Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề nhánh: Bé thích làm thợ may
1/ Mục đích yêu cầu
- Trẻ thoải mái khi đến lớp biết chào cô chào ba mẹ biết cùng tham gia chơi cô với bạn
- Trẻ chọn đồ chơi để chơi và biết cất đồ chơi đúng nơi qui định khi chơi xong
- Giáo dục Trẻ chào hỏi cô khi đến lớp, biết cùng chơi với bạn, không giành đồ chơi khi chơi
2/ Chuẩn bị :
- Địa điểm: Phòng học
- Cô: Vệ sinh sạch sẽ, một số đồ chơi lắp ráp, xâu vòng tranh lô tô, bóng
-Trẻ: Sức khỏe tốt khi đến lớp
Chủ đề nhánh:BÉ THÍCH LÀM THỢ MAY( 1 Tuần ) Tuần 12: Từ ngày 30/11/ 2020 – 04/12/2020 GDLG Dạy trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ Dạy trẻ biết yêu mến và biết ơn các cô thợ may Đón trẻ Chọn tranh lô tô đồ dùng thợ may. Xâu vòng tặng bạn Chơi lăn bóng cho bạn, ghép tranh, chơi tập làm thợ may TDS + Hô hấp : Hít vào thật sau bằng mũi và mở rộng lồng ngực bằng động tác: Hai tay dang ngang, đưa tay ra phía trước lên cao. +Tay : Hai tay dang hai bên, đưa lên cao. +Lưng – Bụng : Hai tay dang ngang, cúi xuống đứng lên. + Chân : Co duỗi chân. Hoạt động ngoài trời Quan sát Trò chơi vận động Chơi tự do trong thiên nhiên Ngày thứ Thứ hai 30/11 Thứ ba 01/12 Thứ tư 02/12 Thứ năm 03/12 Thứ sáu 04/12 Hoạt động Học NBTN:Trò chuyện về cô thợ may GDAN Dạy hát:Cháu yêu cô thợ dệt Nghe hát:lớn lên cháu lái máy cày LQVH Truyện:Bác nông dân Vận động: BTPTC: VĐCB: Bò trong đường hẹp TCVĐ:Bóng tròn to Tạo hình vẽ cuộn len Hoạt động vui chơi XD: Xây công ty may PV:thợ may, cô bán hàng, em bé Góc NT: xem tranh về đồ dùng của cô thợ may. Tô màu tranh đồ dùng của cô thợ may Góc vận động: bò trong đường hẹp chọn đồ chơi màu xanh- đỏ-vàng Hoạt động chiều VĐTN: đoàn tàu nhỏ xíu, đuổi bắt cô giáo Đọc thơ bài hát trong tuần, kéo cưa lùa xẻ, cắp cua bỏ vỏ, nu na nu nống Trả trẻ Đọc thơ, hát các bài đã học Xem phim hoạt hình, ca nhạc thiếu nhi HỌAT ĐỘNG NỘI DUNG CHUẨN BỊ- HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÓN TRẺ 1/ Mục đích yêu cầu - Trẻ thoải mái khi đến lớp biết chào cô chào ba mẹ biết cùng tham gia chơi cô với bạn - Trẻ chọn đồ chơi để chơi và biết cất đồ chơi đúng nơi qui định khi chơi xong - Giáo dục Trẻ chào hỏi cô khi đến lớp, biết cùng chơi với bạn, không giành đồ chơi khi chơi 2/ Chuẩn bị : - Địa điểm: Phòng học - Cô: Vệ sinh sạch sẽ, một số đồ chơi lắp ráp, xâu vòng tranh lô tô, bóng -Trẻ: Sức khỏe tốt khi đến lớp 3/ Hướng dẫn - Cô niềm nở ân cần nhắc trẻ chào ba, mẹ,ông, bà, chào cô nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quan sát trẻ về sức khỏe trẻ trao đổi với phụ huynh -Thứ hai : trò chuyện về cô thợ may -Thứ ba : chơi úp lá khoai - Thứ tư: chơi xếp ngôi nhà - Thứ năm : công việc của cô thợ may - Thứ sáu : trò chuyện về đồ dùng của thợ may THỂ DỤC SÁNG + Hô hấp : Hít vào thật sau bằng mũi và mở rộng lồng ngực bằng động tác: Hai tay dang ngang, đưa tay ra phía trước lên cao. +Tay : Hai tay dang hai bên, đưa lên cao. +Lưng – Bụng : Hai tay dang ngang, cúi xuống đứng lên. + Chân : Co duỗi chân. II/ Mục đích yêu cầu : -Trẻ biết tập các động tác bài tập - Trẻ tập được các động tác theo hướng dẫn - Giáo dục trẻ biết tập thể dục cho người được khỏe mạnh II/ Chuẩn bị : - Địa điểm: Sân gạch an toàn - Cô: Nắm vững động tác - Cháu: Gọn gàng khi tập III/ Hướng dẫn : 1) Khởi động: Cho trẻ đi thường, đi nhanh, chạy chậm,chạy nhanh, đi thường, về đứng thành vòng tròn 2) Trọng động: + Hô hấp : Hít vào thật sau bằng mũi và mở rộng lồng ngực bằng động tác: Hai tay dang ngang, đưa tay ra phía trước lên cao. +Tay : Hai tay dang hai bên, đưa lên cao. +Lưng – Bụng : Hai tay dang ngang, cúi xuống đứng lên. + Chân : Co duỗi chân. Hồi tĩnh: cho trẻ đi thường hít thở đều HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Thứ hai, thứ ba Quan sát bầu trời TCVĐ: cáo ơi ngủ à Chơi tự do trong thiên nhiên Thứ tư, thứ năm Quan sát sản phẩm của nghề may TCVĐ: Lộn cầu vồng Chơi tự do Thứ sáu Quan sát cái thứơc cái kéo của cô thợ may TCVĐ: bắt bướm Chơi tự do I.Chuẩn bị: - ĐD của cô: Trống lắc, giỏ đồ chơi, nội dung bài học - ĐD của trẻ: quần áo gọn gàng, sạch sẽ - Địa điểm: Sân sạch, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ - Tập trung trẻ, dặn dò trẻ trước khi ra sân.khi ra sân con không xô đẩy chen lấn bạn * Quan sát bầu trời - Hôm trước chúng ta đã được quan sát bầu trời. Hôm nay cô cháu mình cùng quan sát xem bầu trời hôm nay như thế nào nhé! - Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào? - Trên trời có những gì? - Các con hãy nhìn xem có ông mặt trời không ? Vì sao? - Ở xung quanh cây cối như thế nào? - Mọi người ăn mặc như thế nào ? Vì sao? - Mùa này là mùa gì? - Giáo dục trẻ : Biết cách ăn mặc phù hợp với thời tiết 2. Hoạt động 2: TCVĐ: Cáo ơi ngủ à - Cô hỏi trẻ cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi 2- 3 lần. - Cô bao quát trẻ chơi. * Chơi tự do: Cô giới thiêu các nhóm chơi - Trẻ tự do chọn nhóm - Cô bao quát theo dõi, nhắc nhở trẻ. Cô báo sắp hết giờ - Trẻ vào lớp làm vệ sinh tay chân Thứ tư, thứ năm I.Chuẩn bị: ĐD của cô: Trống lắc, giỏ đồ chơi, nội dung bài học ĐD của trẻ: quần áo gọn gàng, sạch sẽ Địa điểm: Sân sạch, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ II. Tiến hành: - Tập trung trẻ, dặn dò trước khi ra sân.khi ra sân con không chen lấn xô đẩy bạn. * Cho trẻ quan sát sản phẩm của nghề may - Các bạn quan sát xem cô có gì đây? - Các bạn nhận xét xem cái quần có đặc điểm gì? Màu sắc? Chất liệu? - Đây là cái gì - Cái áo được làm bằng chất liệu gì ? - Quần, áo là sản phẩm của nghề gì? - Ngoài quần, áo ra nghề may còn có những sản phẩm nào nữa? - Để giữ gìn các sản phẩm của nghề may các con phải làm gì? =>Cô chốt lại: - Giáo dục trẻ: Muốn quần, áo và các sản phẩm khác của nghề may luôn sạch sẽ các con phải giữ gìn, giặt giũ * Chơi vận động : lộn cầu vồng Cách chơi: Trẻ nắm tay nhau thành từng đôi, miệng đọc lời đồng dao. Khi đọc đến câu “ ra lộn cầu vồng” thì hai bạn cùng nắm tay giơ cao và lộn ra thành lưng đối lưng, tiếp tục vừa đọc và đung đưa người theo nhịp và lộn trở về * Chơi tự do: Cô giới thiêu các nhóm chơi - Trẻ tự do chọn nhóm - Cô bao quát theo dõi, nhắc nhở trẻ. Cô báo sắp hết giờ - Trẻ vào lớp làm vệ sinh tay chân Thứ sáu I.Chuẩn bị: - ĐD của cô: Trống lắc, giỏ đồ chơi, nội dung bài học - ĐD của trẻ: quần áo gọn gàng, sạch sẽ - Địa điểm: Sân sạch, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ Hướng dẫn: - Tập trung dặn dò trẻ trước khi ra sân. * Quan sát cái kéo, thước của cô thợ may: + Cô đưa cái kéo của cô thợ may ra và hỏi: - Đây là gì các con? Các con có nhận xét gì về cái kéo này? - Cái kéo là dụng cụ của nghề gì? - Cái kéo dùng để làm gì? - Khi cắt may cô thợ may dùng kéo như thế nào? => Cho trẻ trải nghiệm cầm kéo. + Cô đưa cái thước dây của cô thợ may ra và hỏi trẻ: - Cô có gì trên tay? - Các con có nhận xét gì về cái thước này? - Cái thước này được làm bằng gì? - Cái thước dây dùng để làm gì? Thước dây là dụng cụ của nghề gì? - Khi đo các cô thợ may cầm thước như thế nào? - Khi đến cửa hàng may các con có được nghịch các dụng cụ của cô thợ may không?Vì sao? Cô khái quát giáo dục trẻ . * Chơi vận động:Bắt bướm. Cách chơi: Cho trẻ đứng xung quanh cô, cô cầm con bướm và nói “ Các cháu xem này, có con bướm đang bay( cô giơ lên , hạ xuống), bây giowfcacs con hãy nhảy lên cao để bắt được con bướm”. Cô giơ lên , hạ xuống ở nhiều chổ khác nhau, cho trẻ vừa nhảy lên cao, vừa nhảy được xa, ai chạm tay vào con bướm coi như đã bắt được con bướm. Luật chơi: chạm tay vào con bướm coi như bắt được bướm Cô cho trẻ chơi vài lần *Chơi tự do: cô giới thiệu các nhóm chơi -Trẻ tự do chọn nhóm -Cô bao quát theo dõi nhắc nhở trẻ, cô báo sắp hết giờ - trẻ vào lớp vệ sinh tay chân HOAT ĐỘNG VUI CHƠI XD: Xây công ty may PV:thợ may, cô bán hàng, em bé Góc NT: xem tranh về đồ dùng của cô thợ may. Tô màu tranh đồ dùng của cô thợ may Góc VD: bò trong đường hẹp chọn đồ chơi màu xanh- đỏ-vàng Mục đích yêu cầu -Trẻ làm quen với theo tác chơi, biết sử dụng một số đồ chơi phù hợp - Trẻ biết trao đổi phân công công việc trong quá trình chơi - Trẻ yêu thương, kính trọng ba mẹ của mình, khong tranh giành đồ chơi với bạn. chơi cất gọn đồ chơi *Chuẩn bị: Cô: búp bê, dây, vòng, khối gỗ, tranh,bóng Trẻ: biết góc chơi, quần áo sạch sẽ, gọn gàng Địa điểm: trong lớp sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng. * Gợi ý hoạt động -Cô cho cả lớp chơi trò chơi lộn cầu vồng( 2 lần) -Liên hệ giới thiệu góc trọng tâm “ xây công ty may” cho bé biết khuôn viên công ty có trồng nhiều loại cây khác nhau, hướng dẫn trẻ cách bố trí các loại cây, đường đi, chậu hoa, trẻ xây hang rào để bảo vệ, sau đó mới xây cty may. -Ngoài ra cô còn có nhiều góc chơi khác nữa -Cô cho trẻ về góc chơi.Trong quá trình trẻ chơi cô theo dõi bao quát giúp đỡ trẻ. Báo sắp hết giờ, hết giờ. Nhận xét từng góc chơi HOẠT ĐỘNG SAU GIỜ NGỦ DẬY HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ 1/. Mục đích yêu cầu -Dạy trẻ làm quen cách chơi các trò chơi -Trẻ cùng chơi các trò chơi theo hướng dẫn của cô - Gíao dục trẻ tham gia chơi trò chơi để được thoải mái sau giờ ngủ dậy và cẩn thận khi chơi II/ Chuẩn bị : -Cô : nắm được các trò chơi, nhạc, bướm -Cháu :sức khỏe tốt III/. Hướng dẫn Thứ hai: VĐTN : Đàn vịt con, trời nắng trời mưa Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ cùng vận động theo nhạc bài đàn vịt con vài lần cho trẻ được thoải mái khi ngủ dậy Thứ ba: Chơi gà trong vườn rau, lộn cầu vồng Cô cho trẻ cùng chơi vài lần cho trẻ được tỉnh táo Giáo dục trẻ tích cực tham gia chơi Thứ tư: Chơi gà gáy, vịt kêu, chim sẽ ô tô Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ chơi vài lần cho trẻ thoải mái khi ngủ dậy Giáo dục trẻ cẩn thận khi chơi Thứ năm: Chơi chi chành chành Cô cho trẻ cùng chơi với cô vài lần trò chơi cho trẻ được tỉnh giấc Giáo dục trẻ khi chơi không xô đẩy nhau cẩn thận khi chạy Thứ sáu: Chơi kéo cưa lừa xẻ, chơi tay đẹp Cô cho trẻ cùng tham gia chơi vài lần trò chơi Giáo dục trẻ cùng tích cực tham gia chơi 1/. Mục đích yêu cầu : -Dạy trẻ biết tập trung vào nhóm khi ăn chiều xong -Trẻ biết lắng nghe và hát theo nhạc khi xem, đọc thơ theo cô - Trẻ không xô đẩy nhau,biết tham đọc thơ với cô II/ Chuẩn bị : Địa điểm: phòng học Cô: băng nhạc, phim Cháu: vệ sinh sạch sẽ III/. Hướng dẫn : -Thứ hai: cho cháu cùng chơi trò chơi chi chi chành chành , cùng đọc với cô bài thơ đi nhà trẻ, chim hót -Thứ ba : cho cháu cùng xem phim hoạt hình ba chú heo con -Thứ tư :tập trung cho cháu cùng chơi với cô trò chơi -Thứ năm: cho cháu xem phim ca nhạc với các bài hát cháu được học trong tuần -Thứ sáu; cô cháu cùng hát đọc thơ các bài thơ bài hát đã được học HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai : 30/11/ 2020 NBTN Đề tài : TRÒ CHUYỆN VỀ CÔ THỢ MAY I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ nhận biết công việc của cô thợ may, ích lợi của công việc này. - Gọi tên và nhận biết công dụng của một số dụng cụ sử dụng trong nghề may. - Giáo dục trẻ biết lợi ích các nghề trong xã hội và tôn trọng, yêu quý những người làm ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày của trẻ. II. Chuẩn bị. - Một số mẫu quần áo. - Các dụng cụ dùng trong nghề may: vật thật và tranh ảnh. - Rổ Giấy màu, giấy báo, màu, thước kẻ, kéo, bút màu, keo dán, giấy A4 có vẽ hình búp bê. III. Tiến hành. *1-Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài Bé đến thăm cô thợ may. Cho trẻ xem Phim hoặc album về nghề may: cô thợ may đo quần áo cho khách, cô thợ may đang may đồ, đang ủi đồ v.v Đàm thoại: các con vừa thăm nhà ai? - Cô thợ may đang làm gì? - Để làm được công việc đó cô thợ may sử dụng công cụ gì? - Tiếp tục giới thiệu cho trẻ một số công cụ của nghề may * 2 Hoạt động 2: Cô thợ may cần gì? - Cô và trẻ cùng đi mua một số dụng cụ về mở tiệm may. Khi đi đến cửa hàng, khi cô đưa ra bức tranh nào, thì trẻ lựa dụng cụ liên quan đến bức tranh đó. - Ví dụ: cô đưa ra bức tranh: cô thợ may đang đo quần áo cho khách thì trẻ lựa thẻ hình thước đo.v..v - Tương tự co cho trẻ chơi và lựa chọn dụng cụ cho đến khi đầy đủ các dụng cụ. - Kết hợp giáo dục trẻ về lợi ích của nghề may, hình thành tình cảm tốt đẹp của trẻ đối với những người lao động. * Hoạt Động 3 : Trò chơi : Bé làm thợ may: - Mỗi trẻ về góc lấy một rổ: bút, thước, giấy màu, giấy trắng A4 có vẽ sẵn hình búp bê, kéo, keo dán Sau đó cô cho mỗi trẻ lấy vải, bút, kéo cắt thành những chiếc áo, quần từ giấy màu rồi dán trang trí cho bạn búp bê trên giấy A4. - cô nhận xét tuyên dương trẻ Kết thúc: cho trẻ nghỉ Đánh giá cuối ngày ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ************ HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ ba: 01/12/ 2020 Đề tài: dạy hát “CHÁU YÊU CÔ THỢ DỆT” NGHE HÁT: LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY TCAN : ai nhanh nhất I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Trẻ biết tên bài hát,tên tác giả Trẻ hát đúng lời,đúng giai điệu bài hát Trẻ yêu thích ca hát và hứng thú chơi trò chơi II CHUẨN BỊ Địa điểm: Phòng học thoáng mát ĐD cảu cô: Nhạc. ĐD của trẻ: Quần áo gọn gàng III HƯỚNG DẪN *HĐ 1: Ổn định gây hứng thú: Trò Chơi : Tập tầm vông - Cô và các con cùng chơi trò chơi "Tập tầm vông" nhé! - Đưa hình ảnh cô thợ dệt ra cho trẻ quan sát - Bức tranh vẽ về ai? ( Bức tranh vẽ cô thợ dệt) - Cô thợ dệt đang làm gì?( cô thợ dệt đang dệt vải để may quần áo) - Hôm nay chúng mình sẽ được làm quen 1 bài hát nói về công việc của cô thợ dệt đấy * HĐ 2: Dạy hát “cháu yêu cô thợ dệt” -Cô hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. -Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc đệm. -Cô giảng nội dung bài hát : Bài hát nói về công việc của cô thợ dệt -Cô bắt giọng cho cả lớp hát cùng cô ( Động viên, Sửa sai cho trẻ) -Thi đua: Tổ, nhóm, cá nhân hát đan xen lẫn nhau - Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ bằng cách hát chậm, rõ lời vận động từng động tác cho trẻ vận động theo. - Động viên khuyến khích trẻ hát, vận động theo nhạc cùng cô. => Củng cố-giáo dục: Các con phải biết yêu quý các cô thợ dệt và trân trọng những sản phẩm mà các cô đã làm ra,biết giữ gìn quần áo sạch sẽ,không chơi bẩn,không làm rách quần áo khi chơi... + Cho trẻ nhắc lại tên bài hát. + Cho cả lớp hát, vận động theo nhạc 1-2 lần. Nghe hát : “lớn lên cháu lái máy cày” -Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: -Hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. -Hát lần 2: Kết hợp nhạc đệm, biểu diễn. -Cô mở băng nhạc bài “lớn lên cháu lái máy cày”, khuyến khích trẻ hát và làm động tác minh hoạ cùng cô. Họat động 3: TCAN: * Trò chơi: Ai nhanh nhất - Lớp mình cùng chơi trò chơi " Ai nhanh nhất' nhé! Cho trẻ chơi kết hợp bài hát " Bác đưa thư vui tính"," ' + Cách chơi: có 5 chiếc vòng cô mời 6 bạn vừa đi vòng tròn vừa hát khi nghe cô lắc xắc xô nhảy nhanh vào vòng ai chậm chân sẽ là người thua cuộc + Luật chơi: bạn nào thua cuộc sẽ phải nhảy lò cò Trẻ chơi 2-3 lần Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần Kết thúc:cô nhận xét tuyên dương trẻ *Đánh giá cuối ngày :.................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ************** HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ tư :02/12/ 2020 LQVH Truyện: BÁC NÔNG DÂN I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết tên truyện và nhân vật trong truyện - Rèn trẻ kĩ năng trả lời đúng, đủ câu - Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng, nhớ ơn bác nông dân II CHUẨN BỊ : Địa điểm: Phòng học sạch Đồ dùng của cô: Tranh Truyện Đồ dùng của cháu: quần áo gọn gàng III/ HƯỚNG DẪN 1.Hoạt động 1:ổn định và giới thiệu bài - Cho trẻ hát cùng cô hát bài “ tía má em” - Trong bài hát nói về ai vậy con? - Tía em là gì? Còn mẹ làm gì? - Nghề nông làm việc từ rất sớm, khi trời vừa hừng sáng là các bác nông dân đã vác cuốc, dắt trâu ra đồng đi cày - Các con thấy nghề nông ntn? - Các con có muốn biết bác nông dân ra đồng làm việc ntn không? - Các con hãy lắng nghe cô kể chuyện về bác nông dân nhé 2. Hoạt động 2: Câu truyện “ bác nông dân” - Cô kể truyện lần 1-Sử dụng tranh minh họa - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có ai? - Các con có muốn gặp lại nhân vật này nữa không? ( dạ muốn), - Cô kể lần 2 trên màn hình vi tính Giải thích từ khó: - “Thoăn thoắt”: Tay bác nông dân làm việc rất nhanh - “Xén ngang”: Bác nông dân khi cắt lúa chỉ cắt ở giữa cây lúa - “Vàng óng”: Chỉ những hạt lúa rất vàng Đàm thoại: - Bác nông dân gặt lúa, con nhìn thấy những giọt mồ hôi ntn? -Thái độ bác nông dân khi thu hoạch lúa ra sao? *Giáo dục trẻ lòng biết ơn, kính trọng các bác nông dân 3. Hoạt động 3 : trò chơi Thi tài cùng nhà nông! - Các bác nông dân đã gặt lúa xong rồi, chúng mình cùng mang lúa về giúp bác 1 tay nhé! - Cô chia lớp làm 2đội, cho trẻ chơi “ đi qua chướng ngại vật- mang lúa về nhà” đội nào mang nhiều bó lúa hơn là đội thắng cuộc - Cô phổ biến cách chơi - Cho trẻ chơi - Cô nhận xét Kết thúc Cô cho trẻ nghỉ *Đánh giá cuối ngày:.......................................................................................................... .............................................................................................................................................. ************* HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ năm : 03/12/ 2020 THỂ DỤC Đề tài: BÒ TRONG ĐƯỜNG HẸP TRÒ CHƠI :BÓNG TRÒN TO I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Trẻ biết được tên bài vận động “bò theo đường hẹp ”. -Rèn kỹ năng bò , biết phối hợp tay và chân làm đúng động tác bò. - Trẻ hứng thú tham gia bài học . II/ CHUẨN BỊ : - Vạch xuất phát. Và đích. - Đường thẳng dài 3m, rộng 30 cm. III/CÁCH TIẾN HÀNH : 1.Khởi động: cho trẻ đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường về đứng thành vòng tròn 2.Trọng động: BTPTC: + Động tác tay : tay đưa ra trước, đưa lên cao + Động tác chân : 2 tay chống vào gối, xoay gối + Động tác bụng lườn :đưa tay ra trước, cúi chạm tay vào mũi chân VĐCB: bò trong đường hẹp - Cô giới thiệu tên vận động: Cô làm mẫu lần 1: không phân tích Cô làm mẫu lần 2 có phân tích động tác:khi bò mắt nhìn thẳng, bòn bằng 2 bàn tay và 2 cẳng chân ,phối hợp tay này với chân kia cho đễ bò, các con chú ý đường rất hẹp phải bò thật kheo léo để không chạm con đường hẹp của cô nhá. - Trẻ luyện tập: lần lượt từng trẻ lên tập ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ bò thẳng về phía trước tơi đích.) - Củng cố cô hỏi trẻ : Các con vừa tập vận động gì? - Cho trẻ khá lên thực hiện lại cho cả lớp cùng xem Trò chơi vận động : “ Bóng tròn to” - Cô nói tên trò chơi,cách chơi - Cách chơi: cô cho trẻ lắm tay nhau thành một vòng tròn lớn trẻ vừa chơi vừa hát theo nhạc bài “ bóng tròn to ”, vừa đi vào, vừa đi ra theo bài hát. Hỏi trẻ tên trò chơi? - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần c Hồi tĩnh: (3”) Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng hít thở tự do * Kết thúc cô nhận xét tiết học *Đánh giá cuối ngày:.......................................................................................................... .............................................................................................................................................. ************* HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ sáu : 04/12/ 2020 TẠO HÌNH Đề tài: VẼ CUỘN LEN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Biết vẽ cuộn len. -Quan sát, vẽ nét cong tròn, ghi nhớ,. -Giữ gìn sản phẩm, cố gắng hoàn thành sản phẩm. II. CHUẨN BỊ : - Cuộn lên thật, tranh cô vẽ mẫu, tranh để vẽ mẫu, màu tô, III. HƯỚNG DẪN: Họat động 1: ổn định - Cháu hát: Cháu yêu cô chú công nhân - Trò chuyện về bài hát và dẫn dắt cháu vào bài học Hoạt động 2: Bé quan sát cô làm mẫu - Cô cho trẻ quan sát cuộn len thật. + C/c xem cô có gì đây? + Cuộn len của cô có màu gì? - Cô cũng có một bức tranh vẽ về cuộn màu bây giờ cô sẽ cho C/c xem. * Cô đưa tranh vẽ những cuộn len màu cho trẻ quan sát. + C/c xem bức tranh cô có gì? + Những cuộn len này có màu gì? + Những cuộn len này như thế nào? + Cô tô bằng những màu nào? + Muốn tô màu những cuộn len này thì phải ntn? - Tóm ý: Đây là những cuộn len có rất nhiều màu. * Cô làm mẫu: Cô cầm bút bằng tay phải cô đặt bút chính giữa và vẽ từng vòng tròn một. - Mời trẻ nhắc lại vẽ. Hoạt động 3: Bé làm họa sĩ -Cô phát đồ dùng, mở nhạc không lời -Nhắc trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi đúng. -Cô bao quát trẻ, nhắc trẻ đặt sát tay vào giấy -Động viên, khuyến khích trẻ vẽ -gợi ý cho trẻ ch
File đính kèm:
- ke hoach tuan be thich lam tho may_13080557.docx