Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Những nghề bé yêu thích - Chủ đề: Nghề sản xuất

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- 3T trẻ biết đi trên ván kê dốc thật khéo léo được 1 -2 m

- 4T trẻ biết đi trên ván kê dốc được 2 - 3 m

- 3, 4T trẻ biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- 3T trẻ có kỹ năng đi trên ván kê dốc được 1 m

- 4T trẻ có kỹ năng đi trên ván kê dốc được 2m

3.Thái độ:

- Trẻ có ý thức trong hoạt động, hứng thú tham gia hoạt động

II. Chuẩn bị:

- 1 tấm ván, 1 cái ghế ngồi

- Sân tập sạch sẽ.

- Trang phục gọn gàng thoả mái.

 

doc84 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Những nghề bé yêu thích - Chủ đề: Nghề sản xuất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGHỀ BÉ YÊU THÍCH
Thực hiện 4 tuần từ ngày 2/11 - 27/11/2015
CHỦ ĐỀ : NGHỀ SẢN XUẤT
Thực hiện 1 tuần từ ngày 2/11 - 6/11/2015
Ngày soạn:30/10/2015
Ngày dạy: Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2015.
Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐI KÊ TRÊN VÁN DỐC
TRÒ CHƠI : Ô TÔ VÀO BẾN
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- 3T trẻ biết đi trên ván kê dốc thật khéo léo được 1 -2 m
- 4T trẻ biết đi trên ván kê dốc được 2 - 3 m
- 3, 4T trẻ biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- 3T trẻ có kỹ năng đi trên ván kê dốc được 1 m
- 4T trẻ có kỹ năng đi trên ván kê dốc được 2m
3.Thái độ: 
- Trẻ có ý thức trong hoạt động, hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:
- 1 tấm ván, 1 cái ghế ngồi
- Sân tập sạch sẽ.
- Trang phục gọn gàng thoả mái.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú
Cho trẻ đọc đồng dao: " Con cua tám cẳng hai càng".
2. Hoạt động 2: Khởi động
Cô làm “ Cua mẹ” trẻ làm “ cua con” cua mẹ dẫn cua con tập kiếm mồi 
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy xen kẽ, chuyển đội hình hàng dọc. 
 3. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
- Tay: hai tay đưa ra trước lên cao
 - Chân: Ngồi khuỵ gối
 - Bụng: Đứng cúi gập người về trước
 - Bật: Bật tách khép chân.
*Vận động cơ bản: Đi trên ván kê dốc
- Cô giới thiệu cua mẹ dẫn cua con đi kiếm mồi ăn, để đến được nơi có mồi thì phải đi trên ván kê dốc.
- Đội hình:
 x x x x x x x x x 
 x 
 x 
 x x x x x x x x x 
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1 thực hiện hoàn chỉnh động tác
+ Lần 2: Làm mẫu kết hợp phân tích động tác: Cô đứng trước tấm ván kê dốc, khi có hiệu lệnh cô bước chân lên đầu tấm ván đồng thời 2 tay chống hông, cô bước đi nhẹ nhàng trên tấm ván mắt nhìn về phía trước, đi hết tấm ván cô bước nhẹ nhàng bước xuống đất, đi về đứng cuối hàng 
- Cho 1 - 2 trẻ khá lên tập cho cả lớp quan sát
- Lần lượt cho từng trẻ thực hiện 2 - 3 lần
- Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ tập
- Củng cố: Cho 1 trẻ lên tập lại cho cả lớp xem.
- Cô hỏi lại trẻ tên vận động
*.Trò chơi: Ô tô vào bến
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức trẻ chơi: 2- 3 lần
- Cô hướng dẫn bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng vào lớp
- Trẻ đọc cùng cô
- Tập theo hiệu lệnh 
của cô
- Tập 2 lần x 4 nhịp
- 4 lần x 4 nhịp
- 2 lần x 4 nhịp
- 2 lần x 4 nhịp
- Trẻ xếp hàng
- Chú ý xem cô làm mẫu
- 2 trẻ lên tập
- Trẻ thực hiện
- 1 trẻ tập củng cố
-Trẻ chơi hứng thú
- Đi nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: CÂY HOA BÓNG NƯỚC
TRÒ CHƠI: NHẢY TIẾP SỨC
CHƠI TỰ DO: SỎI, HỘT HẠT, BÓNG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức: 
- 3T trẻ biết gọi tên cây hoa, nói một số đặc điểm của hoa ( Bóng nước ) thân, cành, lá, cánh hoa, nhụy, màu sắc
 - 4T trẻ biết nhận xét một số đặc điểm của hoa bóng nước, có cành, nhụy,.... biết chăm sóc và bảo vệ không ngắt hoa chơi 
- 3, 4T trẻ biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết
2. Kỹ năng: 
- 3T trẻ có kỹ năng gọi tên một số đặc điểm của cây hoa bóng nước rõ ràng, mạch lạc, nói đầy đủ các câu
- 4T trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, có kỹ năng chơi theo nhóm bạn, chơi đoàn kết
3. Thái độ: 
- Trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa, biết gữi gìn môi trường sạch sẽ
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của cô.
- Cây bóng nước, 4 lá cờ, 2 ống cắm cờ
- Sân bằng phẳng, sạch sẽ
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ
- Sỏi, hột hạt, bóng, vòng.....
 III. Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Kiểm tra sức khoẻ và trang phục của trẻ.
- Cho trẻ hát bài ( Màu hoa ) đi ra bồn hoa
2. Hoạt động 2: Quan sát cây hoa bóng nước
- Ở bồn hoa lớp mình có trồng những loại hoa gì?
- Hôm nay cô cùng các con cùng quan sát cây hoa bóng nước nhé 
- Ai có nhận xét gì về hoa bóng nước này?
- Hoa bóng nước có đặc điểm gì?
- Cánh hoa bóng nước như thế nào?
- Hoa bóng nước có màu gì?
- Lá hoa bóng nước như thế nào?
- Trồng hoa bóng nước để làm gì?
- Muốn cho hoa đẹp các con phải làm gì?
=> Cô củng cố ...Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ hoa 
3. Hoạt động 3: TCVĐ: Nhảytiếp sức 
- Cô giới thiêu trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4lần
- Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ
- Nhận xét sau khi trẻ chơi
3. Chơi với: Sỏi, hột hạt, bóng, vòng
- Cô giới thiệu đồ chơi, các nhóm chơi cho trẻ vào các nhóm chơi 
- Trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đoàn kết.
Kết thúc: Cô nhận xét buổi chơi cho trẻ vệ sinh, vào lớp.
- Sửa sang quần áo
- Trẻ hát ( 3- 4 t)
- Trẻ trả lời ( 4T)
- Có thân, lá, cánh, nhụy ( 4 t)
- Trẻ nhận xét (4T)
- Màu hồng ( 3 t)
- Lá nhỏ có răng cưa (4T)
- Để làm cảnh (4T)
- Chăm sóc, tưới nước.. ( 3- 4 t)
- Trẻ nói cách chơi, luật chơi 
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ chơi đoàn kết
- Vệ sinh vào lớp.
	HOẠT ĐỘNG GÓC
Nhóm 1: Góc phân vai: Bán các sản phẩm của nghề nông
Nhóm 2: Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề
Nhóm 3: Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi
Nhóm 4 : Góc nghệ thuật : Hát các bài hát về chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hướng dẫn trò chơi mới: Chọn rau 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn:30/10/2015
Ngày dạy: Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2015.
Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ: TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ NÔNG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- 3T trẻ biết gọi tên một số dụng cụ, sản phẩm của nghề nông như: cuốc, cày bưà, con trâu, thóc gạo, ngô, khoai, sắn...
- 4T trẻ biết được công việc của nghề nông và nhận biết, phân biệt được một số đồ dùng, sản phẩm của nghề nông như: máy cày, máy phay, máy tuốt lúa....
+ Trẻ biết hát cùng cô bài hát: Ngày mùa vui
+ Trẻ đọc bài đồng dao: Lúa ngô là cô đậu nành
+ Củng cố kỹ năng đếm cho trẻ
+ Củng cố kỹ năng đi theo đường hẹp
 2. Kỹ năng:
 - 3T trẻ có kỹ năng gọi tên, quan sát, ghi nhớ và nhận biết một số dụng cụ, sản phẩm của nghề nông .
 - 4T có kỹ năng nhận biết, phân biệt được dụng cụ, sản phẩm của nghề nông
 3. Thái độ:
 - Trẻ biết yêu quý bảo vệ và gữi gìn dụng cụ và sản phẩm của nghề nông
 	II. Chuẩn bị :
 	1. Chuẩn bị của cô:
 	- Tranh ảnh về nghề nông, một số đồ dùng, sản phẩm của nghề nông trên 
 máy tính
 	2. Chuẩn bị của trẻ:
 - Trang phục gọn gàng
 	III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:Gợi mở gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài: Ngày mùa vui 
 - Các con vừa hát bài hát gì? 
- Bài hát nói về điều gì?
- Thế bố mẹ các con làm nghề gì?
- Nghề nông là nghề rất quý, nghề có nhiều dụng cụ và sản phẩm vậy để biết được công việc của nghề nông như thế nào, giơ học hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé
2. Hoạt động 2: Trò chuyện và đàm thoại về nghề nông
- Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao: Lúa ngô là cô đậu nành
*. Cho trẻ xem hình ảnh cây lúa
- Các con nhìn xem đây là cây gì?
- À đây là cây lúa là cây lương thực quý của nghề nông .
- Cây lúa cho ra sản phẩm gì?
- Hạt thóc để làm gì ? 
- Làm thế nào ra gạo?
- Ai làm ra thóc gạo?
- Thóc gạo được trồng ở đâu?
- Muốn có hạt thóc gạo cẩn có những đồ dùng gì?
- Cho trẻ xem hình ảnh dụng cụ nghề nông
=> Cô củng cố..Gạo để nấu cơm ăn, gạo còn để làm bánh đa, bánh rán, bánh trôi...
* Cho trẻ quan sát hình ảnh cây ngô
- Các con nhìn xem đây là cây gì?
- Đúng rồi đây là cây ngô cũng là cây lương thực quý của nghề nông .
- Cây ngô cho gì? 
- Bắp ngô ăn như thế nào?
- Hạt ngô chế biến như thế nào? 
- Ngô thường trồng ở đâu?
- Muốn có ngô ăn và chăm nuôi người nông dân phải làm gì?
=> Cô củng cố... Ngô để luộc, nướng, rang ăn, ngoài ra ngô còn để làm kẹo ngô
 * Cô cho trẻ xem hình ảnh cây đỗ xanh:
- Cô đưa hình ảnh cây đỗ trên máy cho trẻ quan sát.
 - Các con nhìn xem đây là cây gì?
- Đúng rồi đây là cây đỗ xanh ,cũng là cây luơng thực của nghề nông .
- Cây đỗ trồng để làm gì? 
- Hạt đỗ để làm gì?
- Đây gọi là đỗ gì?
- Có rất nhiều loại đỗ các con có biết những loại đỗ gì?
=> Đỗ để sào, nấu cháo, nấu chè để ăn, ngoài ra đỗ còn để làm bánh....
* Quan sát cây sắn
- Cô đưa hình ảnh cây sắn cho trẻ quan sát
- Các con nhìn xem đây là cây gì ?
- Cây trồng để làm gì?
- Cây sắn được trồng ở những đâu?
- Trồng sắn lấy gì?
- Sắn là loại lương thực ăn củ,, hay ăn hạt?
- Củ sắn được chế biến như thế nào?
- Đúng rồi đây là cây sắn cũng là cây lương thực của nghề nông, thưòng được trồng trên đồi, trên nương rẫy
* Quan sát củ khoai: tương tự như củ sắn
* So sánh sản phẩm thóc gạo, củ sắn
+ Giống nhau: Đều là loại lương thực quý để nuôi sống con người ..
+ Khác nhau: Hạt gạo là lương thực chính quan trọng nhất và là loại ăn hạt, còn sắn là loại lương thực phụ ăn củ
* So sánh sản phẩm đỗ xanh, ngô
Tương tự như so sánh gạo và sắn
* Mở rộng: Ngoài loại lương thực các con vừa được quan sát ra các con còn biết có những loại nào nữa..
- Các con biết không lúa ,ngô, khoai, sắn, .....là những cây lương thực quý của nghề nông, bố mẹ các con rất vất vả mất nhiều mồ hôi... mới có những sản phẩm, Các con phải biết yêu quý những sản phẩm mà bố mẹ, cô bác nông dân đã làm ra
* Quan sát các dụng cụ của nghề nông
- Cô đưa các hình ảnh dụng cụ về nghề nông.
- Đây là những dụng cụ gì của nghề nông?
- Muốn làm ra các sản phẩm của nghề nông cần phải có những loại dụng cụ này, nếu thiếu không thể làm được, các con phải biết yêu quý và bảo vệ các sản phẩm và dụng cụ của nghề nông .
3. Hoạt động 3: Luyện tập
+ Chơi trò chơi
*Trò chơi 1: Chuyển hàng về kho 
- Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 5 trẻ. Hai đội thi đua giúp bác nông dân chuyển những bao thóc về kho 
- Luật chơi: Khi chuyển lúa phải đi theo đường hẹp đầu đội bao lúa, nếu đội nào phạm luật thì bao thóc đó không tính . Đội nào chuyển nhiều hơn đội đó sẽ thắng 
- Tổ chức cho trẻ chơi 1 -2 lần
* Trò chơi 2: Chọn đồ dùng nghề nông 
- Cách chơi: Cho cả lớp chơi, chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô để đưa lên 
- Luật chơi :Trẻ chọn phải đúng tên đồ dùng cô yêu cầu để đưa lên.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần
- Nhận xét sau khi trẻ chơi
4. Hoạt động 4: Kết thúc
=>Giáo dục nghề nông cho rất nhiều sản phẩm như thóc, ngô, đậu, dứa, khoai, sắn, lạc, vừng cho chúng ta ăn các con phải biết yêu quý nghề nông,
- Cho lớp hát: Ngày mùa vui và đi ra chơi
- Trẻ hátcùng cô
- Ngày mùa vui (4T)
- Nói về nghề nông ( 3- 4 t)
- Nghề nông ( 3- 4 t)
- Trẻ đọc 1 lần
- Cho hạt thóc ( 4 t)
- Nuôi sống con người ( 4 t)
- Sát thóc thành hạt gạo ( 4 t)
- Bố mẹ.. ( 3 t)
- Ruộng nươc, trên nương ( 4 t)
- Cuốc, xẻng, cầy, bừa.. ( 3 t)
- Cây ngô ( 3 t)
- Có bắp ngô ( 3 t)
- Luộc... ( 3 t)
- Rang, chăm nuôi.. ( 4 t)
- Ở bãi. trên đồi.. ( 3- 4 t)
- Gieo trồng, chăm sóc.. ( 3 t)
- Trẻ trả lời ( 4 t)
- Cây đỗ ( 3- 4 t)
- Trẻ lắng nghe
- Lấy hạt.. ( 3- 4 t)
- Làm thực phẩm.. ( 4 t)
- Đỗ xanh ( 4 t)
- Đỗ xanh, đỗ cô ve, đỗ đũa..
- Trẻ chú ý nghe
- Cây sắn ( 3- 4 t)
- Làm cây lương thực ( 4 t)
- Ở trên đồi.. ( 3 t)
- Lấy củ ăn... ( 3- 4 t)
- Ăn củ ( 4 t)
- Nấu rượu, làm bánh...( 3- 4 t)
- Trẻ lắng nghe
- Đều là loại lương thực
- Hạt gạo ăn hạt, sắn ăn củ, gạo lương thực chính, sắn ..phụ
- Quả dứa, chuối, lạc, vừng..
- Cày, bừa, cuốc, xẻng, liềm..
- Trẻ chú ý nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT THIÊN NHIÊN THỜI TIẾT
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: MÈO BẮT CHUỘT
CHƠI TỰ DO: VỚI HỘT HẠT, CÁT SỎI...
I. Mục đích – yêu cầu 
1. Kiến thức: 
- 3T: trẻ biết gọi tên và nói một số đặc điểm của thiên nhiên thời tiết như: trời lạnh, có sương, bầu trời nhiều sương..
- 4T: trẻ biết nhận xét quang cảnh thời tiết, biết thời tiết ích lợi, tác hại có ảnh hưởng tốt, xấu đến cảnh vật, sinh hoạt của con người....
- 3, 4T trẻ biết chơi các trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Biết chơi theo từng nhóm bạn, chơi liên kết các nhóm chơi 
2. Kỹ năng.
- 3, 4T trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ, nhận biết về đặc điểm của thời tiết
- 3, 4T trẻ có kỹ năng chơi các nhóm, chơi đoàn kết
	3. Thái độ: 
	- 3, 4T trẻ có ý thức, hứng thú trong khi quan sát, trong khi chơi
	- Trẻ biết yêu thiên nhiên, biết giữ gìn môi trường trong sạch sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
	II. Chuẩn bị:
	- Địa điểm quan sát sạch sẽ, bằng phẳng thoáng mát
	- Trang phục gọn gàng, chiếu, sỏi, hột, hạt....
III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
 - Trước khi cho trẻ ra sân cô kiểm tra trang phục, sức khỏe cho trẻ.
2. Hoạt động 2: Quan Sát Thiên nhiên thời tiết.
- Trẻ cùng cô dạo quanh sân trường gợi ý để trẻ quan sát bầu trời cây cốiCô hỏi:
 - Các con có nhận xét gì thời tiết hôm nay?
- Bầu trời hôm nay như thế nào?
- Thời tiết như thế nào? 
- Xung quanh ta thấy có những gì?
- Mọi người ăn mặc thế nào?
- Thế bây giờ đang là mùa gì trong năm?
- Đang vào mùa đông các con phải làm gì để đảm bảo cho sức khỏe?
=> Cô củng cố ... Mặc trang phục đúng mùa để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
 2. Hoạt động 2: Trò chơi: Mèo bắt chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi 
- Tổ chức trẻ chơi 3 - 4 lần
- Cô bao quát động viên trẻ trong khi chơi
- Nhận xét sau khi trẻ chơi 
 3. Chơi với cát sỏi, hột hạt, lá cây, phấn
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các đồ chơi ở các nhóm rồi đấy.( Cô giới thiệu các nhóm chơi)
- Vậy bây giờ cô mời bạn nào thích chơi ở nhóm chơi nào thì về nhóm chơi ấy nhé!
-Trẻ vào nhóm chơi cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét từng nhóm chơi
Kết thúc: - Cho trẻ đi rửa tay chân, nhẹ nhàng ra chơi.
- Chỉnh trang quần áo
- Trẻ đi cùng cô
- Trời lạnh ( 3- 4 t)
- Có nhiều sương mù..( 4t)
- Có nhiều sương âm u...( 4t)
- Mặc quần áo ấm ( 3t)
- Mùa đông ( 4 t)
- Ăn trang phục đúng mùa ( 4 t)
- Cùng cô nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ chơi đoàn kết
HOẠT ĐỘNG GÓC
Nhóm 1: Góc phân vai: Bán các sản phẩm của nghề nông
Nhóm 2: Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề
Nhóm 3: Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi
Nhóm 4 : Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động tự chọn: Trẻ làm quen với bài mới “số 3” 
2. Nêu gương cắm cờ.
- Số trẻ được cắm cờ...........trẻ.
- Số trẻ không được cắm cờ.........trẻ.
 NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Biện pháp
1
Sức khỏe
2
Sĩ số
3
Kiến thức
Ngày soạn:30/10/2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2015.
	Hoạt động có mục đích
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TOÁN: NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 3.
 NHẬN BIẾT SỐ 3.
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức.
	- 3T: Trẻ biết đếm các nhóm trong phạm vi 3, biết đọc số 3
	- 4T: Trẻ biết số lượng trong phạm vi 3, tạo nhóm nhận biết được số 3, nhận biết số 3
	2. Kỹ năng:
	- 3T: Trẻ có kỹ năng đếm trong phạm vi 3 
	- 4T: Trẻ có kỹ năng củng cố, tạo nhóm, nhận biết số 3
	3. Thái độ:
	- 3, 4T: Trẻ hứng thú và có ý thức trong hoạt động
	II. Chuẩn bị.
	- Một số nhóm đồ dùng có số lượng trong phạm vi 3, các thẻ số từ 1 - 3, 3 bông hoa, 3 cây xanh
	- Mỗi trẻ 1 bộ thẻ số từ 1 - 3, 3 bông hoa, 3 cây xanh 
III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân
+ Bài hát nói về ai?
+ Các cô chú công nhân làm những công việc gì?
+ Trong lớp mình bố mẹ các con làm nghề gì?
+ Nghề làm ruộng làm ra sản phẩm gì?
+ Làm ra thóc gạo gọi là nghề gì?
+ Các cô chú công nhân trong bài hát làm ra những sản phẩm gì?
=> Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề có công việc và sản phẩm khác nhau....
2. Hoạt động 2: Ôn số lượng trong phạm vi 2
- Cho trẻ xem hình ảnh cô chú công nhân đang làm việc trên công trường
+ Hãy đếm xem có bao nhiêu chú công nhân đang làm việc?
- Cô cho trẻ đếm và gắn số tương ứng
3. Hoạt động 3: Tạo nhóm có số lượng là 3, đếm đến 3, nhận biết số 3
- Cho trẻ đặt rổ đồ dùng có những gì?
- Hãy xếp các cây xanh thành 1 hàng ngang..?
- Hãy xếp 2 bông hoa trên mỗi cây xanh 1 bông hoa 
- Trẻ đếm nhóm cây xanh và nhóm bông hoa
- Nhóm cây xanh và nhóm bông hoa như thế nào với nhau?
- Nhóm nào nhiều hơn? nhóm nào ít hơn?
- Nhóm cây xanh nhiều hơn là mấy?
- Muốn cho số bông hoa bằng với số cây xanh phải làm thế nào?
- Số bông hoa và số cây như thế nào rồi? 
- 2 nhóm cùng bằng mấy?
- Để biểu thị cho 2 nhóm có số lượng là 3 la chọn thẻ số mấy?
- Cố giới thiệu số 3 đọc số 3 " Cả lớp, tổ, cả nhân đọc..."
- Cho trẻ đặt số 3 vào 2 nhóm
=> Cho trẻ thêm bớt 2 nhóm và cất dần cho đến hết
*. Trò chơi sắp xếp số thứ tự trong phạm vi 3
*TC: Gắn thẻ số vào hình ảnh của các dụng cụ một số nghề
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội lần lượt bật lên gắn số vào hình ảnh của các dụng cụ các nghề theo thứ tự tăng dần từ 1 cho đến hết.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần.
- Nhận xét sâu khi trẻ chơi: 
4. Hoạt động 4: Luyện tập
- Cho trẻ tìm các nhóm đồ dùng xung quanh lớp có số lượng theo yêu cầu của cô và chon thẻ số tương ứng
- Cho trẻ nói số liền trước, liền sau các số trong phạm vi 3 
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Nhận xét sau khi trẻ chơi
5. Hoạt động 5: Kết thúc: Cô nhận xét giờ học cho trẻ ra chơi
- Cả lớp hát 1 lần
- Cô chú công nhân ( 3 t)
- Xây nhà cao tầng.... ( 4 t)
- Làm ruộng nương ( 3- 4 t)
- Thóc, gạo... ( 3- 4 t)
- Nghề nông ( 4 t)
- Xây ngôi nhà.... ( 4 t)
- Trẻ đếm và gắn số tương ứng số 2
- Trẻ đếm 1,2
- Có bông hoa, cây xanh
- Trẻ xếp cây xanh..
- Có 2 bông hoa
- Trẻ đếm ..
- Không bằng nhau
- Cây xanh nhiều hơn...
- là 1
- Thêm 1 bông hoa
- Bằng nhau
- Cùng bằng 3
- Thẻ số 3
- Trẻ đọc số 3
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thi đua chơi
- Trẻ quan sát nói đúng
- Trẻ ra chơi
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: CÂY NHÃN
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: BỎ GIẺ
CHƠI TỰ DO: VỚI BÓNG , VÒNG, GẬY
	I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức
	- 3T: Trẻ biết gọi tên từng bộ phận của cây nhãn (thân, cành, lá) biết ích lợi của cây 
	- 4T: Trẻ biết nhận xét một số đặc điểm của cây nhãn như: Thân to, cành nhỏ..và biết ích lợi, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây nhãn
	- 3, 4T: Trẻ biết chơi trò chơi Bỏ giẻ chơi theo các nhóm chơi
	2. Kỹ năng:
	- 3,4T: Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích, kỹ năng chơi theo nhóm bạn, kỹ năng gữi gìn đồ dùng, đồ chơi
	 3.Thái độ: 
	- 3, 4T: Trẻ có ý thức tốt trong hoạt động, trẻ hứng thú tham gia hoạt động, trẻ biết trồng, chăm sóc và bảo môi trường
	II. Chuẩn bị:
- Cây nhãn, địa điểm quan sát rộng rãi, sạch sẽ... 
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ
- Chiếu, hột hạt, phấn, sỏi, bóng, vòng...
III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú 
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề đang học
- Kiểm tra sức khoẻ, trang phục, số trẻ
- Cho trẻ đi ra vườn trường quan sát cây nhãn
2. Hoạt động 2: Quan sát cây nhãn.
- Đố lớp mình đây là cây gì ?
- Cây nhãn có đặc điểm gì ?
- Thân cây như thế nào?
- Cành cây như thế nào?
- Lá có đặc điểm gì?
- Lá có màu gì?
- Trồng cây nhãn để làm gì ?
=> Cô chốt lại ý kiến của trẻ ..Để có môi trường xanh sạch đẹp chúng mình cần trồng cây xanh, chăm sóc bảo vệ cây.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Bỏ giẻ
- Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi 
- Tổ chức cho trẻ chơi: 3 - 4 lần
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét trẻ chơi
4. Hoạt động 4: Chơi tự do
 - Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các đồ chơi ở các nhóm rồi đấy.( Cô giới thiệu các nhóm chơi)
- Vậy bây giờ cô mời bạn nào thích chơi ở nhóm chơi nào thì về nhóm chơi ấy nhé!
- Trẻ chơi cô bao quát, khuyến khích động viên trẻ
- Nhận xét từng nhóm chơi
 Kết thúc: 
 - Cho trẻ vệ sinh cá nhân ra chơi
- Trẻ chính sửa quần áo
- Cây nhãn ( 3- 4 t)
- Có, thân, cành, lá ( 4 t)
- Thân to, sần.. ( 4 t)
- Cành nhỏ, nhiều cành ( 4t)
- Lá nhỏ dày ( 4 t)
- Màu xanh ( 3 t)
- Làm bóng mát.. ( 3- 4 t)
- Trẻ nói cách chơi, luật chơi cùng cô 
- Thi đua chơi
- Trẻ lắng nghe
- Chơi đoàn kết
- Trẻ rửa tay rồi vào lớp
HOẠT ĐỘNG GÓC
Nhóm 1: Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề
Nhóm 2: Góc phân vai: Bán các sản phẩm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non.doc
Giáo Án Liên Quan