Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ (Bản đẹp)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động:
- Biết thực hiện các động tác trong bài tập thể dục sáng cùng cô
- Thực hiện được các vận động như: Đi trong đường hẹp, đứng co 1 chân, bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.
*Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Bước đầu thích nghi với chế độ ăn cơm ở nhà trẻ.
- Biết làm một số đơn giản trong tự phục vụ (tự xúc cơm, đi vệ sinh )
*An toàn:
- Nhận biết một số vật dụng và nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở như: trèo lan can, xô nước
- Biết tránh xa một số vật nhọn, kéo, thước
I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: * Phát triển vận động: - Biết thực hiện các động tác trong bài tập thể dục sáng cùng cô - Thực hiện được các vận động như: Đi trong đường hẹp, đứng co 1 chân, bò thẳng hướng có mang vật trên lưng. *Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Bước đầu thích nghi với chế độ ăn cơm ở nhà trẻ. - Biết làm một số đơn giản trong tự phục vụ (tự xúc cơm, đi vệ sinh) *An toàn: - Nhận biết một số vật dụng và nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở như: trèo lan can, xô nước - Biết tránh xa một số vật nhọn, kéo, thước 2. Phát triển nhận thức: - Thể hiện một số hiểu biết của mình về bản thân, về các bạn trong lớp (biết tên, tuổi, một số bạn trong lớp) - Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc: Ru em, bế em, gọi diện thoại - Nhận biết các bộ phận trên cơ thể, tên các bạn trong lớp, chiếc đèn ông sao. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Nghe hiểu các từ và câu chỉ dẫn đơn giản của cô giáo. - Đọc cùng cô các bài thơ: Bạn mới, Quà trung thu. - Nghe kể chuyện, nhớ tên câu chuện, nói lại được tên 2-3 nhân vật trong truyện: Đôi bạn nhỏ, gà vịt giúp nhau. 4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ: - Trẻ biết cùng cô di màu bong bóng, tô màu quả bóng, tô màu cái yếm, vò giấy, chơi với đất nặn. - Thích hát, nghe hát, đọc thơ, chuyện cùng cô. - Thể hiện điều bé thích, không thích. - Nhận biết và thể hiện được trạng thái cảm xúc vui, buồn. - Thích chơi với bạn. Biết chào cô, chào bạn khi được nhắc nhở. - Thể hiện một số hành vi xã hội qua trò chơi như: Nghe điện thoại, chăm sóc em bé -Thích xem tranh, xếp hình. II. CHUẨN BỊ * Tranh của mảng chủ đề: - Các hình ảnh hoạt động về lớp học, các bạn và các bộ phận trên cơ thể bé, tết trung thu. - Nội dung các bài thơ, cấu chuyện trong chủ đề: Bé và các bạn. *Cho cô và trẻ: - Đường hẹp, túi cát. - Tranh các bộ phận trên cơ thể bé. - Tranh bài thơ: Bạn mới, quà trung thu, tranh truyện: Đôi bạn tốt, gà vịt giúp nhau - Xắc xô. - Vở, giấy, sáp màu. - Máy vi tính. - Dây, hột hạt xâu. - Khối gỗ. * Chuẩn bị góc chơi: 1. Góc phân vai: Búp bê, Bộ đồ chơi nấu ăn, các loại hoa quả. 2.Góc hoạt động với đồ vật : - Các loại gạch, lắp ghép, khối gỗ. 3.Góc nghệ thuật: - Bút màu, giấy vẽ, bài hát về tết trung thu, đất nặn. 4. Góc vận động: - Bóng, lắp ghép, hột hạt, dây xâu... * Kết hợp với phụ huynh, trẻ sưu tầm: - Vận động phụ huynh sưu tầm các loại tranh ảnh liên quan đến tranh ảnh bé trai, bé gái, tranh ảnh về ngày tết trung thu, vận động phụ huynh tặng một số cây cảnh làm phong phú góc thiên nhiên. BÉ VÀ CÁC BẠN LỚP HỌC CỦA BÉ - Các hoạt động của bé trong ngày ở nhóm. - Bé biết quan tâm đến cô và bạn. - Bé và bạn biết làm một số việc: Cất đồ dùng sau khi chơi, rửa mặt, rửa tay trước khi ăn... - Bé và bạn học cách tránh những nơi nguy hiểm. CÁC BẠN CỦA BÉ -VUI TẾT TRUNG THU - Thời gian - Đặc điểm của ngày tết trung thu - Các hoạt động của ngày tết trung thu - Các loại lồng đèn trong ngày tết trung thu. -Tên các bạn trong nhóm - Bạn của bé: Bé trai, bé gái. - Những việc bé và các bạn có thể làm, cùng nhau chơi. BÉ BIẾT NHIỀU THỨ - Bản thân: Nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé, tên tuổi, giới tính -Sở thích của bản thân: Thích, không thích (món ăn, đồ chơi...) - Năm giác quan: Tên gọi, chức năng. Bé và bạn học cách tránh nguy hiểm, không an toàn. Học cách: Rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, tự mang dép... - Bé biết quan tâm đến cô và các bạn. - Bé và bạn biết làm một số việc: Cất đồ chơi sau khi chơi, bỏ dép đúng nơi quy định... III. NỘI DUNG: IV. HOẠT ĐỘNG: BÉ VÀ CÁC BẠN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT -Thể dục sáng: bài “ồ sao bé không lắc” - Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp, đứng co 1 chân, bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng. - Chơi: Ai đấy - Dạo chơi trong nhóm - Thực hành: Rửa mặt, rửa tay cách dọn đồ chơi sau khi chơi. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trò chuyện về bản thân bé: xem ảnh gọi tên các bạn trong lớp - Đọc thơ: “Bạn mới”, “Quà trung thu” - Kể chuyện: “Gà vịt giúp nhau” “Đôi bạn nhỏ” - Xem sách tranh - Trò chơi ngôn ngữ: Hãy lắng nghe, bé đang nghỉ về ai. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé. Nhận biết tên các bạn trong nhóm. Nhận biết to nhỏ.Nhân biết chiếc đèn ông sao. - Trò chơi nhận các giác quan hãy lắng nghe chiếc túi kì diệu xâu vòng theo màu tặng bạn, xếp đường đi, phân biệt to nhỏ - Chơi: Bế em, nấu ăn... PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG Xà HỘI VÀ THẨM MĨ. - Hát: “Cùng đi về lớp”, “lời chào buổi sáng” - Nghe hát: “Mẹ yêu không nào”, “Cô giáo em”, “Ru em”, “Chiếc đèn ông sao, chiếc đèn ông sao” - VĐTN: Tập tầm vong, cùng đi về lớp. - Chơi: “mặc áo quần cho búp bê” “Hãy bắt chước”. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN Nhóm trẻ: 25- 36 tháng Thời gian thực hiện: (Từ ngày 6/9/2021- 24/9/2021) Tuần Thứ Bé biết được nhiều thứ. (Từ 06/9 đến 10/ 9) Các bạn của bé (Từ 13/9 đến 17/ 9) Lớp học của bé - Tết trung thu (Từ 20/9 đến 24/ 9) Thứ hai PTTCKNXH Nhận biết cách phòng chống covid-19. PPTC Đi trong đường hẹp PTTC Xếp đường đi. PTTC Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng . Thứ ba PTNT Nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé. PTNT Nhận biết tên các bạn trong lớp PTNT Nhận biết chiếc dèn ông sao . Thứ tư PTNN Đọc thơ: Bạn mới. PTNN Nghe kể chuyện: Đôi bạn nhỏ PTNN Đọc thơ: quà trung thu. Thứ năm PTTCKNXH&TM Dạy hát “Dấu tay”. NDKH: Nghe hát: Năm ngón tay ngoan PTTCKNXH&TM Tô màu chiếc yếm. PTTCKNXH&TM NDTT: NH “ Chiếc đèn ông sao” NDKH: TCAN “Nghe âm thanh các dụng cụ âm nhạc” Thứ sáu PTNN Nghe kể chuyện: Gà vịt giúp nhau PTTCKNXH&TM - VĐTN: Lời chào buổi sáng. NH: “Mẹ yêu không nào” PTTCKNXH&TMDi màu quả bóng. TUẦN 1: BÉ BIẾT NHIỀU THỨ (Thực hiện từ ngày 06/9/2021 đến ngày 17/9/2021 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Nhận biết một số việc làm nhằm phòng chống covid-19: Đeo khẩu trang, sát khuẩn... - Thực hiện tốt bài tập vận động: Đi trong đường hẹp. - Trẻ nhận biết và gọi được tên một số bộ phận trên cơ thể. - Trẻ nhớ tên câu chuyện, và tên một số nhân vật trong câu chuyện “Gà vịt giúp nhau”. - Nhớ tên bài thơ, tên tác giả và thuộc bài thơ, “Bạn mới”. - Nhớ tên bài hát, tên tác giả và thuộc bài hát, “Dấu tay”. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng đi khéo léo. - Phát triển khả năng quan sát ghi nhớ, kỹ năng phát âm. - Phát triển kỹ năng đọc thơ. - Phát triển kỹ ca hát. - Phát triển kỹ năng xếp cạnh. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể, giữ gìn đồ chơi trong lớp. - Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẽ cùng bạn bè, không tranh giành đồ chơi của bạn, biết chia đồ chơi cho bạn. - Giáo dục trẻ vâng lời cô giáo, có nề nếp trong giờ học . II. CHUẨN BỊ: - Phối hợp với cha mẹ trẻ, sưu tầm tranh ảnh sách báo củ, ảnh của các bé. - Chuẩn bị bài thơ, bài hát về chủ đề. - Tranh minh họa thơ “ Dấu tay” - Đồ dùng dạy học phong phú hấp dẫn trẻ. -Tranh ảnh liên quan đến chủ đề bên trong lớp, thông tin tuyên truyền bên ngoài lớp. - Đồ chơi các góc phù hợp với chủ đề + Góc phân vai: Búp bê, thìa, chậu, khăn + Góc HĐVĐV: Các khối gỗ có màu xanh- đỏ- vàng. + Góc VĐ: Cầu trượt, bóng III. KẾ HOẠCH TUẦN : Thứ Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ - Nhắc trẻ chào cô chào bạn, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện về bản thân trẻ, tên tuổi sở thích. - Cho trẻ chơi vối đồ chơi theo ý thích. Thể dục sáng Tập theo bài tập: Ồ sao bé không lắc Hoạt động chơi - tập có chủ định PTTCKNXH-TM Nhận biết cách phòng chống covid-19. PTNT Nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé. PTNN Đọc thơ: Bạn mới. PTTCKNXH&TM Dạy hát “Dấu tay”. NDKH: Nghe hát: Năm ngón tay ngoan PTNN Nghe kể chuyện: Gà vịt giúp nhau Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết; Quan sát hoa sống đời; Quan sát Chiếc đu quay; Quan sát cây mưng ; Quan sát rau khoai lang; Chi chi chành chành - TCVĐ: Về đúng nhà; Dung dăng dung dẽ; Trời nắng trời mưa, con thỏ; gieo hạt, trời mưa - Chơi tự do Chơi - tập ở các góc - Góc phân vai: “Bế em, cho em bé ăn bột”. - Góc vận động: Chơi lăn bóng. - Góc HĐVĐV: Xếp các khối gỗ thành đường đi. Xếp hình xâu vòng xâu hạt - Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ, tô màu... Chơi - tập buổi chiều - PPTC : Đi trong đường hẹp - Làm quen bút màu - Làm quen các bạn trong lớp. - Chơi trò chơi: Gieo hạt. Làm quen bài hát “ Dấu tay” - Tổ chức góc HĐVĐV - Ôn nhận biết : Cơ thể bé Trò chơi: Khuôn mặt vui Ôn lại bài thơ “Bạn mới” - Tổ chức góc HĐVĐV IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC SÁNG Bài tập : Ồ sao bé không lắc 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết thực hiện các động tác cùng cô. - Rèn kỹ năng tập luyện các động tác. - Trẻ thích thú khi tham gia vào hoại động cùng bạn cùng cô. 2. CHUẨN BỊ: Phòng tập sạch sẽ thoáng mát . 3. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Khởi động: Trẻ vừa đi và hát bài “Một đoàn tàu”đi thành vòng tròn. Kết hợp đi nhanh đi chậm, chạy nhanh chạy chậm. * Hoạt động 2: Trọng động: BTPTC: Ồ sao bé không lắc - ĐT hô hấp: Ngữi hoa - ĐT tay: Đưa hai tay ra phía trước lòng bàn tay ngữa, hai tay đưa lên cầm vào tai kéo sang phải, sang trái. - ĐT bụng: Quay người sang trái sang phải. - ĐT chân: Hai tay thả xuôi ôm đầu gối xoay sang phải sang trái. - Trẻ tập theo cô từng động tác. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ và động viên khuyến khích trẻ kịp thời. *Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng một vài vòng quanh lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ tập thực hiện vai chơi ru em ngũ, cho em ăn. Biết xếp hình, xếp chồng để xây tường rào, khuôn viên lớp học. Biết xâu vòng hột hạt. - Rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xếp chồng xếp cạnh, kỹ năng xâu vồng, hột hạt. - Giáo dục trẻ biết vâng lời cô, không tranh giành đồ chơi của bạn trong khi chơi.Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô. 2.CHUẨN BỊ: - Các giá đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp - Đồ chơi nấu ăn, các khối gỗ, búp bê... 2. CHUẨN BỊ: - Chơi thao tác vai: Cô giáo, Bế em - Hạt, dây, khối gỗ. - Tranh về một số đồ chơi. 3. TIẾN HÀNH: Bước 1: Bắt đầu giờ chơi - Cô lắc xắc xô tập trung trẻ lại , trò chuyện về chủ đề đang học, trò chuyện về nội dung góc chơi và các nội dung chưa thực hiện xong ở hoạt động học. Bước 2: Ổn định trẻ và hướng trẻ vào góc chơi. - Cho trẻ đứng gần cô, hát bài “ Mẹ của em ở trường “, hỏi trẻ tên về bài hát, hướng trẻ về các góc. - Góc phân vai: Cô giáo, Bế em - Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng tặng bạn, Xếp nhà cho búp bê. - Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ, tô màu... Bước 3: Bao quát quá trình chơi: - Bước đầu làm quen cô hướng trẻ vào góc chơi - Quá trình chơi: + Cô bao quát cùng chơi với trẻ, gợi ý để trẻ thể hiện đúng vai chơi của mình. + Cô đặt câu hỏi mở gợi ý trẻ trả lời, tạo hứng thú trong khi chơi. Bước 4: Kết thúc giờ chơi: - Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét các góc chơi rồi thu dọn đồ chơi. - Nhận xét sau khi chơi: - Nhận xét từng cá nhân, động viên những trẻ chơi tốt. - Tập cho trẻ sắp xếp gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ hai ngày 06 tháng 9 năm 2021 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH PTTCKNXH- TM: HĐNB: Nhận biết một số việc làm phòng chống covid -19 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết , gọi được tên việc làm phồng chống covid -19: Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Đeo được khẩu trang và sát khuẩn được tay. - Rèn kỹ năng trả lời một số câu hỏi, kỹ năng đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. - Giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe, vâng lời người lớn. II. CHUẨN BỊ: - Cho cô: Khẩu trang, chai sát khuẩn. - Cho trẻ: Khẩu trang, chai sát khuẩn. III. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Hát vận động theo nhạc bài hát: “Ồ sao bé không lắc” - Đàm thoại về nội dung bài hát, dẫn dắt trẻ vào hoạt động. * Hoạt động 2: Nhận biết đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. - Cô cho trẻ xem tranh đeo khẩu trang. - Đàm thoại: + Bạn nhỏ này đang làm gì? + Dùng để làm gì? - Cho trẻ gọi tên: - Cô cho trẻ xem chai sát khuẩn tay. - Đàm thoại: + Đây là cái gì? + Dùng để làm gì? - Cho trẻ gọi tên. * Hoạt động 3: Tập cho trẻ đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. - Cô hướng dẫn cách đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. - Tổ chức cho trẻ đeo khẩu trang và sát khuẩn cùng cô * Kết thúc: Nhận xét- tuyên dương trẻ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Quan sát thời tiết TCVĐ: Về đúng nhà Chơi tự do I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết thời tiết hôm nay nắng hay mưa. Rèn kỹ năng quan sát, làm quen thích nghi với điều kiện ngoài trời - Hứng thú tham gia vào trò chơi. Giáo trẻ trẻ biết thương yêu bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn. II. CHUẨN BỊ: - Trang phục gọn gàng sạch sẽ - Hai ngôi nhà: Nhà bạn trai, nhà bạn gái - Sân trường rộng, sạch sẽ III. TIẾN HÀNH: * Dặn dò trẻ trước khi ra sân. - Nhắc nhở trẻ Mang dép, đội mũ cho trẻ, khi đi không được xô đẩy chen lấn nhau mà phải đi theo hàng *Hoạt động 1: HĐCCĐ: Quan sát thời tiết.: - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân trường và hướng cho trẻ quan sát các hiện tượng thiên nhiên đang diễn ra trong ngày. - Cô cho trẻ quan sát sau đó hỏi trẻ: + Hôm nay bầu trời ntn? - Cô giải thích cho trẻ hiểu về trời nắng, mưa, thời tiết nóng lạnh - Cô chú ý những trẻ nói ngọng nói lắp. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát một bài bất kỳ, khi có hiệu lệnh về nhà thì phải chạy nhanh về nhà của mình nếu ai không tìm được nhà của mìnhthì sẽ bị phạt hoặc ra ngoài một lần chơi. - Luật chơi: Khi có hiệu lệnh về nhà ai không tìm được nhà của mình thì phải ra ngoài một lần chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi (2- 3 lần) * Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi tự do, cô bao quát và nhắc nhở trẻ chơi với những đồ chơi ngoài trời. - Kết thúc: Cô hỏi trẻ nội dung buổi chơi sau đó cho trẻ vào lớp vệ sinh. HOẠT ĐỘNG CHƠI -TẬP BUỔI CHIỀU HĐPTTC: HĐVĐ: Đi trong đường hẹp Làm quen với bút sáp màu * HĐPTTC: HĐVĐ: Đi trong đường hẹp I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ đi được trong đường hẹp không dẫm lên vạch chuẩn, chân bước thẳng hướng, giữ người ngay ngắn. - Phát triển kỹ năng khéo khi đi. - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động chơi tập. II. CHUẨN BỊ: - Cho cô: Trang phục gọn gàng - Cho trẻ: Đường hẹp, vạch chuẩn, sàn tập sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Luyện tập các kiểu đi chạy - Cô cùng hát với trẻ bài hát “Cùng đi về lớp” và trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân. Hoạt động 2: Tập bài tập phát triển các nhóm cơ. - ĐT tay: Hai tay giơ cao đưa ra phía trước, đưa sang ngang (2lx4n) - ĐT chân: Ngồi xuống đứng lên (2lx4n) - ĐT bụng: Cúi người về phía trước (2lx4n) - ĐT bật: Bật tại chổ (2lx4n) - Cô tập các động tác kết hợp với lời nói. Trẻ tập theo cô. Hoạt động 3: Thực hiện VĐCB: Đi trong đường hẹp. - Giới thiệu tên vận động - Cô làm mẫu: + Lần 1: Làm mẫu toàn phần + Lần 2 kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị 2 tay chống sau vạch chuẩn khi có hiệu lệnh thì cô đi. Khi đi mắt cô nhìn thẳng và đi khéo léo không dẩm lên vạch chuẩn . Đi đến đích các con đi về đứng cuối hàng. - Mời 1- 2 trẻ lên đi - Trẻ thực hiện: + Cho trẻ thực hiện 2- 3 lần(Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho những trẻ chưa đi được hoặc không chịu đi thì cô sẽ dẫn trẻ đi cùng cô) Hoạt động 4: TCVĐ: Mèo và chim sẽ. - Cô giới thiệu cách chơi: Mèo và chim sẽ. - Cô nêu cách chơi: Cô chọn một trẻ làm mèo ngồi ơt góc lớp, ác trẻ khác làm chim sẽ, những chú chim sẽ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu chích, chích. Khi mèo kêu meo meo thì những chú chim sẽ phải nhanh chóng bay về tổ, không sẽ bị mèo bắt được. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Nhận xét tuyên dương trẻ. Hoạt động 5: Hít thở nhẹ nhàng. - Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 1- 2 vòng trong lớp. * Làm quen với bút sáp màu I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ thích thú khi thực hiện cùng bạn cùng cô - Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ. - Trẻ gọi được tên bút màu, màu sắc của nó II.CHUẨN BỊ: Hộp bút màu III. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Cô cho trẻ xem những bức tranh được tô màu rất đẹp. Muốn có những bức tranh cô phải chọn những màu thật đẹp để tô Hoạt động 2: Cô cho trẻ xem hộp bút màu - Cô gọi tên 2 lần - Cho trẻ gọi theo cô - Cô giới thiệu bên trong có rất nhiều bút màu. Cô cho trẻ xem, quan sát và gọi tên các màu. Hoạt động 3:Cho trẻ dùng bút màu vẽ ngệc ngoạc trên giấy * Kết thúc: - Nhận xét- tuyên dương ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe của trẻ: Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kỹ năng của trẻ: Thứ ba ngày 07 tháng 9 năm 2021 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH PTNT: HĐNB: Nhận biết các bộ phận cơ thể bé. - Trẻ nhận biết và nói được tên một số bộ phận trên cơ thể . - Phát triển kỹ năng trả lời một số câu hỏi và kỹ năng phát âm rõ tiếng. - Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Cho cô : Tranh vẽ cơ thể bé. - Cho trẻ : Lớp học thoáng mát III. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Cho trẻ hát vận động cùng cô bài hát : Tập tầm vong. - Hỏi trẻ : Trong bài hát tập tầm vong có cái gì các con ? - Dẫn dắt giới thiệu bài. Hoạt động 2: Nhận biết các bộ phận cơ thể qua tranh. - Yêu cầu trẻ đưa tay ra. - Cô hỏi : các con đang đưa cái gì ra đấy ? - Cho trẻ gọi tên cái tay theo : tổ, nhóm, cá nhân cô chú ý sữa sai. - Cô cho trẻ xem tranh cơ thể bé ? - Hỏi trẻ từng bộ phận trên cơ thể và cho trẻ nói các bộ phận trên cơ thể như : đôi chân, mắt, mũi, miệng: theo tổ nhóm cá nhân cô chú ý sữa sai - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể. Hoạt động 3: TC: Làm theo hiệu lệnh? - Cô giới thiệu trò cách chơi : Cho trẻ ngồi thành vòng tròn và thực hiện theo yêu cầu của cô, khi cô nói bộ phận nào thì trẻ biết và chỉ lên bộ phận đó của mình. - Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô chơi cùng trẻ bao quát giúp đỡ trẻ. - Nhận xét trò chơi - Tuyên dương trẻ Kết thúc : Vận động bài hát : Ồ sao bé không lắc. HOẠT ĐỘNG NOÀI TRỜI Quan sát khám phá: Cây sống đời. TCVĐ: Kéo cưa lừa xẽ Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi trong sân trường I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết và gọi được tên gọi và đặc điểm của hoa sống đời như thân, lá, hoa... - Phát triển kỹ năng quan sát,phối hợp các giác quan - Biết cùng cô chăm sóc hoa, không bẻ cành, hái hoa..... II. CHUẨN BỊ: sân trường sạch sẽ an toàn, cát, bóng III. TIẾN HÀNH * Dặn dò trẻ trước lúc ra sân: Mang dép, đội mũ cho trẻ, nhắc trẻ khi đi không được xô đẩy chen lấn nhau mà phải đi theo hàng. Hoạt động 1: HĐCCĐ: Quan sát cây sông đời. - Cô dẫn trẻ ra sân vừa đi vừa hít thở không khí trong lành, giới thiệu cho trẻ biết cây sông đời. - Hỏi trẻ cây hoa gì đây? cô chỉ vào lá hỏi trẻ đây là cái gì? lá có màu gì?. cho trẻ gọi tên theo cô. - Giáo dục trẻ ra sân chơi không được hái hoa bẻ cành. Hoạt động2: TCVĐ: “Kéo ca lừa xẽ”. - Cô giới thiệu cách: Hai bạn ngồi đối diện cầm tay nhau đưa qua đưa lại theo nội dung bài đồng dao - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Cô quan sát trẻ chơi Hoạt động3: Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do với xích đu, cầu trượt, cô quan sát trẻ chơi. Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ vệ sinh vào lớp. HOẠT ĐỘNG CHƠI - TẬP BUỔI CHIỀU Làm quen các bạn trong lớp. Chơi trò chơi: Gieo hạt * Làm quen các bạn trong lớp. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết được mình là ai: tên gì, con trai hay con gái - Rèn luyện sự chú ý của trẻ. - Trẻ thích thú khi được chơi cùng cô cùng bạn. II. CHUẨN BỊ: - Đầy đủ các bạn trong lớp III. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Cho trẻ tự giới thiệu tên mình với cô, bạn Hoạt động 2: Chơi tập Tôi là ai - Cô hướng dẫn cho trẻ cách hỏi tên của bạn ví dụ: Bạn tên gì? Và hướng dẫn cho trẻ cách trả lời ví dụ: Tôi tên Thùy và bạn Nam là con trai hay con gái Cho trẻ thực hiện chơi. Cô quan sát và giúp đỡ cho trẻ Hoạt động 3: Nhận xét quá trình trẻ chơi và tuyên dương trẻ. * Chơi trò chơi “ Gieo hạt” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ chơi được trò chơi . - Luyện kỹ năng vận động theo lời nói. - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. II. CHUẨN BỊ: II. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Hát em yêu cây xanh - Đàm thoại về bài hát, dẫn dắt vào hoạt động Hoạt động 2: Chơi trò chơi: Gieo hạt - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nêu cách chơi : Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và làm động tác mô
File đính kèm:
- Nhom tre 2436 thang tuoi_13183326.doc