Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Những con vật đáng yêu - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

* Phát triển vận động

- Giữ thăng bằng trong vân động đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô

- Phối hợp được tay, chân, cơ thể : đi chạy thay đổi tốc độ nhanh chậm theo cô, - Đi theo đường hẹp, đường ngoằn nghoèo, chạy theo hướng thẳng.

- phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay,Nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón tay , xếp chồng các khối gỗ xếp các nút.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

- Có một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân tự cầm thìa xúc cơm ăn,biết ăn nhiều loại thức ăn khác, tự cầm cốc uống nước, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi đến gần một số con vật.

2: Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thẩm mĩ

- Biết yêu quý các con vật, thích được chăm sóc con vật nuôi, biết tô màu con voi, con cá chim.

- Có cảm xúc khi nghe hát, đọc thơ, kể truyện về các con vật.

doc61 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Những con vật đáng yêu - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 120
 CHỦ ĐỀ:NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
 Thời gian thực hiện : 4 tuần( Từ ngày: 14/ 11/ 2022 đến 10/ 12/ 2022)
I.MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động
 - Giữ thăng bằng trong vân động đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô
- Phối hợp được tay, chân, cơ thể : đi chạy thay đổi tốc độ nhanh chậm theo cô, 
- Đi theo đường hẹp, đường ngoằn nghoèo, chạy theo hướng thẳng.
- phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay,Nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón 
tay , xếp chồng các khối gỗ xếp các nút .
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
- Có một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân tự cầm thìa xúc cơm 
ăn,biết ăn nhiều loại thức ăn khác, tự cầm cốc uống nước, biết đi vệ sinh đúng 
nơi quy định.
 - Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi đến gần một số con vật.
2: Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thẩm mĩ 
-Biết yêu quý các con vật, thích được chăm sóc con vật nuôi, biết tô màu con 
voi, con cá chim.
- Có cảm xúc khi nghe hát, đọc thơ, kể truyện về các con vật.
3-Phát triển ngôn ngữ:
-Gọi được tên và nói được một vài đặc điểm nổi bật của một số con vật quen 
thuộc 
- Biết nói tên những diều quan sát được, những hiểu biết của mình về các con 
vật quen thuộc bằng các câu nói đơn giản.
 - Biết lắng nghe và bắt chước tiếng kêu của một số con vật. 
- Đọc dược một số câu đố, bài thơ về các con vật gần gũi quen thuộc 
4-Phát triển nhận thức:
-Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của các con vật quen thuộc 
- Biết được lợi ích của một số con vật 
- Tích cực tham gia vào hoạt động khám phá xung quanh, bắt đầu hình thành kỹ 
năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ. 
- Nhận biết được con vật to con vật nhỏ.
- Nhận biết được con vật màu xanh – đỏ - vàng. 121
 KẾ HOẠCH TUẦN 11
 CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
 NHÁNH 1: NHỮNG CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
 Thời gian thực hiện từ: 14/ 11- 19/ 11/ 2022
THỨ
 HĐ THỨ2 THỨ3 THỨ4 THỨ5 THỨ6 THỨ7
- Đón - Cô đón trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề mới, quan tâm đến tình 
trẻ hình sức khỏe của trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Chơi -Hướng cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc
- TDS -Tập bài : Thỏ con
 - ĐT1: "Thỏ vươn vai".
 + Đứng thẳng hai tay đưa lên cao, kiễng gót.
 + Hạ xuống về TTCB.
 - ĐT2: "Thỏ nhổ củ cà rốt".
 + Nhịp 1: Người hơi cúi đưa một chân ra phía trước.
 + Nhịp 2: Hai tay đưa ra phía trước
 + Nhịp 3: Thu hai tay về sát với người.
 TCVĐ: Chim bay cò bay
Hoạt PTNN PTTC- PTNT PTTC PTTC- ÔN TẬP
động KNXH- BTPTC: KNXH
chơi LQVH. TM HĐVĐV Thỏ con -TM
tập có Thơ GDAN Chọn VĐCB Tô màu 
chủ Con Voi NHTT: con vật - Đi thay đổi con voi 
đích Chú voi to nhỏ tốc độ nhanh 
 con ở bản chậm theo cô
 đôn - TCVĐ: 
 TCAN: Trời nắng 
 Nghe trời mưa 
 nhạc đoán 
 tên bài hát
 Chơi - Đi dạo quan sát Con voi 
 ngoài - Trò chơi: Mèo đuổi chuột, kéo cưa lừa xẻ
 trời - Chơi tự do
 Chơi - Góc thao tác vai: Bác sỹ thú y
 hoạt - Góc hoạt động với đồ vật :Xếp chuồng , ghép hình
động ở - Góc phát triển ngôn ngữ : xem tranh các con vật sống trong rừng
các góc -RKNS :Chơi xong cất đồ chơi đúng nơi quy định
Vệ -RKNS : Cô rèn cho trẻ thao tác rửa tay trước khi ăn
sinh ăn - Cho trẻ ngồi vào bàn ăn, chia cơm cho trẻ giới thiệu món ăn, động 
trưa viên khuyến khích trẻ ăn ngon miệng hết xuất. 122
 Ngủ -Cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc
 trưa
 VS ăn -Cho trẻ rửa tay trước khi ăn,động viên trẻ ăn ngon miệng
 chiều
 Chơi TC: Gà TC: Chi Tập cầm TC: Lộn cầu Chơi Xếp dọn 
 tập gáy, vịt chi chành cốc uống vồng chọn lô đồ chơi
 buổi kêu chành nước tô các 
 chiều con vật 
 Trẻ - Cho trẻ thu dọn đồ chơi
 chuẩn - Giúp trẻ lấy đồ dùng cá nhân
 bị ra - Giáo dục lễ giáo chào hỏi cho trẻ
 về - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp sau một ngày
 ____________________________________
 THỨ 2: NGÀY 14/ 11/ 2022
A/ HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH:
 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Làm quen văn học
 Thơ: Con voi
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Kiến thức
- Trẻ biết và nhớ tên bài, hiểu nội dung bài thơ "Con voi".
- Trẻ nhận biết con voi qua một số đặc điểm riêng của nó: Vòi dài, tai to, chân 
to,..
- Trẻ biết lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, đầy đủ.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ, trẻ thể hiện giọng đọc cùng cô và các 
bạn.
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia hoạt động, có ý thức bảo vệ các con vật.
- 85% trẻ nắm được bài.
II-CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa bài thơ "Con voi".
- Máy tính; Hình ảnh các con vật sống trong gia đình, dưới nước, trong rừng.
- Chiếu ngồi, que chỉ.
- Bài hát "Con voi".
III-CÁCH TIẾN HÀNH
 Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 123
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về các con vật sống - Trẻ quan sát, trò chuyện 
trong gia đình, sống dưới nước, sống trong rừng cùng cô.
và trò chuyện cùng trẻ.
+ Hình ảnh con vật gì đây? - Trẻ trả lời.
+ Con vật đó sống ở đâu?
- Cô tóm tắt lại: 
- Giáo dục trẻ: Yêu quý các con vật nuôi, bảo vệ - Chú ý lắng nghe.
môi trường nước, các con vật sống trong rừng là 
động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
2. Nội dung
*Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô giới thiệu tên bài thơ "Con voi" (sưu tầm). - Chú ý lắng nghe.
- Cô đọc lần 1: Đúng lời, diễn cảm.
+ Nhắc lại tên bài thơ.
+ Đưa tranh đàm thoại với trẻ.
- Cô có tranh vẽ con gì đây? cho trẻ gọi tên. - Quan sát, trả lời câu hỏi.
- Con voi là con vật sống ở đâu? - Trẻ trả lời.
- Con voi có gì đây? (cô chỉ vào đặc điểm nổi 
bật: Vòi, tai, chân, đuôi dài).
- Con voi có mấy chân? (cô cho trẻ đếm cùng). - Trẻ đếm cùng cô.
- Cô tóm tắt lại nội dung tranh: Tranh vẽ con 
voi, là động vật sống trong rừng, có cái vòi dài, - Chú ý lắng nghe.
hai tai và 4 chân rất to và cái đuôi dài nữa. 
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa. - Quan sát, lắng nghe.
+ Hỏi trẻ tên bài thơ. - 1 trẻ.
+ Giảng nội dung: Bài thơ nói về con voi rất 
hay và ngộ nghĩnh, voi là động vật sống trong - Lắng nghe.
rừng, con voi rất là to có vòi dài, có 2 tai và 4 
chân rất to, và cái đuôi rất dài. Voi còn giúp 
được con người kéo gỗ nữa đấy.
* Hoạt động 2. Đàm thoại - trích dẫn:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ nói về - Lắng nghe, trả lời câu hỏi.
con gì? Con voi có cái gì đi trước nhất? - Trẻ trả lời.
- Cô chốt lại: Bài thơ nói về con voi có cái vòi - Lắng nghe.
dài đi trước nhất đấy.
"Con vỏi con voi
 Cái vòi đi trước"
- Con voi có hai chân nào đi trước? - Trẻ trả lời.
- Hai chân nào đi sau?
- Cô chốt lại: Con voi có hai chân trước đi trước - Lắng nghe.
và 2 chân sau đi sau đấy.
"Hai chân trước đi trước
 Hai chân sau đi sau" 124
 - Con voi còn có cái gì đi sau nốt nhỉ? Bạn nào - Trẻ trả lời.
 biết nào?
 - Cô chốt lại: Con voi còn có cái đuôi to và dài - Lắng nghe.
 đi sau nốt đấy.
 "Còn cái đuôi đi sau rốt
 Tôi xin kể nốt
 Câu chuyện con voi"
 * Hoạt động 3. Dạy trẻ đọc thơ:
 - Cô cho trẻ đọc cùng cô 2 - 3 lần. - Trẻ đọc thơ cùng cô.
 - Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. - Tổ, nhóm, cá nhân đọc.
 - Cô chú ý bao quát, sửa sai cho trẻ kịp thời, 
 động viên, khuyến khích trẻ thể hiện giọng đọc 
 diễn cảm.
 - Cô cho trẻ đọc lại một lần. - Trẻ cả lớp đọc.
 - Hỏi trẻ tên bài, tác giả? - 1 trẻ trả lời.
 - Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ các con vật. Khi - Lắng nghe.
 được bố mẹ đưa đi chơi ở vườn bách thú thì các 
 con nhớ không lại gần những con vật nguy hiểm 
 nhé.
 3. Kết thúc: - Trẻ hát, vận động cùng cô.
 - Cô cùng trẻ hát bài "Voi con", và kết hợp điệu 
 bộ.
 B. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
- Phân vai: Bác sỹ thú y
- Hoạt động với đồ vật: Xếp chuồng 
- Phát triển ngôn ngữ: Xem tranh một số con vật sống trong rừng
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ......................................................................
-Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ........................................
..................................................................................................................
-Kiến thức kỹ năng của trẻ........................................................................
 ____________________________________
 THỨ 3: NGÀY 15/ 11/ 2022
A/ HOẠT ĐỘNGCHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH:
 PHÁT TRIỂN TC-KN-XH-TM
 Giáo dục âm nhạc
 NHTT: Chú voi con ở bản đôn
 TCAN : Nghe nhạc đoán tên bài hát
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 125
1. Kiến thức 
- Trẻ biết và nhớ tên bài, tác giả, hiểu được nội dung bài hát: “Chú voi con ở 
bản đôn".
- Lắng nghe cô hát và hưởng ứng hát cùng cô bài hát " Chú voi con ở bản đôn".
". 
- Trẻ biết nghe nhạc đoán tên bài hát.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hát cho trẻ, phát huy tính tích cực ở trẻ, rèn khả năng tai nghe âm 
nhạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ: Yêu quý các con vật, biết bảo vệ các con vật .
II-CHUẨN BỊ
- Cô: Cô thuộc lời bài hát “Chú voi con ở bản đôn".
-Trẻ: chỗ học hợp lý
III-CÁCH TIẾN HÀNH
 Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
 1. Ổn định tổ chức.
 - Cho trẻ kể về các con vật sống trong rừng - Trẻ kể.
 - Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
 - Cô tóm tắt và giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo - Trò chuyện cùng cô.
 vệ các con vật quý hiếm. - Chú ý lắng nghe.
 2. Nội dung:
 *Hoạt động1: Nghe hát TT: "Chú voi con 
 ở bản đôn".
 - Cô giới thiệu tên bài hát “Chú voi con ở - Lắng nghe.
 bản đôn". - Lắng nghe.
 - Cô hát lần 1: Đúng lời, giai điệu
 +Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? - Trẻ trả lời
 + Do ai sáng tác? -Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe.
 - Cô hát lần 2: Điệu bộ minh họa. - Trẻ trả lời
 + Hỏi trẻ chú voi con ở đâu?
 + Chú voi con như thế nào? - Lắng nghe.
 - Giáo dục trẻ: Bảo vệ yêu các con vật quý 
 hiếm - Trẻ hát cùng cô.
 - Cô hát lần 3: Khuyến khích trẻ hát cùng - Cả lớp hát cùng cô.
 cô.
 - Giáo dục trẻ chơi ngoan, đoàn kết. - Trẻ lắng nghe.
 *Hoạt động 2: TCAN: Nghe nhạc đoán 
 tên bài hát
 - Cách chơi: cô chia lớp thành 2 tổ, mỗi tổ 1 
 bạn đại diện cầm xắc xô. Khi cô mở nhạc 
 giai điệu của một bài hát các tổ cùng lắng - Chú ý lắng nghe.
 nghe, xem đó là giai điệu bài hát gì và 126
 nhanh tay lắc xắc xô. Tổ nào lắc trước sẽ 
 dành được quyền trả lời bằng cách cả tổ 
 cùng hát bài hát phù hợp. Hát đúng sẽ được 
 nhận quà
 - Luật chơi: Tổ nào xắc xô nhanh và hát - Trẻ lắng nghe.
 đúng giai điệu của bài hát sẽ nhận được 
 nhiều phần quà của cô, tổ nào hát chưa đúng 
 phải nhường quyền hát cho tổ khác. - Trẻ chơi
 Cô cho trẻ chơi 2-3 lần cô nhận xét.
 3. Kết thúc: - Trẻ lắng nghe
 Nhận xét tuyên dương.
B. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
- Phân vai: Bác sỹ thú y
- Hoạt động với đồ vật: Xếp chuồng 
- Phát triển ngôn ngữ : Xem tranh một số con vật sống trong rừng
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ......................................................................
- Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ........................................
..................................................................................................................
- Kiến thức kỹ năng của trẻ........................................................................
 ____________________________________
 THỨ 4: NGÀY 16/ 11/ 2022
A/ HOẠT ĐỘNGCHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH:
 PHÁT TRIỂN NHẬN THÚC
 Hoạt động với đồ vật
 Chọn con vật to – con vật nhỏ
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức
- Trẻ nhận biết được tên gọi, phân biệt được con vật to, con vật nhỏ và phân 
biệt được màu đỏ, màu xanh.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nhận biết phân biệt to- nhỏ cho trẻ tập cho trẻ nói đủ câu trả lời 
rõ rang , phát huy tính tích cực của trẻ.
3. Thái độ 
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia hoạt động, có ý thức bảo vệ các loại động vật 
quý hiếm, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất vào đúng nơi qui định
II-CHUẨN BỊ
- Cô : một số con vật to- nhỏ các bài hát có trong chủ đề 
- Trẻ: mỗi trẻ một rổ có các con vật to- nhỏ (đồ dùng của cô to hơn của trẻ) chỗ 
học phù hợp.. 127
III-CÁCH TIẾN HÀNH
 Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
 1. Ổn định tổ chức : 
 - Cô cùng trẻ hát bài hát: "Đố bạn". - Trẻ hát cùng cô.
 + Hỏi trẻ tên bài hát? - 1 trẻ.
 + Trong bài hát có những con vật gì? Những - 2 trẻ.
 con vật đó sống ở đâu?
 - Cô tóm lại, mở rộng thêm về con vật nuôi - Chú ý lắng nghe.
 và con vật sống dưới nước.
 - Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ các con vật.
 2. Nôi dung.
 * Hoạt đông 1: Khám phá điều kỳ diệu
 - Cô cho trẻ quan sát mô hình chuồng nuôi - Quan sát, trả lời câu hỏi.
 các con vật và đàm thoại cùng trẻ.
 + Cô có mô hình gì đây? (chuồng nuôi các - Trẻ trả lời.
 con vật). - Trẻ nói.
 + Trong chuồng có các con vật gì? (Con voi, - Trẻ trả lời.
 con gấu, con khỉ ) - Lớp, cá nhân trẻ nói
 + Con gấu, con vo, con khỉ là động vật sống ở - Trẻ lấy các con vật ra
 đâu? (trong rừng). -Trẻ nói được tên con vật, màu 
 Cô xếp các con vật ra hỏi trẻ săc
 * Hoạt động 2: Phân biệt to nhỏ - Chú ý lắng nghe.
 - Con voi màu đỏ - Trẻ nói
 - Con khỉ màu xanh - Trẻ quan sát
 - Cô nói con voi to – con khỉ nhỏ - Trẻ trả lời
 - Cho trẻ nói
 - Cô đặt con khỉ ở sau con voi lên trước
 - Hỏi trẻ có nhìn thấy con khỉ không? Vì sao?
 - Con voi màu gì?
 - Con khỉ màu gì?
 *Hoạt động 3: Luyện tập. - Quan sát, lắng nghe, lấy đồ 
 Chọn con vật to- con vật nhỏ dùng
 -Phát cho mỗi trẻ một rổ đồ chơi -Trẻ chọn con vật đúng theo 
 - Trò chơi chọn theo yêu cầu của cô con vật yêu cầu của cô
 to – con vật nhỏ -Tre chọn chơi 2-3 lần
 - Trò chơi chọn con vật màu đỏ - con vật màu 
 xanh
 - Trò chơi về đúng chuồng 
 - Cô giới thiệu trò chơi cách chơi sau đó cho Trẻ chơi 2-3 lần
 trẻ chơi
 - Giáo dục: Trẻ cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng 
 đúng nơi quy định.
 3. Kết thúc. -Cho trẻ ra chơi 128
 - Nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
B. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
- Phân vai: Bác sỹ thú y
- Hoạt động với đồ vật: Xếp chuồng 
- Phát triển ngôn ngữ:: Xem tranh một số con vật sống trong rừng
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ......................................................................
- Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ........................................
..................................................................................................................
- Kiến thức kỹ năng của trẻ.......................................................................
 THỨ 5 : NGÀY 17/ 11/ 2022
A/ HOẠT ĐỘNGCHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH:
 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 BTPTC: Thỏ con
 VĐCB: Đi thay đổi theo tốc độ nhanh chậm theo cô
 TCVĐ: Trời nắng, trời mưa.
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết và nhớ tên vận động: "Đi thay đổi theo tốc độ nhanh chậm ", bài tập 
phát triển chung “ thỏ con".
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay - chân - mắt để thực hiện tốt vận động: " Đi 
thay đổi theo tốc độ nhanh chậm ".
- Trẻ biết cách chơi và hứng thú tham gia trò chơi: "Trời nắng, trời mưa".
2.Kỹ năng
- Rèn cho trẻ đôi chân khỏe mạnh, tính mạnh dạn, tự tin.
3 .Thái độ 
- Giáo dục trẻ hứng thú trong vận động, biết chơi đoàn kết, chăm tập thể dục để 
cơ thể phát triển khỏe mạnh.
II-CHUẨN BỊ
- Phòng tập sạch sẽ thoáng mát, quần áo gọn gàng.
- Vạch chuẩn.
- Trò chơi "Trời nắng, trời mưa".
III- CÁCH TIẾN HÀNH
 Đặ kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
 1. Ổn định tổ chức.
 - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề chủ điểm. - Trẻ trò chuyện cùng cô.
 - Cô dẫn dắt vào bài - Chú ý lắng nghe.
 2. Nội dung
 Hoạt động 1.Khởi động. 129
 - Cô cùng trẻ đi vòng quanh lớp 1-2 vòng, kết - Trẻ khởi động.
 hợp các kiểu đi sau đó đứng thành vòng tròn.
 Hoạt động2. Trọng động
 a. Bài tập phát triển chung: “ Thỏ con".
 - Cô giới thiệu bài tập và cho trẻ tập cùng cô 2 - Lắng nghe, tập cùng cô.
 lần. - Trẻ Trẻ tập 2 lần
 - Củng cố, giáo dục trẻ.
 b.Vận động cơ bản: "Đi thay đổi tốc độ 
 nhanh chậm theo cô"..
 *Cô làm mẫu
 - Cô làm mẫu lần 1: Rõ ràng, đúng động tác. - Trẻ chú ý quan sát.
 - Lần 2: Cô phân tích động tác. -Trẻ chú ý quan sát
 *Trẻ thực hiện
 - Cô mời trẻ khá tập mẫu, cô tuyên dương, -1-2 trẻ khá thực hiện.
 động viên, sửa cho trẻ.
 - Cô cho lần lượt trẻ lên thực hiện (2 trẻ/lượt, - Trẻ thực hiện.
 mỗi trẻ thực hiện 2 lần).
 - Cô cho tổ, cá nhân trẻ thi đua. - Tổ, cá nhân trẻ thi đua.
 (Cô chú ý quan sát động viên, khuyến khích và 
 sửa sai cho trẻ).
 - Cô nhận xét - củng cố, giáo dục trẻ. - Trẻ chú ý lắng nghe.
 c. Trò chơi vận động: "Trời nắng trời 
 mưa".
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật - Trẻ cả lớp chơi cùng cô.
 chơi - Trẻ lắng nghe.
 - Cô cho cả lớp chơi 2-3 lần.
 - Củng cố, giáo dục trẻ. -Trẻ chơi 2-3 lần
 Hoạt động 3. Hồi tĩnh.
 - Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập 1-2 Trẻ đi nhẹ nhàng trong 
 vòng. phòng tập 1-2 vòng.
 3 Kết thúc:
 Nhận xét tuyên dương Cho trẻ ra chơi
B. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
- Phân vai: Bác sỹ thú y
- Hoạt động với đồ vật: Xếp chuồng 
- Phát triển ngôn ngữ:: Xem tranh một số con vật sống trong rừng
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Tình trạng sức khỏe của trẻ......................................................................
-Tình trạng cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ........................................
..................................................................................................................
-Kiến thức kỹ năng của trẻ........................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_nhung_con_vat_dang_yeu_na.doc
Giáo Án Liên Quan