Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối bóng

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết các loại hình rối bóng: Rối bóng que, rối bóng tay, rối bóng người, rối bông.

- Trẻ biết quy trình múa rối bóng.

- Trẻ biết cách để tạo thành các loại rối bóng và cách tạo sân khấu rối bóng.

- Trẻ biết một số loại hình múa rối cạn: Rối bóng, rối que, rối mặt lạ

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ tạo rối bóng tay, rối bóng que bằng các nguyên vật liệu có sẵn và biểu diễn rối bóng trên sân khấu mini.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình.

- Trẻ chơi TC đúng luật.

 

docx6 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối bóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Đề tài: Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối bóng
 Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.
 Số trẻ: 24 – 30 trẻ
 Thời gian: 30 – 35 phút.
 Người dạy: Nguyễn Thị Thu Hiền.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết các loại hình rối bóng: Rối bóng que, rối bóng tay, rối bóng người, rối bông.
- Trẻ biết quy trình múa rối bóng.
- Trẻ biết cách để tạo thành các loại rối bóng và cách tạo sân khấu rối bóng.
- Trẻ biết một số loại hình múa rối cạn: Rối bóng, rối que, rối mặt lạ
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ tạo rối bóng tay, rối bóng que bằng các nguyên vật liệu có sẵn và biểu diễn rối bóng trên sân khấu mini.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình.
- Trẻ chơi TC đúng luật.
3. Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và yêu thích nghệ thuật múa rối.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, máy chiếu, loa, nhạc.
- Sân khấu diễn rối bóng, sân khấu rối bóng mini làm bằng bìa cát tông, Một số con rối que.
- Bóng đèn sân khấu.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Các hình ảnh liên quan đến nghệ thuật diễn rối bóng.
- 3 tấm bìa A2.
- Bút dạ
- Sân khấu rối mini, mô hình rối que.
- Băng dính 2 mặt, kéo.
3. Địa điểm: Hội trường.
III. Tiến hành.
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ÔĐTC	
Cô giới thiệu các bác trong BGH tới dự giờ.
Cô chiếu ánh đèn vào trẻ và yêu cầu trẻ nhìn lên sân khấu xem điều gì xảy ra:
- Khi cô chiếu đèn vào chúng mình thì chúng mình thấy gì?
- Vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy?
-> Cô KQ: Khi chiếu ánh sáng vào một đối tượng nào đó sẽ tạo ra bóng của đối tượng đấy .
- Đố các con người ta thường sử dụng hiện tưởng bóng để phục vụ cho loại hình nghệ thuật nào?
- Chúng mình đã từng xem múa rối bóng ở đâu?
-> Cô KQ: Người ta thưởng sử dụng hình thức chiếu bóng trong nghệ thuật tạo hình như: in bóng, tạo dáng bóng hay trong nghệ thuật múa rối bóng.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
* Tìm hiểu về nghệ thuật diễn rối bóng
- Cho trẻ chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 8 bạn. Cô chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 rổ đựng các hình ảnh liên quan đến nghệ thuật diễn rối bóng. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là lấy hình ảnh có liên quan đến nghệ thuật múa rối bóng mà mình biết và gắn vào bảng của đội mình. Sau 1 bản nhạc, mỗi đội cử 1 bạn đại diện lên chia sẻ những hiểu biết của nhóm mình về nghệ thuật múa rối bóng.
- Cô cho trẻ về nhóm hoạt động. Hết thời gian cô mời đại diện từng nhóm lên chia sẻ. Sau khi trẻ chia sẻ, cô nhận xét và cho trẻ bổ sung ý kiến.
- > Cô KQ: Như vậy là chúng mình vừa nghe đại diện các nhóm chia sẻ những hiểu biết của nhóm mình về nghệ thuật múa rối bóng. Qua những chia sẻ của các nhóm, cô nhận thấy chúng mình đã có những hiểu biết ban đầu về nghệ thuật múa rối bóng như: các yếu tố để thực hiện biểu diễn rối bóng, các loại hình rối bóngVà để hiểu rõ, hiểu sâu hơn về nghệ thuật múa rối bóng, cô mời chúng mình cùng xem 1 đoạn video clip nhé.
- Cho trẻ xem video giới thiệu về nghệ thuật múa rối bóng và trò chuyện về nội dung trong đoạn video:
+ Cô và các con vừa xem video nói về điều gì?
+ Chúng mình thấy đấy, múa rối bóng là một loại hình nghệ thuật rất nổi tiếng và thường được các nước Asian sử dụng để biểu diễn góp vui trong các lễ hội. Chúng mình có nhớ những đất nước nào có đoàn biểu diễn rối bóng nổi tiếng trên thế giới không? 
Cô KQ: Malaysia, Indoneysia Thái Lan, Ấn độ
+ Có những loại hình rối bóng nào?
-> Cô KQ: Tùy theo đặc điểm văn hóa dân gian mà mỗi nước đều có 1 loại hình rối bóng đặc trưng. Nhưng họ sử dụng chủ yếu là múa rối bóng que, rối bóng tay, rối bóng người.
 + Để tạo ra sân khấu rối bóng người nghệ sỹ phải cần những gì?
-> Cô KQ: Để tạo sân khấu diễn rối bóng người nghệ sỹ cần chuẩn bị 1 tấm vải trắng, đèn và con rối.
+ Khi đã chuẩn bị đầy đủ sân khấu, người nghệ sỹ sẽ làm như thế nào để múa rối bóng ?
-> KQ: Người múa rối sẽ sử dụng các con rối que, rối dây, rối tay hoặc các cử động của con người kết hợp với ánh sáng của đèn để tạo ra bóng hình trên nền vải trắng.
+ Bề mặt của các con rối thường được làm bằng chất liệu gì?
-> KQ: Bề mặt của các con rối que, rối dây Thường được làm từ da của con nghé, con trâu. Những người thợ làm rối sử dụng các mẫu, phác họa đường nét và vẽ chi tiết trên da, sau đó cắt thân rối rời ra cùng với các mảnh cánh tay riêng rẽ. Các chi tiết được dùi lỗ bằng vồ gỗ và đục. Các con rối không sơn thể hiện vẻ đẹp chi tiết của quần áo kiểu cách Những cánh tay da được đính có khớp nối với vai và khuỷu tay bằng các đinh tán kim loại, xương trau hay tre, sau đó gắn với các que để cho người diễn rối cầm điều khiển. Những con rối hoàn thiện hơn được sơn bằng những sắc màu truyền thống tùy theo từng đất nước.
+ Khi múa rối bóng que và bóng người, người múa rối thường diễn ở vị trí nào của tấm vải trắng? ( Phía sau tấm vải trắng và phía trước ánh sáng của đèn)
+ Khi múa rối bóng tay, người múa rối thường diễn ở vị trí nào của tấm vải màu trắng? ( Phía trước tấm vải màu trắng và phía trước ánh sáng đèn.
+ Để màn biểu diễn múa rối bóng hay và hấp dẫn hơn người múa rối còn sử dụng diễn rối bóng kết hợp với những gì? ( hình ảnh trên màn hình chiếu, âm thanh)
+ Mọi người thường sử dụng nghệ thuật múa rối bóng trong những hoạt động nào? 
-> KQ: Mọi người thường sử dụng nghệ thuật diễn rối bóng trong hoạt động kể chuyện hay âm nhạc. Một số nước như Trung Quốc, Thổ Nhĩ kỳ, Ấn độ, Thái Lancòn sử dụng múa rối bóng trong các dịp lễ hội văn hóa dân gian truyền thống.
-> Cô KQ chung: Chúng mình thấy đấy, để biểu diễn một tiết mục múa rối bóng, người nghệ sỹ phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng từ sân khẩu rối cho đến các con rối, âm thanh, hình ảnh. Các con rối thì được làm rất công phu và cầu kì với các chất liệu và màu sắc tùy thuộc vào văn hóa của từng nước. Đây là một loại hình nghệ thuật được các bạn nhỏ phương tây rất ưa thích. Các bạn nhỏ ở các nước như Anh, Đức, Mỹđã sáng tạo ra các sân khấu rối bóng mini để thể hiện đam mê của mình với nghệ thuật diễn rối bóng.
- Hôm nay, cô Hiền cũng làm 1 sân khâu diễn rối bóng mini, chúng mình hãy quan sát xem sân khấu rối bóng mini của cô được làm từ cái gì?
- Để múa được rối bóng cô cần thêm cái gì? ( đèn)
- Bây giờ, cô sẽ thử múa rối bóng cho chúng mình xem nhé ( cô diễn cho trẻ xem cử động của con rối que, sau đó dạy trẻ làm bóng 1 số con vật bằng tay và cho 1 vài trẻ lên múa thử)
* Mở rộng: Chúng minh vừa cùng nhau tìm hiểu về nghệ thuật diễn rối bóng. Đây là 1 loại hình nghệ thuật diễn rối cạn. Hiện nay, diễn rối bóng được rất nhiều người đặc biệt là trẻ em rất yêu thích. Ngoài rối bóng còn 1 số loại hình múa rối cạn mà mọi người cũng rất thích xem đó là: Rối mặt lạ, rối dây, rối tay, rối ngón tay
* Luyện tập, củng cố:
- Cô tổ chức cho trẻ tham quan và trải nghiệm tại xưởng sản xuất và múa rối bóng mini.
Sau thời gian trải nghiệm hỏi trẻ:
+ Con vừa được làm những gì trong xưởng sản xuất và múa rối bóng mini? Con cảm thấy như thế nào sau khi được tự diễn rối?
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi và tổ chức cho trẻ xem múa rối bóng người.
3. Kết thúc
- Cô giới thiệu các diễn viên tham gia múa rối bóng.
- Nhận xét, chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • docxTim hieu nghe thuat mua roi bong_13046579.docx