Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Tuần 2: Cơ thể tôi. Chủ đề: Bản thân - Năm học 2022-2023

1. Yêu cầu:

- Cô đến sớm 15 phút, mở cửa thông thoáng, vệ sinh lớp học, chuẩn bị đồ chơi.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Cơ thể tôi.

- Rèn cho trẻ không mang quà đến lớp.Trao đổi với phụ huynh về trang phục cá nhân của trẻ khi thời tiết thay đổi.

- Trao đổi về bản thân trẻ, trẻ với các bạn khác nhau qua một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính và những người thân trong gia đình của trẻ ,

- Trẻ chơi, thể dục sáng có nền nếp, tích cực hoạt động.

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên đến trước giờ đón 15 phút, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, phòng sạch sẽ, tâm thế trẻ thoải mái .

3. Tổ chức hoạt động:

- Trẻ đến cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định (Chú ý trang phục của trẻ, tình trạng sức khoẻ của trẻ), nhắc trẻ chào cô cô giáo, chào bố mẹ, ông bà .

- Trò chuyện với phụ huynh về kế hoạch dạy trẻ trong tuần.

- Cho trẻ quan sát tranh ảnh, đồ chơi trang trí theo chủ đề

- Rèn cho trẻ không mang quà đến lớp, không mang những loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc đến lớp ăn ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

-Trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ và các bạn giúp trẻ cảm nhận được những cảm xúc yêu-ghét, tức giận, hạnh phúc và có ứng xử và tình cảm phù hợp, quan tâm đến mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong hoạt động chung

- Trao đổi với phụ huynh về trang phục cá nhân của trẻ khi thời tiết thay đổi

- Điểm danh trẻ theo danh sách.

- Thể dục sáng: Tập theo nhạc các bài hát theo chủ đề bản thân

 

doc31 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Tuần 2: Cơ thể tôi. Chủ đề: Bản thân - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 : Cơ thể tôi
(Thời gian thực hiện từ: 03/10 – 07/10/2022) 
A. Vệ sinh-Đón trẻ -Thể dục sáng - điểm danh 
1. Yêu cầu:
- Cô đến sớm 15 phút, mở cửa thông thoáng, vệ sinh lớp học, chuẩn bị đồ chơi.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Cơ thể tôi.
- Rèn cho trẻ không mang quà đến lớp.Trao đổi với phụ huynh về trang phục cá nhân của trẻ khi thời tiết thay đổi.
- Trao đổi về bản thân trẻ, trẻ với các bạn khác nhau qua một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính và những người thân trong gia đình của trẻ ,
- Trẻ chơi, thể dục sáng có nền nếp, tích cực hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên đến trước giờ đón 15 phút, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, phòng sạch sẽ, tâm thế trẻ thoải mái .
3. Tổ chức hoạt động:
- Trẻ đến cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định (Chú ý trang phục của trẻ, tình trạng sức khoẻ của trẻ), nhắc trẻ chào cô cô giáo, chào bố mẹ, ông bà.
- Trò chuyện với phụ huynh về kế hoạch dạy trẻ trong tuần.
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh, đồ chơi trang trí theo chủ đề 
- Rèn cho trẻ không mang quà đến lớp, không mang những loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc đến lớp ăn ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
-Trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ và các bạn giúp trẻ cảm nhận được những cảm xúc yêu-ghét, tức giận, hạnh phúc và có ứng xử và tình cảm phù hợp, quan tâm đến mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong hoạt động chung
- Trao đổi với phụ huynh về trang phục cá nhân của trẻ khi thời tiết thay đổi
- Điểm danh trẻ theo danh sách.
- Thể dục sáng: Tập theo nhạc các bài hát theo chủ đề bản thân
B. Chơi hoạt động ở các góc:
Nội dung chơi:
- Góc phân vai: Chơi cô giáo, lớp học, nấu ăn, bán hàng 
- Góc xây dựng - lắp ghép: Xây dựng trường MN. .
- Góc nghệ thuật - tạo hình: Hát múa, đọc thơ, kể chuyện về bản thân bé và các bạn, về cô giáo; tô màu, vẽ, nặn đồ dựng đồ chơi của bạn trai và bạn gái.
- Góc học tập và sách: Xem sách, cắt dán làm anbum về bé trai ,bé gái.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, chơi với cát nước, thả vật chìm nổi 
I. Mục đích - yêu cầu:
- Rèn cho trẻ kỹ năng giữ gìn vệ sinh trong khi chơi ở các góc, chơi cùng nhau đoàn kết, không ném đồ chơi, thể hiện vai chơi, đúng kỹ năng chơi, hứng thú khi chơi và chơi đúng vai chơi của mình
II. Chuẩn bị: 
- Đồ chơi đầy đủ tại các góc chơi (góc chơi mở học tập, phân vai, xây dựng)
- Giá đồ chơi dễ lấy, dễ cất đồ chơi.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Tạo hứng thú:
- Cô cùng trẻ Hát bài “Bạn có biết tên tôi”
2. Hoạt động 2: Nội dung :
a.Thỏa thuận trước khi chơi:
( Giới thiệu góc chơi, thăm dò ý tưởng, hướng trẻ vào cuộc chơi)
	+ Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con bạn nào kể cho cô và các bạn biết lớp mình có những góc chơi nào?
	+ Để xây được công trình thì chúng mình chơi ở góc chơi nào?(Góc xây dựng)
	- Muốn chơi được góc xây dựng cần có ai?(Thợ cả, chú công nhân)
	- Bác thợ cả làm công việc gì?(bác thợ cả điều hành công việc, chỉ đạo công nhân làm việc)
	- Với chủ đề bản thân thì các chú công nhân làm công việc gì?(Xây vườn rau, Xây nhà, vườn hoa, đường đi.
	- Những bạn nào thích về góc xây dựng chơi nhỉ ?
	- Rất nhiều bạn muốn chơi ở góc xây dựng, sau khi đi tham quan cô giáo sẽ cho chúng mình về chơi ở góc con thích nhé!
	-Để có các vật liệu xây cần mua ở đâu?(Mua ở nhóm bán hàng)
	- Nhóm bán hàng cần có những ai?(Cô bán hàng, khách mua hàng)
	- Nhóm bán hàng định bán những mặt hàng gì?(Vật liệu xây dựng, thực phẩm, đồ ăn, hoa...)
	- Cô bán hàng có thái độ như thế nào với khách?(Niềm nở mời chào khách)
	- Khi khách trả tiền thì cần làm gì??(cảm ơn, đưa hàng cho khách và trả tiền thừa, mời khách lần sau quay lại)
	- Thái độ của khách hàng ra sao?(Vui vẻ)
	- Muốn đóng vai bố ,mẹ, con thì chơi ở nhóm nào?
	- Trong gia đình có những ai?(Trong gia đình có bố, mẹ, các con)
	- Bố làm công việc gì?(Bố xây dựng, lái xe chở hàng)
	- Mẹ làm công việc gì?(Mẹ nấu cơm, đi chợ, bế con...)
	- Bố mẹ đối với con như thế nào?
- Góc có hình ảnh bác sĩ, có bà bán gạo, có em búp bê ... kia là góc gì các con?
- Về góc phân vai chúng mình sẽ chơi gì? 
- À về góc phân vai có rất nhiều trò chơi ( Nấu ăn, bán hàng nước, bác sĩ khám bệnh....)
+ Còn các cô, các bác nội trợ thì làm gì?( Đi chợ nấu nững món ăn thật ngon cho gia đình thân yêu...)
	- Những bạn nào thích về góc phân vai chơi nhỉ ?
	- Rất nhiều bạn muốn chơi ở góc phân vai , sau khi đi tham quan cô giáo sẽ cho chúng mình về chơi ở góc con thích nhé!
- Góc có rất nhiều sách vở, bút, màu...kia là góc gì các con nhỉ?
- Về góc học tập các con sẽ chơi gì?
 	- À về góc học tập có rất nhiều trò chơi: các con có thể xem tranh ảnh, chơi lô tô trong chủ đề thế giới động vật, hay chơi trò chơi tổ chức lớp học: đóng vai cô giáo và học sinh.....
- Những bạn nào thích về góc học tập chơi ?
	- Rất nhiều bạn muốn chơi ở góc học tập, sau khi đi tham quan cô giáo sẽ cho chúng mình về chơi ở góc con thích nhé!
=> Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về góc chơi mình thích, các con lấy đồ chơi nhẹ nhàng, không ném đồ chơi lung tung, không tranh giành đồ chơi của nhau, vui chơi đoàn kết để tạo ra những sản phẩm cho nhóm của mình.
b.Quá trình trẻ chơi:
- Cô bao quát tất cả các góc chơi của trẻ, xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi.
- Cô đến từng góc chơi hỏi han động viên trẻ, khuyến khích trẻ ở các góc chơi.
- Cô đóng vai các nhân vật theo từng góc và nhập vai chơi cùng trẻ khi cần.
- Với những trẻ hiếu động hoặc không tập trung ở góc đang chơi cô có thể hướng trẻ sang góc chơi mà trẻ thích.
c. Nhận xét quá trình chơi:
- Cô đi đến từng góc chơi và nhận xét quá trình trẻ chơi
3. Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ chơi.
- Cô cùng trẻ hát vang bài hát “ Hết giờ chơi” và cùng trẻ xếp đồ chơi lên góc gọn gàng.
C. Hoạt động Vệ sinh - Ăn ngủ:
1.Tổ chức giờ ăn: 
a. Yêu cầu:
-Rèn cho trẻ biết cất dọn đồ dùng sau ăn đúng nơi qui định
-Rèn kỹ năng cần thìa, bát, xúc ăn khéo léo.Rèn nền nếp khi ăn không nói chuyện, nhai từ tốn, ăn chậm nhai kỹ, hắt hơi biết lấy tay che miệng.
b. Chuẩn bị:
- Đồ dùng ăn, uống, cho trẻ đầy đủ
- Kê bàn ghế cho 4 – 6 trẻ ngồi 1 bàn có lối đi quanh bàn dễ dàng.
- Khăn mặt, bát thìa cốc nước uống đủ cho số lượng trẻ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng
- Đĩa để khăn lau tay và đĩa đựng cơm rơi cho từng bàn.
c. Tổ chức hoạt động:
+ Trước khi ăn:
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn, cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn theo 6 bước bằng xà phòng
- Giới thiệu cho trẻ biết tên món ăn và giá trị dinh dưỡng có trong các món ăn 
- Chia ăn theo định lượng và khẩu phần cho trẻ.
+ Trong khi trẻ ăn:
- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện, không rơi vãi cơm ra bàn , giữ gìn vệ sinh trong khi ăn
- Hình thành cho trẻ những thói quen văn minh trong ăn uống.
- Cô nhắc trẻ cầm thìa, bát, xúc ăn khéo léo .Nhắc nhở trẻ khi ăn không nói chuyện, nhai từ tốn, ăn chậm nhai kỹ. Khi ăn ho, hắt hơi biết lấy tay che miệng.
+ VS chăm sóc trẻ sau ăn:
- Cho trẻ biết cất dọn đồ dùng sau ăn đúng nơi qui định 
2.Tổ chức giờ ngủ: 
a. Yêu cầu:
- Giờ ngủ không đi lại tự do, khi đi vệ sinh buổi trưa không gây mất trật tự không nói chuyện, lấy cất gối gọn gàng
b. Chuẩn bị:
 - Chỗ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, phòng ngủ giảm ánh sáng bằng cách tắt điện, đóng cửa, kéo dèm.
c. Tổ chức hoạt động:	
- Cô cho trẻ nữ ngủ riêng, trẻ nam ngủ riêng, trẻ khó ngủ ngủ riêng. Bao quát trẻ ngủ, sửa tư thế trẻ ngủ khi cần thiết 
 - Giáo viên ở lại trực để quan sát, phát hiện và sử lý kịp thời các tình huống có thể sảy ra trong khi trẻ ngủ
- Khi bật điều hòa không để nhiệt độ quá lạnh. Khi trẻ ngủ không mặc quá nhiều quần áo nhưng đảm bảo cho trẻ đủ ấm về mùa đông
- Trong giờ trẻ ngủ không gây tiếng động mạnh làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.
- Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc, nếu trẻ nào tỉnh dậy trước cô cho trẻ ra nằm riêng để không làm thức giấc của bạn nằm bên cạnh.
- Sau khi đã đủ giấc đến giờ thức dậy cô dướng dẫn trẻ làm công việc vừa sức như: cất gối, xếp chăn, chiếu đúng nơi quy định, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh sau đó cho trẻ chơi một trò chơi hoặc hát hoặc đọc thơ để trẻ tỉnh ngủ sau đó cô cho trẻ ăn phụ.
D. Hoạt động trả trẻ:
Yêu cầu :
-Trẻ được vệ sinh cá nhân, quần áo, mặt mũi sạch sẽ trước khi về.
- Khi về biết chào cô, bạn bằng tình cảm yêu thương
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2022
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đập bóng xuống sàn và bắt bóng
TCVĐ: Đôi bạn khéo
I . Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
- Phát triển cơ tay, cơ vai và phát triển tố chất khéo léo, nhanh nhẹn của trẻ giữa tay và mắt.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay.
- Rèn luyện cơ tay, chân và sự khéo léo của cơ thể.
3.Thái độ
-Trẻ biết giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh, cân đối.
- Có tinh thần tập thể.
II. CHUẨN BỊ
- Sân tập sạch sẽ, rộng rãi.
- Trang phục của trẻ gọn gàng.
- Phấn.
- Bóng (mỗi trẻ 1 quả).
III. Tổ chức hoạt động
1. Khởi động
     	- Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
	- Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang tập bài BTPTC
2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
 Đội hình: Cho trẻ đứng thành 4 hàng ngang.
- Cô gọi tên các động tác và hô cho trẻ tập theo cô.
+ Động tác tay: (4l-8n); Tay đưa ra trước, lên cao.
   TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
   N1: Bước chân trái sang bên một bước chân rộng bằng vai, tay sang ngang lòng bàn tay sấp.
   N2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
   N3: Hai tay đưa xuống, như nhịp một.
   N4: Về TTCB.
   Nhịp 5,6,7,8 tương tự như nhịp 1, 2, 3. 4.
+ Động tác chân: Bước khuỵu một chân trước, chân sau thẳng.(4lần-8nhịp)
   TTCB: Đứng thẳng,tay thả xuôi.
   N1: Tay chống hông, bước chân trái ra trước, chân sau thẳng.
   N2: Khuỵu chân trái, chân phải thẳng, tay đưa ngang.
   N3: Như nhịp 1.
 N4:Về TTCB.
   Nhịp 5, 6, 7, 8 tương tự như nhịp 1, 2, 3 ,4,đổi chân.
+  Động tác bụng: Ngồi duỗi chân, tay chống sau, 2 chân thay nhau đưa thẳng lên cao.
 TTCB: Ngồi duỗi chân, tay chống phía sau lưng.
  TH: Hai chân thay nhau đưa thẳng lên cao theo nhịp đếm 1-2. Thực hiện 1 lần 8 nhịp, nghỉ một chút rồi lại tiếp tục thực hiện 1 lần 8 nhịp.
+ Động tác bật: Bật chân
+ Chuyển đội hình thành 4 hàng dọc.
b. VĐCB:
- Cô giới thiệu tên bài tập “Đập bóng xuống sàn và bắt bóng”.
- Cô làm mẫu 2 lần.
- Lần 1: Không phân tích.
- Lần 2: Cô kết hợp phân tích: Hai tay cầm bóng đập mạnh xuống sàn thì bóng nảy lên , dùng hai tay bắt bóng.
- Mới 2-3 trẻ lên làm mẫu.
- Cô quan sát, nhận xét trẻ.
- Cho trẻ tập: cô cho lần lượt trẻ lên tập 2-3 lần.
- Cho từng nhóm lên tập: 2-3 trẻ lên tập 1 lúc.
- Cho mỗi trẻ 1 quả lên tập.
- Mời bạn giỏi nhất lên tập lại.
(Cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập).
- Giợ ý cho trẻ nhắc lại tên bài tập
c. TCVĐ: Đôi bạn khéo
- Cách chơi: Chia cả lớp ra thành 2 đội chơi, mỗi đội chia thành các cặp chơi. 2 bạn trong đội sẽ dùng bụng giữ bóng và đưa bóng về đích. Đội nào đưa được nhiều bóng hơn là đội thắng cuộc
- Luật chơi: Khi 2 bạn phía trước về 2 bạn sau mới được lên chơi tiếp.
     	- Tổ chức cho trẻ chơi
3.  Hồi tĩnh
 - Trẻ làm chim mẹ chim con đi vòng tròn và ra chơi.
B. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Hoạt động có chủ đích: Đôi bàn tay kì diệu
TCVĐ: Kéo co
TC: Trò chơi với những ngón tay
Chơi tự do : Chơi với đồ chơi ngoài trời
I.Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết được tên gọi,cấu tạo của đôi bàn tay.(Đôi bàn tay, mu bàn tay, lòng bàn tay, đốt ngón tay, móng tay)
- Trẻ biết được đôi bàn tay làm được những công việc như: học bài, ăn cơm, đánh răng, múa
- Trẻ biết đôi bàn tay vừa là một bộ phận trên cơ thể vừa như một giác quan (Xúc giác) cảm nhận được đồ vật sần sùi hay nhẵn nhụi, nóng hay lạnh, mềm hay cứng
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ có kỹ năng vận động các ngón tay và đốt ngón tay để chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn đôi bàn tay: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, không tiếp xúc với vật sắc nhọn.
- Trẻ biết dùng đôi bàn tay để phục vụ bản thân, giúp đỡ bố mẹ, biết yêu thương, biết chia sẻ, chơi đoàn kết với bạn bè.
II. chuẩn bị:
- Máy tính.
- Bài hát: “Tay thơm tay ngoan”
- Trò chơi: “ Trò chơi với những ngón tay, Dấu tay” “In hình bàn tay tạo thành bức tranh”.
- Hình ảnh đôi bàn tay, một số hình ảnh cô và trẻ sử dụng đôi bàn tay để tham gia vào một số hoạt động.
- Một số hình ảnh powpoi.
III.Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú.
 - Cô con mình cùng hát vang bài hát “Tay thơm tay ngoan” do chú Bùi Đình Thảo sáng tác nhé.
	- Các con vừa hát bài gì? Nói về bộ phận nào trên cơ thể ?
	- Làm thế nào để đôi bàn tay xinh được sạch sẽ? Chúng mình cùng kiểm tra xem tay mình đã sạch chưa?
	- Ngoài đôi bàn tay trên cơ thể còn có bộ phận nào nữa? Trên cơ thể của chúng ta có rất nhiều bộ phận : mắt, mũi taiMỗi bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng với chúng ta. Và hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về một bộ phận trên cơ thể đó là “Đôi bàn tay” chúng mình cùng nhau khám phá xem “Đôi Bàn tay” mang lại điều kì diệu gì nhé.
2. “ Đôi bàn tay kỳ diệu ”.
	- Chúng mình có muốn chơi trò chơi cùng cô không?chúng mình cùng chơi trò chơi “dấu tay” nào?
“Dấu cái tay ra sau lưng khi cô hỏi tay đâu?
Dấu cái tay ra sau lưng khi cô hỏi tay đây?Tay đâu tay đâu?”
- Chúng mình muốn chơi lại cùng cô không?À rất giỏi chúng mình cùng chơi lại nào?
“Dấu cái tay ra sau lưng khi cô hỏi tay đâu?
Dấu cái tay ra sau lưng khi cô hỏi tay đây?Tay đâu tay đâu?”
- Và bây giờ chúng mình hãy ngồi xuống và cùng xem đôi bàn tay chúng mình có gì nào?
- Vừa rồi các con đã cùng xem đôi bàn tay của mình rồi bây giờ bạn nào cho cô biết đôi bàn tay của các con có gì nào?
- À cô thấy các bạn lớp mình rất là giỏi đấy vậy để biết xem đôi bàn tay của chúng mình có những gì cô mời các con cùng hướng mắt lên màn hình nhé. - Tay đẹp của các con đâu xòe ra cho cô xem nào?
	- Mỗi người có mấy bàn tay? Hai bàn tay được gọi là gì?Chúng mình có hai bàn tay vì thế gọi là đôi bàn tay đấy các con ạ, thế chúng mình biết chúng mình có tay gì không? (Tay phải và tay trái)
- Trên màn hình có hình ảnh đôi bàn tay đặt như thế nào nhỉ? Hình ảnh đôi bàn tay úp xuống. Khi đôi bàn tay úp xuống chúng mình nhìn thấy gì?(Mu bàn tay), đây là mu bàn tay phải, đây là mu bàn tay trái và các con nhìn thấy gì nữa?(À khi bàn tay úp xuống thì nhìn thâý ngón tay)Ai có ý kiến nào khác nữa?
- Đây là bàn tay, đây là các ngón tay trên bàn tay đấy các con ạ?
- Cô đố các con biết trên bàn tay có mấy ngón tay? Đếm thật to cùng cô nào?(1,2,3,4,5 Tất cả có 5 ngón tay).Cả lớp nói thật to nào?Tất cả có 5 ngón tay.
- Bàn tay của chúng mình có 5 ngón đấy và khi úp bàn tay xuống thì các con nhìn thấy trên đầu ngón tay có gì đây? À trên đầu ngón tay có các móng tay nữa giúp bảo vệ cho đầu ngón tay không bị tổn thương đấy các con ạ. Nhưng móng tay mọc rất nhanh và đêu đặn nên chúng mình phải thường xuyên cắt móng tay. Móng tay là nơi ẩn náu của nhiều loại trứng giun và vi trùng. Vì vậy các con không được cắn móng tay vì trứng giun và vi trùng sẽ chui vào bụng gây bệnh giun sán và các bệnh về đường tiêu hóa và đặc biệt là có thể sẽ bị bệnh chân tay miệng rất đáng sợ và ảnh hưởng đến sức khỏe của của con người.Và cô biết có một trò chơi rất hay đó là “trò chơi với những ngón tay”xin mời cả lớp cùng chơi nào.
- Ngón tay của chúng mình có thể cử động như thế này vậy các con có biết nhờ đâu mà ngón tay có thể cử động được như thế này không? Bạn nào biết giơ tay? Đó là nhờ có các đốt ngón tay đấy các con ạ.
- Và để xem bàn tay của chúng mình còn gì nữa cô mời các con cùng nhìn lên màn hình cùng cô nào?
- Cả lớp cùng nhìn xem cô giáo có đôi bàn tay đặt như thế nào ấy nhỉ?(trên màn hình là đôi bàn tay ngửa lên đúng không nào).Và khi đôi bàn tay ngửa lên thì chúng mình nhìn thấy gì? Bạn nào biết (Lòng bàn tay).
- Ngoài lòng bàn tay ra bàn tay còn nhìn thấy gì nữa? (khi ngửa bàn tay ra nhìn thấy lòng bàn tay, các đường chỉ tay)
- Tay đẹp của các con đâu hãy xòe tay của mình ra? Các con hãy nhìn thật kĩ khi các con ngửa tay ra?
- Khi ngửa tay ra nhìn thấy lòng bàn tay, đây là các đường chỉ tay, các đốt ngón tay, ngoài ra trên mỗi đầu ngón tay là vân tay đấy các con ạ.
- Vừa rồi các con học rất là giỏi bây giờ cô hỏi lại mỗi người có mấy bàn tay? Hai bàn tay được gọi là gì?(Đôi bàn tay)
- Bàn tay của chúng mình có gì nào? Bạn nào nói lại cho cô và các bạn cùng nghe nào?(gọi 3-4 trẻ trả lời)
=> Mỗi chúng ta đều có đôi bàn tay, đôi bàn tay được cấu tạo bởi mu bàn tay, lòng bàn tay, các ngón tay ngoài ra trong lòng bàn tay có các đường chỉ tay và ngón tay có móng tay , đầu ngón có vân tay, kẽ ngón tay có thể chuyển động dễ dàng được là nhờ có đốt ngón tay.
- Bây giờ cô đố các con biết đôi bàn tay giúp các con làm gì? 
- Đôi bàn tay giúp chúng mình làm nhiều việc: Khi học tay cầm gì? Khi ăn cơm tay cầm gì? Học hát, học múacác con có muốn được múa không? Cô con mình cùng múa bài “Múa cho mẹ xem” nhé, cô mời các con cùng đứng dậy múa nào?Vừa rồi cô thấy các con múa rất là đẹp đấy vậy Để biết đôi bàn tay còn giúp các con cầm gì thì xin mời cả lớp hướng mắt lên màn hình cùng quan sát nhé
- Em bé dùng tay để làm gì?(Đánh răng, cầm khăn lau mặt, dùng tay mắc quần áo, đeo tất ,đeo dép, Bàn tay giúp bạn ấy cầm thìa ăn cơm, cầm màu để tô, cả lớp thấy bạn ấy tô có đẹp không? Bàn tay giúp mình cầm đồ chơi để chơi với các bạnnhững đôi bàn tay khéo léo tạo ra những sản phẩm có giá trị để sử dụng.Đôi bàn tay còn giúp chúng ta thể hiện tình yêu thương nữa đấy (Cô vuốt má một vài bạn), hay chúng ta cùng nắm tay nhau thể hiện sự đoàn kết. 
- Khi bố mẹ, người lớn tuổi, cô giáo đưa cho chúng mình vật gì đó thì chúng mình phải xin bằng mấy bàn tay?
- Khi cô chia cơm cho chúng mình, phát bé ngoan chúng mình phải đón bằng mấy tay? Các con thấy đôi bàn tay giúp chúng mình nhiều việc không?
- Các con quan sát tay của cô và tay của một bạn các con thấy gì nhỉ?Bàn tay của cô là bàn tay của người lớn, bàn tay của các con là bàn tay trẻ nhỏ nên bàn tay của cô lớn hơn bàn tay của các con đấy.
- Các con ạ Tất cả chúng ta ở đây đều có đầy đủ hai bàn tay, nhưng ngoài kia có những bạn nhỏ không may mắn , họ không có tay nhưng bằng nghị lực , họ lại dùng đôi chân của mình để viết và làm công việc thay cho đôi tay của mình. Chúng ta có nên học tập nghị lực của các bạn không?
* Trò chơi: Kéo co: 
- Hướng dẫn trẻ cách chơi: Chọn 10 bạn chia làm 2 đội đứng 2 bên của giải phân cách cùng cầm 2 đầu dây thừng khi có lệnh bắt đầu thì dùng sức kéo mạnh về 2 bên. Đội nào bước sang bên kia vạch giới hạn là đội thua cuộc. Đội thắng được thưởng hoa. Đội thua phải nhảnh lò cò.
Luật chơi: Lượt chơi diễn ra trong vòng 1 bài hát: Hoa trường em. Đội nào bước sang bên kia vạch là đội thua cuộc.
Cô bao quát và nhận xét trẻ chơi.
*Trò chơi với những ngón tay
	- Cô tổ chức cho trẻ chơi
*Chơi tự do: Cô bao quát trẻ
3. Kết thúc
	- Cả lớp hưởng ứng theo nhạc bài “Năm ngón tay ngoan”
C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU
KNS: Bé học cách chào hỏi thưa gửi lễ phép với người thân
1. Yêu cầu:
- Trẻ ăn hết xuất quà chiều
- Trẻ biết chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi với người thân phù hợp với tình huống khi giao tiếp.
- Rèn kĩ năng trả lời tròn câu, ứng xử lễ phép với mọi người.
- Trẻ yêu quý, lễ phép với mọi người.
2. Chuẩn bị:
	- Các đoạn phim “Bé chào hỏi, bé xin lỗi”
	- các tình huống : Bé làm vỡ chén, bé được bố tặng quà, khách đến nhà, thái độ khi chào, cám ơn, xin lỗi, bé nhận quà.
3. Tổ chức hoạt động
	- Cả lớp vui vận động bài hát“Con chim vành khuyên”
- Các con thấy chim vành khuyên như thế nào? có ngoan không?
- Cô , bác, anh ,chị là những người thân trong gia đình ngoài ra trong gia đình còn có những ai nữa?
- Mọi người thân trong gia đình phải sống như thế nào?
- Để mọi người trong gia đình yêu thương con thì con phải làm gì?
- Để trở thành bé ngoan dễ hay khó cô cho các con xem đoạn phim, các con hãy chú ý quan sát thật kĩ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_tuan_2_co_the_toi_chu_de_ban_tha.doc
Giáo Án Liên Quan