Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh: Các bác, các cô trong nhà trẻ

Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần, tạo cho trẻ có cảm giác được yêu thương khi trẻ đến lớp. Nhắc nhở trẻ chào cô, chào ông bà, bố mẹ. Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích.

- Trò chuyện với trẻ về tên lớp, tên trường, giới thiệu về các bạn trong lớp.

- Trò chuyện với trẻ về tên trẻ, giới thiệu tên cô giáo.

- Tạo cho trẻ tâm lý yên tâm khi đến lớp.

- Trò chuyện với trẻ về tên các bạn trong lớp. Cô hỏi trẻ:

- Cùng trẻ làm quen với các bạn trong lớp

- Dạy trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ khi đến lớp.

- Trò chuyện về lớp NT của bé và cô giáo.

- Trò chuyện về các bạn ở lớp.

- Trò chuyện với trẻ về đồ chơi ở lớp.

- Chơi cùng trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành, Nu na nu nống.

 

docx10 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh: Các bác, các cô trong nhà trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÁC BÁC, CÁC CÔ TRONG NHÀ TRẺ
(1 tuần, từ 5/9/2018 đến 7/9/2018)
Hoạt động
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
Trò chuyện
* Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần, tạo cho trẻ có cảm giác được yêu thương khi trẻ đến lớp. Nhắc nhở trẻ chào cô, chào ông bà, bố mẹ. Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích. 
- Trò chuyện với trẻ về tên lớp, tên trường, giới thiệu về các bạn trong lớp.
- Trò chuyện với trẻ về tên trẻ, giới thiệu tên cô giáo. 
- Tạo cho trẻ tâm lý yên tâm khi đến lớp. 
- Trò chuyện với trẻ về tên các bạn trong lớp. Cô hỏi trẻ:
- Cùng trẻ làm quen với các bạn trong lớp
- Dạy trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ khi đến lớp.
- Trò chuyện về lớp NT của bé và cô giáo. 
- Trò chuyện về các bạn ở lớp. 
- Trò chuyện với trẻ về đồ chơi ở lớp.
- Chơi cùng trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành, Nu na nu nống.
Thể dục sáng
- Cho trẻ tập bài tập theo nhạc: Con Gà trống
+ Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: Giơ tay lên cao
+ Bụng: Nghiêng người sang hai bên
+ Chân: Ngồi khuỵu gối
+ Bật: Bật tại chỗ
Hoạt động Chơi – Tập có chủ đích
Tạo Hình
Làm quen với vở và bút
(Di màu tự do)
Văn học
Truyện: “Đôi bạn nhỏ”
Âm Nhạc
1. NDTT: Dạy hát: “Bé đi nhà trẻ”
2. NDKH: TCAN: Phân biệt âm thanh của 2 dụng cụ.
Hoạt động chơi ở các góc
*Góc HĐVĐV:
+ Trẻ chơi lắp ghép các : Đồ chơi lắp ghép, xếp hình, cầu trượt, bập bênh, xâu hạt, xâu lá. .
* Góc thao tác vai:
+ Trẻ chơi bán hàng hoa quả.
+ Trẻ chơi bế em, nấu ăn, cho em ăn
- Góc âm nhạc: 
+ Trẻ chơi với xắc xô, phách tre, trống
Hoạt động chơi ngoài trời
 - HĐCMĐ: Quan sát đồ chơi màu đỏ
- TCVĐ: Cáo ơi ngủ à?
- HĐCMĐ: Nhặt lá vàng rơi
- TCVĐ: Gà trong vườn rau
- HĐCMĐ: Quan sát bầu trời
- TCVĐ: Gieo hạt
Hoạt động Chơi – Tập (buổi chiều)
 - TCVĐ: Chi chi chành chành
- Rèn trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định.
-VĐTN: Bé đi nhà trẻ
- Nhận biết màu đỏ, chỉ lấy đồ vật có màu đỏ.
* Biểu diễn văn nghệ, nêu gương bé ngoan
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Hoạt động vui chơi: (Từ ngày 5/9/2018 đến 7/9/2018)
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- Góc thao tác vai:
Bán hàng: bán hàng hoa quả, nấu ăn bế em, cho em bé ăn
Góc HĐVĐV
+ Trẻ chơi lắp ghép các : Đồ chơi lắp ghép, xếp hình, cầu trượt, bập bênh, xâu hạt, xâu lá.
- Góc Âm nhạc
- Trẻ biết thao tác với vai chơi
- Trẻ biết cách nấu ăn, bế em, cho em ăn...
- Trẻ bước đầu biết xếp thành xếp chồng, xếp cạnh: Hình ngôi nhà, con đường, hàng rào. 
- Bước đầu biết sử dụng xắc xô, phách, trống
- Búp bê, bát, côc, thìa để cho búp bê ăn
- Đồ chơi lắp ghép, xếp hình, cầu trượt, bập bênh, xâu hạt, xâu lá.
- Các đồ dùng nhạc cụ âm nhạc: Xắc xô, phách, trống
 * Hoạt động 1: Thỏa thuận chơi
- Cho trẻ hát bài “Bé đi nhà trẻ” 
Trò chuyện về nội dung bài hát
- Muốn mua hoa quả thì mua ở đâu?
- Ai sẽ là người bán hàng rau củ quả?
- Ai sẽ là người đi mua hàng?
+ Khi chơi có được tranh giành đồ chơi của bạn không? Có đưa đồ chơi vào miệng không?
Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi của nhau, không ngậm đồ chơi vào miệng, không quăng ném đồ chơi, chơi xong cất đồ chơi vào nơi quy định.
- Cho trẻ về góc chơi của mình.
* Hoạt động 2: Quá trình chơi
- Khi trẻ về góc chơi( cô giúp trẻ phân vai)
- Trẻ chơi cô bao quát lớp, đến từng góc chơi chơi cùng với trẻ và giúp đỡ trẻ: 
+ Cô hướng dẫn trẻ cách bế em, xúc cho em bup bê ăn.
+ Cô hướng dẫn trẻ cách xếp chồng, xếp cạnh: Hình ngôi nhà, con đường, hàng rào.
+ Cô hướng dẫn trẻ cách xâu vòng, xâu lá, luồn dây.
+ Cô hướng dẫn trẻ chơi với các dụng cụ âm nhạc đúng cách, hát, múa ở góc âm nhạc
- Cô nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi.
* Hoạt động 3: Nhận xét chơi
- Cô nhận xét từng góc chơi sau đó cho trẻ về góc HĐVĐV cùng xem sản phẩm và nhận xét.
- Cô nhận xét giờ chơi 
- Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi cùng cô đúng nơi quy định
Thứ 4 ngày 05 tháng 09 năm 2018
A. Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng
B. Hoạt động Chơi – Tập có chủ đích 
Lĩnh vực phát triển: Phát triển tình cảm xã hội - Thẩm mỹ
Hoạt động: TẠO HÌNH
LÀM QUEN VỚI VỞ VÀ BÚT (Di màu tự do)
Thời gian: 12 – 15 phút:
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết ngồi thẳng lưng, biết cầm bút bằng tay phải và cầm bút bằng 3 đầu ngón tay. Trẻ biết di màu trên giấy theo ý thích.
- Rèn kĩ năng ngồi thẳng lưng, kỹ năng cầm bút.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng và sản phẩm tạo ra.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
-Tranh mẫu , giấy, bút màu 
- Nhạc bài hát “Bé đi nhà trẻ”
* Đồ dùng của trẻ: Giấy, bút màu.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú
Cô và trẻ cùng hát bài “Bé đi nhà trẻ”
- Các con vừa hát bài gì?
- Hàng ngày đến lớp được cô giáo dạy gì?...
- Cô khái quát lại nội dung bài hát và dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Nội dung
a. Quan sát mẫu và nhận xét
Cô đưa tranh mẫu ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
- Bức tranh vẽ gì?
- Cô dùng màu gì để vẽ?
Đây là bức tranh di màu theo ý thích của cô đấy,cô dùng bút màu di ngang tờ giấy, di dọc tờ giấy và xoay tròn để tạo thành những bức tranh đấy. 
b. Cô làm mẫu
- Cô vừa di màu vừa phân tích: Cô chọn bút màu đỏ cầm bằng 3 đầu ngón tay phải “ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa” . Di những nét ngang liền nhau, xong cô dùng bút màu xanh di những nét sổ thẳng từ trên xuống dưới, và cuối cùng cô di những nét cong tròn để tạo thành bức tranh đấy.
- Các con thấy bức tranh cô di màu có đẹp không?
- Lớp mình có muốn được di màu giống cô không?
c. Trẻ thực hiên:
Cho trẻ tiến hành di màu theo ý thích.
Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút đúng.
Cô chú ý hướng dẫn,giúp đỡ, động viên trẻ di màu.
d. Trưng bày sản phẩm
Cô cho trẻ trưng bày theo tổ
Cho trẻ nhận xét bài của bạn
- Con vẽ được gì?
- Vẽ bằng màu gì?
Cô nhận xét :Cô khen ngợi bài của trẻ di màu đẹp, động viên khuyến khích trẻ chưa di đẹp đẹp.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học và cho trẻ cất đồ dùng cùng cô.
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ quan sát mẫu
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ lắng nghe và quan sát cô làm mẫu
Trẻ thực hiện
Trẻ trưng bày sản phẩm
Trẻ nhận xét
Trẻ cất đồ dùng cùng cô
C. Hoạt động chơi ở các góc
D. Hoạt động chơi ngoài trời
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- HĐCĐ: Quan sát đồ chơi màu đỏ
- TCVĐ: Cáo ơi ngủ à.
- CTD: Với đồ chơi dưới sự quản lí của cô
-Trẻ biết được màu đỏ và tên đồ chơi
- Hứng thú chơi trò chơi 
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Bóng nhựa màu đỏ, vòng thể dục màu đỏ
- Đồ dùng mang theo: vòng, bóng
*HĐCĐ: Cô và trẻ hát bài “Bé đi nhà trẻ”
Trò chuyện về nội dung bài hát
Cô giới thiệu và giao nhiệm vụ cho trẻ
Cho trẻ quan sát đồ chơi màu đỏ.
Gợi hỏi trẻ để trẻ tự nhận xét về đặc điểm nổi bật của đồ chơi.
+Đây là gì? Qủa bóng màu gì?..
Cô nhấn mạnh lại câu trả lời của trẻ
Giáo dục trẻ khi chơi giữ gìn đồ chơi,không quăng ném đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn
*TCVĐ: Cáo ơi ngủ à.
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
Cho trẻ chơi 2 - 3 lần
Cô nhận xét trẻ chơi
*CTDVĐV: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, đồ chơi mang theo.
- Cô chơi cùng trẻ và chú ý bao quát trẻ chơi.
E. Hoạt động Chơi –Tập (buổi chiều)
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
- TCVĐ: Chi chi chành chành
- Rèn trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định. *Nêu gương, cắm cờ
*Vệ sinh trả trẻ
- Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi
- Rèn cho trẻ tính ngăn lắp gọn gang sạch sẽ. 
 - Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Thùng rác vệ sinh sạch sẽ.
- Bảng bé ngoan, cờ
*TCVĐ: Chi chi chành chành.
Cô giới thiệu tên trò chơi 
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
*Rèn trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định.
Cô cho trẻ uống sữa tươi buổi chiều của trẻ xong. Cô hướng dẫn cho từng trẻ vứt vỏ sữa vào đúng thùng rác của lớp mình.
*Nêu gương cắm cờ. 
- Cô nhận xét: Cô khen trẻ đi học ngoan, Trẻ đi học còn khóc nhè cô động viên khuyến khích trẻ buổi hôm sau
*Vệ sinh trả trẻ
F. Đánh giá hàng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ.............
- Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ..............
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ...................
Thứ 5 ngày 06 tháng 09 năm 2018
A. Đón trẻ, điểm danh, thể dục sang
B. Hoạt động Chơi – Tập có chủ đích 
Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: 
Truyện: ĐÔI BẠN NHỎ
 Thời gian: 12-15 phút 
I. Mục đích	
- Trẻ biết tên truyện “Đôi bạn nhỏ” và tên các nhân vật trong truyện (bạn vịt, gà). 
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện kể về tình bạn thân thiết của gà con và vịt con.
- Rèn kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè của mình
II. Chuẩn bị:
- Cô thuộc truyện, tranh minh họa nội dung câu truyện.
- Đài đĩa, nhạc bài hát “Một con vịt”
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát bài hát “Một con vịt” .
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nhắc tới con vật nào?
- Ngoài con vịt ra chúng mình còn biết con gì nữa?
- Những con vật đó thật đáng yêu phải không nào, và có một câu truyện rất hay kể về chú vịt và chú gà đấy, con có biết đó là câu truyện gì không?
- Đúng rồi, để biết hai bạn í yêu thương, giúp đỡ nhau như thế nào, chúng mình ngồi ngoan nghe cô kể truyện “Đôi bạn nhỏ”
2. Nội dung 
a. Cô đọc thơ diễn cảm
- Cô kể diễn cảm lần 1: Không tranh (thể hiện qua cử chỉ, nét mặt, điệu bộ)
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong chuyện có những con vật nào?
+ Bạn vịt có ngoan không các con?
- Để biết bạn vịt ngoan và tốt bụng như thế nào, chúng mình cùng nhìn lên màn hình nghe cô kể lại truyện một lần nữa nhé.
- Cô kể diễn cảm lần 2 : Kết hợp tranh minh họa
b. Đàm thoại, giảng giải:
+ Chúng mình vừa nghe kể câu chuyện gì?
+ Trong chuyện có những con vật gì?
+ Trong câu chuyện bạn Gà và bạn Vịt rủ nhau đi đâu?
+ Vịt xuống ao để làm gì ?
+ Gà trên bãi cỏ làm gì ?
+ Gà đang tìm giun thì có chuyện gì xảy ra?
+ Sợ quá Gà con kêu lên như thế nào ? (cho trẻ làm tiếng kêu của gà )
+ Ai đã đến cứu Gà con?
+ Vịt kêu như thế nào ?(Cho trẻ làm tiếng kêu của vịt)
+ Cáo có bắt được Gà con không? Vì sao?
- Giáo dục trẻ: Qua câu truyện, cô muốn tất cả các bạn trong lớp mình đều yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau như bạn vịt giúp đỡ bạn gà, để chúng mình trở thành những bé ngoan của ông bà, cha mẹ và của cô giáo. Chúng mình có đồng ý không nào.
- Lần 3: Cô kể lại chuyện, khuyến khích trẻ kể chuyện cùng cô:
Đây là một câu truyện rất hay, cô nghĩ rằng ông bà, bố mẹ chúng mình sẽ rất vui nếu như được nghe các con kể truyện đấy.
Vậy bây giờ các con sẽ kể truyện cùng cô để về kể cho ông bà, bố mẹ cùng nghe nhé
- Cô là người dẫn truyện.
*Củng cố: Hỏi lai trẻ tên câu truyện.
- Hôm nay cô và các con được kể câu chuyện gì?
- Cho trẻ gọi lại tên câu truyện 
3. Kết thúc	
- Cô nhận xét chung
Giờ học của chúng mình đã kết thúc rồi, cô sẽ làm vịt mẹ, chúng mình làm vịt con cùng đi theo hàng ra ngoài dạo chơi nhé
Hát “ Đàn vịt con”
 - Trẻ hát cùng cô theo nhạc
- Cả lớp trả lời
- Con vịt
- Trẻ kể tên 	
- Trẻ trả lời.
-  Trẻ lắng nghe
- Đôi bạn nhỏ
- Có vịt, gà và cáo
- Có ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Đôi bạn nhỏ
- Vịt, gà ,cáo
 - Rủ nhau đi kiếm ăn
- Vịt mò ốc
- Trẻ trả lời
- Cáo xuất hiện
- Chiếp chiếp cứu tôi với
- Vịt con cứu bạn gà
- Trẻ làm tiếng vịt kêu
- Trẻ trả lời 
 - Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ gọi tên truyện
- Trẻ hát cùng cô đi ra ngoài
C. Hoạt động chơi ở các góc
D. Hoạt động chơi ngoài trời
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
*HĐCĐ: Nhặt lá vàng rơi
- TCVĐ: Gà trong vườn rau
*Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
-Trẻ biết nhặt lá vàng rơi trong sân và vứt vào thùng rác
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trang phục gọn gàng
- Thùng rác..
- Đồ chơi an toàn cho trẻ
- Phấn cho trẻ vẽ
* HĐCMĐ: Nhặt lá vàng rơi:
- Cô hướng dẫn trẻ nhặt lá sau đó vứt đúng vào thùng rác.
-Kết thúc giờ cô cho trẻ đi vệ sinh rủa sach tay chân bằng xà phòng.
->Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ.
*TCVĐ: “Gà trong vườn rau”
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
Cô chơi mẫu 1 lần
Cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét trẻ sau khi chơi
*CTDVĐV: Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời dưới sự quản lý của cô
E. Hoạt động Chơi – Tập (buổi chiều)
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
* VĐTN: Bé đi nhà trẻ
- Nhận biết màu đỏ, chỉ lấy đồ chơi màu đỏ
*Nêu gương cắm cờ
*Vệ sinh trả trẻ
- Trẻ biết và hứng thú tham gia hoạt động VĐTN
- Rèn kĩ năng ghi nhớ cho trẻ
- Trẻ được cắm cờ
- Nhạc bài hát “ Bé đi nhà trẻ”
- Đồ chơi màu xanh, đỏ,vàng
- Bảng bé ngoan
- Khăn mặt của trẻ
*VĐTN: “Bé đi nhà trẻ”
- Cô trò chuyện giới thiệu nội dung hoạt động
- Cô mở nhạc khuyến khích trẻ vận động theo nhạc với nhiều hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
Cô nhận xét, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia hoạt động.
*Cô cho trẻ tìm những đồ chơi trong lớp màu đỏ.
*Nêu gương bé ngoan, cho trẻ cắm cờ
* Vệ sinh trả trẻ
F. Đánh giá hàng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ.............
- Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ..............
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ...................
 Thứ 6 ngày 07 tháng 09 năm 2018
A. Đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng
B. Hoạt động Chơi – Tập có chủ đích	
Lĩnh vực phát triển: Phát triển tình cảm xã hội - Thẩm mỹ
Hoạt động: 
NDTT: DẠY HÁT: BÉ ĐI NHÀ TRẺ - NHẠC VÀ LỜI: ....................................
NDKH: TCAN: PHÂN BIỆT ÂM THANH CỦA 2 DỤNG CỤ
Thời gian: 12-15p 
I. Mục đích.	
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát và biết hát cùng cô.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo 
II Chuẩn bị	
- Đồ dùng của cô: Nhạc bài: “Bé đi nhà trẻ ”
- Máy tính, loa(đàn)
- Đồ dùng của trẻ: Mũ múa
III Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú:
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Chốn cô”
+ Cô đưa ra bạn búp bê và gợi ý để trẻ gọi tên và trò chuyện về búp bê, dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Nội dung
a. Dạy hát: “Bé đi nhà trẻ”
- Cô hát mẫu lần 1: Thể hiện tình cảm
+ Cô vừa hát bài gì? Của tác giả nào?
+ Bài hát “Bé đi nhà trẻ” nói về điều gì?
=> Bài hát nói về các bạn nhỏ cùng vui chơi ô tô tàu hỏa ở nhà trẻ và ước mơ của bé sau này là thợ xây.
 - Cô hát lần 2: Cùng đàn. 
+ Giai điệu bài hát thế nào? (vui, hồn nhiên)
- Trẻ hát cùng cô 2-3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
Cô chú ý lắng nghe trẻ hát và sửa sai cho trẻ
Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần, hỏi lại trẻ tên bài hát tên tác giả
GD: Giáo dục trẻ đi học không khóc nhè, ngoan ngoãn vui chơi như các bạn.
 b. TCAN: Phân biệt âm thanh của 2 dụng cụ:
-Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của 2 dụng cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại dụng cụ và âm thanh của các loại dụng cụ đó.
Ví dụ: Cô gõ xắc xô và cô nói đó là âm thanh tiếng xắc xô (cho trẻ gọi tên xắc xô)
Cô gõ phách tre và cô nói đó là âm thanh của tiếng phách tre :(cho trẻ gọi tên phách tre)
Sau khi giới thiệu cô gõ xắc xô (phách tre) cho trẻ nghe và hỏi trẻ tiếng dụng cụ gì? Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ. (Nhạc cụ được để bên ngoài lớp, cùng một chỗ hoặc ở các phía khác nhau). Cô gõ từng loại và hỏi xem trẻ nhận biết âm thanh của loại dụng cụ nào.
3. Kết thúc: Cô nhận xét giáo dục trẻ, chuyển hoạt động
-Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ hát cùng cô
-Lắng nghe
-Cả lớp hát lại một lần
-Chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe.
C. Hoạt động chơi ở các góc
D.Hoạt động chơi ngoài trời
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
* HĐCĐ: Quan sát bầu trời
- TCVĐ: Gieo hạt *Chơi tự do: Với đồ chơi dưới sự quản lí của cô.
-Trẻ nhận biết được 1 số đặc điểm nổi bật của thời tiết.
-Trẻ biết cách chơi và hứng thú tham gia chơi.
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Đồ chơi an toàn sạch sẽ
- Đồ chơi đem theo
*HĐCĐ: Cho trẻ làm đoàn tàu vùa đi vừa hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” 
- Đến địa điểm quan sát cô giới thiệu và giao nhiệm vụ cho trẻ quan sát, sau đó hỏi trẻ:
+Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào?
+Trời nắng hay mưa?...
=> Giáo dục trẻ mặc trang phục phù hợp với thời tiết
*TCVĐ: “Gieo hạt”
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
Cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô nhận xét trẻ 
* CTDVĐV: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
E. Hoạt động Chơi –Tập (buổi chiều)
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
*Văn nghệ cuối tuần
*Giáo dục kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh cho trẻ
*Nêu gương cắm cờ
*Vệ sinh trả trẻ
-Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề
-Rèn kĩ năng mạnh dạn cho trẻ
-Trẻ được cắm cờ
-Dụng cụ âm nhạc: Phách gỗ, xắc xô
-Cờ, bảng bé ngoan
*Biểu diễn văn nghệ: Cô giới thiệu chương trình văn nghệ
Cho cả lớp hát các bài hát trong chủ đề
Cho tổ, nhóm, cá nhân hát 
Sau mỗi tiết mục cô khen trẻ
Cô hát cho trẻ nghe bài nghe hát trong chủ đề trẻ thích
Cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc trẻ thích
Cô nhận xét, khen trẻ
*GDKN cho trẻ:Giáo dục cho trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh: chào hỏi, thưa gửi, trò chuyện gần gũi thân thiết
*Nêu gương cắm cờ 
*Vệ sinh trả trẻ
F. Đánh giá hàng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ.............
- Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ..............
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ...................
Duyệt của HPCM:
Ngày .... tháng ..... năm 2018

File đính kèm:

  • docxChu de truong mam non_12546457.docx
Giáo Án Liên Quan