Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái h, k - Chủ đề: Giao thông

I. Mục đích yêu cầu:

1/Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết được chữ cái h, k và biết được cấu tạo của những chữ cái đó;

 - Nhận ra âm và chữ cái h, k trong tiếng và từ trọn vẹn;

 - Trẻ biết tên một số phương tiện giao thông.

2/ Kỹ năng:

 - Trẻ phát âm đúng âm của chữ cái h, k

- Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau của 2 chữ h, k

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích

 - Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi với các chữ cái

3/ Giáo dục:

- Thông qua nội dung bài học góp phần giáo dục trẻ biết chấp hành một số luật giao thông đơn giản.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 12234 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái h, k - Chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Phát triển ngôn ngữ
- Đề tài : Làm quen chữ cái h, k
- Chủ đề : Giao thông	
- Đối tượng dạy : Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi
- Thời gian dạy : 25 - 30 phút
- Số trẻ : 20- 25 cháu
- Giáo sinh : Lê Thị Nga 
I. Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết được chữ cái h, k và biết được cấu tạo của những chữ cái đó; 
 - Nhận ra âm và chữ cái h, k trong tiếng và từ trọn vẹn;
 - Trẻ biết tên một số phương tiện giao thông.
2/ Kỹ năng: 
 - Trẻ phát âm đúng âm của chữ cái h, k 
- Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau của 2 chữ h, k
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích
 - Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi với các chữ cái
3/ Giáo dục:
- Thông qua nội dung bài học góp phần giáo dục trẻ biết chấp hành một số luật giao thông đơn giản.
II. Chuẩn bị : 
- Đồ dùng của cô : + Máy tinh, tranh minh họa tàu hỏa, ô tô khách
 + Thẻ chữ cái h, k in thường, viết thường
 + Hình ảnh về một số phương tiện và luật lệ giao thông.
+ Các nét chữ cái để chơi trò chơi.
- Đồ dùng của trẻ: Các chữ cái h, k
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức: 
- Các con ơi! Hôm nay chúng ta có buổi triển lãm tranh về các phương tiện giao thông. Cô mời các con cùng lên tàu để đến tham dự triển lãm nào (nhạc bài lên tàu lửa)
- Đã đến nơi rồi chúng mình cùng hướng lên màn hình xem ở đây có tranh về những phương tiện giao thông gì nhé!
- Đây là phương tiện giao thông gì? (xe đạp)
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?
- Ngoài xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ con còn biết những phương tiện giao thông nào nữa?
- Cô có hình ảnh phương tiện giao thông gì đây? (xe máy, ô tô con)
- Khi ngồi trên xe máy các con cần chú ý điều gì?
- Còn khi ngồi trên ô tô con phải như thể nào?
- À đúng rồi các con ạ! Khi ngồi trên xe máy các con cần phải đội mũ bảo hiểm, không đùa nghịch, còn khi ngồi trên ô tô các con chú ý không thò đầu, thò tay ra ngoài nhé.
- Các con chú ý nhìn xem đây là phương tiện giao thông gì đây? (Tàu thủy)
- Cô đố các con tàu thủy là phương tiện giao thông đường sắt đúng hay sai? Vì sao?
- Thế còn đây là phương tiện giao thông gì?
- Máy bay là phương tiện giao thông đường gì?
- Các phương tiện giao thông có ích lợi gì đối với chúng ta? (giúp trở người và hang hóa)
- Kết thúc buổi triển lãm hôm nay các cô, các bác tặng chúng mình 2 bức tranh để học bài cô mời các con cùng lên ô tô và nhẹ nhàng về chỗ để học bài nào (nhạc bài hát: Em tập lái ô tô)
2. Nhận biết chữ h. 
- Các con chú ý xem đây là bức tranh gì nhé!
- Cô đưa tranh “tàu hỏa” ra- hỏi trẻ đây là tranh gì
Cho trẻ đọc từ: tàu hỏa (2-3 lần)
- Cô dã ghép được từ tàu hỏa bằng các thẻ chữ dời giống như từ tàu hỏa dưới bức tranh các con nhìn xem có giống không?
- Các con ạ! trong từ “tàu hỏa” có rất nhiều các chúng mình đã học bây giờ bạn nào giỏi lên tìm cho cô chữ cái đã học trong từ “tàu hỏa”
Cho trẻ tìm các chữ cái đã học trong từ tàu hỏa
- Còn lại một chữ cái hôm nay cô sẽ cho chúng mình làm quen đó là chữ h.
Cô giới thiệu đây là chữ h, cô giơ và đọc chữ hờ- cho trẻ đọc chữ hờ, cô phát âm h, cho trẻ phát âm tập thể, cá nhân
Các con nhìn xem chữ h có những nét gì?
Cô chính xác lại: Chữ h gồm có 2 nét, 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc xuôi bên phải nét sổ thẳng.
Cho trẻ dùng ngón tay trỏ để viết chữ h trên lưng bạn. Cô giới thiệu đây là chữ h in thường, còn đây là chữ h in hoa dùng để in sách báo truyện, còn đây cũng là chữ h nhưng là chữ h viết thường, dùng để tô và viết trong giấy, vở. Tuy cách viết khác nhau nhưng phát âm vẫn giống nhau: cho trẻ phát âm: h
3. Nhận biết chữ k. 
 Các con nhìn lên xem cô còn có bức tranh gì đây nữa? (ô tô khách)
Dưới tranh ô tô khách, có từ ô tô khách - Cho trẻ đọc từ.
- Cô dã ghép được từ ô tô khách bằng các thẻ chữ dời giống như từ ô tô khách dưới bức tranh các con nhìn xem có giống không?
Trong từ ô tô khách có rất nhiều chữ cái đã học, bạn nào giỏi lên tìm cho cô 2 chữ cái giống nhau mà các con vừa được làm quen nào?(h)
- Bạn nào giỏi lên tìm cho cô 2 chữ cái giống nhau mà các con đã được học rồi nào?(ô)
- Bạn nào giỏi lên tìm cho cô những chữ cái mà các con đã được học nào?(t, a, c)
- Cho trẻ lên tìm và đọc chữ đã học
Còn lại 1 chữ cái hôm nay cô cho các con làm quen đó là chữ k, cô giới thiệu chữ k- cô đọc chữ k- cho trẻ đọc chữ k. Các con ạ, chữ ca này khác với các chữ khác một chút, đây là chữ ca nhưng phát âm là cờ
Cô phát âm cho trẻ nghe 2-3 lần
Cho cả lớp phát âm, nhóm, cá nhân phát âm.
Các con nhìn xem chữ k có những nét nào?
Cô chính xác lại : Chữ k có một nét sổ thẳng và 2 nét xiên ngắn bên phải nét sổ thẳng
Cho trẻ đứng lên quay mặt vào nhau và chơi trò chơi Kéo co kết hợp đọc đồng dao: Kéo kéo, co co
“Bạn co tôi kéo
Bạn kéo tôi co
Cùng co cùng kéo
Kéo kéo co co?
Cho trẻ về chỗ ngồi- Khen trẻ
Cho trẻ nhìn lên bảng và tìm chữ cái vừa học được nhắc đi, nhắc lại nhiều trong bài đồng dao “Kéo kéo, co co”- Trẻ tìm - Cho trẻ đếm chữ k vừa tìm được 
3. So sánh chữ cái h, k
Hôm nay cô dạy các con chữ cái gì?
Cô cho 2 chữ xuất hiện
Các con nhìn xem chữ h và chữ k có điểm gì khác nhau?
Chữ h và chữ k có điểm gì giống nhau?
Cô chính xác lại: chữ h và chữ k khác nhau là chữ h có 1 nét móc còn chữ k có 2 nét xiên ngắn, chữ h và chữ k giống nhau là đều có 1 nét sổ thẳng.
4. Trò chơi: Chọn chữ nhanh theo yêu cầu
- Hôm nay các con học rất ngoan cô thưởng cho các con mỗi bạn một rổ đồ chơi, các con cùng nhìn xem trong rôt có gì?
- Các con xếp tất cả các thẻ chữ cái ra trước mặt để chúng mình cùng chơi nào.
- Đầu tiên cô nói tên chữ, các con tìm chữ giơ lên
- Cô nói đặc điểm chữ trẻ chọn chữ, giơ lên và đọc tên chữ
5. Trò chơi: Ai nhanh nhất
Cô giới thiệu cách chơi: Cô đã chuẩn bị rất nhiều các nét chữ cái khác nhau cô phát cho mỗi bạn một nét chữ, các con cầm nét chữ trên tay vừa đi vừa hát một bài hát khi nào có hiệu lệnh xắc xô chúng mình thật nhanh tìm bạn có nét chữ để ghép với mình thành chữ cái mà các con vừa học, chúng mình ngồi xuống và ghép chữ trên nền nhà. Các con đã rõ cách chơi chưa 
Cho trẻ chơi 1 lần sau đó cho trẻ đổi nét chữ cho bạn và chơi 1 lần nữa.
Nhận xét chơi: Cô nhận xét các nhóm xem đã ghép được chữ theo yêu cầu của cô không.
* Kết thúc: Hát “Em đi qua ngã tư đường phố” ra sân chơi.
- Trẻ hát
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói tên phương tiện giao thông
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ thực hiện yêu cầu của cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc từ
- Trẻ tìm và đọc chữ theo yêu cầu.
- Trẻ tìm và đọc chữ theo yêu cầu.
- Trẻ tìm và đọc chữ theo yêu cầu.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi trò chơi
Trẻ về chỗ ngồi
- Trẻ thực hiện yêu cầu của cô.
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Nhận xét kết quả chơi
- Hát đi ra.

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu 5 tuoi_12551360.doc
Giáo Án Liên Quan