Giáo án Mầm non - Phương tiện và quy định giao thông
* Phát triển vận động:
- Phát triển một số vận động cơ bản :
+ Phối hợp chân, tay, mắt trong các vận động
+ Thể hiện sự khéo léo trong vận động bình tĩnh tự tin khi tập các vận động theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ vui vẻ hứng thú tập luyện để có sức khỏe tốt.
- Phát triển sự vận động của các bộ phận cơ thể, vận động nhịp nhàng với bạn bè, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu.
- Có thói quen vệ sinh cá nhân và đóng thao tác vệ sinh, biết rửa tay bằng xà phòng. Biết tác dụng của việc rửa tay
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, gọn gàng và vệ sinh trong ăn uống.
CHỦ ĐỀ : “ PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG ” Thời gian thực hiện: 4 tuần ( Từ 04/03/2013 – 29/03/2013) Nhánh 1: Phương tiện giao thông đường bộ ( PTGT) ( Từ 04/03 – 08/03/2013) Nhánh 2: PTGT đường thủy ( Từ 11/03 – 15/03/2013) Nhánh 3: PTGT đường sắt, đường hàng không (Từ 18/03 – 22/03/2013) Nhánh 4: Luật giao thông đường bộ ( Từ 25/03/ – 29/03/2013) NỘI DUNG CHỦ ĐIỂM: “ PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG ” KHỐI 4 TUỔI Thời gian thực hiện: 4 tuần ( Từ: 04/03/2013 – 29/03/2013) Lĩnh vực Mục tiêu của chủ đề Nội dung Ghi chú PT Thể chất * Phát triển vận động: - Phát triển một số vận động cơ bản : + Phối hợp chân, tay, mắt trong các vận động + Thể hiện sự khéo léo trong vận động bình tĩnh tự tin khi tập các vận động theo hướng dẫn của cô. - Trẻ vui vẻ hứng thú tập luyện để có sức khỏe tốt. - Phát triển sự vận động của các bộ phận cơ thể, vận động nhịp nhàng với bạn bè, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu. - TrÎ biÕt vµ phßng tr¸nh 1 sè hµnh ®éng nguy hiÓm, biÕt c¸ch ®i ®êng, ngåi trªn xe an toàn khi tham gia giao th«ng vµ c¸ch phßng tr¸nh - Có thói quen vệ sinh cá nhân và đóng thao tác vệ sinh, biết rửa tay bằng xà phòng. Biết tác dụng của việc rửa tay * Dinh dưỡng và sức khỏe: - Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, gọn gàng và vệ sinh trong ăn uống. * Phát triển vận động: - Bật liên tục qua các vòng - Chuyền bóng qua đầu, qua chân - Bật qua chướng ngại vật - Đi theo đường hẹp - Trò chơi vận động: Làm theo tín hiệu, đập và bắt bóng… + Rèn kỹ năng phối hợp chân tay và mắt để bật liên tục qua các vòng, chuyền bóng qua đầu qua chân… - RÌn cho trÎ 1 sè kü n¨ng khi tham gia giao th«ng được an toàn. - Thực hành thao tác rửa tay bằng xà phòng * Dinh dưỡng và sức khỏe: - Rèn thói quen giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh trong ăn uống. PT nhận thức * KPXH: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, động cơ, công dụng, nơi hoạt động của một số PTGT. - Biết quan sát, so sánh nhận xét điểm giống và khác nhau giữa 2 loại PTGT, biết một số biển hiệu giao thông và làm quen với luật lệ giao thông, cách đi đường. - Có một số hiểu biết về giao thông ở nông thôn và giao thông ở thành phố. - Biết nói lên những điều bé quan sát được. - Biết một số tai nạn giao thông, nguyên nhân và cách phòng tránh. *Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán: - Trẻ nhận biết khối vuông, khối nhật, khối cầu, khối trụ, biết sự khác và giống nhau về đặc điểm của các khối. - Biết so sánh chiều rộng của hai đối tượng. - Nhận biết số 5, tạo nhóm có 5 đối tượng, tách gộp trong phạm vi 5. *KPXH : Về một số PTGT và luật lệ giao thông đường bộ: - Tìm hiểu một số PTGT đường bộ - Tìm hiểu một số PTGT đường thủy - PTGT đường hàng không, đường sắt - Làm quen một số luật lệ giao thông đường bộ - Trò chuyện một số đặc điểm nổi bật của một số PTGT như: cấu tạo, tiếng kêu, nơi hoạt động…. - Biết được sự cần thiết và ích lợi của các loại PTGT. - Biết ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ, là ngày các bé nhớ ơn đến công lao của các bà các chị các mẹ… + Trò chơi: “ Làm theo tín hiệu, em đi qua ngã tư đường phố, về đúng bến...” * Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán : - Nhận biết khối cầu, khối trụ - Nhận biết khối vuông, khối chữ nhật - So sánh chiều rộng hai đối tượng - Nhận biết số 5, tạo nhóm có 5 đối tượng, tách gộp trong phạm vi 5. Phát triển ngôn ngữ * Làm quen văn học: - Biết sử dụng và phát âm một số từ chỉ tên gọi, đặc điểm các bộ phận của một số PTGT. - Hiểu nghĩa từ ( động cơ, biển báo hiệu) của một số PTGT. - Biết đặc câu hỏi, trả lời câu hỏi mạch lạc - Biết kể lại câu chuyện và đọc các bài thơ về chủ đề giao thông có sự giúp đỡ của cô, của người lớn. - Biết tự dở trang sách xem, nhìn vào tranh minh họa gọi tên các nhân vật trong tranh, thích xem sách. * Làm quen văn học: - Lắng nghe và hiểu nội dung các bài thơ, câu chuyện trong chủ đề: “ Phương tiện và luật lệ giao thông ”. + Thơ : “ Thuyền giấy- Gấu qua cầu - Bé và mẹ - Đi đường - Đèn đỏ đèn xanh - Bó hoa tặng cô - Cô dạy con - Giúp bà…” + Chuyện : “ Qua đường - Kiến con đi ô tô - - Thỏ con đi học…” - Đồng dao: Con kiến mà leo cành đa, bài vè: Nội quy xe buýt… - Biết sử dụng ngôn ngữ của mình để kể chuyện cùng cô. - Biết đọc thơ diễn càm theo toàn bộ nội dung các bài thơ trong chủ đề. - Trò chuyện về một số PTGT và luật lệ giao thông đường bộ. - Kể tên một số loại PTGT mà trẻ biết. - Biết được ích lợi của một số PTGT đem lại cho con người. - Biết dùng từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu để diễn đạt cách sang đường khi không có tín hiệu đèn giao thông… PT tình cảm và kỹ năng xã hội - Trẻ có ý thức tôn trọng và thực hiện một số quy định về luật giao thông. - Có ý thức phối hợp với mọi người khi tham gia giao thông. - Biết chơi một số trò chơi về tín hiệu giao thông. - Giữ gìn vệ sinh môi trường ( không vứt rác bừa bãi). - Nói lên được ý hiểu của mình về một số PTGT mà trẻ biết. - Có ý thức tuân theo một số quy định, luật lệ giao thông của các đường. - Tham gia cùng cô và các bạn thực hành về an toàn giao thông. - Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, nhắc nhở mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông. - Biết tôn trọng các chú cảnh sát giao thông và ích lợi của các phương tiện. - Biết sử dùng từ ngữ tốt đẹp khi giao tiếp với cô giáo và các bạn trong lớp và trong trường - Thân thiện và hợp tác với bạn trong nhóm - Văn nghệ hát múa cùng nhóm bạn có ý thức tập thể. Phát triển thẩm mỹ * Âm nhạc: -Trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc của mình về chủ đề thực vật. - Chăm chú lắng nghe và thể hiện được cảm xúc âm nhạc theo giai điệu các bài hát nói về chủ đề thực vật. - Biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu bài hát và thể hiện đúng sắc thái vui tươi với các bài hát trong chủ đề: “ Giao thông ”. - Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc phách tre, xắc xô. - Biết vỗ tay, vỗ xắc xô,... theo nhịp bài hát, biết vận động minh họa theo nhịp điệu bài hát. * Tạo hình: - Biết dùng các nét vẽ đơn giản vẽ theo ý thích những gì mang nội dung chủ đề: “ Thực vật ”. - Biết phối hợp các nguyên liệu tạo hình tạo thành các sản phẩm mang phong cách theo nội dung chủ đề thực vật. - Phối hợp các kỹ năng tạo hình : vẽ, tô, cắt, xé dán tạo thành những sản phẩm nói lên ý nghĩa của chủ đề. - Biết vẽ, tô, xé dán theo ý thích của mình, thích thú ngắm nhìn và biết đặt tên cho sản phẩm và nói được cảm xúc của mình về sản phẩm đã tạo ra. * Âm nhạc: + Dạy hát bài: Đi đường em nhớ - Đèn đỏ, đèn xanh. + Vỗ tay theo nhịp bài: - Em tập lái ô tô – Lái ô tô… + Dạy vận động minh họa bài: Tàu về ga - Em đi chơi thuyền - Đoàn tàu nhỏ xíu + Nghe hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố - Những con đường em yêu - Bạn ơi có biết - Đoàn tàu. + Trò chơi: “ Tai ai thính - Đoán tên nhạc cụ - Cảm thụ âm nhạc ”. * Tạo hình: - Tô màu tranh về một số PTGT ở các đường. - Vẽ các PTGT như: Ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền buồm... - Xé dán thuyền trên biển, xé dán tàu hỏa, xé dán ô tô khách, xé dán máy bay... - Gập thuyền giấy. gập máy bay… - Làm đồ chơi như: Máy bay, ô tô, tàu hỏa… từ giấy bìa, từ các chai nước, từ xốp…, làm sách tranh về một số PTGT… - Cắt dán theo nhóm tranh về ngã tư đường phố. - Làm bưu thiếp mừng ngày 8/3 ngày Quốc tế Phụ nữ. - Thích thú ngắm nhìn và biết đặt tên cho sản phẩm và nói lên cảm xúc của mình về sản phẩm. KẾ HOẠCH TUẦN 1: “ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ” Lớp B1: Giáo viên: Vũ Hồng Tứ - Ngô Thị Hiền (Thời gian thực hiện:Từ 04/03 – 08/03/2013 ) Thời gian Tên HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - Cô đến sớm 15 phút vệ sinh lớp học. Cô đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ lễ phép chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và tự cất đồ dùng của trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ. - Trò chuyện về một số phương tiện giao thông ( PTGT) đường bộ như: Xe máy, xe đạp, ô tô tải, ô tô con… và trò chuyện về ngày mồng 8/3 “ ngày quốc tế phụ nữ ” THỂ DỤC SÁNG - Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề. Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,…về đội hình 3 hàng ngang. BTPTC: Tập với bóng: + Hô hấp: Làm động tác ngửi hoa ( 2 lần 8 nhịp). +Tay: 2 tay cầm bóng đưa giơ lên cao, 2 tay cầm bóng để ngang ngực ( 2 lần 8 nhịp). +Chân: 2 tay đưa bóng ra phía trước, ngồi xuống đứng lên theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp). + Bụng: Hai tay cầm bóng đưa lên cao, cúi gập người, đầu gối thẳng ( 2 lần 8 nhịp). + Bật: 2 tay cầm bóng đưa ra phía trước đồng thời bật tách chân, 2 tay cầm bóng thu về trước ngực đồng thời 2 chân bật chụm vào ( 2 lần 8 nhịp). HOẠT ĐỘNG HỌC - Sáng: Thể dục + Bật liên tục qua các vòng + Ôn đi trên băng ghế đầu đội túi cát + Trò chơi: “ Ô tô và chim sẻ ” KPXH Một số PTGT đường bộ ( Ô tô, xe đạp, xe máy) Âm nhạc - NDTT:+ Dạy hát: “ Đi đường em nhớ ” - NDKH: + NH: “ Bạn ơi có biết ” ( Ns: Hoàng Văn Yến) +TCÂN: “ Đoán nhanh, hát tài” LQVH Kể cho trẻ nghe chuyện: “ Kiến con đi ô tô ” LQVT Tạo nhóm có số lượng 5, nhận biết chữ số 5 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - HĐCMĐ: + Quan sát xe máy + TCVĐ: Bắt chước tiếng kêu của các PTGT, đèn đỏ - đèn xanh. + Chơi tự do: Chơi với bóng. - HĐCMĐ: Xem tranh về một số PTGT. + TCVĐ: Kéo co, bóng tròn to. + Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. - HĐCMĐ: Cô và trẻ nhặt lá cây quanh sân trường. + Chơi tự do: Chơi với vòng. - HĐCMĐ: Quan sát xe đạp. + TCVĐ: Bật tách chụm chân, tung và bắt bóng. + Chơi tự do: Chơi với đất, cát,… - HĐCMĐ: Cho trẻ ôn đọc bài thơ: “ Gấu qua cầu ” + TCVĐ: Ai nhạy nhanh nhất, nhảy qua vũng nước. + Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt,… HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép bãi đỗ xe, xếp hình ô tô, tàu hỏa... Chuẩn bị: Gạch, bộ lắp ghép, hàng rào, cây hoa,… - Góc phân vai: Bán hàng bán các loại xe như: Xe ô tô, xe máy, xe đạp… - Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Vẽ, tô, xé, dán,… tranh về một số PTGT ở các đường, dán đèn tín hiệu... Chuẩn bị: Búp sáp các màu, giấy vẽ, hồ dán, bảng nặn... + Âm nhạc: Hát, VĐ các bài hát về PTGT như: Em đi qua ngã tư đường phố, đường em đi, tàu về ga… Chuẩn bị: Xắc xô, phách tre, đài, băng đĩa nhạc,… - Góc văn học: Xem tranh truyện, đọc thơ theo chủ điểm PTGT như: Gấu qua cầu, đi chơi phố, xe cần cẩu, thuyền giấy... - Góc toán: Xem sách tranh về một số PTGT, xếp các loại PTGT bằng các hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Ôn khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu… Chuẩn bị: Các khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu…, các hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây,nhổ cỏ cho cây,… HOẠT ĐỘNG CHIỀU Vận động sau ngủ dậy: Cho trẻ chơi trò chơi: “ Ôtô và chim sẻ ” Chiều: Tạo Hình + Dán hình ô tô khách ( Mẫu) - Cho trẻ làm trong vở toán trang 22 ( Ôn phân biệt khối) - Cho trẻ hát bài: “ Qùa mồng 8 tháng 3” - Làm bưu thiếp chúc mừng ngày 8/3 - Cho trẻ chơi trò chơi: “ Đi qua ngã tư đường phố ” - Trực nhật lau đồ dùng, đồ chơi. - Nêu gương bé ngoan Thứ 2 ngày 04 tháng 03 năm 2013 Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành Lưu ý Sáng: Thể dục: + Bật liên tục qua các vòng + Ôn đi trên băng ghế đầu đội túi cát + Trò chơi: “ Ô tô và chim sẻ ” 1. Kiến thức: - Dạy trẻ cách bật liên tục qua các vòng. 2. Kỹ năng: - Củng cố rèn luyện kỹ năng bật chụm chân liên tục qua vòng. - Phát triển tố chất: Khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện vận động. - Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tập luyện. 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ tập. 1. Cho cô: - Sân tập sạch, phẳng. - Vạch xuất phát - 8-10 vòng 2. Cho trẻ: - Quần áo trang phục gọn gàng. - Mỗi trẻ 1 vòng thể dục 1. Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu khởi động các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc. 2. Trọng động: a) BTPTC: + Động tác 1: Hô hấp: Làm động tác thổi bóng ( 2 lần 8 nhịp). + Động tác 2: Tay: 2 tay cầm vòng đưa giơ lên cao, 2 tay cầm vòng để ngang ngực ( 2 lần 8 nhịp). + Động tác 3: Chân: 2 tay đưa vòng ra phía trước, ngồi xuống đứng lên theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp). + Động tác 4: Bụng: Hai tay cầm vòng đưa lên cao, cúi gập người, đầu gối thẳng ( 2 lần 8 nhịp). + Động tác 5: Bật: 2 tay cầm vòng đưa ra phía trước đồng thời bật tách chân, 2 tay cầm vòng thu về trước ngực đồng thời 2 chân bật chụm vào ( 2 lần 8 nhịp). b)VĐCB: * Bật liên tục qua các vòng - Chuyển đội hình 2 hàng dọc quay mặt vào nhau. - Cô làm mẫu lần 1 + không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2 + giải thích ( Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” 2 tay chống hông đứng dưới vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh: “ Bắt đầu ” đầu gối hơi khuỵu để lấy đà nhún chân bật liên tục qua các vòng, chú ý khi bật tiếp xuống sàn nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân trước, sau đó về cuối hàng). - Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu và cho nhận xét, sửa sai cho trẻ. - Cho lần lượt từng trẻ thực hiện vận động 2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cho 2 tổ thi đua (Trẻ thực hiện 2-3 lần) - Cho một số trẻ lên thực hiện. * Cô cho trẻ ôn thực hiện vận động cơ bản cũ: “ Đi trên băng ghế đầu đội túi cát ” - Cô cho 1 – 2 trẻ lên thực hiện vận động, hỏi trẻ xem bạn thực hiện vận động đã đúng hay chưa? Cô cùng trẻ nhắc lại cách thực hiện vận động cũ. - Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện lại vận động. c) Trò chơi: “ Ô tô và chim sẻ ” - Luật chơi: Bạn nào chưa tránh được ô tô sẽ phải nhảy lò cò. - Cách chơi: Cô sẽ làm ô tô còn trẻ sẽ làm những chú chim sẻ, những chú chim sẻ xà xuống mặt đường mổ thóc, khi nghe tiếng còi ô tô kêu: “ Bíp! Bíp!...” thì các chú chim sẻ phải chạy thật nhanh vào vỉa hè, tránh đụng vào ô tô. Nếu đụng vào ô tô bạn đó sẽ phải nhảy lò cò ( Cô chơi trẻ chơi 2 – 3 lần). Cô nhận xét, khen và động viên trẻ. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ hát bài: “ Tàu về ga ” ( Nhạc sĩ: Bùi Anh Tôn) ra ngoài. Tạo hình: - Dán hình ô tô khách ( Tiết mẫu) 1. Kiến thức: - Trẻ miêu tả hình dáng phong phú, khác nhau của một số PTGT. 2. Kỹ năng: - Sử dụng kỹ năng xếp và phết hồ để tạo nên những chiếc xe ô tô chở khách. 3. Thái độ: - Trẻ biết tự hào trước sản phẩm của mình làm ra. 1. Cho cô: - Tranh mẫu của cô dán hình ô tô chở khách. - Giá treo sản phẩm. 2. Cho trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đựng hồ dán, giấy màu, vở tạo hình 1. Ổn định tổ chức lớp: - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Ô tô và chim sẻ ” 2. Nội dung: a) Quan sát tranh mẫu của cô: - Cô đưa tranh mẫu hỏi trẻ: + Bức tranh có gì? ( Bức tranh về ô tô). + Ai có nhận xét gì về chiếc ô tô này? + Màu sắc của chiếc ô tô này như thế nào? + Cửa sổ của ô tô này có dạng hình gì? + Bánh xe của ô tô khách có dạng hình gì? + Cô dùng chất liệu gì để tạo nên chiếc ô tô khách? b) Cô làm mẫu: - Cô làm mẫu lần 1 + giải thích: Trước tiên cô xếp các mảnh giấy thành hình ô tô khách, cô xếp thân ô tô đến các cửa sổ, bánh xe. Các con chú ý xếp bánh của ô tô khách sát cạnh vạch dườngđi. Sau đó các con chấm phết hồ vào mặt sau của giấy, chú ý phết hồ vừa phải không phết hồ nhiều quá. - Cô làm mẫu lần 2 + tương tự như lần 1. c) Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ dán, cô nhắc lại cách xếp và dán cho những trẻ tích cực. Khuyến khích trẻ phối màu để dán được chiếc ô tô khách có màu sắc sặc sỡ. - Cô đến với những trẻ chậm hoặc chưa được, cô gợi ý, hướng dẫn từng chi tiết cho trẻ. - Cô nhắc trẻ xếp trước rồi mới dán, nhắc trẻ dán khéo léo, không phết hồ nhiều. Nhắc trẻ phối màu thân ô tô, các cửa sổ và bánh xe khác màu cho nổi. d) Trưng bày, nhận xét sản phẩm: - Cô cho trẻ lên treo sản phẩm của mình vào giá. - Cô cho trẻ ngồi ra xa để quan sát toàn bộ các sản phẩm của các họa sĩ tí hon. Hãy nhìn xem có rất nhiều những chiếc ô tô đang nối đuôi nhau đi rất đẹp. - Cô cho trẻ làm động tác: “ Bé tập lái ô tô ” thay đổi tư thế. + Hãy nhìn xem ô tô nào có những chiế cửa sổ đẹp nhất? + Những chiếc ô tô nào có nhiều màu sắc rực rỡ nhất? - Cô cho trẻ tự nhận xét bài của mình và của các bạn. - Cô nhận xét các bài dán đẹp, sáng tạo. Cô nhắc những bài chưa hoàn thiện sẽ làm nốt hoàn thiện bài (Còn những chiếc ô tô khách chưa có cửa sổ ngoài giờ học các con sẽ dán thêm cho đẹp hơn). Cô khen, động viên trẻ. 3. Kết thúc: Cô và trẻ hát bài: “ Bạn ơi có biết ” ( Nhạc sĩ: Hoàng Văn Yến ) và cất dọn đồ dùng. Thứ 3 ngày 05 tháng 03 năm 2013 Nội dung hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Khám phá khoa học Một số PTGT đường bộ ( Ô tô, xe đạp, xe máy) 1.Kiến thức: - Cung cấp cho trẻ đặc điểm nổi bật của một số PTGT. - Dạy trẻ biết ích lợi của một số PTGT 2.Kỹ năng: - Mở rộng vốn từ cho trẻ - Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân loại. 3.Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức tuân theo luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường. 1.Cho cô: - Một số PTGT đường bộ như: Ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô… làm bằng xốp. - 3 hộp to đựng các PTGT - Lô tô tranh vẽ một số PTGT đường bộ 2. Cho trẻ: - Lô tô tranh vẽ một số PTGT đường bộ nhưng kích cỡ nhỏ hơn tranh lô tô của cô. 1.Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú: - Cô và trẻ hát bài: “ Bạn ơi có biết ” ( Nhạc sĩ: Hoàng Văn Yến ). 2.Nội dung dạy: a) Quan sát một số PTGT: - Cô cho 3 nhóm mỗi nhóm 1 hộp mang về khám phá xem trong hộp có gì, PTGT đó có đặc điểm gì, nó hoạt động ở đâu, tiếng kêu như thế nào, chạy bằng gì? Sau đó từng thành viên trong đội sẽ nói về những gì mình vừa quan sát và thảo luận về PTGT gì, nếu chưa rõ đặt câu hỏi cho các bạn hoặc cho cô nhờ giải đáp giúp. - Cô mời lần lượt từng bạn đội trưởng của các nhóm lên giới thiệu về PTGT của nhóm mình. Cô đặt câu hỏi thêm gợi ý để trẻ trả lời: + Nhóm con có PTGT gì? + PTGT đó có những bộ phận gì? + PTGT đó hoạt động ở đâu? + PTGT đó kêu như thế nào? + PTGT đó chạy bằng gì? + PTGT đó dùng để làm gì? b) So sánh: - Cô đưa xe đạp và xe máy ra hỏi trẻ: + Ai có thể đặt câu hỏi để so sánh 2 loại PTGT là xe đạp và xe máy? + Xe đạp và xe máy khác nhau ở điểm nào? ( Xe đạp kêu: Kính coong! Xe máy kêu: Bíp! Bíp!, xe đạp dùng chân để đạp, xe máy dùng động cơ để đi ). + Xe đạp và xe máy giống nhau ở điểm nào? ( Xe đạp và xe máy đều là PTGT đường bộ, đều dùng để chở người và chở hàng ). - Cô khái quát: Các PTGT khác nhau về đặc điểm cấu tạo nhưng giống nhau ở điểm đều dùng để chở người và chở hàng. * Mở rộng: Ngoài các PTG trên các con còn biết những PTGT nào khác? ( Cô cho trẻ kể) - Khi đi trên các PTGT này các con phải ngồi như thế nào? ( Ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch khi đi trên các PTGT). c) Trò chơi: “ Về đúng bến” - Luật chơi: Ai chưa qua được cầu phải đi lại. - Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội, đội số 1 sẽ đưa PTGT chạy bằng động cơ về bến của mình, đội số 2 sẽ đưa PTGT thô sơ về đúng bến. Khi nghe hiệu lệnh: “ Bắt đầu” bạn ở đầu hàng chọn lấy một PTGT lên gắn vào bảng của đội mình sau đó quay lại đi qua cầu về cuối hàng bạn tiếp theo lên. Đội nào đưa được nhiều PTGT đúng bến, đội đó đội đó sẽ giành chiến thắng Cô kiểm tra kết quả của các nhóm, khen động viên trẻ. 3.Kết thúc: Cô và trẻ chơi trò chơi: “ Ô tô và chim sẻ ”. t Thứ 4 ngày 06 tháng 03 năm 2013 Nội dung hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Âm nhạc + Dạy hát: “ Đi đường em nhớ ” - NDKH: + NH: “ Bạn ơi có biết ” ( Ns: Hoàng Văn Yến) Trò chơi: “ Đoán nhanh, hát tài” 1.Kiến thức: - Cung cấp tên bài, tên tác giả của bài hát cho trẻ. 2.Kỹ năng: -Trẻ chú ý nghe cô hát bài hát: “ Bạn ơi có biết” -Trẻ biết nhún nhảy theo nhạc bài hát. - Trẻ biết chơi trò chơi: “ Đoán nhanh, hát tài” 3.Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. 1.Cho cô: - Đàn, đài, băng nhạc - Dụng cụ âm nhạc ( xắc xô, phách tre,…) 1.Ổn định tổ chức lớp: - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Bắt chước tiếng kêu của các PTGT ”. 2.Nội dung dạy: a) Dạy hát: “ Đi đường em nhớ ” ( Nhạc sĩ: Hoàng Văn Yến ) - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát ( Bài hát nói về cô giáo dạy các bạn bài học giao thông không đi bên trái em đi bên phải đường. Khi đi bộ đi trên vỉa hè, không đi dưới lòng đường). + Cô hát lần 1 + điệu bộ, cử chỉ + Cô hát lần 2 + đệm đàn + Cô hát lần 3 + vận động minh họa Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả - Cô mời cả lớp hát cùng cô + đệm đàn - Cô mời từng tổ, nhóm, các cá nhân lên hát + đệm đàn. Cô chú ý sửa cách hát cho đúng nhịp, đúng lời bà
File đính kèm:
- chu_de_Giao_Thong_tuan_1.doc