Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Những con vật quanh bé - Năm học 2022-2023

ĐÓNG MỞ CHỦ ĐỀ

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được tên gọi và đặc điểm của một số con vật

- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô.

- Trẻ có thái độ chăm sóc yêu quý con vật

II. Chuẩn bị

- Tranh các sản phẩm trẻ làm ở chủ điểm những con vật quanh bé.

- Các bài thơ, bài hát, ca dao đồng dao trong chủ điểm những con vật quanh bé.

- Xắc xô.

- Một số tranh về chủ điểm những con vật quanh bé.

- Một số bài thơ, bài hát về chủ điểm những con vật quanh bé.

- Đầu đĩa ti vi.

III. Tiến hành hoạt động

* Hoạt động 1: Chơi trò chơi âm nhạc

- Trong chủ điểm “điểm những con vật quanh bé.” các con đã học được những gì ? (trẻ trả lời)

- Các con lắng nghe và đoán tên nhạc cụ.

+ Luật chơi: Ai đoán đúng sẽ được thưởng.

- Cô gõ nhạc cụ trẻ đoán.

* Hoạt động 2: Đóng mở chủ đề

a. Đóng chủ đề: “điểm những con vật quanh bé.”

- Cô cho trẻ hát bài hát “ gà trống mèo con và cún con”

- Bài hát này cô dạy các con ở chủ điểm nào ?

- Các con học xong chủ điểm “những con vật quanh bé.” chưa.

- Vậy chủ điểm “những con vật quanh bé” có mấy tuần ? (4 tuần)

- Cô cho trẻ hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ điểm “ những con vật quanh bé.”

- Cô cho trẻ quan sát trong lớp mình có những sản phẩm gì ? mà cô và trẻ đã làm được ở chủ điểm này.

- Chủ điểm “những con vật quanh bé” đến đây đã kết thúc, cô cháu mình cùng cất tranh ảnh và những đồ dùng đồ chơi có liên quan tới chủ điểm “ những con vật quanh bé.” và cô cháu mình cùng trang trí chủ điểm mới.

 

doc49 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Những con vật quanh bé - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT QUANH BÉ
Thời gian thực hiện: 4 Tuần
(Từ ngày 19 tháng 12 năm 2022 đến ngày 13 tháng 01 năm 2023)
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày
I. Phát triển thể chất
a) Phát triển vận động
4. Trẻ biết phối hợp vận động tay – mắt khi tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 70cm, phối hợp tay chân mắt nhịp nhàng.
- Tung bóng bằng hai tay khoảng cách 70cm
- Tung bóng qua dây
- Tung bóng về phía trước.
- Tung bóng qua dây
- TCVĐ: Cáo và thỏ, mèo bắt chuột, đội nào nhanh hơn, chó sói xấu tính, bỏ khăn, ném vòng, ném boling, bật liên tục vào 2 vòng, nhảy bao bố
7. Trẻ thể hiện được sức mạnh của cơ bắp trong vận động bật, nhảy
- Bật qua vạch kẻ 
- Nhảy xa bằng 2 chân
- Bật tại chỗ
- Bật liên tục vào vòng
- Bật qua vạch kẻ
- TCDG: lộn cầu vòng, tìm nhạc trưởng, bịt mắt bắt dê,nhảy lò cò, dun dăn dun dẻ, rồng rắn lên mây, chi chi chành chành, con vật nào biến mất
9. Trẻ thực hiện được các bài tập vận động tổng hợp để phát triển thể lực	
- Đi trong đường hẹp kết hợp Tung bóng qua dây.
- Bật qua vạch kẽ kết hợp ném vào đích,
- Đi trong đường hẹp kết hợp nhảy xa.
- Đi trong đường hẹp
- Đi trong đường hẹp kết hợp tung bóng qua dây
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
13.Trẻ biết một số vật dụng nguy hiểm và nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần như ổ căm điện, nước bình nước nóng, 
- Một số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh như: trèo lên bàn, cửa sổ, chơi các vật sắc nhọn... 
- Trò chuyện với trẻ về những vật dụng nguy hiểm không được sờ
- Xem video và trò chuyện về các hành động nguy hiểm chơi các vật săt nhọn
- Trò chuyện với trẻ về lợi ích của một số loại côn trùng
- Bé học cách phòng vệ trước những con vật nguy hiểm
19. Trẻ biết được một số biểu hiện khi ốm.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.
- Trò chuyện với trẻ về cách nhận biết các biểu hiện khi ốm
- Trò chuyện với trẻ về bệnh sốt sốt huyết và cách phòng tránh
II. phát triển nhận thức
a) Khám phá khoa học 
25. Trẻ biết sờ, nắn, nghe, nhì, gõ để nói lên 
được tên, đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Nhận biết, gọi tên, đặc điểm, công 
dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Sờ, nắng, lắc, gõ đồ dùng, đồ chơi và nói lên đặc điểm
- Nghe âm thanh, tìm và nói lên âm thanh phát ra
- Tìm đồ chơi vừa được cất dấu
- Nghe đoán tiếng kêu của con vật
- Chơi chiếc túi kỳ diệu
- Con vật nào biến mất
- NBTN: Con chó, con mèo
- CNT: quan sát con gà trống, cá trong hồ
27. Trẻ biết nghe tiếng kêu, ngắm nhìn, nói được tên, đặc điểm nổi bật, ích lợi của các con vật gần gũi.
- Nhận biết tên, đặc điểm nổi bật, ích lợi của các con vật gần gũi;
- Nghe bắt chước tiếng kêu của một số con vật.
- Trò chuyện với trẻ về lợi ích của một số con vật sống trong nhà 
- Xem video trò chuyện với trẻ về một số con vật sống tronmg rừng
- Trò chuyện với trẻ về một số loài động vật sống dưới nước và côn trùng
- Trò chuyện với trẻ về cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình
33. Trẻ biết một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày và ích lợi.
 - Một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày
- Trẻ biết tiết kiệm nước
- Trò chuyện với trẻ về nguồn nước trong sinh hoạt
- Xem hình ảnh và trò chuyện với trẻ về cách tiết kiệm nước
b) Làm quen với toán
37. Trẻ nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông
- Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông;
- Tìm đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông.
- Nhận biết phân biệt hình tròn hình vuông
- Quan sát và chỉ ra các vật dụng trong lớp có dạng hình tròn, hình vuông
40. Trẻ biết xếp tương ứng 1-1, ghép đôi. xếp đơn giản
- Xếp tương ứng 1 – 1, ghép đôi, xếp xen kẻ
- Xếp xen kẻ
+ Chơi HĐTYT: Thực hiện vở tập toán
c) Khám phá xã hội
44. Trẻ nói được tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình. 
- Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình.
- Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình
- Trò chuyện với trẻ về cách thể hiện tình cảm với các thành viên trong gia đình
3. phát triển ngôn ngữ
47. Trẻ thích nghe các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao, hò vè
- Trẻ biết lắng nghe cô đọc các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao, hò vè
- Đóng kịch, kể chuyện theo tranh qua gợi ý của cô
- Thơ; “Đàn gà con, ong và bướm, mèo đi câu cá”
- Chuyện “Chú dê đen, ngôi nhà tránh rét, dê con nhanh trí
+ HĐG: Cắt dán các con vật trang trí, tô màu...
+ Chơi HĐTYT: Xem video đọc tên các con vật.
51. Trẻ biết sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
- Trẻ sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
- Xem tranh ảnh ở góc đọc sách
- Chơi HĐTYT: Chọn và “đọc” truyện xem tranh ảnh ở góc thư viện.
4. phát triển thẩm mĩ
a) Âm nhạc
58. Trẻ biết chơi một số trò chơi âm nhạc, sử dụng các dụng cụ gõ khác nhau trong hát, vận động minh họa
- Chơi một số trò chơi âm nhạc, sử dụng các dụng cụ gõ khác nhau trong hát, vận động minh họa
- Hát bài Con gà trống, cá vàng bơi, con chuồn chuồn, chú khỉ con.
- Nghe hát: gà gáy le te, tôm cua cá thi tài, gọi bướm...
59.Trẻ biết hát kết hợp với vận động theo nhịp bài hát, bản nhạc.
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa)
+ Chơi HĐG: Vận động, vỗ tay, gõ đệm, múa minh họa theo các bài hát trong chủ đề.
+ Chơi HĐTYT: Nghe , nhún nhảy theo nhạc các bài hát có trong chủ đề.
- Trẻ chơi các trò chơi với ngón tay
b) Tạo hình
62. Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.
- Sử dụng một số kỹ năng vẽ để tạo ra sản phẩm đơn giản
- Tô màu con gà. 
- Làm con vật từ nguyên vật liệu phế phẩm.
- Tô màu con voi, con thỏ, hưu cao cổ
- Dán hình con cá,dán cách cho con ong
- Tô màu hình tròn hình vuông
+ CNT: Quan sát bầu trời, vễ trên sân trên cát
- Chơi HĐTYT: Vẽ các con vật bé yêu thích. Hoàn thành các đề tài trong vở tạo hình. Vẽ thức ăn cho cá
5. phát triển tình cảm – xã hội
65. Trẻ nhận biết và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận với những người xung quanh, sự vật gần gũi.
- Cách nhận biết và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận với những người xung quanh, sự vật gần gũi;
- Thể hiện một số trạng thái cảm xúc của mình bằng cử chỉ, lời nói thông qua hoạt động hàng ngày.
Có cảm xúc khi hát, đọc thơ, kể chuyện.
- Thể hiện cảm xúc của bản thân với người đối diện
+ TC: Lắp ghép
+ Chơi HĐG Phân vai: bán hàng, cô giáo, bố mẹ con..
67. Trẻ tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi khi mình cần.
- Tập sử dụng đồ dùng đồ chơi khi mình cần
- Trò chuyện, hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi khi cần
- CNT: tưới nước cho cây, nhỏ cỏ bồn hoa
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐIỂM
(Những Con Vật quanh Bé)
I. Tranh ảnh, đồ dùng 
- Giáo án điện tử NBTN: Con chó, con mèo.
 Thơ: Ong và bướm
- Tranh động vật sống trong nhà.
- Tranh động vật sống trong rừng.
- Tranh động vật sống dưới nước.
- Tranh một số côn trùng.
- Tranh ảnh và đồ chơi các loại đồ dùng trong gia đình: Đồ dùng bằng nhựa, bằng gỗ, đồ dùng nấu ăn, đồ dùng uống
- Tranh poto các con vật cho trẻ tô màu
- Tranh ảnh về chủ đề PTGT
- Cá nhựa cần câu.
- Các loại sách báo, tạp chí củ.
- Giấy vẽ, bút phẩm màu, giấy màu
- Hồ dán, đất nặn, kéo
- Hột hạt các loại: mày ốc, vỏ ốc, chai keo nhựa, họp sữa chua, bìa nhựa cứng
- Các loại vật liệu có sẳn: Giấy loại, vải vụn, len vụn các màu
- Một số thực phẩm cua cá tôm nhựa, các loại có sẳn ở địa phương.
- Đồ dùng đồ chơi trong gia đình: Xoang, nồi chảo thìa bát đũa, ca cốc chénphương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn.
- Bộ đồ chơi xây dựng, hàng rào, cây xanh, khối gỗ, gạch nhựa, bộ lắp ráp, bể đựng nước
- Đồ chơi ngoài trời: Ô ăn quan, ném vòng vào chai, nhảy bao bố
- Ti vi đầu đĩa, máy tính, nhạc cụ âm nhạc, xắc xô
II. Nguyên vật liệu
- Hình ảnh, tranh về chủ điểm lịch củ các nguyên vật liệu củ để sử dụng các hoạt động. 
- Hộp thuốc lá, lon, len, phế liệu.
- Giấy thùng, một số đồ dùng đã dùng của học sinh.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1: ĐÔNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Thực hiện từ ngày: 19/12/2022 đến 23/12/2022
Lớp: Nhà trẻ 25 – 36 tháng. GV: Nguyễn Thị Phương Trâm
Thứ
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
Thể dục sáng
- Trò chuyện với trẻ về lợi ích của một số con vật sống trong nhà 
- Trò chuyện với trẻ về cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình
- Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình
- Trò chuyện với trẻ về cách nhận biết các biểu hiện khi ốm
- Trẻ chơi các trò chơi với ngón tay
* Khởi động: Trẻ đi theo vòng tròn và kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau theo hiệu lệnh của cô (đi thường, đi kiễng gót..) sau đó chuyển hàng ngang 
* Trọng động: BTPTC
 - Hô hấp: Hít vào thở ra
 - Động tác tay : Tay đưa ra trước lên cao 
 - Động tác bụng : Đứng cúi gập người tay chạm ngón chân
- Động tác chân : Ngồi xuống đứng lên 
- Động tác bật : Tách chân khép chân
 - Mỗi động tác tập 2l x2n
* Hồi tĩnh: Trẻ đi, hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động học
Tung bóng qua dây
Thơ: Đàn gà con
NBTN: Con chó, con mèo
Hát: Con gà trống
Tô màu gà con
Chơi hoạt động ở các góc
* Góc xây dựng: Xây trang trại của bé
* Góc phân vai: bán hàng, cô giáo
* Góc âm nhạc: Trẻ hát, múa, vỗ tay, gõ đệm, theo các bài hát trong chủ đề.
 đồ dùng đồ chơi , sử dụng các nhạc cụ để thể hiện bài hát. (đồ chơi của bé, bé nặng đồ chơi và các bài hát ở chủ đề trước..)
* Góc tạo hình: Di màu theo ý thích, Cắt dán các con vật trang trí, tô màu..., tô màu tranh chủ điểm cùng cô. 
* Góc học tập : Hoàn thành các đề tài trong vở tạo hình, làm bài tạp trong vở khám phá
* Sách: Xem tranh, lật sách, kể chuyện qua tranh
* Khám phá: quả bóng kỳ diệu
Chơi hoạt động ngoài trời
* QS: con gà trống 
* Chơi
- Mèo bắt chuột
*Chơi tự do
* Chơi
- Chim bay cò bay
- ròng rắn lên mây
*Chơi tự do
* Vẽ trên cát, trên sân
* Chơi
-Chim sổ lồng 
- Chi chi chành chành
*Chơi tự do
* Chơi
- Cáo và thỏ
- Dung dăn dung dẻ
*Chơi tự do
* Quan sat thời tiết trong ngày
* Chơi
- Mèo bắt chuột
- lộn cầu vòng
*Chơi tự do
Ăn, ngủ
- Giáo đục cháu không chen lấn xô đẩy 
- Mở nước nhỏ, không để nước tràn khi rữa tay
- Cầm bát thìa, xúc cơm không rơi vãi
- Vệ sinh sau khi ăn.
	- Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
Chơi hoạt động theo ý thích
- Nghe đoán tiếng kêu của con vật
- Vẽ các con vật bé yêu thích.
- Hát rữa mặt như mèo
- Con vật nào biến mất
- Biểu diễn văn nghệ 
- Nêu gương cuối tuần
Trả trẻ
- Chới đồ và cất đồ chơi gọn gàng ở các góc
- Vệ sinh chuẩn bị đồ dùng trả trẻ
 Thứ hai, ngày 19 tháng 11 năm 2022
TD: TUNG BÓNG QUA DÂY
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tung bóng qua dây
- Trẻ cầm bóng tung được qua dây
- Trẻ hứng thú tham gia vận động cùng cô và các bạn
II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Căng dây cao 80-100cm, cho trẻ đứng cách xa khoảng 1m
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng
- Phấn vẽ, bóng.
 X	 X	 X	X	X	X
....................................
 ....................................
 .....................................
.....................................
 X	 X X X	X X 
III. Tiến hành hoạt động 
1. Khởi động: Cho trẻ đi chạy kết hợp bằng mũi chân, bàn chân, gót chân theo hiệu lệnh của cô. 
2. Trọng động: Tập bài tập phát triển chung 
- ĐT tay: Tay đưa ra trước lên cao ( 4l x 2n ).
- ĐT bụng: Đứng cúi gập người tay chạm ngón chân ( 2l x 2n ).
- ĐT chân: Ngồi xuống đứng lên (4l x 2n ).
- ĐT bật: Tách chân khép chân ( 2l x 2n ).
- Cô khuyến khích động viên trẻ sau khi trẻ tập
* VĐCB: Tung bóng qua dây
- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
- Lần 2: Cô phân tích rõ đứng sát vạch chuẩn( Cách dây khoảng 1m) cầm bóng bằng 2 tay đứng ở điểm qui định, khi có hiệu lệnh cô tung mạnh bóng qua dây.
* Trẻ thực hiện
- Cả lớp lên thực hiện theo hiệu lệnh cùng cô
- Cô bao quát khuyến khích trẻ thực hiện, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô tuyên dương trẻ, động viên trẻ tham gia 
* TCVĐ: Con rùa
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi ứng thú 3 - 4 lần
- Cô hứng thú chơi cùng trẻ.
3. Hồi tĩnh: Các trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba, ngày 20 tháng 12 năm 2022
 LQVH:	THƠ "ĐÀN GÀ CON"
 Tác giả “Phạm Hổ”
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết tên bài thơ “Đàn gà con”.
- Trẻ đọc được bài thơ cùng cô.
- Trẻ yêu thương đàn gà.
II. Chuẩn bị 
- Giáo án điện tử bài thơ “Đàn gà con”
- Bài hát “Đàn gà con”.
- Xắc xô
III. Tiến hành hoạt động 
*Hoạt động 1 : Bé nghe đọc thơ 
 - Nghe bài hát “Đàn gà trong sân”
- Bài hát nói về con vật gì ?
- Con gà là vật nuôi ở đâu ? (ở trong nhà)
+ Ngoài con gà còn có con vật gì sống trong nhà nữa.
+ Khái quát giáo dục trẻ chăm sóc con vật trong nhà. 
- Dẫn dắt giới thiệu bài thơ “Đàn gà con” của tác giả “Phạm Hổ” 
- Cô đọc cho cháu nghe 1 lần 
- Cô đọc lần 2 kết hợp xem hình ảnh trên ti vi.
* Đàm thoại
+ Các con vừa được nghe bài thơ gì ? Ai sáng tác?
+ Mẹ gà ấp ủ cái gì ? 
+ Quả trứng nở ra con gì ?
+ Lông chú gà màu gì
- Cô giáo dục trẻ 
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Lớp đọc thơ cùng cô vài lần (Cô theo dõi sửa sai cho trẻ).
- Trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức (lớp, nhóm, cá nhân, đọc thơ to, nhỏ, đọc kết hợp theo tay chỉ của cô...) Cô chú ý sửa sai cho trẻ. 
* Hoạt động 3: Chơi: "Chim bay, cò bay)
- Trẻ chơi cô theo dõi động viên, kiểm tra nhận xét tuyên dương.
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ tư, ngày 21 tháng 12 năm 2022
 NBTN: CON CHÓ, CON MÈO
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi con chó, con mèo.
- Trẻ gọi được tên con chó, con mèo
- Trẻ thích chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Tranh lô tô các con vật sống trong nhà 
- Hình ảnh con gà – con mèo (Con chó, con lợn, con vịt)
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: NBTN: Con chó – con mèo.
* Con chó.
- Quan sát slide hình con chó, hỏi trẻ: 
- Đây là con gì? Cô giới thiệu cho trẻ biết
- Cho trẻ gọi tên “Con chó”
- Con chó mấy chân? 
- Con chó có lông màu gì? 
* Con mèo.
- Cô cho trẻ quan sát slide hình con mèo, hỏi trẻ: 
- Đây là con gì? Cô giới thiệu cho trẻ biết, 
- Cho trẻ gọi tên. 
- Con mèo có mấy chân? 
- Lông mèo màu gì? (Con mèo có 4 chân, lông màu xám, có đôi tai, đôi mắt, có miệng, có mũi, có đuôi dài)
- Mỗi chi tiết cho trẻ nói tập thể cùng cô, sau đó mời cá nhân trẻ. Cô chú ý sửa sai, luyện phát âm cho trẻ.
- Cô khái quát lại tên gọi, đặc điểm, đặc trưng của con chó, con mèo. Giáo dục trẻ biết chăm sóc con vật nuôi trong gia đình, tránh xa những con vật có móng vuốt gây hại.
- Ngoài con chó và con mèo ra trong gia đình còn có các con vật khác, cho trẻ xem slide các con vật như: Con gà, con bò, con vịt
* Hoạt động 2: Trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của con chó, con mèo "
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
 	 - Trẻ chơi cô theo dõi động viên, kiểm tra nhận xét tuyên dương.
- Trẻ chơi 2 – 3 lần, trong quá trình trẻ chơi cô quan sát chú ý khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
* Kết thúc: Nhận xét chuyển hoạt động.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ năm, ngày 22 tháng 12 năm 2022
GDAN: CON GÀ TRỐNG
 Nhạc và lời “Tân Huyền”
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết tên bài hát “ Con gà trống”
- Trẻ hát được bài hát cùng cô
- Trẻ chăm sóc những con vật gần gũi.
II. Chuẩn bị 
- Máy ti vi, băng đĩa nhạc bài hát “ Con gà trống” 
- Mũ gà trống cho trẻ
- Nhạc không lời nhanh chậm.
- Xắc xô
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Bé thể hiện tài năn
- Cô cho trẻ nghe tiếng kêu của “con gà”
- Các con vừa nghe tiếng kêu của con vật nào ? (Trẻ kể con gà).
- Các con vật đó là vật nuôi ở đâu ? (trong nhà)
- Cô cho lớp xem hình ảnh con gà trống
- Trong tranh có con gì?
- cô khái quát câu trả lời của trẻ và giới thiệu bài hát “ Con gà trống”
- Cô hát lần 1 không nhạc
- Cô vừa hát bài hát « Con gà trống » Sáng tác « Tân Huyền »
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 với nhạc
- Bài hát nói về con vật nào?
- Con gà tróng có mào màu gì?
- Gà trống gáy như thế nào?
- Cả lớp hát cùng cô vài lần với nhạc. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô mời nhóm bạn nam và bạn nữ hát.
- Mời trẻ hát theo nhiều hình thức theo nhạc (Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
* Hoạt động 2: Quà tặng âm nhạc “Gà gáy le te ” Dân ca cống khao.
- Cô giới thiệu và hát cho cháu nghe 1 lần với nhạc.
- Cô cho trẻ nghe nhạc đĩa và múa minh họa theo bài hát.
* Hoạt động 3: Cặp đôi hoàn hảo 
- Mời trẻ chọn bạn làm cặp đôi
- Cô phổ biến cách chơi .
+ Cách chơi: Các cặp đôi chuẩn bị khi nghe tiếng nhạc vang lên, là bắt đầu nhún nhảy lắc lư theo điệu nhạc nhanh thì nhảy nhanh, nhạc chậm thì nhảy chậm, đến hết đoạn nhạc cặp đôi nào nhảy đẹp và đúng theo điệu nhạc là cặp đôi được chọn là cặp đôi hoàn hảo sẻ được tuyên dương tặng qùa.
- Trẻ chơi cô quan sát gợi ý cho trẻ nhảy đúng đẹp.
- Tuyên dương nhận xét tặng quà
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2022
HĐTH: TÔ MÀU CON GÀ
I. Mục đích – yêu cầu 
- Trẻ biết cầm bút tô màu con gà
- Trẻ tô màu được con gà theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ hứng thú với sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị
- Tranh mẫu con gà của cô
- Giấy A4, màu tô đủ cho trẻ
- Bàn ghế, bảng, giá tạo hình, xắc xô
- Bài hát đàn gà con, nhạc không lời bài gà trống mèo con và cún con
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Xem mẫu con gà
- Lớp hát bài đàn gà con
- Trò chuyện về bài hát
- Gà là động vật sống ở đâu
- Bạn nào nói được đặc điểm của con gà
- Cô 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_nhung_con_vat_quanh_be_na.doc