu và giải thích chi tiết(TTCB: cô đứng trước vạch chuẩn bị 2 tay cô thr xuôi .Khi có hiệu lệnh: “ chạy” cô chạy theo hướng thẳng, khi chạy mắt nhìn thẳng , đầu không cúi, tay chân phối hợp nhịp nhành khi hết vạch cô đi về cuối hàng và về chỗ của mình)
 Lần 3: Cô làm mẫu và giải thích yêu cầu chính( khi chạy cô chạy theo hướng thẳng , tay chân phối hợp nhịp nhàng , đầu không cúi)
 + Cô hỏi trẻ tên bài tập vận động( hỏi 2-3 trẻ sau đó hỏi cả lớp)
 + Cô cho 2 trẻ lên thực hiện( nếu trẻ thực hiện tốt cô động viên khen ngợi trẻ, nếu trẻ tập chưa tốt cô làm mẫu và giải thích lại)
- Bước 3: Tổ chức cho trẻ thực hiện( trong khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ)
 Lần 1: cho từng trẻ tập
 Lần 2: cho 2 trẻ tập một lần
- Bước 4: Củng cố
 + Cô gọi trẻ nhắc lại tên bài tập
 + Cô gọi 1-2 trẻ khá lên tập lại
- À, hôm nay cô thấy chúng mình đã học rất giỏi và ngoan, cô sẽ thưởng cho chúng mình trò chơi “Bọ dừa”
2.3. Trò chơi: “ Bọ dừa”
Cách chơi: cô sẽ làm bọ dừa mẹ bò đi trước. Còn chúng mình thì sẽ làm các bọ dừa con bò theo sau. Vừa bò vừa đọc:
“Bọ dừa mẹ đi trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi ngã chỏng quèo
Bọ dừa kêu: “ ối ! ối!..””
Khi đọc đến câu “ gió thổi ngã chỏng quèo “ thì cô và cháu ngã ra sàn nằm ngửa, hai chân đạp vào không khí và kêu “ ối !ối!...”
Luật chơi: trẻ ngòi ngã xuống đất và kêu ối ối khi đến câu “ gió thổi ngã chỏng quèo”, nếu trẻ không ngã sẽ bị thua.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Trong khi trẻ chơi cô quan sát, động viên trẻ chơi.
2.3.Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ làm chim bay đi lại nhẹ nhàng quanh lớp học ( Bây giờ chúng mình cùng nhau làm những chú chim bay và đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp học nào)
3.Kết thúc
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động
( Cô thấy hôm nay lớp mình học rất giỏi, tuy nhiên một số bạn vẫn chưa lắng nghe hiệu lệnh của cô, còn chưa tập trung chú ý.Chúng mình cô gắng hơn ở tiết học sau nhé!)
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
 - Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docGiao_an_the_chat.doc