Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Đề tài Thơ Bé và năm vật báu
1. Đón trẻ và trò chuyện:
2. Thể dục sáng:
3. Hoạt động học:
- Lĩnh vực phát triển: PTNN
- Đề tài : Thơ « Bé và năm vật báu »
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết tên tên bài thơ, hiểu bài thơ nói về năm giác quan rất quan trong với cơ thể con người, qua đó trẻ biết yêu quí, chăm sóc và giữ vệ sinh năm giác quan.
- Trẻ biết cách đọc bài thơ cùng cô, hiểu nghĩa một số từ khó “lanh lẹ” “thính” “ vật báu”.
2/ Kỹ năng:
- Phân biệt hành vi đúng và chưa đúng của việc giữ gìn vệ sinh, chăm sóc các giác quan thông qua trò chơi “ Lựa chọn hành vi đúng và chưa đúng”.
3/ Thái độ:
- Trẻ biết chăm sóc giữ vệ sinh các giác quan và cơ thể.
II/ Chuẩn bị:
1/Chuẩn bị cô:
- Máy tính, file powerpoint bài thơ.
- 3 bộ rranh ảnh cho trò chơi: “ hành vi đúng sai”
Thứ 5 ngày 12 tháng 10 năm 2017 KẾ HOẠCH NGÀY ¯ 1. Đón trẻ và trò chuyện: 2. Thể dục sáng: 3. Hoạt động học: - Lĩnh vực phát triển: PTNN - Đề tài : Thơ « Bé và năm vật báu » I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Trẻ biết tên tên bài thơ, hiểu bài thơ nói về năm giác quan rất quan trong với cơ thể con người, qua đó trẻ biết yêu quí, chăm sóc và giữ vệ sinh năm giác quan. - Trẻ biết cách đọc bài thơ cùng cô, hiểu nghĩa một số từ khó “lanh lẹ” “thính” “ vật báu”. 2/ Kỹ năng: - Phân biệt hành vi đúng và chưa đúng của việc giữ gìn vệ sinh, chăm sóc các giác quan thông qua trò chơi “ Lựa chọn hành vi đúng và chưa đúng”. 3/ Thái độ: - Trẻ biết chăm sóc giữ vệ sinh các giác quan và cơ thể. II/ Chuẩn bị: 1/Chuẩn bị cô: - Máy tính, file powerpoint bài thơ. - 3 bộ rranh ảnh cho trò chơi: “ hành vi đúng sai” III/ Cách tổ chức thực hiện: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định gây hứng thú - Trẻ hát “ Tay thơm tay ngoan” - Cho trẻ trải nghiệm giác quan với các đồ vật + Cho trẻ ngữi nước hoa + Cho trẻ sờ vào nước nóng. + Cho trẻ nếm viên kẹo. + Cho trẻ nghe âm thanh. + Nhờ vào đâu con thấy được các đồ vật này. * Cô có bài thơ nói về các giác quan rất hay các con cùng lắng nghe cô đọc nhe. 2. Nội dung: Đọc thơ “ bé và năm vật báu” - Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ. - Lần 2: Cô đọc và minh họa hình ảnh trên máy. * Tóm nội dung: Bài thơ “bé và năm vật báu” nói về năm giác quan trên cơ thể cuả bé: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Năm giác quan này được so sánh như là những báu, vật rất quý nên khuyên bé phải biết chăm sóc và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. - Lần 3: Trích dẫn nội dung bài thơ và giải thích từ khó. + 4 câu thơ đầu: “Mắt nhìn lanh lẹ Tai thính da thơm Mũi ngửi mùi hương Lưỡi thì biết nếm” Nói về nhiệm vụ và công dụng của các giác quan: Mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngưởi mùi hương, lưỡi thì nếm vị thức ăn. - Lanh Lẹ: nhìn quan sát nhanh - Tai thính: Nghe rõ các âm thanh xung quanh mình - Da thơm: Da sạch sẽ + 4 câu thơ cuối: Nói về tầm quan trọng của các giác quan, năm giác quan này được so sánh như vật báu - Vật báu: Là vật rất quý giá . * Cho trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức - Lớp- tổ nhóm- cá nhân * Đàm thoại về nội dung bài thơ. - Cô và các bạn vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ có nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể ? - Những giác quan này có tác dụng gì ? - Vì sao năm giác quan này được gọi như là năm vật báu ? - Vậy chúng ta phải làm gì với những bộ phận này. - Bảo vệ bằng cách nào ? GD: Năm giác quan trên rất quan trọng đối vơi cơ thể chúng ta, giúp chúng ta nhìn, nghe, cảm nhận, ngữi mùi, và nếm thức ăn. Vì vậy con phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để không bị bệnh. 3.Trò chơi: “ Lựa chọn hành vi đúng – và chưa đúng” - Để thưởng cho các con học ngoan và giỏi hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con trò chơi “ Lựa chọn hành vi đúng – và chưa đúng” - Cho trẻ xem hình ảnh trên máy. - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi - Cách chơi: Cô có những bức tranh về các hành động đúng và chưa đúng, Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội. Mỗi đội sẽ chọn cho cô những bức tranh hành động đúng, và chưa đúng, tranh đúng sẽ dán khuôn mặt cười vào, tranh chưa đúng dán khuôn mặt buồn. - Luật chơi: Thực hiện trong một bài nhạc trẻ sẽ mang tranh lên nhận xét. 3. Kết thúc hát “ Tay thơm tay ngoan” - Trẻ hát - Trẻ thực hiện và trả lời theo sự trãi nghiệm của mình - Dạ nhờ vào mắt - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ - Bé và năm vật báu - Bài thơ “ Bé và năm vật báu” - Trẻ kể: mắt, tai, da, mũi, lưỡi - Mắt để nhìn - Tai thính, tai nghe - Để cảm nhận - Mũi nghe được mùi hương - Lưỡi để nếm thức ăn - Vì nó rất cần thiết với cơ thể con người. - Phải biết giữ gìn, bảo vệ - Mang kính, đeo khẩu trang, rửa sạch tay - Trẻ lắng nghe - Trẻ tham gia trò chơi và nhận xét tranh của các nhóm - Trẻ cùng hát 4.Hoạt động ngoài trời: - Trò chơi: “ bắt bướm” - QS: Quan sát vườn hoa - LĐ chăm sóc thiên nhiên: Nhặt rác và lá rụng trong vườn hoa * Yêu cầu: - Trẻ nhảy bật lên bắt bướm khi bướm bay trước mặt. - Trẻ nhận ra tên, đặc điểm màu sắc của một số loài hoa, bộ phận của cây hoa. - Trẻ biết nhặt lá rụng và và nhặt rác trong vườn hoa cho sạch đẹp. * Chuẩn bị: - Bìa cứng cắt hình con bướm ( Xanh, vàng, hồng ) buộc vào một sơi dây dài 50cm, đầu kia buộc vào cái cây dài 70cm. - Sân trường khô, sạch, thoáng mát - Trẻ mang dép khi ra sân - 3 Sọt rác. * Tiến hành - Trò chơi: “ bắt bướm” - Cô tổ chức cho trẻ đứng tập trung lại, cô đứng ở giữa cầm cây có con bướm giơ lên, hạ xuống ở nhiều chổ khác nhau để cho trẻ nhảy lên bắt bướm - Bạn nào chạm vài tay con bướm coi như bắt được bướm. Ai bắt được nhiều lần sẽ được khen ngợi. - Cô cho trẻ chơi 4- 5 lần - QS: Quan sát vườn hoa - Trẻ hát “ màu hoa” đi đến vườn hoa - Cô cho trẻ quan sát vườn hoa và hỏi một số tên, đặc điểm của cây hoa và bộ phận của cây hoa. - GD: Trẻ biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các loài hoa. Không bẻ cành ngắt hoa, không dẫm lên vườn hoa. - LĐ chăm sóc thiên nhiên: Nhặt rác và lá rụng trong vườn hoa - Hôm nay vườn hoa của chúng ta có rất nhiều hoa thật đẹp nhưng con hãy nhìn phía dưới xem có những gì ? ( rác, lá rụng) - Vậy hôm nay cả lớp chúng ta cùng nhau nhặt rác và lá rụng cho vườn hoa chúng ta thêm đẹp nhé - Trẻ cùng nhau nhặt lá và rác trong vườn hoa và bỏ vào sọt rác đúng nơi qui định. - Kết thúc: Trẻ đi rửa tay 5. Hoạt động góc 6. Hoạt động chiều: Ôn bài thơ bé và năm vật báu 7. Nêu gương: 8. Trả trẻ: 9. Nhận xét cuối ngày:
File đính kèm:
- BE_VA_NAM_VAT_BAU.docx