Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động nhận biết - Chủ đề: Bé thích đi bằng phương tiện giao thông nào - Đề tài: Nhận biết tập nói: tàu thủy, thuyền buồm
I.YÊU CẦU:
* Kiến thức :
-Trẻ nhận biết và gọi tên được tàu thủy, thuyền buồm các bộ phận của tàu thủy,thuyền buồm.
-Trẻ biết nói một số đặc điểm và chức năng của tàu thủy, thuyền buồm
* Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng nghe và nói cho trẻ.
- Rèn kỹ năng quan sát.
- Rèn kỹ năng nhận biết , phân biệt.
* Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong luật lệ giao thông.
- Trẻ có ý thức nhường nhịn bạn và đoàn kết trong khi chơi.
* Thái độ:
- Trẻ lắng nghe cô và tích cực hoạt động trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
*Đồ dùng dạy học:
-Bài giảng điện tử.
- Tranh Tàu thủy, thuyền buồm
- Tranh lô tô , giấy, bút màu đủ cho trẻ hoạt động.
*Nội dung tích hợp:
-GDTM:
- Tô màu tàu thủy
-GDAN:
- Hát: Em đi chơi thuyền, Em tập lái ô tô
-VH:
- Thơ : con tàu
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Môn : HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT Chủ đề : Bé thích đi bằng phương tiện giao thông nào? Đề tài:Nhận biết tập nói: “Tàu thủy, thuyền buồm” Lớp : Nhóm 3/2 Thời gian : 12 – 17 phút Ngày dạy : 20/04/2016 Giáo viên: I.YÊU CẦU: * Kiến thức : -Trẻ nhận biết và gọi tên được tàu thủy, thuyền buồm các bộ phận của tàu thủy,thuyền buồm. -Trẻ biết nói một số đặc điểm và chức năng của tàu thủy, thuyền buồm * Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng nghe và nói cho trẻ. - Rèn kỹ năng quan sát. - Rèn kỹ năng nhận biết , phân biệt. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ có ý thức trong luật lệ giao thông. - Trẻ có ý thức nhường nhịn bạn và đoàn kết trong khi chơi. * Thái độ: - Trẻ lắng nghe cô và tích cực hoạt động trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: *Đồ dùng dạy học: -Bài giảng điện tử. - Tranh Tàu thủy, thuyền buồm - Tranh lô tô , giấy, bút màu đủ cho trẻ hoạt động. *Nội dung tích hợp: -GDTM: - Tô màu tàu thủy -GDAN: - Hát: Em đi chơi thuyền, Em tập lái ô tô -VH: - Thơ : con tàu TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ôn định: Lớp chúng mình cùng hát với cô bài hát “ Em tập lái ô tô” nha! Trò chuyện. Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát có nhắc tới phương tiện gì? Vậy ô tô là phương tiện giao thông đường nào? Ngoài phương tiện giao thông đường bộ còn có phương tiện giao thông đường gì nữa? Hôm nay cô sẽ cho các con nhận biết và gọi tên tàu thủy,thuyền buồm. *Hoạt động 1: Trẻ quan sát tranh tàu thủy,thuyền buồm * Quan sát tàu thủy: - Cô cho từng trẻ lên chỉ đặc điểm công dụng của tàu thủy . Cô đặt câu hỏi + Con chỉ cho cô xem “Đây là tàu gì ?” + “ Tàu thủy chạy ở đâu ?” + “Tàu thủy là phương tiện giao thông đường gì?” + “ Tàu thủy dùng để chở gì ?” + “Các con đã được đi tàu thủy chưa?” + “Ai đã nhìn thấy tàu thủy ? Thấy ở đâu ?” *Quan sát thuyền buồm: + “Đây là cái gì ?” + “Là phương tiện giao thông dường gì ?” + “ Thuyền buồm dùng để chở gì ?” + “ Ai đã nhìn thấy thuyền buồm ? Thấy ở đâu ?” * So sánh Thuyền buồm và tàu thủy có gì giống và khác nhau: - Giống nhau: + Đều là phương tiện giao thông đường thủy + Dùng để chở người và hàng hóa. - Khác nhau: + Tàu thủy chạy bằng động cơ + Thuyền buồm chạy bằng sức gió. - Cô nhấn mạnh lại ý đúng cho trẻ khắc sâu thêm kiến thức. Mở rộng kiến thức: Ngoài tàu thủy,thuyền buồm các con vừa quan sát thì các con còn biết phương tiện giao thông đường thủy nào khác nữa không? - Cô sẽ giới thiệu cho các con biết thêm một số loại phương tiện giao thông đường thủy nữa ( thuyền nan, thuyền thúng, ghe) *Hoạt động 2:Trò chơi :Tìm nhanh theo yêu cầu. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Con tàu” đi lấy rổ tranh lô tô về chổ ngồi. Cô cho trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô, giơ lên, nói tên phương tiện giao thông trong tranh, để xuống theo hiệu lệnh. “Cho trẻ tìm tranh vài lượt”. (Mỗi lần đưa tranh cô luyện tập cho trẻ nói) *Hoạt động 3 : Tô màu tranh tàu thủy Các con vừa nhận biết phương tiện giao thông rất giỏi, vậy cô sẽ cho các con tô màu tàu thủy nha . Cô cho trẻ ngồi vào bàn để tô màu, khi trẻ thực hiện cô quan sát và động viên trẻ. - Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông đường thủy phải mặc áo phao,ngồi ngay ngắn trên ghế ,không thò đầu, thò tay ra ngoài... *Kết thúc: Cho trẻ hát bài: Em đi chơi thuyền. Cô và trẻ cùng hát. Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình - Trẻ trả lời các câu hỏi theo yêu cầu hỏi của cô. - Trẻ trả lời theo mình quan sát được -Trẻ thực hiện. -Trẻ thực hiện. -Trẻ lắng nghe ! BGH KÝ DUYỆT GIÁO VIÊN SOẠN
File đính kèm:
- TAU THUY THUYEN BUOM.doc