Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Nhận biết: "Dài hơn-ngắn hơn" - Bùi Thị Thanh

I. Mục đích – yêu cầu

 1. Kiến thức

 - Trẻ nhận biết được màu sắc của đồ vật.

 - Nhận biết sự khác nhau rõ nét về chiều dài của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ: Dài hơn – ngắn hơn.

 2. Kỹ năng

 - Phát triển khả năng tư duy, phán đoán, kỹ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng.

 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Trả lời các câu hỏi trọn câu đủ ý.

 3. Thái độ

 - Trẻ hứng thú học bài.

 - Đoàn kết với bạn khi chơi.

 II. Chuẩn bị

 1. Đồ dùng của cô:

- 2 sợi dây lụa màu xanh (ngắn) và màu đỏ (dài), 2 cây bút, 2 chiếc lược có độ dài, ngắn khác nhau.

- 2 hộp quà giống nhau.

 - 1 số đồ dùng đồ chơi có độ dài ngắn khác nhau ở trong lớp.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Các sợi dây màu xanh (ngắn), đỏ (dài) cho trẻ chơi trò chơi.

 

docx3 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Nhận biết: "Dài hơn-ngắn hơn" - Bùi Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: NB: Dài hơn- ngắn hơn
Độ tuổi: 24-36 tháng
Thời gian: 18 -20 phút
Giáo viên: Bùi Thị Thanh
I. Mục đích – yêu cầu
    	1. Kiến thức
     	- Trẻ nhận biết được màu sắc của đồ vật. 
	- Nhận biết sự khác nhau rõ nét về chiều dài của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ: Dài hơn – ngắn hơn.
     	2. Kỹ năng
     	- Phát triển khả năng tư duy, phán đoán, kỹ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng.
	- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Trả lời các câu hỏi trọn câu đủ ý.
    	3. Thái độ
	- Trẻ hứng thú học bài.
	- Đoàn kết với bạn khi chơi.
	II. Chuẩn bị
    	1. Đồ dùng của cô: 
- 2 sợi dây lụa màu xanh (ngắn) và màu đỏ (dài), 2 cây bút, 2 chiếc lược có độ dài, ngắn khác nhau.
- 2 hộp quà giống nhau.
	- 1 số đồ dùng đồ chơi có độ dài ngắn khác nhau ở trong lớp.
2. Đồ dùng của trẻ: 
- Các sợi dây màu xanh (ngắn), đỏ (dài) cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
1. Ổn định, tạo hứng thú
- Cô cùng trẻ hát “Quà 8/3” và trò chuyện về bài hát:
+ Ngày QTPN 8/3 là ngày gì?
- Vậy các con đã chuẩn bị quà gì để tặng cho bà cho mẹ mình chưa?. Cô cũng đã chuẩn bị quà để tặng cho mẹ của cô, cô mời các con cùng xem cô chuẩn bị quà gì nhé!
2. Nội dung
a. Giai đoạn 1: Trẻ trải nghiệm
- Cô đưa ra 2 hộp quà có kích thước bằng nhau và trò chuyện:
Để hộp quà thêm đẹp cô đã chuẩn 2 sợi dây lụa để các con buộc vào hộp quà cho đẹp
+ Con nhìn xem đó là dây màu gì? (1 màu xanh, 1 màu đỏ) 
 - Cô mời 2 bạn lên giúp cô buộc 2 sợi dây vào 2 hộp quà. Trẻ trải nghiệm buộc dây. Nếu trẻ chưa buộc được thì cô giáo hỗ trợ trẻ.
- Trẻ thực hiện buộc dây và phát hiện ra: 1 sợi dây (màu đỏ) buộc được hộp quà, 1 sợi dây (màu xanh) không buộc được hộp quà.
+ Con phát hiện ra điều gì? 
b. Giai đoạn 2: Phân tích trải nghiệm
- Cô cho trẻ nhắc lại:
+ Sợi dây màu đỏ buộc được hộp quà.
+ Sợi dây màu xanh không buộc được hộp quà
(Cô cho cá nhân, trẻ cả lớp nhắc lại)
- Cô đặt câu hỏi để trẻ giải thích theo cách hiểu của trẻ:
+ Dây màu xanh và dây màu đỏ, dây nào con buộc được hộp quà?
+ Vì sao dây màu đỏ buộc được mà dây màu xanh không buộc được?
- Cô đặt 2 sợi dây cạnh nhau. Hỏi trẻ: 
+ Con có nhận xét gì về 2 sợi dây này?
+ Sợi dây nào có phần thừa ra? 
+ Sợi dây nào dài hơn? 
+ Sợi dây nào ngắn hơn?
Cô khuyến khích trẻ suy nghĩ trả lời.
c. Giai đoạn 3: Hình thành biểu tượng
Để viết những câu chúc tốt đẹp cho bà và mẹ trong ngày 8/3 cô cần gì nào? (2 chiếc bút)
- Con có nhận xét gì về 2 cây bút này?
+ Cô cho trẻ chọn và giơ chiếc bút dài hơn/ ngắn hơn.
+ Vì sao con nhận biết được chiếc bút dài hơn/ chiếc bút ngắn hơn? 
- Tương tự với chiếc lược dài hơn/ ngắn hơn. Cô cho trẻ chọn và giơ theo yêu cầu của cô.
- Cô khái quát lại cho trẻ hiểu: Muốn biết vật nào dài hơn/ ngắn hơn, ta đặt sát 1 đầu của 2 vật trùng nhau, vật dài hơn sẽ là vật có phần thừa ra còn lại là vật ngắn hơn.
d. Giai đoạn 4: Thực hành chủ động
* Trò chơi: Buộc dây cổ tay:
Cô tặng cho trẻ mỗi trẻ 2 sợi dây để làm vòng tay. (Yêu cầu hai trẻ ngồi cạnh nhau buộc cho nhau) . Trẻ đưa ra kết luận :
- Vì sao dây xanh không buộc được, mà dây đỏ buộc được ? .
- Như vậy sợi dây xanh như thế nào so với sợi dây đỏ ?
- Cô khuyến khích trẻ mạnh dạn đưa ra nhận xét
* Trò chơi : “Thi ai tinh mắt”.
- Các con hãy nhìn xung quanh lớp có đồ dùng nào cùng loại có độ dài khác nhau chỉ cho cô và các bạn cùng xem nào ?
- Cô động viên, khuyến khích trẻ tìm nhanh, chọn đúng.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, củng cố, cho trẻ thu dọn đồ dùng và ra chơi

- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ quan sát và trả lời theo hiểu biết
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ trả lời theo ý hiểu 
- Cá nhân, cả lớp nhắc lại theo yêu cầu của cô
- Trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý hiểu
- Trẻ nhận xét theo ý hiểu
- Trẻ quan sát và trả lời theo hiểu biết
- Trẻ suy nghĩ trả lời
- Trẻ nhận biết theo yêu cầu của cô
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và chơi theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe và chơi theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe và cất đồ dùng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_de_tai_nhan_biet_dai_hon_ngan_ho.docx
Giáo Án Liên Quan