Giáo án mầm non lớp nhà trẻ năm 2017 - Chủ đề "Tết và mùa xuân"

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

*Phát triển vận động:

- Bò trong đường hẹp.

- Tung, bắt bóng cùng cô.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:

- Có một số thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân:

+ Tự cầm thìa xúc cơm ăn, ăn hết suất.

+ Tự cầm cốc uống nước.

+ Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

+ Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau

- Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở.

2. Phát triển nhận thức:

- Nhận biết được tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của hoa, quả, bánh kẹo ngày tết.

- Tìm hiểu về những đặc điểm của mùa xuân

- Nhận biết phận biệt màu vàng, màu xanh

- LQ với toán: Ôn hình tròn, hình vuông.

 

docx53 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ năm 2017 - Chủ đề "Tết và mùa xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ "TẾT VÀ MÙA XUÂN"
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2 TUẦN
(Từ ngày 16/01/2017 - Ngày 10/02/2017)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
*Phát triển vận động:
- Bò trong đường hẹp.
- Tung, bắt bóng cùng cô. 
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Có một số thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân: 
+ Tự cầm thìa xúc cơm ăn, ăn hết suất.
+ Tự cầm cốc uống nước.
+ Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
+ Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau
- Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở.
2. Phát triển nhận thức:
- Nhận biết được tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của hoa, quả, bánh kẹo ngày tết.
- Tìm hiểu về những đặc điểm của mùa xuân
- Nhận biết phận biệt màu vàng, màu xanh
- LQ với toán: Ôn hình tròn, hình vuông.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết trò chuyện về những loại hoa, quả, trò chơi và đi chơi trong ngày tết.
- Biết chào hỏi và biết những câu chúc Tết ông bà, cha mẹ.
- Biết nói rõ lời, nói to, đủ nghe và lễ phép khi chào hỏi người lớn và chúc Tết ông bà, bố mẹ và người thân.
- Nghe hiểu câu hỏi của cô và biết trả lời câu hỏi.
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
- Biểu lộ thích giao tiếp với cô giáo và các bạn.
- Thể hiện sự vui thích đón Tết. Thích được đi thăm ông bà , thích được đi chơi Tết
- Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát, bản nhạc quen thuộc về ngày Tết, mùa xuân.
- Thích nặn, xếp hình, xem tranh, hát, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện.
- Biết giúp cô một vài công việc phù hợp: Cất, lấy đồ dùng, đồ chơi, cất gối..
II. MẠNG NỘI DUNG: 
- Trẻ nhận biết được 1 vài đặc điểm nổi bật của mùa xuân: Thời tiết mùa xuân ấm áp hay có mưa phùn, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa kết quả... 
- Biết được mùa xuân có nhiều hoa đẹp, được mặc quần áo đẹp, được đi chúc tết, đi chơi xuân.....
Mùa xuân bé đến trường
TẾT VÀ MÙA XUÂN
Ngày tết vui vẻ
- Dọn dẹp nhà cửa.
- Trang trí.
- Mặc quần áo đẹp.
- Đi chơi, đi chúc tết.
 III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Phát triển vận động
 + Vận động cơ bản : 
- Bò trong đường hẹp 
- Tung, bắt bóng cùng cô... 
+ Trò chơi : - Chim và ô tô
 - Dung dăng dung dẻ
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: 
- Tập rửa tay, rửa quả trước khi ăn.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT TẬP NÓI
* KPKH:
- Tìm hiểu về mùa xuân 
- Trò chuyện về hoa quả, bánh chưng ngày tết.
 NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT
- NBPB: Màu vàng, màu xanh
- Ôn hình tròn, hình vuông
 TẾT VÀ MÙA XUÂN
PT THẨM MĨ
 TẠO HÌNH
- Nặn quả cam, quả quất
- Tô màu hoa mùa xuân
 ÂM NHẠC
+ Hát, vận động: 
- Sắp đến tết rồi
- Con chim hót trên cành cây
+ Nghe hát: TC
+ Trò chơi: Ai nhanh hơn
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Thơ: 
 - Đi chợ tết
 - Mưa xuân
 - Tết đang vào nhà.
* Kể chuyện: 
 - Chiếc áo mùa xuân
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I
Nhánh 1: Ngày tết vui vẻ ( 1 tuần )
Từ ngày 16/01-20/01/2017
Lĩnh Vực
Nội dung
Mục tiêu
Phương Pháp, hình thức chung
Thể dục sáng
- Tập các động tác bài “Sắp đến tết rồi”
- Hô hấp:“Thổi nơ bay”
* ĐT tay: Tay đưa lên cao hạ tay xuống * ĐT chân:
Ngồi khuỵu gối
* ĐT bụng:
Cúi gập người phía trước, tay chạm ngón chân
* ĐT bật:
Bật tại chỗ
- Trẻ biết xếp hàng nhanh theo tổ, không xô đẩy bạn
- Trong khi tập chú ý tập theo cô các động tác bài “Sắp đến tết rồi”
I. Chuẩn bị 
- Sân tập sạch sẽ
II. Cách tiến hành 
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra sức khỏe trẻ 
HĐ 1. Khởi động
- Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp luyện các kiểu đi: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh, chạy chậm ... về đội hình 2 hàng dọc tập bài đi đều dãn hàng theo tổ tập các động tác bài “Sắp đến tết rồi”
HĐ 2. Trọng động
- Cô cho trẻ thổi nơ bay
- Cô cùng trẻ tập các động tác bên 2 lần x 4 nhịp
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ. 
HĐ 3. Hồi tĩnh 
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng.
Hoạt động góc 
1. Góc thư viện
- Xem một số tranh ảnh về ngày tết
2. Góc tạo hình:
- Nặn bánh , tô màu hoa quả ngày tết
3. Góc âm nhạc:
- Học hát các bài hát về ngày tết
- Trẻ biết nhận vai chơi 
- Biết phối hợp cùng bạn chơi, đoàn kết hứng thú tham gia chơi, biết thỏa thuân vai chơi 
- Biết thể hiện vai chơi của mình đăng ký, sử dụng đúng đồ dùng đồ chơi
- Hứng thú tham gia vào hoạt động
I. Chuẩn bị 
- Tranh ảnh về một số hoạt động trong ngày tết, đất nặn, bảng nặn, sáp màu một số bài hát về ngày tết
II. Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức 
- Cho trẻ hát bài “Mùa xuân đến rồi”...
- Cho 2-3 trẻ kể tên góc chơi
- Hỏi trẻ: Góc đó có những đồ dùng đồ chơi gì? 
- Chơi như thế nào?
- Con thích chơi ở góc nào? 
- Cho trẻ về góc chơi. 
- Cô quan sát điều chỉnh số trẻ ở các góc chơi sao cho phù hợp. 
* Giáo dục trẻ khi về các góc chơi nhẹ nhàng lấy đồ chơi ra chơi và thể hiện đúng vai chơi của mình.
2. Cho trẻ về góc chơi
- Cô xuống từng góc hướng dẫn thêm cho trẻ nội dung chơi (chú ý đến góc tạo hình) gợi ý cho trẻ chơi sáng tạo hợp tác cùng bạn chơi trong nhóm, góc chơi của mình
3. Nhận xét sau khi chơi
- Cô đến từng góc nhận xét trẻ chơi,khen chung nhóm chơi, tuyên dương trẻ chơi tốt, khuyến khích động viên những trẻ chưa hợp tác tốt với bạn để lần sau trẻ hoàn thành nhiệm vụ.
4. Kết thúc
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi để vào nơi quy định. 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ hai, ngày16 tháng 01 năm 2017
GDPT thẩm mỹ
Tạo hình: Nặn quả cam, quả quất
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Trẻ biết nặn quả cam, quả quất to, nhỏ khác nhau 
- Trẻ biết bóp đất, véo đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt viên đất để tạo thành hình quả cam, quả quất to, nhỏ khác nhau.
- Phát triển óc sáng tạo, tay khéo léo
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
2. Kỹ năng 
- Rèn cho trẻ kỹ năng bóp đất, xoay tròn, ấn bẹt, lăn dọc để tạo ra nhiều quả cam, quả quất to nhỏ khác nhau. 
- Rèn sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, phát triển các vận động tinh cho trẻ.
3. Thái độ 
- Trẻ tích cực tham gia vào giờ học
- Gd trẻ biết nâng niu, giữ gìn sp của mình, của bạn
- Gd trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không di đất lên sàn hay bôi ra quần áo. 
II. Chuẩn bị 
- Cô nặn sẵn mẫu quả cam, quả quất
- Đất nặn, bảng con cho trẻ, hộp quà 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài: “Sắp đến tết rồi” 
Hỏi trẻ: - Sắp đến tết rồi các con đến trường có vui không? 
 - Mẹ đang làm gì chuẩn bị cho ngày tết? 
 - Tết đến các con được đi đâu? 
 - Các con thấy trong ngày tết có những hoa, quả gì? 
- Ngày tết có rất nhiều các loại hoa, quả, bánh kẹo, có nhiều màu sắc khác nhau nhìn rất đẹp. Các con có thích không?
- Để chuẩn bị cho ngày tết phong phú hơn. Hôm nay cô cùng các con sẽ nặn quả cam, quả quất nữa, để góp phần tô đậm thêm cho ngày tết, các con có đồng ý với cô không nào?
2. Nội dung 
HĐ 1. Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”
* Cô đưa hộp quà ra hỏi trẻ:
- Các con nhìn xem cô tặng lớp mình món quà gì nào?
- Để biết được trong hộp quà có những gì các con cùng mở hộp quà ra với cô nhé?
- Cô đếm 3-2-1 mở: + Các con nhìn xem đây là quả gì? (Quả cam).
 - Quả cam màu gì?
 - Qủa cam như thế nào? 
 - Còn đây là cái gì? (Cuống và lá)
 - Cuống, lá cam màu gì? ... 
 + Còn đây là quả gì? (Quả quất)
 - Quả quất màu gì? ...
 Quả cam, quả quất đều màu vàng và đều có dạng hình tròn, cuống quả cam, quả quất màu xanh, có dạng hình dài, lá dẹt.
- Để nặn được qủa cam, quả quất, các con chú ý nhìn thật kỹ nhé: đây là quả cam, quả cam có dạng hình tròn. Còn đây là cuống quả cam, cuống cam có dạng hình dài, lá dẹt.....
- Các con muốn nặn được quả cam, quả quất, bây giờ các con chú ý nhìn xem cô giáo nặn mẫu trước nhé.
HĐ 2. Cô làm mẫu:
- Vừa làm cô vừa giải thích cách làm cho trẻ xem:
- Để nặn được quả cam, quả quất, trước tiên cô phải bóp đất để cho đất thật mềm dẻo.
 - Vừa làm cô vừa nói “ bóp đất, bóp đất...”.Đến khi đất mềm dẻo, cô chia đất ra làm nhiều phần to, nhỏ khác nhau, phần to cô làm quả, còn phần nhỏ cô nặn cuống và lá.
- Để nặn quả, cô đặt viên đất vào lòng bàn tay trái xong cô dùng bàn tay phải đặt úp lên miếng đất và làm động tác xoay tròn viên đất, xoay đi, xoay lại nhiều lần, đến khi viên đất tròn thì cô dừng lại. Vậy là cô đã nặn được quả cam rồi. 
 Muốn quả cam đẹp hơn, bây giờ cô sẽ nặn cuống và lá cam , cô lấy 1 phần đất nhỏ, cô lăn dài tạo thành cuống quả cam, còn lá cam cô lăn dài và ấn dẹt. Sau đó cô gắn các phần lại với nhau. Thế là cô đã nặn xong quả cam rồi đấy. 
 (Với quả quất cô cũng nặn tương tự) 
 Bây giờ các con có muốn nặn quả cam, quả quất giống như cô giáo không?
 HĐ 3. Trẻ thực hiện 
- Cô quan sát, hướng dẫn, khuyến khích trẻ nặn
- Cô động viên trẻ nặn nhiều quả to, nhỏ khác nhau
- Cô chú ý đến những trẻ yếu (Nếu trẻ không nặn được thì cô hướng dẫn lại cách nặn cho trẻ
HĐ 4. Nhận xét sp:
- Cho trẻ mang sp lên trưng bày
- Cô nhận xét, tuyên dương, khen ngợi trẻ
 Hỏi trẻ: - Con thích sp nào nhất?
 - Sp nào đẹp nhất? Giống nhất?...
- Gd trẻ biết nâng niu, giữ gìn sp
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ qs và lắng nghe 
- Trẻ thực hiện
- Trẻ mang sp lên trưng bày
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ bình chọn
CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích
 - Quan sát tranh “ Ngày tết nguyên đán”
2. Trò chơi
 - VĐ “Bóng tròn to” ( Mới) 
 - DG “Dung dăng dung dẻ”
3. Chơi tự do
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời 1 số câu hỏi của cô
-Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi
- Phát triển cơ bắp, tạo cảm giác vui sướng thích thú. 
2. Kỹ năng 
- Rèn cách phát âm và diễn đạt đủ câu cho trẻ
- Rèn cho trẻ trả lời 1 số câu hỏi rõ ràng, lưu loát
3. Thái độ 
-Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- Đoàn kết trong khi chơi
II. Chuẩn bị
- Tranh ngày tết nguyên đán
- 1 số đồ dùng đồ chơi. 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức 
2. Nội dung 
* HĐ 1 Cho trẻ qs tranh “Ngày tết nguyên đán”
+ Cô cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng”
- Cô đưa tranh ra hỏi trẻ 
 - Tranh vẽ về ngày gì? 
 - Bức tranh vẽ về những ai đây?
 - Các bạn nhỏ đang làm gì?
 - Trong bức tranh còn có những gì đây các con?...
 ( Cô đàm thoại với trẻ theo nội dung bức tranh)
- Gd trẻ
* HĐ 2. Trò chơi
*Cô gt tên trò chơi “ Bóng tròn to”
- Cách chơi: Cô và trẻ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn, vừa hát vừa làm động tác ứng với câu hát:
+ “ Bóng tròn to.....tròn to”. Trẻ nắm tay nhau, đứng dãn căng vòng tròn thật to ( giống như quả bóng), chân dậm theo nhịp
+ “ Bóng xì.....xì hơi” Trẻ nắm tay nhau, cùng bước hướng vào tâm vòng tròn ( làm cho vòng tròn nhỏ lại, giống như quả bóng bị xì hơi) chân dậm theo nhịp. 
+ “Nào bạn ơi......to tròn nào”. Hai tay vỗ vào nhau (Hoặc vung tay nhẹ nhàng) theo nhịp câu hát.
- Cô và vài trẻ chơi mẫu
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
* Trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”.
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* HĐ 3. Chơi tự do 
- Cô giới thiệu 1 số trò chơi, đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi
- Cô quan sát trẻ chơi. 
- Trẻ chơi
- Trẻ qs và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và qs
- Trẻ chơi 3-4 lần
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ chơi
- Trẻ tự chơi
CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Cho trẻ đọc bài thơ “Đi chợ tết” ( sưu tầm)
2. Trò chơi:
- TCVĐ “ Bóng tròn to”
- TCDG “ Dung dăng dung dẻ”
3. Đánh giá trẻ
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ và nắm được nội dung của bài thơ 
- Trẻ biết tên trò chơi, luật, cách chơi và hứng thú chơi
- Phát triển ngôn ngữ, vận động. 
- Phát triển cơ bắp cho trẻ
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ đọc rõ ràng, đủ câu
- Rèn cho trẻ sự mạnh dạn,tự tin khi tham gia các hoạt động
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động 
- Biết đoàn kết với các bạn 
II. Chuẩn bị
- 1 số đồ dùng đồ chơi
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức. 
2. Nội dung 
* HĐ 1. Cho trẻ đọc bài thơ “Đi chợ tết”
- Cô dẫn dắt gt vào bài thơ “ Đi chợ tết”
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1. Nói lại tên bài, tên tg
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 2
- Giảng nội dung
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ
- Cô cho trẻ đọc bài thơ 4-5 lần 
- Gd trẻ
* HĐ 2. Trò chơi 
- Cô gt tên trò chơi, luật cách chơi 
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
* HĐ 3. đánh giá trẻ
- Cô gợi ý cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan 
- Cô nhận xét, tuyên dương những trẻ ngoan 
- Động viên, khuyến khíchnhững trẻ chưa ngoan để trẻ cố gắng trong các hoạt động ngày mai
-Vệ sinh trả trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc bài thơ 4-5 lần
- Trẻ lắng nghe
 - Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
Thứ ba, ngày 17 tháng 01 năm 2017
 GDPT Nhận thức
 NBpb Màu vàng, màu xanh
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết, gọi tên và phân biệt được màu vàng, màu xanh qua 1 số loại hoa, quả
- Nhận biết phân biệt được màu xanh, màu vàng
- Phát triển kĩ năng quan sát, phát tiển tư duy cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
2. Kỹ năng
- Trẻ phân biệt được màu vàng, màu xanh
- Rèn cho trẻ nói rõ ràng, đủ câu
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học
- GD trẻ giữ gìn bảo vệ đồ dùng.
II. Chuẩn bị 
- Giỏ hoa màu đỏ. Hộp quà, 2 khu vườn: 1 khu vườn cây xanh, 1 khu vườn có nhiều quả chín vàng
- 1 số đồ dùng đồ chơi : 1 bông hoa màu vàng, 1 cây xanh, 2 quả,...có màu vàng, màu xanh khác nhau
- Mỗi trẻ 1 rổ nhựa đựng 1 bông hoa màu vàng, 1 cây xanh, 2 quả có màu sắc khác nhau
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Ổn định tổ chức 
- Cho trẻ chơi: “ Trời tối, trời sáng” 
2. Nội dung 
* HĐ 1. Ôn nhận biết màu đỏ. 
- Cô đưa giỏ quà ra hỏi trẻ:
- Các con nhìn xem đây là giỏ gì? ( Giỏ hoa) 
- Giỏ hoa màu gì?
- Các loại hoa này màu gì? ( Màu đỏ)
- Cô cho lớp, cá nhân trẻ nói....
 * HĐ 2. Nhận biết phân biệt màu xanh, màu vàng
- Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng” 
- Cô đưa hộp quà ra hỏi trẻ: Trên bàn cô có gì? 
- Để biết được trong hộp quà có gì các con cùng mở hộp quà ra với cô nào?
- Cô đếm 3-2-1 mở. 
+ Cô lấy ra từng món quà hỏi trẻ:
- Các con nhìn xem trên tay cô có gì nào? ( bông hoa)
- Bông hoa màu gì? ( Màu vàng)
- Cô nói từ “ Bông hoa màu vàng”
- Cho cả lớp nói
- Tổ nhóm, cá nhân trẻ nói
 (Với các món quà khác cô lấy ra và hướng dẫn tương tự)
* Bây giờ các con nhìn trong rổ của mình xem có những gì nào? 
- Con hãy lấy cho cô bông hoa màu vàng nào?
- Trẻ cầm giơ lên và nói : “ Bông hoa màu vàng”
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ nói.
 ( Với các đ d khác cô hướng dẫn tương tự)
* HĐ 3. Luyện tập: 
* Cho trẻ chơi trò chơi “ Thi nói nhanh” 
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi: Cô chỉ vào đ d màu nào thì trẻ nói màu đó
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Cô gt trò chơi “ Về đúng khu vườn của mình” 
- Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát, khi nào nghe thấy hiệu lệnh của cô thì những bạn nào có cây xanh chạy về khu vườn có cây xanh, còn những bạn nào có quả màu vàng thì chạy về khu vườn quả chín vàng. Các con nghe rõ chưa nào? Các con đã chuẩn bị sẵn sàng chưa ?...
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. 
* Kết thúc : - Cô nhận xét tiết học
 - Cho trẻ hát bài “ Màu hoa” ra chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ pâ
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ pâ
- Trẻ cầm giơ lên và trả lời
- Tổ, nhóm, cá nhân trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 
- Trẻ hát
CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích
- Quan sát .Tranh gói bánh chưng ngày tết. 
2. Trò chơi
- TCVĐ “ Bóng tròn to”
- TCDG “ Dung dăng dung dẻ”
3. Chơi tự do
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Trẻ chú ý quan sát, và biết trả lời 1 số câu hỏi của cô. 
- Trẻ biết được tên gọi và ý nghĩa của việc gói bánh chưng ngày tết
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và hứng thú chơi
- Phát triển ngôn ngữ, vận động cho trẻ 
2. Kỹ năng 
- Rèn cho trẻ nói đủ câu và trả lời câu hỏi rõ ràng, lưu loát.
- Luyện các nhóm cơ tay, chân cho trẻ 
3. Thái độ 
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Biết đoàn kết với các bạn
- Giáo dục trẻ biết tôn trọng phong tục, tập quán của ông cha ta.
II. Chuẩn bị
- Tranh gói bánh chưng ngày tết 
- 1 số đồ dùng đồ chơi
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức 
- Cho trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi” ...
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời tối, trời sáng”
2. Nội dung 
* HĐ 1. Quan sát tranh gói bánh chưng ngày tết 
+ Cô đưa tranh ra hỏi trẻ : 
- Bức tranh vẽ về những ai? (Bố ạ) 
- Cô phát âm 
- Cả lớp phát âm 
- Tổ,nhóm,cá nhân trẻ phát âm
- Bố đang làm gì? (Gói bánh)
- Còn đây là ai? (mẹ)
- Mẹ đang làm gì? (Mẹ đang lau lá bánh)
- Lá bánh màu gì? 
- Còn ai đây? (Chị)
- Chị đang làm gì? (Chị đang xếp bánh) 
- Đây là bánh gì?
- Bánh chưng tượng trưng cho ngày gì?
- Tết đến nhà các con có gói bánh chưng không?
 ( Sau mỗi câu hỏi, cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm )
=> Vào ngày tết bố mẹ các con thường gói bánh chưng... để tế trời đất và dâng lên ông bà tổ tiên nhà mình nữa đấy. ...
- Giáo dục trẻ biết tôn trọng những phong tục tập quán của dân tộc ta. 
* HĐ 2. Trò chơi 
- Cô gt tên trò chơi, luật cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* HĐ 3. Chơi tự do
- Cô gt 1 số trò chơi, đồ dùng đồ chơi
- Cho trẻ chơi. Cô quan sát bao quát trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trẻ hát
- Trẻ chơi
- Trẻ qs và trả lời
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ phát âm
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe và chơi
CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Cho trẻ làm quen với vận động “ Bò trong đường hẹp”
2. Trò chơi 
- TCVĐ “Bóng tròn to”
- TCDG “Dung dăng dung dẻ”
3. Đánh giá trẻ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Trẻ biết tên vận động,biết bò trong đường hẹp theo sự hướng dẫn của cô.
- Biết tên trò chơi, cách chơi và hứng thú chơi các trò chơi
- Phát triển ngôn ngữ, vận động
2. Kỹ năng 
- Rèn cho trẻ nói to, rõ ràng, đủ câu.
- Luyện các cơ chân, tay cho trẻ
3. Thái độ 
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động 
- Biết đoàn kết với các bạn
II. Chuẩn bị
- Vẽ 2 đường thẳng song song khoảng cm
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức 
- Cô rủ trẻ lại gần, cô dẫn dắt gt vận động “ Bò trong đường hẹp” – Cô bò mẫu lần 1 cho trẻ qs
- Lần 2 . Cô vừa bò vừa ptvđ 
- Cô cho 2 trẻ lần lượt lên tập đến hết lớp 
 ( Tập 3-4 lần)
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ 
2. Trò chơi 
- Cô gt tên trò chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Đánh giá trẻ
- Cô cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan 
- Cô nhận xét, tuyên dương những trẻ ngoan 
- Động viên, khuyến khích những trẻ chưa ngoan để trẻ cố gắng trong các hoạt động ngày mai
* Vệ sinh trả trẻ
- Trẻ làm theo y/c của cô
- Trẻ chú ý q/s và lắng nghe
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
Thứ tư, ngày 18 tháng 01 năm 2017
GDPT thể chất
- Vận động cơ bản: Bò trong đường hẹp 
- BTPTC: Tự chọn
- Trò chơi “ Chim và ô tô”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Biết tập lần lượt các đt ptc cùng cô
- Trẻ biết tên vận động, biết bò liên tục trong đường hẹp 
- Khi bò biết phối hợp tay nọ, chân kia nhịp nhàng, tay, chân không chạm vào đường kẻ, mắt nhìn thẳng phía trước
- Phát triển cơ tay, cơ chân 
- Phát triển ngôn ngữ, vận động cho trẻ
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ sự khéo léo khi bò biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng
- Rèn luyện phản xạ nhanh, khả năng chạy nhanh của trẻ.
- Rèn tính tập trung và sự mạnh dạn tự tin cho trẻ . 
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động cùng cô và các bạn. 
- Biết đoàn kết với các bạn
II. Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ, rổ hoa, rổ đựng hoa 
- Vẽ 2 con đường hẹp dài khoảng 3m, rộng khoảng 30-35cm
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức 
- Kiểm tra sức khỏe 
1. Khởi động. 
 - Cô cho trẻ đi vòng tròn luyện các kiểu đi:Đi thường,đi bằng mũi chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần... về 2 hàng dọc tập bài đi đều dãn hàng ngang theo tổ tập bài tập ptc
2. Trọng động. 
a. BTPTC . Cô cùng trẻ tập các động tác ptc 2 lần x 4 nhịp
 ( nhấn mạnh đt ta

File đính kèm:

  • docxtet_va_mua_xuan_2536.docx