Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Mùa xuân và ngày tết vui vẻ, ngày qtpn 8 / 3 - Chủ đề nhánh: Hoa, quả ngày tết

Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần, tạo cho trẻ có cảm giác được yêu thương khi trẻ đến lớp. Nhắc nhở trẻ chào cô, chào ông bà, bố mẹ. Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích.

- Cho trẻ xem tranh các loài hoa, quả, bánh ngày tết gần gũi với trẻ

- Trò chuyện với trẻ về tên các loài hoa trẻ biết. Cô hỏi trẻ:

+ Đây là bông hoa gì?

+ Bông hoa có màu gì?

+ Đây là bánh gì, quả gì?

+ Con biết tên những loài bánh nào, quả nào trong ngày Tết?

- Hướng cho trẻ biết yêu cái đẹp, biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, không ngắt hoa, bẻ cành.

- Hướng cho trẻ làm quen và yêu thích những nét đẹp truyền thống.

- Rèn trẻ có thói quen lấy cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

 

docx14 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 5644 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Mùa xuân và ngày tết vui vẻ, ngày qtpn 8 / 3 - Chủ đề nhánh: Hoa, quả ngày tết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: “MÙA XUÂN VÀ NGÀY TẾT VUI VẺ, NGÀY QTPN 8/3” 
CHỦ ĐỀ NHÁNH: HOA, QUẢ NGÀY TẾT
(TỪ NGÀY 25/2 - 01/3/2019)
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
Trò chuyện
* Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần, tạo cho trẻ có cảm giác được yêu thương khi trẻ đến lớp. Nhắc nhở trẻ chào cô, chào ông bà, bố mẹ. Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích. 
- Cho trẻ xem tranh các loài hoa, quả, bánh ngày tết gần gũi với trẻ
- Trò chuyện với trẻ về tên các loài hoa trẻ biết. Cô hỏi trẻ:
+ Đây là bông hoa gì?
+ Bông hoa có màu gì? 
+ Đây là bánh gì, quả gì?
+ Con biết tên những loài bánh nào, quả nào trong ngày Tết?
- Hướng cho trẻ biết yêu cái đẹp, biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, không ngắt hoa, bẻ cành.
- Hướng cho trẻ làm quen và yêu thích những nét đẹp truyền thống.
- Rèn trẻ có thói quen lấy cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
Thể dục sáng
- Cho trẻ tập bài tập theo nhạc: Gieo hạt
+ Hô hấp: Gió thổi
+ Tay: Tay giơ lên cao
+ Bụng: Tay giơ cao, nghiêng người sang hai bên
+ Chân: Ngồi xuống duỗi chân, co từng chân 
+ Bật: Bật cao hái quả
Chơi - tập có chủ định
Văn học
Thơ: “Cây đào”
HĐVĐV:
Xâu vòng hoa đào, hoa mai chào mừng ngày Tết 
Thể dục
VĐCB: Bật qua vạch kẻ
Trò chơi: Hái táo
Âm nhạc
1. NDTT: Dạy hát: “Hãy bước nhịp nhàng”
2. NDKH: Nghe hát: “Bông cúc”
Nhận biết
Một số hoa quả ngày Tết
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc trọng tâm: Bế em 
- Góc thao tác vai:
+ Chơi nấu ăn
+ Bế em, bón bột cho em ăn.
- Góc HĐVĐV:
+ Xâu hạt, xâu hoa
+ Xây dựng vườn hoa
- Góc nghệ thuật 
+ Tô màu tranh bánh chưng, mứt tết
+ Nặn bánh chưng, bánh dày.
Chơi, hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ: Quan sát cây hoa cúc.
- TCVĐ: Trời nắng trời mưa 
- CTD: Với đồ chơi.
- HĐCMĐ: Hát: Tiếng hát con vịt
- TCVĐ: Gà trong vườn rau 
- CTD: Với đồ chơi.
- HĐCMĐ: Quan sát cây xanh
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột 
- CTD: Với đồ chơi.
- HĐCMĐ: Hát: Hái hoa
- TCVĐ: Chó sói xấu tính 
- CTD: Với đồ chơi.
- HĐCMĐ: Lắng nghe âm thanh xung quanh
- TCVĐ: Gieo hạt 
- CTD: Với đồ chơi.
Chơi - tập buổi chiều
- TCVĐ: Gieo hạt
- Xem tranh ảnh về các loại hoa quả ngày tết
- Nêu gương bé ngoan.
- VĐTN: Con muỗi
- Dạy trẻ làm quen với rửa tay.
- Nêu gương bé ngoan.
- TCVĐ: Con rùa
- Đọc thơ: Cây đào 
- Nêu gương bé ngoan.
- VĐTN: Hãy bước nhịp nhàng.
- Làm bài tập trong vở LQVT 
- Nêu gương bé ngoan.
- Biểu diễn văn nghệ
- Chơi tự do ở các góc
- Nêu gương bé ngoan.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI (TỪ NGÀY 11/02 - 15/02/2019)
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- Góc thao tác vai:
+ Chơi nấu ăn
+ Bế em, bón bột cho em ăn.
- Góc HĐVĐV:
+ Xâu hạt, xâu hoa
+ Xây dựng vườn hoa
- Góc nghệ thuật 
+ Tô màu tranh bánh chưng, mứt tết
+ Nặn bánh chưng, bánh dày
- Trẻ biết thao tác với vai chơi
- Trẻ biết cất đồ chơi cùng cô đúng nơi quy định
- Trẻ biết xâu hạt, xâu hoa thành chiếc vòng 
- Biết xếp thành mô hình vườn hoa
- Biết tô vẽ, nặn theo ý thích
- Đồ chơi nấu ăn, búp bê, một số loại quả, rau, củ
- Đồ chơi hột hạt, hoa, dây, rổ con
- Đồ chơi lắp ghép, tháp nút, cây hoa
- Bút màu, tranh vẽ bánh chưng, mứt tết
- Đất nặn, bảng con
 * Hoạt động 1: Thỏa thuận chơi
- Cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” 
- Trò chuyện về nội dung bài hát
- Cô giới thiệu các góc chơi
- Góc thao tác vai có những đồ chơi gì? (búp bê, đồ chơi nấu ăn...) hỏi trẻ với những đồ chơi này các con sẽ chơi gì?
Cô nhấn mạnh lại góc thao tác vai hôm nay chúng ta sẽ chơi “bế em, nấu ăn, cho em ăn”
- Ai thích chơi ở góc thao tác vai? Ai sẽ đóng làm mẹ? Ai sẽ nấu ăn?
Cô mời bạn Asẽ chơi ở góc này nhé
- Góc hoạt động với đồ vật, góc nghệ thuật cô làm tương tự
+ Khi chơi có được tranh giành đồ chơi của bạn không? Có đưa đồ chơi vào miệng không?
Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi của nhau, không ngậm đồ chơi vào miệng, không quăng ném đồ chơi
- Cho trẻ về góc chơi của mình.
* Hoạt động 2: Quá trình chơi
- Khi trẻ về góc chơi (cô giúp trẻ phân vai)
- Trẻ chơi cô bao quát lớp, đến từng góc chơi chơi cùng với trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần thiết
* Hoạt động 3: Nhận xét chơi
- Cô nhận xét từng góc chơi
- Cô nhận xét giờ chơi
- Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi cùng cô đúng nơi quy định
Thứ 2 ngày 25 tháng 02 năm 2019
A. Hoạt động học	
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: Văn học 
THƠ: “CÂY ĐÀO” – ST: NHƯỢC THUỶ
Thời gian: 12 - 15 phút 
I. Mục đích	
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ: “Bài thơ nói về cây đào ở đầu xóm nhú những nụ hoa đầu tiên, các bạn nhỏ mong muốn hoa đào mau nở vì khi hoa đào nở thì tết cũng đến”.
- Trẻ thuộc thơ và trả lời câu hỏi của cô
- Rèn kĩ năng đọc thơ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết khi hoa đào nở là mùa xuân về, tết sắp đến.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
DKHĐ của trẻ
1. Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Hoa nở” xong hỏi trẻ
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói đến những hoa gì?
+ Ngoài hoa huệ, hoa cà, hoa nhài còn có hoa gì nữa?
Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe 1 bài thơ nói về cây hoa đào đấy, đố các con đó là bài thơ gì?
2. Nội dung 
a. Cô đọc thơ diễn cảm
- Cô đọc lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt.
+ Hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
+ Bài thơ nói về cây gì?
=> Bài thơ nói về cây đào ở đầu xóm nhú những nụ hoa đầu tiên, các bạn nhỏ mong muốn hoa đào mau nở vì khi hoa đào nở thì tết cũng đến.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa
b. Đàm thoại, giảng giải:
- Các con vừa được nghe bài thơ gì? Của nhà thơ nào?
- Bài thơ nói về cây hoa gì?
- Cây đào được trồng ở đâu?
- Hoa đào và nụ có màu gì?
- Các bạn nhỏ mong muốn điều gì?
=>Cây đào trồng ở đầu xóm lốm đốm ra những nụ hoa đầu tiên, các bạn nhỏ mong muốn mùa hoa đào mau nở.
- Các con có hiểu “lốm đốm” là như thế nào không?
=> “Lốm đốm” nghĩa là cây đào đang ra những nụ hoa đầu tiên còn thưa thớt chưa dày.
- Hoa đào to hay nhỏ?
- Cánh hoa đào màu gì?
- Khi nào thì hoa đào nở?
=>Bông hoa đào có hình dáng “nho nhỏ” cánh hoa đào màu hồng tươi khi hoa đào nở báo hiệu tết đến xuân về.
- Các con có biết “nho nhỏ” là thế nào không?
=> “Nho nhỏ” nghĩa là chỉ hình dáng của bông hoa đào bé nhỏ, xinh xắn.
- Các con có thích tết không?
- Tết nhà các con có mua hoa đào về cắm không?
GD: Các con ạ! Khi tết đến thật là vui các con được bố mẹ đưa đi chơi, đi chúc tết ông bà, được ngắm những bông hoa đào thật đẹp vì vậy các con không ngắt hoa và vâng lời ông bà, bố mẹ nhé.
c. Dạy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần
- Các tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ
Trong quá trình trẻ đọc thơ cô bao quát, sửa sai, khuyến khích trẻ đọc to, rõ ràng.
- Cả lớp đọc lại 1 lần, cô hỏi lại tên bài thơ.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, cho trẻ hát bài “Hoa bé ngoan” và ra sân chơi
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc thơ dưới các hình thức
Trẻ hát và ra sân
B. Chơi, hoạt động ngoài trời
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- HĐCMĐ: Quan sát cây hoa bỏng.
- TCVĐ: Trời nắng trời mưa 
- CTD: Với đồ chơi.
- Trẻ biết tên và đặc điểm nổi bật của cây hoa bỏng.
- Hứng thú tham gia chơi TCVĐ.
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trang phục gọn gàng
- Chậu hoa bỏng
- Đồ chơi ngoài trời sạch sẽ, đồ chơi đem theo
*HĐCMĐ: Quan sát cây hoa bỏng
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Hoa nở”, trò chuyện về nội dung bài thơ rồi dẫn dắt trẻ vào bài.
- Cô giới thiệu và giao nhiệm vụ cho trẻ. Cho trẻ quan sát 1 - 2 phút
- Cô hỏi trẻ: Các con đang quan sát gì vậy? + Đây là cây hoa gì? Lá có màu gì? Hoa có màu gì?...
- Cô chính xác lại câu trả lời của trẻ và giáo dục trẻ yeu thích và bảo vệ hoa, không hái hoa tươi...
*TCVĐ: Trời nắng trời mưa.
- Cô nói lại cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. Cô nhận xét chơi
*CTDVĐV: Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời dưới sự quản lý của cô
D. Hoạt động chơi ở các góc theo kế hoạch
E. Hoạt động chơi - tập buổi chiều:
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- TCVĐ: Gieo hạt
- Xem tranh ảnh về các loại hoa quả ngày tết
- Nêu gương bé ngoan.
- Trẻ nhớ tên, biết cách chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú xem tranh ảnh các loại hoa quả ngày tết
- Biết lên cắm cờ.
- Địa điểm
- Tranh ảnh các loại hoa quả ngày tết
- Bảng bé ngoan, cờ màu.
* TCVĐ: Gieo hạt
- Cô giới thiệu trò chơi và hỏi trẻ cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. Cô nhận xét chơi
* Cho trẻ xem tranh ảnh các loại hoa quả ngày tết
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét và khái quát lại.
- Giáo dục trẻ biết ăn các loại hoa quả ngày tết.
* Nêu gương - bình cờ: Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ sau đó cho trẻ lên cắm cờ.
F. Đánh giá hàng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ.
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ....
- Kiến thức và kĩ năng: .
.........
Thứ 3 ngày 26 tháng 02 năm 2019
A. Hoạt động học 
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI - THẨM MỸ 
Hoạt động: HĐVĐV
XÂU VÒNG HOA ĐÀO, HOA MAI CHÀO MỪNG NGÀY TẾT
Thời gian: 12-15 phút
I. Mục đích:
- Trẻ biết xâu vòng từ những bông hoa màu hồng, màu vàng xen kẽ nhau. Biết cầm hoa tay trái, tay phải cầm dây xâu.
- Kĩ năng nhận biết phân biệt màu, kĩ năng khéo léo của đôi tay.
- Giáo dục trẻ có ý thức hoàn thành sản phẩm và yêu quý sản phẩm mình làm ra
II. Chuẩn bị
+ Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đựng hoa màu hồng, vàng, dây xâu
+ Đồ dùng của cô giống của trẻ và 1 cái vòng cô xâu mẫu
 III. Tiến hành
Hoạt động của cô
DKHĐ của trẻ
1. Gây hứng thú
Cho trẻ hát bài : “Sắp đến tết rồi”
Trò chuyện về nội dung bài hát rồi dẫn dắt vào bài
2. Nội dung
a. Quan sát mẫu
Cô đưa ra chiếc vòng và hỏi trẻ:
- Đố các con cô có cái gì đây?
- Cô dùng gì để xâu thành chiếc vòng?
- Chiếc vòng có những hoa màu gì?
- Hoa màu hồng gọi là hoa gì? Còn hoa màu vàng gọi là hoa gì?
=> Từ những bông hoa đào màu hồng, hoa mai màu vàng cô đã xâu được những chiếc vòng thật đẹp để đeo tay và trang trí nhà cửa trong những ngày tết đấy. Bây giờ các con hãy xem cô xâu như thế nào để được 1 chiếc vòng đẹp như vậy nhé!
b. Cô xâu mẫu:
- Cô làm mẫu: Vừa xâu vừa nêu cách xâu: Tay trái cô cầm hoa đào tay phải cầm dây rồi xâu dây qua lỗ giữa bông hoa, để dây chui qua lỗ túm đầu dây rồi luồn hoa xuống tiếp tục lấy bông hoa mai xâu tương tự. Cứ như vậy cô xâu hết hoa trong rổ rồi buộc 2 đầu dây vào và được chiếc vòng đấy. Các con chú ý xâu xen kẽ hoa đào với hoa mai nhé.
- Các con thấy chiếc vòng có đẹp không?
- Các con có muốn tự tay xâu chiếc vòng như vậy không?
c. Trẻ thực hiện
Cô gợi ý hỏi trẻ cách xâu vòng (hỏi 1 – 2 trẻ)
Cô cho trẻ thực hiện, cô bao quát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ.
d. Nhận xét sản phẩm
- Các con vừa được làm gì?
- Xâu vòng để làm gì?
- Con thấy vòng bạn nào đẹp?
Cô nhận xét, tuyên dương những bạn xâu được vòng và động viên trẻ chưa xâu được vòng hoặc xâu chưa đúng.
=>Đây là những sản phẩm do chính tay các con làm để chào mừng ngày tết vậy các con phải biết yêu quý và giữ gìn
- Cho trẻ đeo vòng vào tay
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Đi chợ tết” và cho trẻ ra ngoài sân chơi.
-Trẻ hát và trò chuyện cùng cô
-Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chú ý xem cô làm mẫu
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện xâu vòng
-Trẻ nhận xét
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ đeo vòng tay 
-Trẻ đọc thơ.
B. Chơi, hoạt động ngoài trời
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- HĐCMĐ: Hát: Tiếng hát con vịt
- TCVĐ: Gà trong vườn rau 
- CTD: Với đồ chơi.
- Trẻ biết hát cùng cô.
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
- Nhạc
- Tuyển tập
- Đồ chơi an toàn cho trẻ
* HĐCMĐ: Cô giao nhiệm vụ.
- Cô giới thiệu bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần.
- Cho trẻ hát cùng cô dưới nhiều hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Cô sửa sai cho trẻ.
* TCVĐ: “Gà trong vườn rau”
- Cô giới thiệu cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Nhận xét trẻ sau khi chơi
* CTD: Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời dưới sự quản lý của cô
D. Hoạt động chơi ở các góc theo kế hoạch
E. Hoạt động chơi - tập buổi chiều:
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- VĐTN: Con muỗi
- Dạy trẻ làm quen với rửa tay.
- Nêu gương bé ngoan.
- Trẻ VĐTN bài hát: Con muỗi.
- Trẻ làm quen với rửa tay.
- Biết nêu gương, bình cờ.
- Nhạc
- Hình ảnh minh hoạ.
- Bảng bé ngoan, cờ màu.
- VĐTN: Cô cho trẻ hát 2 lần, hỏi tên bài hát, nội dung bài hát. 
+ Cô VĐTN và hướng dẫn động tác vận động. Cho trẻ VĐTN dưới nhiều hình thức.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh bé làm quen với rửa tay. Cô trò chuyện về các bước rửa tay. Giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Nêu gương - bình cờ: Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ sau đó cho trẻ lên cắm cờ.
F. Đánh giá hàng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ.
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ....
- Kiến thức và kĩ năng: .
.........
Thứ 4 ngày 27 tháng 02 năm 2019
A. Hoạt động học 
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động: 
VĐCB: BẬT QUA VẠCH KẺ
TRÒ CHƠI: HÁI TÁO
Thời gian: 12 – 15 phút.
I. Mục đích:
- Trẻ biết bật qua vạch kẻ, chân không giẫm vào đường kẻ.
- Rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn, phát triển cơ chân cho trẻ.
-Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ, quần áo gọn gàng
- Mỗi trẻ một quả bằng đồ chơi
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
DKHĐ của trẻ
1. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau: Đi thường, đi chậm, đi nhanh, đi thường sau đó về đội hình vòng tròn dãn cách đều.
2. Trọng động
* BTPTC: Tập với quả
- ĐT 1: “Khoe quả” 2 tay cầm quả giấu sau lưng cô nói “quả đâu rồi” trẻ giơ ra phía trước và nói “đây rồi”. Mất rồi lại giấu quả ra sau lưng.
- ĐT 2: “Nhặt quả” đặt quả xuống đất cúi xuống nhặt quả và ngẩng lên
- ĐT 3: “Hái quả” nhảy bật lên 2 - 3 lần hái quả
* VĐCB: “Bật qua vạch kẻ”
- Cô nói: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập lại bài tập “Bật qua vạch kẻ” 
- Cô mời 1-2 bạn lên thực hiện lại vận động rồi cho trẻ nhận xét sau đó cô nhận xét. Nếu trẻ không thực hiện được cô có thể làm mẫu lại cho trẻ quan sát.
- Cô làm mẫu 1 lần kết hợp phân tích động tác: Đứng sát vạch chuẩn khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” đồng thời gõ 1 tiếng xắc xô cô khuỵu hai đầu gối đồng thời hai tay đưa ra sau, khi có hiệu lệnh “gõ 2 tiếng xắc xô” cô dùng sức mạnh của 2 chân bật mạnh qua vạch kẻ đồng thời 2 tay vung ra trước tiếp đất bằng 2 chân, rồi về cuối hàng đứng.
- Mời 2 trẻ khá lên tập thử (Cô sửa sai)
- Trẻ thực hiện: Lần lượt cho 2 trẻ lên tập (2 - 3 lần) cô chú ý sửa sai và động viên trẻ.
Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài tập 
* TCVĐ: “Hái táo”
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cô và trẻ cùng chơi, vừa nói vừa làm động tác:
+ Đây là cây táo nhỏ (Giơ tay phải/trái lên, xòe các ngón tay ra).
+ Tôi nhìn lên cây và thấy (Nhìn theo các ngón tay).
+ Táo chín đỏ và ngọt (Hai bàn tay làm động tác ôm quả táo).
+ Táo chín ăn ngon quá (Đưa tay lên miệng).
+ Lắc cây táo nhỏ (Làm động tác lắc cây bằng hai tay).
+ Những quả táo rơi vào tôi (Giơ hai tay lên và hạ xuống).
+ Đây là cái giỏ to và tròn (Làm vòng tròn bằng hai tay).
+ Nhặt táo trên mặt đất (Cúi xuống nhặt và bỏ vào giỏ).
+ Hái táo ở trên cây (Giơ tay lên cao, mắt nhìn theo tay).
+ Tôi sẽ ăn quả táo (Đưa tay lên miệng).
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần, Cô nhận xét trẻ chơi
3. Hồi tĩnh
- Cô nhận xét chung và chuyển hoạt động và cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân.
-Trẻ khởi động
-Trẻ tập theo cô
Trẻ lắng nghe
- Trẻ lên thực hiện vận động
-Trẻ chú ý xem cô làm mẫu
- 2 trẻ lên tập thử
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ lắng nghe và đi theo nhẹ nhàng.
B. Chơi, hoạt động ngoài trời
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- HĐCMĐ: Quan sát cây xanh
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột 
- CTD: Với đồ chơi.
- Trẻ biết tên và đặc điểm của cây xanh
- Trẻ hứng thú chơi và chơi đúng luật
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
- Cây xanh.
- Tuyển tập
- Đồ chơi ngoài trời sạch sẽ, an toàn
*HĐCMĐ: Cô trò chuyện và giao nhiệm vụ cho trẻ
- Cho trẻ hát: “Em yêu cây xanh”.
- Cho trẻ quan sát cây xanh 1-2 phút:
+ Đây là cây gì? Cây có gì?
=> Giáo dục trẻ: Biết yêu quý và bảo vệ cây xanh.
* TCVĐ: Mèo đuổi chuột? 
- Cô giới thiệu trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Cô khuyến khích trẻ khi chơi.
* CTD: Cho trẻ chơi tự do và cô bao quát trẻ chơi để xử lý những tình huống xảy ra khi chơi
D. Hoạt động chơi ở các góc theo kế hoạch
E. Hoạt động chơi - tập buổi chiều:
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- TCVĐ: Con rùa
- Đọc thơ: Cây đào 
- Nêu gương bé ngoan.
- Trẻ biết chơi TC: Con rùa.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ: Cây đào.
- Biết nêu gương, bình cờ.
- Địa điểm
- Tranh minh hoạ
- Đồ chơi ở các góc.
* Ổn định tổ chức:
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi trò chơi. (cô nói rõ cách chơi, luật chơi)
- Cho trẻ chơi theo nhóm 3 – 4 lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức:
- Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân
* Nêu gương - bình cờ: Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ sau đó cho trẻ lên cắm cờ
F. Đánh giá hàng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ.
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ....
- Kiến thức và kĩ năng: .
.........
Thứ 5 ngày 28 tháng 02 năm 2019
A. Hoạt động học
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI – THẨM MỸ
Hoạt động: ÂM NHẠC
NDTT: DẠY HÁT: “HÃY BƯỚC NHỊP NHÀNG”
NDKH: NGHE HÁT: “BÔNG CÚC”
Thời gian: 12 - 15p 
I. Mục đích.
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, biết hát cùng cô và hiểu nội dung bài hát: “Bài hát nói về các bạn nhỏ cùng nhau đi chơi, vui liên hoan và hát múa rộn ràng đấy.”
- Trẻ biết cách chơi, hứng thú tham gia trò chơi 
- Rèn kĩ năng phát triển tai nghe cho trẻ	
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát “Hãy bước nhịp nhàng”, một mô hình vườn hoa
+ Một số nhạc cụ âm nhạc: Xắc xô, phách gỗ,
* Đồ dùng của trẻ: Mũ múa 
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
DKHĐ của trẻ
1. Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ thăm quan mô hình vườn hoa và đàm thoại
+ Trước mặt các con là gì? Có những loại hoa gì? Hoa có màu gì?
=>Cô dẫn dắt trẻ vào bài
2. Nội dung
a. Dạy hát “Hãy bước nhịp nhàng”
*Cô hát mẫu:
- Cô hát lần 1: Hát theo nhạc (mở nhỏ)
+ Cô vừa hát bài gì? Cho cả lớp nhắc lại
+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?
=> Bài hát nói về các bạn nhỏ cùng nhau đi chơi, vui liên hoan và hát múa rộn ràng đấy.
- Cô hát lần 2: Hát theo nhạc (mở to hơn)
+ Giai điệu bài hát thế nào? (Giai điệu bài hát nhẹ nhàng, vừa phải)
* Dạy trẻ hát:
- Cho cả lớp hát cùng cô 2 - 3 lần.
- Luân phiên tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
Cô bao quát lớp để sửa sai cho trẻ và khuyến khích để trẻ hát đúng.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài hát và cho trẻ hát lại bài hát 1 lần.
GD: Trẻ có thức tốt khi tham gia hoạt động.
b. Trò chơi: Tai ai tinh
- Cô giới thiệu cách chơi:
Cách chơi: Cô cho trẻ nhắm mắt, cô sử dụng bất kỳ một trong các nhạc cụ: phách gỗ, xắc xô, tiếng vỗ tayphát ra âm thanh, sau đó cô cho trẻ mở mắt ra và đoán xem đó là âm thanh của loại nhạc cụ gì hoặc cô bật nhạc bài hát trong chủ đề cho trẻ đoán tên bài hát. Ai đoán đúng là người đó có đôi tai rất tinh, còn ai đoán nhầm là đôi tai người đó chưa tinh.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, chú ý bao quát trẻ trả lời, khuyến khích động viên trẻ chơi tốt
3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét chung, cho trẻ ra sân chơi vừa đi vừa đọc thơ “Hoa sen”
-Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe 
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
-Lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Cho trẻ chơi
-Trẻ lắng nghe, đọc và ra sân chơi
B. Chơi, hoạt động ngoài trời
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- HĐCMĐ: Hát: Hái hoa
- TCVĐ: Chó sói xấu tính 
- CTD: Với đồ chơi.
- Trẻ biết hát cùng cô.
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
- Nhạc
- Tuyển tập
- Đồ chơi an toàn cho trẻ
* HĐCMĐ: Cô giao nhiệm vụ.
- Cô giới thiệu bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần.
- Cho trẻ hát cùng cô dưới nhiều hình thức: Cả lớp, tổ

File đính kèm:

  • docxChu de tet va mua xuan_12546456.docx
Giáo Án Liên Quan