Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Nặn, trang trí một số sản phẩm nghề nông

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

 - Trẻ có một số kiến thức về sản phẩm của nghề trồng trọt.

- Củng cố cho trẻ biểu tượng về một số các loại quả và nhận biết hình dạng của chúng: hình tròn, dài, kết chùm và màu sắc đặc trưng của một số loại quả: quả hồng xiêm, quả táo, quả chuối, quả khế, chùm nho, quả hồng xiêm .

- Củng cố cho trẻ về biểu tượng cái lá và nhận biết hình dạng của chúng: dài , ngắn, tròn

2. Kĩ năng.

- Củng cố cho trẻ các kĩ năng xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc, vuốt nhọn, uốn cong, gắn dính, miết . để tạo thành hình các loại quả .

- Giúp trẻ phát triển sự khéo léo, sáng tạo để tạo được các loại quả khác nhau.

- Trẻ biết cách sử dụng đất nặn làm cho đất mềm dẻo và pha màu cho giống loại quả thật.

3. Thái độ.

- Giáo dục trẻ thích ăn các loại quả có nhiều vitamin.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm mình tạo ra.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 7131 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Nặn, trang trí một số sản phẩm nghề nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
Giáo án
Hoạt động tạo hình
Chủ đề : Nghề nghiệp.
Đề tài : Nặn, trang trí một số sản phẩm nghề nông.
Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ
Thời gian : 25-30p
Giáo viên : Phùng Thị Hưởng
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ có một số kiến thức về sản phẩm của nghề trồng trọt.
- Củng cố cho trẻ biểu tượng về một số các loại quả và nhận biết hình dạng của chúng: hình tròn, dài, kết chùm và màu sắc đặc trưng của một số loại quả: quả hồng xiêm, quả táo, quả chuối, quả khế, chùm nho, quả hồng xiêm..
- Củng cố cho trẻ về biểu tượng cái lá và nhận biết hình dạng của chúng: dài , ngắn, tròn
2. Kĩ năng.
- Củng cố cho trẻ các kĩ năng xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc, vuốt nhọn, uốn cong, gắn dính, miết . để tạo thành hình các loại quả .
- Giúp trẻ phát triển sự khéo léo, sáng tạo để tạo được các loại quả khác nhau.
- Trẻ biết cách sử dụng đất nặn làm cho đất mềm dẻo và pha màu cho giống loại quả thật. 
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ thích ăn các loại quả có nhiều vitamin.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm mình tạo ra.
II. Chuẩn bị.
Đồ dùng của cô.
Một số loại quả thật bao gồm cả lá, cuống .
Một số lọai quả cô đã nặn sẵn. quả chuối, quả táo, quả nho, quả hồng xiêm, quả khế.
Đất nặn cùng với một vài dụng cụ cần thiết như dao, bảng con
Đồ dùng của trẻ.
- Đất nặn, dao cắt đất, bảng con, khăn ẩm để trẻ lau tay.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức.
- Xin chào các bé đến với hội thi “ người nông dân tài ba” ngày hôm nay. Đến với chương trình hôm nay còn có các cô làm ban giám khảo đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. đặc biệt còn có sự tham gia của 2 đội chơi là đội trồng trọt và đội chăn nuôi. Đến với chương trình hôm nay 2 đội chơi phải trải qua 2 phần thi , phần 1: hiểu biết”, phẩn 2 “ đua tài” . Để mở đàu chương tình hôm nay xin mời các bé hát tặng ban giám khảo 1 bai hát “ cháu yêu cô chú công nhân”nhạc và lời Hoàng Văn Yến. Bài hát xin được bắt đầu.
Vừa rồi cô và các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói đến ai? Chú công nhân làm nghề gì? Còn cô công nhân làm gì?
- Con còn biết nghề nào nữa?
- Cô xin các bác nông dân cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ xem một số hình ảnh về công việc và sản phẩm của bác nông dân làm ra .
- Vừa rồi các con ra được du lịch qua màn ảnh nhỏ các con thấy có những hình ảnh gì?
2. Nội dung chính.
* Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại mẫu.
a) Mâm ngũ quả.
- Các con nhìn xem trên tay cô có gì đây?
- Ai có nhận xét gì về mâm ngũ quả này? Có những quả gì đây? Màu sắc như thế nào?
- Qủa nào có dạng hình tròn?
- Qủa nào có dạng dài? Các loại hoa, quả, rau là do các bác làm nghề trồng trọt làm nên đấy. mà hàng ngày ở gia đình các con thường xuyên dùng đấy.
 + Các loại hoa bố mẹ chúng mình mua về để cho đẹp.
 + Các loại rau, quả hàng ngày chúng mình được ăn. Trong rau, quả có rất nhiều vitamin giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.
Bạn nào giỏi kể cho cô biết loại quả mà các con thích ăn nào.
Hôm nay bác nông dân cũng gửi tặng lớp rất nhiều loại quả .đấy! Các con nhìn xem có những quả gì? Màu sắc của những quả này như thế nào? 
Quả nào có dạng hình tròn nhỉ ?
Quả nào có cấu tạo dài?
Quả nào mọc thành chùm?
Quả nào có múi?
Mỗi loại quả đều có hình dạng, màu sắc, và nhiều đặc điểm khác nhau nữa đấy! 
Như quả chuối dài hơi cong có màu xanh khi chín có màu vàng , quả táo tròn có màu đỏ, quả khế có múi
b) Quan sát mẫu
- Và hôm nay cô cũng nặn được một số loại quả đấy giống như quả thật mà bác nông dân tặng lớp mình đấy. Các con cùng nhìn lên đây nào!
Đây là quả gì? Quả chuối thì có màu gì? Nó có hình dạng như thế nào?
Còn quả táo thì thế nào các con?
( cô chỉ vào từng quả để trẻ trả lời về đặc điểm của quả đó )
Vừa rồi cô và các con vừa quan sát những loại quả đều có hình dạng, màu sắc khác nhau như quả nho có màu xanh kết chùm, quả khế có màu vàng có 5 múi, quả táo có màu đỏ quả nào cũng có cuống đấy.
Bây giờ các con có muốn nặn được những loại quả thật đẹp như thế này không.
Để nặn được các con phải làm gì đầu tiên?
Sau khi đã lấy đất thì các con làm gì?
À đúng rồi các con phải dùng tay để bóp cho đất mềm.
+ Khi các con muốn nặn quả tròn thì các con phải làm gì?
 ( cho trẻ làm động tác lăn tròn trên không)
+ Khi các con muốn nặn quả dài thì các con phải làm gì?
( trẻ làm động tác lăn dọc trên không)
- Các con làm quả các con nhớ phải làm cuống, tai và lá cho quả nữa nhé.
+ Để làm cuống và lá các con phải lấy đất màu gì?
- À đúng rồi các con lấy đất màu xanh để làm cuống và lá . Như vậy chúng mình sẽ tạo được sản phẩm tuyệt đẹp đấy.
* Hoạt động 2: Thăm dò ý tưởng trẻ.
Bạn nào hôm nay muốn nặn quả táo.
Con sẽ nặn quả táo như thế nào?
Bạn nào muốn nặn quả chuối?
Con nặn quả chuối có màu gì?
Xin mời các bé về bàn để bước vào phần thi “tài năng” với sự lựa chọn của mình.
*Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
Cô phát đồ dùng cho trẻ nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn 
Cô quan sát, hướng dẫn và gợi ý cho trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
Cô nhắc nhở trẻ tập trung, chú ý để hoàn thành sản phẩm của mình. 
Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong khi nặn.
Cô động viên khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm của mình
* Hoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm – chia sẻ cảm xúc. 
- Cô thấy các con nặn được rất nhiều quả đẹp rồi đấy các con hãy mang sản phẩm của mình lên đây để cho cô và các bạn cùng xem nào.
 Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn của cô, trẻ đứng xung quanh quan sát.
- Bạn nào khéo tay mà nặn được nhiều quả đẹp thế nhỉ. Bây giờ cả lớp mình cùng quan sát lại tất cả sản phẩm của các con đã làm được nhé. Bạn nào muốn lên chia sẻ với cô và các bạn sản phẩm của mình nào?. 
Cô mời một vài trẻ tự giới thiệu bài của mình nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn.
Hỏi trẻ cảm nhận khi thực hiện được sản phẩm.
Ngoài sản phẩm mà bạn vừa thích thì bạn nào còn thích sản phẩm khác nữa.
Qua phần thi “tài năng” hôm nay cô rất vui vì các con đều nặn được các loại quả đấy
Cô nhận xét, tuyên dương cả lớp. 
Cô động viên góp ý cho những trẻ chưa hoàn thành, cố gắng hơn để hoàn thành sản phẩm cho đẹp.
3. Kết thúc.
Cô nhận xét chung, chuyển hoạt động.
- Trẻ hát bài “ quả”
Trẻ vỗ tay
Trẻ hát
- Cháu yêu cô chú công nhân.
- Cô chú công nhân.
- Chú làm nghề thợ xây, cô làm nghề may.
Trẻ theo dõi.
Các loại hoa quả, rau.
- Trẻ kể .
Trẻ trả lời.
- Chia đất.
- Làm cho đất mềm.
- Xoay tròn đất trên bảng.
- Lăn dọc đất trên bảng.
- Màu xanh, màu nâu.
Trẻ giơ tay.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ giới thiệu sản phẩm của mình.

File đính kèm:

  • docthuc_vat.doc
Giáo Án Liên Quan