Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Kể chuyện: “Thỏ con không vâng lời” - Nguyễn Thị Nguyệt

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên chuyện “ Thỏ con không vâng lời”; Nhớ tên các nhân vật: Thỏ mẹ, Thỏ con, bác Gấu, Bươm Bướm.

 - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Nói về Thỏ con vì không nghe lời mẹ, đi chơi xa một mình nên đã bị lạc đường. Nhưng Thỏ con biết nhận lỗi và đã xin lỗi mẹ.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng lắng nghe, chú ý quan sát ghi nhớ và mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô giáo.

- Trẻ có kỹ năng nói to, rõ ràng, nói được câu chọn vẹn, đủ ý.

- Chú ý phát triển ngôn ngữ, phát triển vận động cho trẻ.

3. Thái độ:

 - Trẻ hứng thú lắng nghe cô kể chuyện.

 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, trò chơi.

- Qua câu chuyện trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo và người lớn. Không đi chơi khi không có người lớn đi cùng.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

 - Tranh truyện: Thỏ con không vâng lời; rối tay; mũ Thỏ mẹ; sân khấu.

- Lồng tiếng lời kể câu chuyện (khi kể chuyện với rối tay).

- Nhạc bài: Trời nắng trời mưa; nhạc lồng theo lời kể chuyện.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một mũ thỏ

- Trang phục gọn gàng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Kể chuyện: “Thỏ con không vâng lời” - Nguyễn Thị Nguyệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN 
Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Giao thông
Đề tài: Kể chuyện: “Thỏ con không vâng lời”
Độ tuổi: Nhà trẻ: 24 - 36 tháng
Thời gian thực hiện: 15-20 phút
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt
Đơn vị: Trường Mầm non Nghĩa Minh
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên chuyện “ Thỏ con không vâng lời”; Nhớ tên các nhân vật: Thỏ mẹ, Thỏ con, bác Gấu, Bươm Bướm.
 - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Nói về Thỏ con vì không nghe lời mẹ, đi chơi xa một mình nên đã bị lạc đường. Nhưng Thỏ con biết nhận lỗi và đã xin lỗi mẹ.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng lắng nghe, chú ý quan sát ghi nhớ và mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô giáo.
- Trẻ có kỹ năng nói to, rõ ràng, nói được câu chọn vẹn, đủ ý.
- Chú ý phát triển ngôn ngữ, phát triển vận động cho trẻ.
3. Thái độ:
	- Trẻ hứng thú lắng nghe cô kể chuyện.
	- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, trò chơi.
- Qua câu chuyện trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo và người lớn. Không đi chơi khi không có người lớn đi cùng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
 - Tranh truyện: Thỏ con không vâng lời; rối tay; mũ Thỏ mẹ; sân khấu.
- Lồng tiếng lời kể câu chuyện (khi kể chuyện với rối tay).
- Nhạc bài: Trời nắng trời mưa; nhạc lồng theo lời kể chuyện.
2. Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ một mũ thỏ
- Trang phục gọn gàng.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Dự kiến hoạt động của cô
DK hoạt động của cô
1. Thu hút: 
- Các bạn ơi! Ta là Thỏ trắng bắng nhắng suốt ngày, đi khắp mọi nơi tìm rau, tìm củtìm rau, tìm củ.
- Nào các chú Thỏ con!
(Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “ Thỏ trắng”)
- Giới thiệu: Có một bạn Thỏ con đã không nghe lời mẹ dặn, tự ý đi chơi xa một mình. Điều gì sẽ sảy ra với bạn ấy nhỉ? Các con ngồi ngoan lắng nghe cô kể câu chuyện
“ Thỏ con không vâng lời” 
2. Nội dung :
* Hoạt động 1: Cô kể chuyện:
- Lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa ( không dùng tranh).
- Hỏi: Con nào nhớ tên câu chuyện cô vừa kể? 
- Lần 2: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp tranh minh họa.
- Hỏi trẻ: Tên câu chuyện? 
- Hỏi trẻ: Các nhân vật trong chuyện? ( Kết hợp hình ảnh nhân vật rời/ sa bàn)
+ Cho 2 trẻ kể
+ Cho 4 trẻ lên chọn nhân vật và đọc tên
- Tóm tắt nội dung câu chuyện : Câu chuyện nói về Thỏ con vì không nghe lời mẹ, đi chơi xa một mình nên đã bị lạc đường. Nhưng Thỏ con biết nhận lỗi và đã xin lỗi mẹ.
 * Hoạt động 2: Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện 
( Y/C nhiều cá nhân trẻ ( tập thể trẻ) trả lời)
- Trước khi đi Thỏ mẹ dặn Thỏ con điều gì?
( Đưa nhân vật rối rẹt: Thỏ mẹ)
- Thỏ con đã trả lời mẹ như thế nào các con?
( Đưa nhân vật rối rẹt: Thỏ con)
- Ai đã rủ thỏ con đi chơi? Bươm Bướm đã nói như thế nào? 
- Chuyện gì đã sảy ra với Thỏ con?
- Bạn Thỏ con đã khóc như thế nào? Ai đã giúp bạn Thỏ con về nhà? 
- Thỏ con đã nói gì với mẹ? 
* Giáo dục: Qua câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” các con phải biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo và người lớn. Không được đi chơi khi không có người lớn đi cùng, như vậy mới là bé ngoan. Các con nhớ lời cô chưa?
* Hoạt động 3: Cô kể chuyện lần 3 kết hợp với rối tay:
- Cô cho trẻ lên ghế ngồi và kể chuyện diễn cảm kết hợp các nhân vật rối tay.
- Hỏi và nhắc lại tên câu chuyện.
3. Trò chơi (Tích hợp): Trời nắng trời mưa.
- Các chú Thỏ con ơi! Hãy cùng Thỏ mẹ đi tắm nắng nhé! (Hát bài: “ Trời nắng trời mưa”.
- Cho trẻ chơi : 2 – 3 lần.      
* Hoạt động 4: Kết thúc tiết học (Tuyên dương, động viên)

- Trẻ chơi trò chơi “Thỏ trắng” cùng cô
- Trẻ chú ý nghe cô nói.
- Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện.
- Trẻ đọc tên chuyện ( cá nhân, tập thể):“Thỏ con không vâng lời”
- Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện và quan sát hình ảnh trong tranh.
- Trẻ đọc tên chuyện ( cá nhân, tập thể):“Thỏ con không vâng lời”
- Trẻ đọc tên nhân vật: Thỏ
mẹ, Thỏ con, 
- Trẻ chú ý nghe cô nói.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu;
+ Trẻ nói lời Thỏ mẹ dặn Thỏ con;
+ Trẻ nói lời Thỏ con sau khi nghe Thỏ mẹ dặn;
+ Trẻ nói lời Bươm Bướm
rủ Thỏ con;
+ Trẻ trả lời theo ý hiểu và
giả làm Thỏ con khóc;
+ Trẻ trả lời theo ý hiểu và
làm Thỏ con xin lỗi mẹ.
- Vâng ạ
.
- Trẻ tìm ghế ngồi và lắng nghe
- Trẻ nhắc lại tên câu chuyện
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi cùng cô.

Truyện: Thỏ con không vâng lời
Một hôm thỏ mẹ dặn thỏ con : 
-“ Thỏ con của mẹ ! con ở nhà chớ đi chơi xa, con nhé” 
-“Vâng ạ! Con ở nhà không đi chơi xa”.
Nhưng Bươm Bướm bay đến , Bươm Bướm gọi : 
-“Thỏ con ơi ! Ra vườn chơi đi! ở đây có cỏ, hoa này thích
lắm. Thế là thỏ con đi chơi mãi  chơi mãi, xa thật xa”
Thế rồi thỏ con quên cả lối về nhà, thỏ con khóc hu hu:
 - “ Mẹ ơi , mẹ ơi Bác Gấu đi ngang qua thấy thỏ con khóc . Bác dắt thỏ về nhà”.
Thỏ mẹ chạy ra ôm thỏ con, thỏ con nói với mẹ : 
-“Mẹ, mẹ dặn con ở nhà, con lại đi chơi xa, con xin lỗi mẹ”

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_giao_thong_de_tai_ke_chuy.doc
Giáo Án Liên Quan