Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Trường Mầm non-Tết Trung thu - Năm 2021

I. Chuẩn bị môi trường giáo dục:

 1. Môi trường vật chất:

1.1. Môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp:

 - Trang tría phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với nội dung chủ đề trường mầm non.

 - Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lý, bảo đảm an toàn và đáp ứng mục tiêu giáo dục

 - Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, tạo điều kiện rễ dàng cho trẻ lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho giáo viên quan sát.

 

doc73 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Trường Mầm non-Tết Trung thu - Năm 2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON - TẾT TRUNG THU
 (Thực hiện từ ngày: 06/09 - 02/10/2021)
Chuẩn bị môi trường giáo dục:
 1. Môi trường vật chất:
Môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp:
 - Trang tría phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với nội dung chủ đề trường mầm non.
 - Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lý, bảo đảm an toàn và đáp ứng mục tiêu giáo dục
 - Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, tạo điều kiện rễ dàng cho trẻ lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho giáo viên quan sát.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời:
- Sân chơi và sắp xếp thiêt bị đồ chơi ngoài trời
 - Bồn hoa, cây cảnh cho trẻ quan sát
Môi trường xã hội:
 - Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thuộc giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với người xunh quanh.
 - Hành vi cử chỉ, lời nói thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
Nhánh 1: Trường mầm non của bé
(Thời gian thực hiện từ 06/09 - 10/09/2021)
 Kế hoạch tuần:
Hoạt động
Thứ 2
06/09
Thứ 3
07/09
Thứ 4
08/09
Thứ 5
09/09
Thứ 6
10/09
Chơi, đón trẻ- Thể dục sáng
Trò chuyện
- Đón trẻ cô nhẹ nhàng ân cần và nhắc trẻ cất đồ dùng các nhân đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ
- Cho trẻ chơi theo ý thích, hướng trẻ vào chủ đề mới, xem tranh ảnh về chủ đề.
- Thể dục sáng: Tập theo bài hát: “Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
* Khởi động:
 - Cô cho trẻ xếp thành vòng tròn và thực hiện các kiểu đi theo cô.
* Trọng động: 
- ĐT hô hấp: Gà gáy
+ Động tác chân 2: Bước khuỵu gối	
+ Động tác 3: Bụng lườn
+ Động tác 4: Bật tách và khép chân
-TCVĐ: Bắt chước tiếng kêu của các động cơ....
- Tập theo bài hát: Ghen cô vy
* Hồi tĩnh: Khám tay, hô khẩu hiệu
 Học
Trò chuyện về trường mầm non
Đi trong đường hẹp
Làm quen đối tượng trong phạm vi 1
Thơ: Bé tới trường
Hát: Trường cháu đây là trường mầm non
 Chơi hoạt động ở các góc
+ Góc phân vai: Chơi đóng vai cô giáo, bán hàng
+ Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non.
+ Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non.
+ Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non 
 I. Mục đích - Yêu cầu:
 1. Góc phân vai: 
- Trẻ biết một số công việc của người lớn, biết mô phỏng lại một số công việc của bác bán hàng, cấp dưỡng.
- Trẻ biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn.
 2. Góc xây dựng:
- Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng.
- Rèn các kỹ năng: Xây lắp, kiên trì, sự khéo léo của đôi bàn tay, hợp tác với bạn.
- Trẻ biết chơi đoàn kết, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
 3. Góc tạo hình: 
- Trẻ biết vẽ, tô màu tranh, hát các bài hát trong chủ đề
- Trẻ biết chơi đoàn kết, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
 4. Góc học tập:
- Trẻ biết xếp số lượng đồ dùng tương ứng các thành viên
- Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán.
 II. Chuẩn bị: Sắp xếp các góc phù hợp với chủ đề
Góc phân vai: 
- Bộ đồ chơi nấu ăn, các nguyên vật liệu, các loại hàng hóa..
 2. Góc xây dựng: 
- Hàng rào, đồ chơi lắp ghép, gạch, thảm cỏ, cây, hoa
 3. Góc học tập:
- Lô tô tranh ảnh về trường mầm non
 4. Góc tạo hình: Giấy A4, bút chì, bút màu cho trẻ
 III. Tiến hành:
 1. Thảo luận:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
+ Cô sẽ tổ chức cho các con chơi ở các góc các con có thích không?
* Góc phân vai:
- Bạn nào sẽ chơi ở góc phân vai? Con sẽ chơi những gì?
- Khi chơi phải chơi như thế nào? 
- Những bạn nào sẽ chơi ở góc phân vai?
* Góc xây dựng:
- Bạn nào chơi ở góc xây dựng? Cô gọi một trẻ trả lời?
- Bác sẽ xây gì? Chuẩn bị như thế nào?
- Bạn nào sẽ chơi ở góc xây dựng nào?
* Góc học tập:
- Bạn nào sẽ chơi ở góc học tập bạn sẽ chơi những gì? 
- Những bạn nào thích chơi ở góc nghệ thuật vậy các con về góc chơi của mình để thỏa thuận vai chơi và lấy đồ chơi
- Khi chơi phải chơi như thế nào?
* Góc tạo hình:
- Các con hãy vẽ, tô màu tranh ảnh về trường mầm non
 * Giáo dục: 
- Trong khi chơi không tranh giành, quang ném đồ chơi.
- Lấy, cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, đúng nơi quy định.
 2. Quá trình chơi:
- Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống
- Khen động viên trẻ kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt thể hiện khi chơi giống thật.
 3. Nhận xét:
- Cô đi từng góc để nhận xét các nhóm chơi.
- Tập trung trẻ, nhận xét chung nhẳm khắc sâu ấn tượng, gây cảm xúc với cuộc chơi: 
+ Giờ chơi hôm nay các con chơi như thế nào? Có vui không?
+ Giờ chơi hôm nay các con đã làm được những việc gì?
+ Ở góc nào các con thích nhất?
- Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định và chuyển hoạt động.
Chơi ngoài trời
- Quan sát: Đu quay, đồ chơi trên sân trường, quan sát nhà đa năng, quang cảnh trường MN. Trò chuyện với trẻ về lớp học về trường mầm non của bé.
1. Mục đích - Yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, biết 1 số đặc điểm của những địa danh, bức tranh
* Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ
- Trẻ nắm được cách chơi trò chơi vận động
- Chơi tự do trẻ được vui chơi thoải mái, cô đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi
* Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động
- Có ý thức bảo vệ môi trường
2. Chuẩn bị:  
- Tranh ảnh, đồ chơi ngoài trời
3. Tiến hành:
+ Ổn định tổ chức
- Cô dùng thủ thuật, hát, đọc thơ....giới thiệu vào bài.
+ Nội dung
- Cô cho trẻ quan sát nhận xét về một số tranh ảnh 
+ TCVĐ: Cho trẻ chơi một số trò chơi: Trời nắng trời mưa, kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột...
- Cô nói cách chơi, luật chơi, tổ chúc cho trẻ chơi
+ Chơi tự do: Chơi với xích đu, chơi với nhà đa năng, xích đu cầu trượt, với phấn, chơi với lá bóng 
+ Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp
+ Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách phòng dịch Covid- 19
- Hát các bài hát trong chủ đề. 
- Làm quen bài thơ: Bé tới trường. 
- Xem tranh ảnh trường mầm non
- Biểu diễn văn nghệ - bình bầu bé ngoan.
 Kế hoạch ngày:
Thứ 2 ngày 06 tháng 09 năm 2021
 I. Đón trẻ - Chơi - Thể dục sáng:
 II. Học: 
	 Trò chuyện về trường mầm non
 1. Mục đích - Yêu cầu:
 1.1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn cùng lớp.
 - Biết 1 một số hoạt động trong lớp.
 1.2. Kĩ năng:
- Rèn các thói quen vệ sinh, văn minh giữ trường lớp sạch sẽ.
 1.3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp mầm non, yêu quý cô giáo và các bạn. 
 2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về về cô giáo về lớp học.
- Bút màu,tranh ảnh cho trẻ chơi trò chơi.
- Ti vi, tranh ảnh về lớp học của bé: + Tranh 1: Cô giáo và các bạn
 + Tranh 2: Giờ chơi của bé
 + Tranh 3: Giờ ăn của bé
- Một số bài hát về chủ đề
 3. Tổ chức hoạt động:
*HĐ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài hát “Cô và mẹ”.
- Cô hỏi trẻ các con vừa hát bài gì? 
- Cô đàm thoại với trẻ:
- Bài hát nói với các con điều gì nào?
- Bài hát nhắc đến ai?
=>Cô khái quát lại:
* HĐ 2. Nội dung:
+ Quan sát tranh cô giáo và các bạn:
- Cô giáo có bức tranh gì đây?
- Cô giáo làm những công việc gì? Các bạn học sinh làm gì?
- Cho trẻ trò chuyện làm quen với các bạn trong lớp.
- Con tên là gì?(Cho trẻ giới thiệu tên mình)
- Bạn bên cạnh con tên là gì? 
- Ở lớp con hay chơi với bạn nào nhất?
=> Cô khái quát lại
+ Quan sát tranh giờ chơi của trẻ:
- Cô giáo có bức tranh gì đây? 
- Trong tranh các bạn nhỏ đang làm gì? 
- Bạn nào giỏi cho cô biết khi chơi chúng mình cần chú ý điều gì?
=> Cô khái quát và giáo dục: Khi chơi chúng mình cần nhẹ nhàng, biết nhường bạn, cất đồ chơi đúng nơi quy định.
+ Quan sát tranh giờ ngủ của trẻ:
- Cô có bức tranh gì đây? Các bạn nhỏ đang làm gì?
- Sau giờ học, giờ chơi, thì các bạn nhỏ hay cũng như chúng mình cần phải nghỉ ngơi cho cơ thể khỏe mạnh. Đây là bức tranh các bạn nhỏ trong trường mầm non đang ngủ trưa.
- Chúng mình thấy các bạn ngủ có ngoan không?
- Chúng mình đã làm được như các bạn ấy chưa?
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ khi ngủ phải nằm ngoan, tay để lên bụng, duỗi thẳng chân, hai mắt nhắm và không nói chuyện mất trật tự khi ngủ
* HĐ 3. Trò chơi: "Thi xem ai nhanh"
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội:
+ Đội 1: tô màu tranh số 1, Tranh chùm bóng bóng bay
+ Đội 2: tô màu tranh số 2, Những bông hoa
- Luật chơi: Lần lượt từng bạn trong tổ lên chơi, tô đúng tranh của đội mình, mỗi bạn chỉ được tô một bông hoa hoặc một quả bóng bay, khi bản nhạc kết thúc, đội tô được nhiều sẽ là đội chiến thắng
- Cô cho trẻ chơi 2-3
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ hướng trẻ ra chơi
 III. Chơi hoạt động ở các góc:
- Góc phân vai: Chơi đóng vai cô giáo, bán hàng
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non.
- Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non
 IV. Chơi ngoài trời: 
QSCCĐ: Quan sát đu quay
TCVĐ: Trời nắng trời mưa
Chơi tự do: Với xích du
 V. Ăn bữa chính – Ngủ trưa – Ăn bữa phụ
 VI. Chơi hoạt động theo ý thích:
Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách phòng dịch Covid- 19
 * Tiến hành:
- Cô cho trẻ ổn định chỗ ngồi. Hướng trẻ vào bài
- Cô hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang: 
- Deo khẩu trang mặt xanh ra ngoài và mặt trắng vào trog. Khẩu trang phải che kín cả mũi và miệng
- Khi đeo khẩu trang thì cầm quai đeo vào, tuyệt đối không chạm vào mặt trong của khẩu trang.
- Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần quai đeo để tháo. 
- Bỏ khẩu trang vào thùng giác và rửa tay sạch sẽ.
- Cô cho trẻ lần lượt thực hiện
=> Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
 * Nếu gương - Cắm cờ
 VII. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
 VIII. Đánh giá cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************************
Thứ 3 ngày 07 tháng 09 năm 2021
 I. Đón trẻ - Chơi - Thể dục sáng:
 II. Học: 
Đi trong đường hẹp
 1. Mục đích - Yêu cầu: 
 1.1. Nhận thức: 
- Trẻ biết đi theo đường hẹp không chạm vạch.
- Trẻ biết đi theo đường hẹp, không giẫm vạch, không cúi đầu, mắt nhìn thẳng phía trước, chân bước đều không lê chân.
 1.2. Kỹ năng: 
- Phát triển thể lực cho trẻ, trẻ nhanh nhẹn khéo léo
- Trẻ thích luyện tập thể dục, hứng thú học tập và chơi trò chơi
 1. 3. Thái độ:
- Trẻ chú ý lắng nghe và thực hiện theo hiệu lệnh của cô
 2. Chuẩn bị: 
- Đường hẹp 2 đường
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng
 3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ 1. Trò truyện gây hứng thú:
 - Cô trò chuyện với trẻ về tết trung thu
- Cô giáo dục trẻ
* HĐ 2. Nội dung:
+ Khởi động:
- Cô cho trẻ đi theo vòng tròn vừa đi vừa hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” đi các kiểu (trẻ đi theo yêu cầu của cô)
+ Trọng động:
- Bài tập phát triển chung: 
+ ĐT tay: Tay đưa ngang lên cao
+ ĐT chân: Đứng lên ngồi xuống liên tục
+ ĐT bụng - lườn: Tay chống hông xoay người hai bên
+ ĐT bật nhảy: Bật tại chỗ
- VĐCB: “Đi trong đường hẹp” 
- Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc đối diện nhau cách nhau 3m ở giữa có 2 đường hẹp. Cô giới thiệu tên bài tập
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát:
+ Lần 1: Không giải thích 
+ Lần 2: Vừa tập vừa phân tích động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh xuất phát cô bắt đầu đi mắt nhìn về phía trước 2 tay vung tự nhiên, đi không giẫm vạch, không cúi đầu. Đi hết đoạn đường cô đi nhẹ về cuối hàng.
+ Lần 3: Cho lần lượt 2 trẻ lên tập cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên giúp đỡ trẻ kém, nhắc trẻ đi đứng thẳng người không cúi đầu, không giẫm lên vạch.
- Hỏi trẻ tên bài tập
- Cho trẻ tập lần lượt tổ 1 đến tổ 2
* Trò chơi vận động: “Chuyền bóng”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ nghe
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* HĐ 3. Hồi tĩnh:
- Trẻ đi nhẹ nhàng va chuyển sang hoạt động khác
 III. Chơi hoạt động ở các góc:
- Góc phân vai: Chơi đóng vai cô giáo, bán hàng
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non.
- Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non.
- Góc học tập:. Xem tranh ảnh về trường mầm non
 IV. Chơi ngoài trời: 
QSCCĐ: Quan sát đồ chơi trên sân trường
TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
Chơi tự do: Chơi với nhà đa năng
 V. Ăn bữa chính – Ngủ trưa – Ăn bữa phụ
 VI. Chơi hoạt động theo ý thích:
Hát các bài hát trong chủ đề
 * Tiến hành:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. 
- Cô hỏi và gợi ý về các bài hát đã học. 
- Cô cho trẻ đọc lại bài thơ: Bé tới lớp
+ Hỏi tên bài hát
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
=> Cô giáo dục:
- Cô nhận xét và động viên trẻ
 * Nếu gương - Cắm cờ
 VII. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
 VIII. Đánh giá cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Thứ 4 ngày 08 tháng 09 năm 2021
 I. Đón trẻ - Chơi - Thể dục sáng:
 II. Học:
Làm quen đối tượng trong phạm vi 1
 1. Mục đích - Yêu cầu:
 1.1. Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết và phân biệt được 1 
 1.1. Kỹ năng: 
- Dạy trẻ kỹ năng đếm
- Kỹ năng so sánh
 1.3. Giáo dục: 
- Giáo dục ý thức nề nếp trong giờ học. Giáo dục trẻ yêu quí bạn bè
 2. Chuẩn bị: 
- Đồ dùng, đồ chơi có số lượng 1
- Đồ chơi đặt xung quanh lớp. Thẻ số 1
 3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ 1: trò chuyện với trẻ về lớp học 
- Các con học lớp mấy tuổi? Lớp mình là lớp 3 tuổi gì?
- Ngoài lớp 3 tuổi ra chúng mình còn có lớp nào nữa?
- Các anh chị học lớp mấy tuổi?
- Cô giới thiệu cho trẻ biết lớp 4 tuổi, 5 tuổi 
* HĐ 2: Làm quen các đối tượng trong phạm vi 1:
- Cô cho trẻ quan sát quả bóng. Cô hỏi trẻ quả bóng màu gì?
- Các con xem có mấy quả bóng? (hỏi 3-4 trẻ)
- Cô cho trẻ đếm quả bóng. Mắt tinh của chúng mình đâu?
- Các con nhìn xem cô có gì đây?
- Các con nhìn xem cô có mấy cái bút chì đây? Cô cho trẻ đếm.
- Cô cho trẻ xem có bao nhiêu cái thìa. Hỏi trẻ và cho trẻ đếm.
=> Giáo dục trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy nhau, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
* HĐ 3: Chơi trò chơi: “Chim bay”
- Kết thúc cô khen nghợi trẻ và chuyển sang hoạt động khác.
 III. Chơi hoạt động ở các góc:
- Góc phân vai: Chơi đóng vai cô giáo, bán hàng
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non.
- Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non.
- Góc học tập:. Xem tranh ảnh về trường mầm non
 IV. Chơi ngoài trời: 
QSCCĐ: Quan sát nhà đa năng
TCVĐ: Kéo co
Chơi tự do: Với xích đu, cầu trượt
 V. Ăn bữa chính – Ngủ trưa – Ăn bữa phụ
 VI. Chơi hoạt động theo ý thích:
Làm quen bài thơ: Bé tới trường
 * Tiến hành:
- Cô cho trẻ hát bài trường chúng cháu là trường mầm non
-Chúng mình vừa hát bài hát gì? Các bạn có thích tới trường không?
- Cô có một bài thơ rất hay đó là bài thơ Bé tới trường chúng mình cùng cô học thuộc bài thơ này nhé!
- Cô đọc mẫu
- Đàm thoại về nội dung bài thơ. Cho trẻ đọc theo cô
=> Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dươg trẻ
 * Nếu gương - Cắm cờ
 VII. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
 VIII. Đánh giá cuối ngày:
..........................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 09 tháng 09 năm 2021
 I. Đón trẻ - Chơi - Thể dục sáng:
 II. Học:
Bé tới trường
 1. Mục đích - Yêu cầu:
 1.1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ.
 1.2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, khả năng ghi nhớ và quan sát.
- Biết cách chơi các trò chơi
 1.3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp, cô giáo và bạn bè
 2. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử. Nhạc bài hát “Vui đến trường”
 3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ 1. Gây hứng thú:
- Cô và trẻ cùng vận động hát bài: “Vui đến trường”.
- Buổi sáng thức dạy các con thường làm gì? (vệ sinh cá nhân, đánh răng rửa mặt, mặc quàn áo, ăn sáng...)
- Hàng ngày các con dạy sớm đánh răng rửa mặt, ăn sáng...muốn cho cơ thể khỏe mạnh thì các con phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ các con nhớ chưa nào?
*HĐ 2. Đọc thơ: “Bé tới trường”
+ Cô giới thiệu vào bài.
 * Cô đọc diễn cảm lần 1:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
- Bài thơ “Bé tới trường” của nhà thơ nào?
* Cô đọc diễn cảm lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh.
* Đàm thoại trẻ hiểu nội dung bài thơ
+ Tiếng chim hót vào thời điểm nào?
+ Tác giả miêu tả cảnh sáng sớm như thế nào? Con đường trong bài thơ như thể nào?
+ Tâm trạng của em bé như thế nào qua khổ thơ cô vừa đọc?
+ Tâm trạng của các con thì sao? Vì sao các con vui?
* Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ:
- Cô mời cả lớp đọc 2 lần 
- Mời tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân trẻ đọc.
- Động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài thơ
- Hôm nay cô dạy các con bài thơ gì? Cho cả lớp đọc lại 1 lần
*HĐ 3. Chơi trò chơi “Hội thi thơ”.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi 
- Cô cho trẻ chơi. Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
* Kết thúc:
- Hội thi đến đây là kết thúc rồi, cô mở nhạc cho trẻ vận động
 III. Chơi hoạt động ở các góc:
- Góc phân vai: Chơi đóng vai cô giáo, bán hàng
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non.
- Góc tạo hình: Tô màu trường mầm non.
- Góc học tập:. Xem tranh ảnh về trường mầm non
 IV. Chơi ngoài trời: 
QSCCĐ: Quan sát quang cảnh trường mầm non
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
Chơi tự do: Với phấn
 V. Ăn bữa chính – Ngủ trưa – Ăn bữa phụ
 VI. Chơi hoạt động theo ý thích:
Xem tranh, ảnh trường mầm non
 *Tiến hành:
- Cho trẻ xem tranh trường mầm non
- Cô có món quà gì giành cho các bạn? Có những gì trong tranh?
- Trường chúng mình đâng học có tên là gì?
- Lớp chúng mình là lớp mấy tuổi? Tên cô giáo?...
- Cho trẻ hát bài hát trường cháu đây là trường mầm non
* Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
 * Nếu gương - Cắm cờ
 VII. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
 VIII. Đánh giá cuối ngày:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Thứ 6 ngày 10 tháng 09 năm 2021
 I. Đón trẻ - Chơi - Thể dục sáng:
 II. Học:
Dạy hát: Trường cháu đây là trường mầm non
 Mục đích - Yêu cầu:
 1.1. Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài hát, hát được cùng cô cả bài, phát âm chính xác và hát rõ lời theo cô.
 1.2. Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng nhạc, đúng giai điệu bài hát
 1.3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ngoan khi đến trường học, hòa đồng với các bạn
 2. Chuẩn bị:
- Xắc xô, thanh gõ
- Máy tính, ti vi.
- Nhạc bài hát: “Trường cháu đây là rường mầm non”
 3. Tổ chứ hoạt động:
* HĐ 1: Ổn định gây hứng thú:
- Cho trẻ đọc bài thơ: Bé tới trường
- Hỏi trẻ: Cháu vừa đọc bài thơ gì? Các bạn trong bài thơ đi đâu? 
- Cháu có thích đi học không? 
- Đi học có vui không?
- Cô giới thiệu bài h

File đính kèm:

  • docchu de truong MN_13157237.doc
Giáo Án Liên Quan