Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chuyên đề lồng ghép: Giáo dục lễ giáo, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, kỹ năng sống, lấy trẻ làm trung tâm

 I. MỤC TIÊU

 1. Lĩnh vực phát triển thể chất

- Trẻ kiểm soát được vận động: Chạy chậm 60 - 80m; Bò dích dắc qua 5 điểm; Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn; Chạy thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn.

- Thể hiện nhanh, khéo léo khi thực hiện vận động, giữ được thăng bằng khi thực hiện vận động. Luyện cho trẻ một số kỹ năng khéo léo và nhịp nhàng khi thực hiện các vận động.

- Trẻ không đùa giỡn và chen nhau khi thực hiện các bài tập vận động. Thực hiện các vận động thể chất nghiêm túc theo cô, có ý thức rèn luyện sức khỏe. Hứng thú tham gia các hoạt động.

* Dinh dưỡng: Trẻ biết ăn nhiều thức ăn có dinh dưỡng giúp cho sức khỏe có nhiều tố chất và phát triển cân đối hài hòa. Biết phòng tránh nơi nguy hiểm.

 

doc109 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chuyên đề lồng ghép: Giáo dục lễ giáo, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, kỹ năng sống, lấy trẻ làm trung tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Chuyên đề lồng ghép: Giáo dục lễ giáo, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, kỹ năng sống, lấy trẻ làm trung tâm.
Thời gian thực hiện: 4 tuần
Từ ngày 07/11/2016 đến ngày 02/12/2016.
 I. MỤC TIÊU	
 1. Lĩnh vực phát triển thể chất
- Trẻ kiểm soát được vận động: Chạy chậm 60 - 80m; Bò dích dắc qua 5 điểm; Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn; Chạy thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn.
- Thể hiện nhanh, khéo léo khi thực hiện vận động, giữ được thăng bằng khi thực hiện vận động. Luyện cho trẻ một số kỹ năng khéo léo và nhịp nhàng khi thực hiện các vận động.
- Trẻ không đùa giỡn và chen nhau khi thực hiện các bài tập vận động. Thực hiện các vận động thể chất nghiêm túc theo cô, có ý thức rèn luyện sức khỏe. Hứng thú tham gia các hoạt động.
* Dinh dưỡng: Trẻ biết ăn nhiều thức ăn có dinh dưỡng giúp cho sức khỏe có nhiều tố chất và phát triển cân đối hài hòa. Biết phòng tránh nơi nguy hiểm.
 2. Lĩnh vực phát triển nhận thức (KPXH).
- Trẻ biết yêu gia đình mình; Trò chuyện về ngày 20/11; Trò chuyện về những người thân của bé; Sử dụng đồ dùng gia đình an toàn.
 - Trẻ biết chọn như thế nào; Xác định vị trí trong không gian; Đếm đến 5, nhận biết chữ số 5; Các đồ vật có hình dạng như thế nào?
- Trẻ phân biệt sự giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác 
qua họ, tên, giới tính, tuổi, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài, có kỹ năng phân biệt gia đình đông con, gia đình ít con. Đếm số lượng người trong gia đình. Có một số kỹ năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phát triển tư duy, ngôn ngữ. Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động. Cháu yêu quí những người thân trong gia đình, cách cư xử với các thành viên trong gia đình: Lễ phép tôn trọng, quan tâm giúp đỡ chia sẽ khi cần thiết. Cháu yêu quí giữ gìn đồ dùng trong gia đình, giữ gìn cẩn thận, sắp xếp ngăn nắp gọn gàng.
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
- Trẻ hiểu nội dung truyện, đọc diễn cảm các bài thơ: Truyện “tích chu”; Thơ “mẹ và cô”; Truyện “Vẽ chân dung mẹ”; Thơ “Bác chổi chà”.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ: U; Ư; I; T, nhận biết chữ in thường, viết thường, và viết hoa. Rèn cho trẻ nhận biết chữ trong từ, và mạnh dạn trả lời câu hỏi qua bài thơ, câu chuyện. Rèn kỹ năng đọc thơ, phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
 - Trẻ thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ. Trẻ thể hiện hành vi văn minh khi tham gia giao thông và biết cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp trong tham gia giao thông, biết giữ gìn sách vỡ, bảo vệ sách vỡ.
 4. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Trẻ hát, vận động nhịp nhàng và được nghe hát, thực hiện được trò chơi âm nhạc và các bài hát về gia đình. Trẻ phối hợp được các kỹ năng vẽ, tô màu, dán để tạo ra các sản phẩm: Vẽ ngôi nhà của bé; Dán hoa hoa tặng cô 20 - 11; Vẽ mẹ của bé (Vẽ cả người); Vẽ đồ dùng trong gia đình mà bé thích. Rèn các kỹ năng như: Cầm bút tô màu, vẽ, tô màu để hoàn thành sản phẩm của mình.
	- Rèn kỹ năng hát, múa, phát triển tai nghe một số bài hát về chủ đề gia đình.
- Trẻ hứng thú hát, vận động, nghe hát, tham gia trò chơi tích cực. Kiên trì hoàn thành sản phẩm tạo hình, trân trọng sản phẩm của mình và bạn.
 5. Lĩnh vực phát triển tình cảm - xã hội
- Trẻ thực hiện được một số qui định ở lớp: Sau khi chơi biết cất đồ chơi vào nơi quy định. Biết trao đổi thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung: Chơi, trực nhật,
- Trẻ biết thể hiện nhu cầu mong muốn của mình, biết lắng nghe, biết hỏi và trả lời được các câu hỏi về gia đình mình.
- Có thái độ kính trọng những người lớn trong trường, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong trường, cất giữ đồ dùng đồ chơi sau khi chơi gọn gàng ngăn nắp, sau khi chơi rửa tay sạch sẽ, không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt. Biết tránh xa những nơi không an toàn, yêu quý thiên nhiên, thích chăm sóc cây xanh. Bỏ rác đúng nơi qui định.
II. MẠNG NỘI DUNG
Bé yêu cô giáo
- Trẻ thực hiện vận động: Bò dích dắc qua 5 điểm.
- Khám phá xã hội: Trò chuyện về ngày 20/11; Xác định vị trí trong không gian.
- Thơ “mẹ và cô”. Trẻ nhận biết cái ư.
- Trẻ vận động theo nhạc, nghe hát và chơi trò chơi âm nhạc. Dán hoa hoa tặng cô 20- 11.
- Trẻ không đùa giỡn mạnh tay và đánh bạn khi chơi cùng bạn phòng tránh té ngã.
Tổ ấm gia đình
- Trẻ thực hiện vận động: Chạy chậm 60 - 80m.
- Khám phá xã hội: Bé yêu gia đình mình; Bé chọn như thế nào.
- Trẻ hiểu nội dung truyện “tích chu”; Nhận biết chữ u.
- Trẻ hát được theo cô, chú ý nghe hát và chơi được trò chơi âm nhạc. Vẽ ngôi nhà của bé.
 - Thể hiện vai chơi ở mỗi góc, chơi xong cất dọn đồ chơi gọn gàng.
GIA ĐÌNH 
Đồ dùng trong gia đình
- Trẻ thực hiện vận động: Chạy thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn.
- Khám phá xã hội: Sử dụng đồ dùng gia đình an toàn; Các đồ vật có hình dạng như thế nào?
- Trẻ hiểu nội dung thơ “Bác chổi chà”. Nhận biết chữ t.
- Trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ. Vẽ đồ dùng trong gia đình mà bé thích
- Trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường, có ý thức tránh những nơi không an toàn.
Những người thân của bé
 - Trẻ thực hiện vận động: Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn.
- Khám phá xã hội: Trò chuyện về những người thân của bé; Đếm đến 5, nhận biết chữ số 5.
- Trẻ hiểu nội dung truyện “vẽ chân dung mẹ”; Nhận biết chữ i.
- Trẻ nghe hát “đường và chân”, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc; Vẽ mẹ của bé (Vẽ cả người)
- Trẻ biết tự bảo vệ mình và tránh những nơi nguy hiểm. 
Phát triển thể chất
* Thể dục:
- Chạy chậm 60 - 80m.
- Bò dích dắc qua 5 điểm
- Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn.
- Chạy thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn.
* Dinh dưỡng:
- Nói được tên 1 số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản: Rau có thể luộc, nấu canh, thịt có thể kho...
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển nhận thức
* KHXH
- Bé yêu gia đình mình
- Trò chuyện về ngày 20/11
- Trò chuyện về những người thân của bé.
- Sử dụng đồ dùng gia đình an toàn.
* TOÁN
- Bé chọn như thế nào?
- Xác định vị trí trong không gian.
- Đếm đến 5, nhận biết chữ số 5.
- Các đồ vật có hình dạng như thế nào?
Phát triển ngôn ngữ
* Văn học
- Truyện “tích chu”.
- Thơ “mẹ và cô”.
- Truyện “vẽ chân dung mẹ”.
- Thơ “Bác chổi chà”.
* Chữ cái
- Nhận biết chữ u.
- Nhận biết chữ ư.
- Nhận biết chữ i.
- Nhận biết chữ t.
GIA ĐÌNH
Phát triển tình cảm – xã hội
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé; Xây sân khấu; Lắp ghép ngôi nhà; Xây nhà.
- Góc phân vai: Gia đình; Cô giáo; Nấu ăn; Bán hàng.
- Góc học tập: Xem sách truyện liên quan chủ đề; Xem một số hình ảnh về ngày 20 – 11; Chọn; Lựa tranh lô tô đồ dùng trong gia đình; Xem tranh ảnh về một số đồ dùng trong gia đình.
- Góc nghệ thuật: Cắt, vẽ, nặn, xé dán tranh ảnh về chủ đề; Làm thiệp chúc tết 20 - 11; Tô vẽ, cắt dán, xếp hình ngôi nhà; Tô vẽ, nặn, cắt dán đồ dùng trong gia đình.
- Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Cho trẻ tưới cây, lau lá cây.
- Góc dân gian – góc văn hóa địa phương: Đánh đũa; Giới thiệu một số hoạt động ngày nhà giáo Việt Nam; Giới thiệu hành vi ứng xử có văn hóa giữa các thành viên trong gia đình; Bún thun.
Phát triển thẩm mỹ
* Âm nhạc
- Dạy hát: Cả nhà thương nhau.
+ Nghe hát: Tía má em
+ TCAN: Gia đình số 1.
- VĐTN: Cô giáo.
+ NH: Bông hồng tặng cô
+ TCAN: Hái hoa dân chủ
- NH: Đường và chân
+ VĐTN: Cái mũi
+ TCAN: Đô rê mi.
- Biểu diễn văn nghệ.
* Tạo hình
- Vẽ ngôi nhà của bé
- Dán hoa hoa tặng cô 20- 11.
- Vẽ mẹ của bé (Vẽ cả người)
- Vẽ đồ dùng trong gia đình mà bé thích
KẾ HOẠCH TUẦN 1
Chủ đề nhánh 1: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
Thực hiện từ ngày 07/11/ 2016 – 11/11/2016
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong ngày nghỉ cuối tuần.
- Trao đổi với phụ huynh về chủ đề gia đình
Điểm danh.
TDS
* Gọi tên các cháu có mặt và ghi các cháu vắng mặt vào sổ nhóm lớp.
THỂ DỤC SÁNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Khởi động: Tập hợp cháu thành 3 hàng dọc, chuyển thành vòng tròn, thực hiện các kiểu đi: mũi, gót, mép bàn chân, kết hợp đi thường, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang.
* Trong động:
+ Hô hấp: Gà gáy.
CB: đứng tự nhiên, hai tay khum trước miệng.
TH: Khi có hiệu lệnh thì giả làm giọng gà gáy và háy ò ó o.
+ Tay: Đánh xoay tròn 2 cánh tay.
CB: Đứng thẳng, 2tay để trước ngực.
N1, N2: 2 cánh tay xoay tròn vào nhau.
N3: Đưa 2 tay lên cao
N4: Đứng thẳng, tay xuôi theo người.
+ Bụng: Nghiêng người sang bên.
CB: Đứng thẳng, 2 tay xuôi.
N1; Đứng thẳng, 2 tay gập giơ cao, bàn tay chạm vai.
N2: Nghiên người sang phải
N3: Nghiên người sang trái.
N4 về TTCB.
+ Chân: Đưa chân ra các phía.
CB: Đứng thẳng, 2 tay chống hông.
N1: Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước.
N2: Đưa chân về phía sau.
N3: Đưa chân sang ngang.
N4: Đưa chân về vị trí ban đầu.
+ Bật: Tiến về trước.
CB: Đứng tự nhiên, 2 tay chống hông.
TH: Bật khép chân liên tục về phía trước 4 nhịp, sau đó quay sau bật về chỗ cũ 4 nhịp.
* Hồi tỉnh: Cho trẻ đi tự nhiên vun tay hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG HỌC
* PTTC
- Chạy chậm 60 - 80m.
- Dinh dưỡng: Biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.
* KPXH: 
- Bé yêu gia đình mình.
* PTNN:
- Nhận biết chữ u.
* PTNT:
- Bé chọn như thế nào.
* PTTM:
- Vẽ ngôi nhà của bé.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát, những người thân của bé sống chung một ngôi nhà.
- Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa sẻ.
- Chơi tự do.
- Vệ sinh lao động.
- Trò chơi dân gian: Du de du dích.
- Chơi tự do.
- Tổ chức làm đồ dùng.
- Trò chơi dân gian: Oẳn tù tì.
- Chơi tự do.
- Dạo chơi.
- Trò chơi dân gian: Trốn tìm.
- Chơi tự do.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vòng.
- Trò chơi tĩnh: Ai kể nhanh.
- Chơi tự do.
HOẠT
ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà bé.
- Góc phân vai: Gia đình.
- Góc học tập: Xem sách truyện liên quan chủ đề.
- Góc nghệ thuật: Cắt, vẽ, nặn, xé dán tranh ảnh về chủ đề. 
- Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Cho trẻ tưới cây, lau lá cây.
- Góc dân gian: Đánh đũa.
I. MỤC TIÊU
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi. Quá trình chơi thể hiện được mối quan hệ chơi, giao tiếp giữa các vai chơi, nhóm chơi.
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu, các đồ dùng đồ chơi xây dựng, học tập, dân gianđể thực hiện ý định chơi. Rèn kỹ năng chơi ở từng góc chơi. Trẻ chơi và phản ánh rõ các công việc của người mẹ trong gia đình, công việc của công nhân xây dựng
- Cháu chơi thành thạo và có nhiều sáng tạo trong khi chơi. Hứng thú tham gia, chơi không tranh giành đồ chơi và biết thu dọn sau khi chơi. 
II. CHUẨN BỊ
- Thời gian: 40 – 45 phút.
- Địa điểm: Trong lớp.
- Đồ dùng của cô: 
* Đồ dùng của cô:
 - Đàn, máy nghe nhạc, trống lắc...
* Đồ dùng của trẻ:
- Khối gỗ, một số đồ dùng nấu ăn.
- Dây thun. 
- Một số loại lá cây, giấy vẽ, màu, đất nặn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Trò chuyện thoả thuận chơi
- Cho cả lớp cùng hát bài hát “Niềm vui gia đình”.
- Các bạn ơi cô vừa cho các bạn hát bài hát nói về gì nào?
- Để có một nơi gia đình các con cùng nhau chung sống cùng nhau sinh hoạt cùng nhau cười đùa. Nếu chỉ có 1 ngôi nhà thì nhiều thành viên trong 1 gia đình cùng chung sống thì rất đông và chật hẹpCho nên để có một nơi rộng rãi thoáng mát cho các thành viên trong gia đình tiện lợi trong cuộc sống hôm nay cô cho các con xây ngôi nhà của bé nha.
- Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà bé.
+ Ở góc chơi này các con sẽ xây gì nào?
+ Có rất nhiều ý tưởng nhưng hôm nay cô muốn các con cùng xây dựng ngôi nhà của bé nhé.
+ Muốn xây được ngôi nhà ta cần có gì để xây?
+ Trong ngôi nhà thì có gì?
+ Các con sẽ xây như thế nào?
+ Khi xây sẽ xây gì trước? Xây gì sau?
+ Ngoài ra các con còn xây thêm gì nữa?
+ Xây xong thì làm gì?
- Góc phân vai: Gia đình.
- Ở góc chơi này các con cùng chơi đóng vai các thành viên trong gia đình mình nha!
+ Hằng ngày ở nhà các con thì ai nấu cơm và chăm sóc cho các con?
+ Vậy còn cha làm gì?
+ Bạn nào giỏi kể cho cô nghe công việc của mẹ và cha hằng ngày ở nhà đi?
+ Vậy các con có yêu cha mẹ mình không?
+ Các con có muốn đóng vai cha mẹ không?
+ Vai mẹ thì phải biết thương yêu chăm sóc cho con, vai cha cũng vậy phải biết thương yêu con của mình, còn làm con thì phải biết vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ làm những công việc nhẹ nhàng
- Góc học tập: Xem sách truyện liên quan chủ đề.
+ Khi xem sách các con phải lật sách ra sao?
+ Các con thích xem những loại sách gì?
+ Xem xong thì làm gì? 
+ Giáo dục: Khi xem sách phải đi nhẹ nhàng, không được làm ồn hoặc nói chuyện to, khi lật sách phải lật nhẹ tay, lật từng trang, xem sách xong nhớ cất cẩn thận vào chỗ cũ nha.
- Góc nghệ thuật: Cắt, vẽ, nặn, xé dán tranh ảnh về chủ đề.
+ Ở góc chơi này các con sẽ cùng, xé dán, vẽ, nặn tranh ảnh về các món ăn nhé.
+ Khi xé dán sẽ xé như thế nào? Các con sẽ xé gì trước? Xé xong thì làm gì? Dán như thế nào?
+ Ngoài ra các con còn vẽ tranh gì nào? Khi vẽ tay nào cầm bút, tay nào vịn vở? Khi vẽ xong thì làm gì?
+ Các con thích nặn những gì? Dùng những kỹ năng gì để nặn?
+ Các con sẽ vẽ như thế nào, vẽ ra sao?
- Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát về chủ đề.
+ Ở góc này lớp mình sẽ làm gì các bạn?
+ Cùng nhau hát và giới thiệu với các bạn về bài hát mình hát có tên gì? 
+ Bạn mình hát các bạn còn lại sẽ làm gì?
+ Mình sẽ làm khán giả, sao khi bạn mình hát xong thì mình lên tặng hoa, và vỗ tay.
+ Cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi ở góc này hoa, micro
- Góc thiên nhiên: Các con sẽ chơi trồng hoa, cô đã có sẵn những cây hoa để trong rổ, các con bỏ cát vào trong chậu sau đó mới đặt cây hoa vào. Muốn cho cây được tươi tốt mau ra hoa thì các con phải thường xuyên tưới nước, chăm sóc cho cây thì cây mới nở ra những bông hoa đẹp.
- Góc dân gian: Đánh đũa.
+ Các bạn sẽ cùng nhau chơi với trò chơi “đánh đũa” nhé.
* Trẻ thực hiện: Cho trẻ vào góc chơi, quan sát trẻ chơi. Ở góc phân vai cô chơi cùng trẻ giúp trẻ thể hiện vai chơi.
* Kết thúc.
- Cô nhận xét từng góc chơi.
- Các con ngoan cô sẽ dắt các con đi tham quan công trình xây dựng do mấy chú công nhân xây lên rất đẹp.
- Mời 2 - 3 kỷ sư kể về góc xây dựng của mình, mời 1 - 2 trẻ nhận xét, cô nhận xét tuyên dương.
- Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi, cho trẻ thu dọn đồ chơi. 
VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ - ĂN PHỤ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn luyện vận động “chạy chậm 60 - 80m”.
* PTNN:
- Truyện: “Tích chu”.
- Tăng cường tiếng việt.
- Làm quen với từ: “Ông bà nội, ông bà ngoại”.
* PTTM:
- Dạy hát: Cả nhà thương nhau.
+ Nghe hát: Tía má em
+ TCAN: Gia đình số 1.
- Rèn năng khiếu vẽ nét cơ bản cho cháu.
- Giáo dục kỹ năng sống: Biết kiềm chế cảm xúc.
TRẢ TRẺ
VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
******************************************************
KẾ HOẠCH MỘT NGÀY
THỨ HAI: 07/11/2016
* ĐÓN TRẺ: Trao đổi với phụ huynh về sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở nhà, trẻ biết về chủ đề
* ĐIỂM DANH: Gọi tên ghi trẻ vắng mặt vào sổ.
* THỂ DỤC SÁNG: 
- Hô hấp: Gà gáy
- Tay: Đánh xoay tròn 2 cánh tay.
- Bụng: Nghiêng người sang bên.
- Chân: Đưa chân ra các phía.
- Bật: Tiến về trước.
Chủ đề nhánh 1: TỔ ẤM GIA ĐÌNH.
Lĩnh vực: phát triển thể chất.
HOẠT ĐỘNG HỌC: CHẠY CHẬM 60 – 80M.
 I. Mục tiêu: 
 - Trẻ thể hiện nhanh, mạnh khéo trong thực hiện bài tập vận động chạy chậm 60 – 80m.
 - Luyện cho trẻ một số kỹ năng khéo léo và sức bền cho trẻ.
 - Trẻ không đùa giỡn và chen nhau khi thực hiện các bài tập vận động. Thực hiện các vận động thể chất nghiêm túc theo cô, có ý thức rèn luyện sức khỏe. Giáo dục lễ giáo, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, kỹ năng sống, lấy trẻ làm trung tâm: Vừa qua cô thấy các bạn lớp mình vừa hoàn thành rất xuất sắc phần thi của mình, vậy các con hàng ngày nên thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể luôn mạnh khỏe, và các con nhớ là nếu có dịp được tham gia thể dục do trường tổ chức các con không nên đến những nơi nguy hiểm như ao hồ,để chơi nhé.
II. Chuẩn bị
	* Đồ dùng của cô:
 - Máy nghe nhạc, trống lắc
 - Ghế thể dục.
 * Đồ dùng của trẻ: Nơ
 * Địa điểm: Sân trường
 * Thời gian: 25 - 30 phút.
 III. Tổ chức thực hiện
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
2
3
* Hoạt động 1:
Bé đi vòng tròn cùng cô
* Hoạt động 2:
Dáng đi của bé
* Hoạt động 3:
Kết thúc
- Các bạn ơi hôm nay ở trường ta có tổ chức một cuộc thi “gia đình khỏe mạnh”, các bạn có muốn tham gia không? Vậy chúng ta cùng khởi động nhé!
- Cho trẻ xếp ba hàng dọc chuyển sang đi vòng tròn xen kẽ các kiểu đi kết hợp bài hát "bé khỏe bé ngoan", chạy (nhanh - chậm), đi thường rồi trở về ba hàng dọc chuyển hàng ngang (trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô kết hợp bài hát).
* Bé cùng thực hiện bài thể dục:
- Tay: Đánh xoay tròn 2 cánh tay (4l x 4)
CB: Đứng thẳng, 2 tay để trước ngực.
N1, N2: 2 cánh tay xoay tròn vào nhau.
N3: Đưa 2 tay lên cao
N4: Đứng thẳng, tay xuôi theo người.
+ Bụng: Nghiêng người sang bên (4l x 4)
CB: Đứng thẳng, 2 tay xuôi.
N1; Đứng thẳng, 2 tay gập giơ cao, bàn tay chạm vai.
N2: Nghiên người sang phải
N3: Nghiên người sang trái.
N4 về TTCB.
- Chân: Đưa chân ra các phía (5l x 4)
CB: Đứng thẳng, 2 tay chống hông.
N1: Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước.
N2: Đưa chân về phía sau.
N3: Đưa chân sang ngang.
N4: Đưa chân về vị trí ban đầu.
- Bật: Tiến về trước (4l x 4)
CB: Đứng tự nhiên, 2 tay chống hông.
TH: Bật khép chân liên tục về phía trước 4 nhịp, sau đó quay sau bật về chỗ cũ 4 nhịp.
* Bé giỏi không nè:
- Các bạn ơi! Để đi đến với hội thi thì chúng ta cùng tham gia cuộc thi nhỏ là “chạy chậm 60 – 80m” nếu bạn nào thực hiện tốt sẽ được chọn đi thi "gia đình khỏe mạnh", các bạn cùng chú ý nha!
+ Cô mời vài trẻ lên thực hiện (nếu trẻ thực hiện tốt cô có thể gợi hỏi để trẻ nói được cách đi).
+ Nếu đa số trẻ thực hiện chưa được, cô thực hiện kết hợp giải thích:
+ TTCB: Đứng trước vạch xuất phát.
+ Thực hiện: Cô sẽ đứng trước vạch xuất phát khi nghe hiệu lệnh chạy thì cô sẽ chạy chậm về phía trước khoảng 60 – 80m (chân nọ, tay kia) mắt nhìn thẳng phía trước.
- Nào xin mời chúng ta thực hiện nhé.
- Cô tổ chức cho lớp thực hiện mỗi lần 2 trẻ (mỗi trẻ thực hiện 2 - 3 lần).
- Cô chú ý sửa sai kịp thời cho cháu.
- Mời trẻ thực hiện đẹp thực hiện cho cả lớp cùng xem.
* Bé cùng thi đua:
- Cô thấy lớp mình đều thực hiện vận động rất tốt, giờ cô tổ chức cho các con cùng nhau chơi trò chơi: Chuyền bóng.
+ Luật chơi: Đội nào chuyền được nhiều bóng sẽ được cô khen.
+ Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 3 đội, bạn đầu hàng của mỗi đội sẽ chạy lên lấy 1 quả bóng sau đó chạy về hàng chuyền bóng cho bạn kế bên đến khi nào chuyền về cho bạn cuối hàng sẽ để quả bóng vào trong rỗ và chạy lên lấy bóng sau đó chạy về đứng đầu hàng tiếp tục chuyền bóng. Trò chơi sẽ diễn ra đế khi kết thúc 1 bài hát.
+ Trẻ thực hiện: Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô chú ý quan sát trẻ thực hiện.
* Giáo dục: Vừa qua cô thấy các bạn lớp mình vừa hoàn thành rất xuất sắc phần thi của mình, vậy các con hàng ngày nên thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể luôn mạnh khỏe, và các con nhớ là nếu có dịp được tham gia thể dục do trường tổ chức các con không nên đến những nơi nguy hiểm như ao hồ,để chơi nhé.
- Cô mở nhạc về chủ đề cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát, những người thân của bé sống chung một ngôi nhà.
- Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa sẻ.
- Chơi tự do.
* Tổ chức hoạt động
 	* Hoạt động 1: Bé vui hát
	 - Cô và trẻ cùng nhau hát bài: “tổ ấm gia đình”
	 - Dẫn dắt từ bài hát giới thiệu vào đề tài quan sát.
 - Hôm nay cô và các con cùng quan sát, trò chuyện về những người thân của bé sống chung một ngôi nhà.
 * Hoạt động 2: Quan sát, những người thân của bé sống chung một ngôi nhà.
- Các con có yêu thích những người sống trong ngôi nhà của mình không? Tại sao?
- Các con có biết cách xưng hô về những thành viên có trong gia đình mình chưa?
- Hôm nay, để tìm hiểu rỏ hơn về điều đó cô và các con sẽ cùng trò chuyện về những người thân có trong gia đình mình nhe!
- Bạn nào giỏi kể xem trong gia đình mình có những ai? Mình xưng hô tên gọi những người đó như thế

File đính kèm:

  • docGiao an chu de gia dinh_12880463.doc