Giáo án Mầm non lớp chồi - Trường mầm non Hải Vĩnh - Tuần 6 - Chủ đề: "Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh"
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh "
- Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Các loại đồ dùng, đồ chơi gia đình, đồ dùng sinh hoạt, lô tô các loại rau quả, các dụng cụ âm nhạc, bút màu, giấy vẽ,
Tuần 6. Ngày soạn 1:07:59 PM - 22 / 11 / 2008 Chủ đề: "Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh" ----o0o--- Kế hoạch hoạt động góc I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh " - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. - Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi. II. Chuẩn bị: - Các loại đồ dùng, đồ chơi gia đình, đồ dùng sinh hoạt, lô tô các loại rau quả, các dụng cụ âm nhạc, bút màu, giấy vẽ, III. Hướng dẫn: 1. Góc: Đóng vai: - Trẻ chơi trò chơi " Gia đình ", " Cửa hàng thực phẩm", "Cửa hàng ăn uống" 2. Góc: Âm nhạc: - Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau. - Hát các bài hát trong chủ đề. 3. Góc: Tạo hình: - Thầy hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu vườn hoa, công viên cây xanh, những con vật yêu thích, các loại thực phẩm, cắt dán tranh ảnh có cảm xúc thích hợp với môi trường của bé. 4. Góc: Sách - truyện: -Làm tranh, truyện về môi trường xanh- sạch - đẹp và các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể, về việc giữ gìn thân thể, vệ sinh cá nhân. - Xem tranh truyện để biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, bảo vệ sức khoẻ. 5. Góc: Toán: - So sánh chiều cao của trẻ với bạn. - Phân loại các nhóm thực phẩm bằng lô tô. Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008. Môn dạy: Trò chơi. Bài dạy: Tay trái, tay phải của bé I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhận biết và xác định đúng tay phải và tay trái. - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi. Trẻ chơi trò chơi hứng thú, chơi tự giác. - Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh cá nhân. II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng, đồ chơi: Bàn chải đánh răng, lược chải đầu, bút vẽ, thìa xúc cơm, bát III. Hướng dẫn: - Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi. 1. Luật chơi: - Nhóm nào về đích chậm hơn hoặc lấy sai là thua cuộc thì cả nhóm phải giơ tay lên và nhảy lò cò một vòng. 2. Cách chơi: - Chia trẻ thành hai nhóm chơi số lượng đồ dùng, đồ chơi mà trẻ phải chọn bằng số lượng trẻ ở mỗi nhóm. Đồ chơi để ở cách vạch xuất phát khoảng 3 - 4m. Hai trẻ ở hàng đầu của hai nhóm cùng xuất phát một lúc. * Trẻ chơi trò chơi. - Thầy khuyến khích động viên trẻ chơi. * Nhận xét sau khi chơi: + Hỏi lại tên trò chơi. + Nhận xét kết quả chơi. * Giáo dục: Khi đi đường nhớ đi bên tay phải. Phải giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cẩn thận./. Môn dạy: MTXQ. Bài dạy: Trò chuyện, đàm thoại về nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khoẻ của bé Nội dung tích hợp: Văn học. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hiểu về nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khoẻ trẻ. - Trẻ biết ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh thân thể và ăn uống đủ chất. II. Chuẩn bị: - Nhóm thực phẩm giàu đạm, mỡ (Vật thật): Thịt, cá - Nhóm thực phẩm giàu đường, chất bột (Vật thật): Gạo, khoai - Nhóm thực phẩm giàu Vitamin (Vật thật): Các loại rau, quả. - Lô tô về các nhóm thức ăn trên. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Thầy đọc trẻ nghe bài thơ " Bác bầu, bác bí". * Trò chuyện: - Thầy vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? - Bác bầu, bác bí nói với nhau điều gì ? * Giới thiệu bài: Trò chuyện, đàm thoại về nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khoẻ của bé. 1. Quan sát và đàm thoại: - Thầy đưa ra nhóm thức ăn có nhiều đạm. Hỏi trẻ: + Trên bàn thầy có những loại thực phẩm gì ? Con hãy nói tên loại thực phẩm đó ? + Các con có biết nhóm thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng gì không ? +Trong các bữa ăn hàng ngày các con được bố mẹ cho ăn những thức ăn gì ? + Ngoài bữa ăn chính, bố mẹ còn cho các con ăn thêm những thức ăn gì ? - Thầy tiếp tục đưa lần lượt các nhóm dinh dưỡng đã chuẩn bị và đàm thoại cùng trẻ theo trình tự trên. * Củng cố: - Để có cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống đủ chất, điều độ, cân đối và nghỉ ngơi hợp lí. * Mở rộng: - Ngoài những thực phẩm mà thầy cùng các vừa tìm hiểu, các con còn biết loại thực phẩm nào ? * Trò chơi: Chơi lô tô "Thi chọn nhanh" - Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. + Cách chơi: - Mỗi trẻ 1 bộ lô tô, khi thầy nói chọn cho thầy nhóm thực phẩm có nhiều chất đạm ( Hoặc chất béo) -> Trẻ chọn nhanh lô tô nhóm thực đó. - Các nhóm dinh dưỡng khác thầy cho trẻ chơi như trên, nâng dần yêu cầu. - Trẻ chơi trò chơi. - Thầy khuyến khích, động viên trẻ chơi hứng thú, tự giác. - Thầy nhận xét chơi . * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc: Sách: Quan sát tranh về chủ đề./. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi. -Trẻ lắng nghe. -Trẻ kể các nhóm thực phẩm khác. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ hoạt động theo góc. Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008. Môn dạy: Tạo hình. Bài dạy: Đặt bàn tay lên trang giấy, dùng bút vạch viền quanh hình bàn tay. ( Mẫu) Nội dung tích hợp: Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng in, tô màu, hoàn thiện bức tranh. - Trẻ thực hiện đúng kỹ năng in, tô màu theo mẫu của thầy. - Giáo dục trẻ ý thức vệ sinh bàn tay luôn sạch sẽ. II. Chuẩn bị: - Bút màu, giấy, vở cho trẻ. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức. - Thầy cho trẻ đọc bài thơ " Cô dạy"- Phạm Hổ. * Trò chuyện: - Các con vừa đọc bài thơ gì ? - Cô đã khuyên bé điều gì ? * Giới thiệu bài:Đặt bàn tay lên trang giấy, dùng bút vạch viền quanh hình bàn tay. 1. Quan sát, đàm thoại: + Thầy cho trẻ quan sát mẫu 1. - Đây là hình vẽ gì đây ? - Bàn tay có mấy ngón ? - Các ngón tay có bằng nhau không ? - Làm như thế nào để in được hình bàn tay lên trang giấy ? - Bố cục như thế nào cho cân đối ? - In xong thầy phải làm gì ? - Tô màu như thế nào cho đẹp ? + Thầy tiếp tục cho trẻ quan sát mẫu 2 + 3, đàm thoại với trẻ theo trình tự trên. 2. Thầy làm mẫu: - Thầy làm mẫu lần 1. - Thầy làm mẫu lần 2: Phân tích. Đặt bàn tay trái lên trang giấy sao cho cân đối giữa trang giấy, sau đó dùng bút màu đen vạch theo đường viền từng ngón tay, bắt đầu từ ngón tay út cho đến hết các ngón tay. Sau đó nhấc tay ra, tô màu - Thầy làm mẫu lần 3: Không phân tích. * Trẻ thực hiện: - Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đua vẽ đẹp. * Nhận xét sản phẩm: - Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá. - Gọi trẻ nhận xét. + Con thích bài của bạn nào ? + Bài của bạn in, tô màu có đẹp không ? Vì sao ? + Bạn in, tô màu đã hài hoà chưa ? + Bạn bố cục có cân đối không ? - Thầy nhận xét chung. * Củng cố - Giáo dục: - Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống * Hoạt động góc: + Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Vui chơi: Trẻ chơi trò chơi " Cửa hàng thực phẩm"./. - Trẻ dọc thơ. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ quan sát, trả lời câu hỏi. - Trẻ quan sát thầy làm mẫu. - Trẻ thực hiện. - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát, lắng nghe thầy. - Trẻ hoạt động theo góc./. Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008. Môn dạy: Văn học. Bài dạy: Bé ơi Nội dung tích hợp: MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ hiểu nội dung, đọc diễn cảm bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể. II. Chuẩn bị: - Tranh thơ chữ to. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài hát:" Vì sao chim hay hót" * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì ? - Mỗi sáng ngủ dậy bé làm công việc gì ? * Giới thiệu bài: Bé ơi ! - Phong Thu. - Đọc lần 1( Đọc diễn cảm) * Giảng nội dung: Bài thơ đã nhắc nhở bé không chơi đất cát, mỗi sáng ngủ dậy phải đánh răng, rửa tay sạch sẽ. - Đọc mẫu lần 2: ( Cùng tranh chữ to). Thầy nói cách chỉ, cách đọc, + Thầy vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? Ai sáng tác ? * Giảng nội dung trích dẫn: - Sau khi ăn no thì không nên làm gì ? " Bé này !Bé ơi ! Đừng cho chân chạy" => Đoạn thơ này khuyên bé không chơi đất cát, không chơi ngoài nắng, khi ăn no không nên chạy. " Mỗi sớm ngủ dậy Bé ơi, bé này " => Không những thế bé còn đánh răng lúc ngủ dậy, rửa tay sạch trước khi ăn. * Dạy trẻ đọc thơ: - Lớp đọc cùng thầy 2 lần. - Tổ đọc: 3 tổ. - Nhóm đọc : 3 nhóm. - Cá nhân: 2 trẻ. - Thầy chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ đọc thơ hay. 3. Đàm thoại: - Khi trời nắng nên chơi ở đâu ? - Mỗi sớm ngủ dậy bé làm gì ? - Trước khi ăn bé phải làm gì ? - Các con đã biết tự vệ sinh chưa ? * Giáo dục: Trẻ ý thức vệ sinh thân thể để cơ thể khoẻ mạnh. 5. Củng cố: - Hỏi lại tên bài thơ, tên tác giả. - Mời 1 trẻ lên đọc bài thơ. * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc: Xây dựng: Lắp ghép ngôi nhà của bé./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc thơ. - Trẻ trả lời câu hỏi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời, đọc thơ. - Trẻ hoạt động theo góc. Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2008. Môn dạy: Toán. Bài dạy: Phân loại rau, quả theo nhóm dinh dưỡng (Vitamin A, C) Nội dung tích hợp: MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hiểu và phân loại được nhóm rau, quả theo từng nhóm Vitamin A, C. - Trẻ phân loại và đếm được số lượng rau, quả theo từng nhóm dinh dưỡng. - Giáo dục trẻ ăn đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: - Một số rau, quả chứa Vitamin A,C . - Lô tô để trẻ chơi trò chơi. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài hát: " Em yêu cây xanh" * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì ? - Trồng cây để làm gì ? * Giới thiệu bài:Phân loại rau, quả theo nhóm dinh dưỡng Vitamin A, C. 1. Phần I: Ôn tập. - Thầy mời trẻ lên đếm các nhóm rau, quả xắp xếp không thành dãy xung quanh lớp và gắn số tương ứng. - 3 nhóm rau bắp cải. - 3 nhóm củ cà rốt. - 2 nhóm bắp ngô. 2. Phần II. Phân loại rau quả theo nhóm dinh dưỡng Vitamin A, C. - Lần lượt thầy cùng trẻ quan sát trò chuyện về một số loại rau, quả. + Thầy có quả gì đây ? + Quả bí có dạng hình gì ? + Vỏ quả bí màu gì ? + Quả bí có chứa chất Vitamin gì ? + Muốn ăn được ta phải làm thế nào ? + Vỏ của nó sần sùi hay mịn ? - Thầy lần lượt cho trẻ quan sát và đàm thoại với các loại rau, quả khác theo trình tự trên. * Phân loại: - Mời trẻ lên phân nhóm các loại rau, quả theo nhóm Vitamin và đếm số lượng từng nhóm ( Phạm vi 3). + Nhóm rau, quả chứa nhiều Vitamin A: Bí đỏ, ớt, cà chua, cà rốt + Nhóm rau quả chứa nhiều Vitamin C: Quả cam, chanh, quất - Thầy nhận xét, chính xác hoá nội dung. * Mở rộng: + Ngoài những loại rau, quả hôm nay chúng mình làm quen ra, còn có rất nhiều loại rau, quả khác chứa Vitamin A,C như : Quả đậu đỗ, táo, lê, xoài 3. Phần III: Luyện tập: + Thầy cho trẻ chơi lô tô " Xếp nhanh thành các nhóm" - Trẻ xếp xong thầy kiểm tra, động viên trẻ. + Trò chơi: "Tìm đúng nhà" + Luật chơi: Trẻ về đúng nhà có nhóm rau, quả tương ứng với nhóm rau, quả trong thẻ của trẻ. + Cách chơi: Mỗi trẻ có một thẻ, trên thẻ có nhóm rau, quả có chứaVitamin A, C. Vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của thầy trẻ chạy về đúng nhà. - Trẻ chơi 2 - 3 lần. Rồi cho trẻ đổi thẻ lẫn nhau để chơi tiếp. - Thầy nhận xét. * Hoạt động góc. + Góc: Tạo hình. Cho trẻ nặn các loại quả. + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề./. - Trẻ hát - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy. - Trẻ quan sát, trả lời câu hỏi. - Trẻ phân loại theo nhóm. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ hoạt động theo góc./. Môn dạy: Thể dục. Bài dạy: Truyền bóng qua đầu Trò chơi: Về đúng nhà. Nội dung tích hợp: Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu. - Nhằm giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, biết phối hợp hoạt động chân, tay. - Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập: Truyền bóng bằng hai tay, không làm rơi bóng. Tập luyện hứng thú, tự giác. - Giáo dục trẻ ý thức tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể luôn khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi bằng phẳng. - 04 bức tranh( 2 tranh vẽ khuôn mặt bé trai, 2 tranh vẽ khuôn mặt bé gái). - 2 quả bóng nhựa. - Vẽ 2 con đường như nhau có chiều dài 4m, chiều rộng 0,3m( 1 con đường về nhà bé trai, 1 con đường về nhà bé gái) nhà được thể hiện bằng 2 vòng tròn to, đặt vào vòng tròn thứ nhất 2 tranh bé gái, vòng thứ hai 2 tranh bé trai. III. Hướng dẫn: * ổn định tổ chức: - Điểm danh, kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ. * Trò chuyện: - Thầy trò chuyện cùng trẻ về " Nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khoẻ" 1. Khởi động: - Thầy cho trẻ giả làm đoàn tàu, kết hợp các kiểu đi ( Đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân), chạy rồi trở về đội hình hai hàng dọc. 2. Trọng động: a/ Bài tập phát triển chung: -Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: "Nào chúng ta cùng tập thể dục"(2lần) b/ Vận động cơ bản: - Thầy giới thiệu tên bài tập. - Thầy tập mẫu. + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2: Phân tích. Tư thế chuẩn bị: Trẻ tập hợp thành 2 hàng dọc, người đứng trước cách người đứng sau 1 cánh tay, số lượng trẻ mỗi hàng bằng nhau, hai chân đứng rộng bằng vai. Khi có hiệu lệnh của thầy trẻ đứng đầu hàng cầm bóng bằng hai tay đưa qua đầu, mình cong ra sau, trẻ đứng sau đón lấy bóng và truyền tiếp cho bạn tiếp theo cho đến hết hàng, trẻ cuối cùng cầm bóng chạy lên để bóng vào nơi quy định. + Lần 3: Không phân tích. * Trẻ thực hiện: - Trẻ tập theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau. * Trò chơi: " Về đúng nhà". - Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. + Cách chơi: - Yêu cầu trẻ đi khéo léo theo con đường vừa vẽ, hai tay dang ngang giữ thăng bằng và về đúng nhà theo giới tính( Nhà dành cho bé trai, nhà dành cho bé gái). - Thầy chia trẻ thành 2 nhóm chơi. Khi có hiệu lệnh, hai nhóm cùng xuất phát. Nhóm nào về nhanh hơn và không có bạn về sai nhà là nhóm thắng cuộc. Nhóm nào thua cuộc thì tất cả trẻ trong nhóm đó phải lần lượt tự giới thiệu họ và tên mình, tên lớp học, giới tính. - 1 trẻ nhắc lại cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú, thi đua lẫn nhau. - Thầy nhận xét sau khi chơi. 3. Hồi tĩnh: - Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu. * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề. + Góc: Tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái./. Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008. Môn dạy: Âm nhạc. Bài dạy: Dạy hát + Vỗ tay theo nhịp. Khám tay Nghe hát Bàn tay mẹ Trò chơi: Ai đoán giỏi. Nội dung tích hợp: Văn học. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát. - Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, rõ lời, hát vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo. - Giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài. - Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát. III. Hướng dẫn: Phương pháp của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: -Trẻ đọc bài thơ: " Cô dạy "- Phạm Hổ * Trò chuyện: - Các con vừa đọc bài thơ gì ? - Cô đã khuyên bé điều gì ? * Giới thiệu bài: Khám tay - Nhạc & lời: Đào Việt Hưng 1. Dạy hát: - Thầy hát mẫu lần 1. + Giảng nội dung: ( Theo tranh ) Qua bài hát nhạc sỹ muốn nhắc nhở các con khi đến trường, đến lớp phải luôn giữ gìn bàn tay sạch sẽ. - Thầy hát mẫu lần 2 + 3 + Điệu bộ minh hoạ. * Dạy trẻ hát: - Trẻ hát theo lớp ( 2 lần) - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay. * Dạy trẻ vận động;" Vỗ tay theo nhịp" - Thầy làm mẫu lần 1: Không phân tích. - Thầy làm mẫu lần 2: Phân tích. " Nào đưa bàn tay. Trực nhật khám ngay. Tay ai ..." x x x x x ( Vỗ tay vào tiếng có dấu x ). - Thầy làm mẫu lần 3. + Trẻ tập vỗ tay theo nhịp: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân. - Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện. * Củng cố: - 1 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức. * Giáo dục: Trẻ biết biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. 2. Nghe hát: - Giới thiệu bài:..."Bàn tay mẹ"- Nhạc: Bùi Đình Thảo - Lời thơ: Tạ Hữu Yên - Thầy hát lần 1. + Giới thiệu xuất xứ làn điệu (Kết hợp tranh): Bài hát được viết với giai điệu nhẹ nhàng, thiết tha, êm dịu. Thể hiện tình cảm và sự chăm sóc, âu yếm của mẹ đối với con. - Thầy hát lần 2+3 ( Nghe đĩa hát ). 3. Trò chơi: " Ai đoán giỏi ". - Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. * Cách chơi: - Gọi 1 trẻ A lên bảng, đầu đội mũ chóp kín. - Gọi trẻ B đứng tại chỗ hát. Đố trẻ A nói tên bạn hát ? Mấy bạn hát ? - Tăng dần số trẻ hát ( 2 - 3 cháu). - Thầy gọi 1 trẻ khá lên chơi mẫu. + Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú. * Hoạt động góc: + Góc: Toán: Phân loại thực phẩm bằng lô tô. + Góc: Tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái./. - Trẻ đọc thơ. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ học hát. - Trẻ học vận động. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ hoạt động theo góc./.
File đính kèm:
- 4T TUAN 6.doc