Giáo án phát triển ngôn ngữ theo hướng tích hợp (lớp chồi)
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu truyện.
- Biết đánh giá nhân vật trong truyện “Chú Dê Đen thông minh, mưu trí, dũng cảm. Dê Trắng hiền lành nhưng nhút nhát, Chó Sói nhát gan nhưng độc ác”.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết bộc lộ cảm xúc tính cách của nhân vật khi nghe cô kể và phát triển trí tưởng tượng, phán đoán cho trẻ.
- Biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt rõ ràng khi trả lời các câu hỏi của cô.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn luyện trí nhớ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục đức tính mạnh dạn, tự tin,dũng cảm cho trẻ, không rụt rè nhút nhát truớc mọi tình huống.
II. Chuẩn bị:
1. Cho cô:
- Giáo án, giáo án điện tử.
- Khung rối và rối: Dê Trắng, Dê Đen và Sói.
- Tranh về một số con vật sống trong rừng.
- Nhạc bài hát: “Ta đi vào rừng xanh”.
Mục đích - Yêu cầu: Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu truyện. Biết đánh giá nhân vật trong truyện “Chú Dê Đen thông minh, mưu trí, dũng cảm. Dê Trắng hiền lành nhưng nhút nhát, Chó Sói nhát gan nhưng độc ác”. Kỹ năng: Trẻ biết bộc lộ cảm xúc tính cách của nhân vật khi nghe cô kể và phát triển trí tưởng tượng, phán đoán cho trẻ. Biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt rõ ràng khi trả lời các câu hỏi của cô. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn luyện trí nhớ cho trẻ. Thái độ: Giáo dục đức tính mạnh dạn, tự tin,dũng cảm cho trẻ, không rụt rè nhút nhát truớc mọi tình huống. Chuẩn bị: Cho cô: Giáo án, giáo án điện tử. Khung rối và rối: Dê Trắng, Dê Đen và Sói. Tranh về một số con vật sống trong rừng. Nhạc bài hát: “Ta đi vào rừng xanh”. Cho trẻ: Mũ Dê Đen, mũ Dê Trắng và mũ Sói. Lô tô 1 số động vật sống trong rừng. (Dùng cho trò chơi) * Nội dung tích hợp: Khám phá khoa học: Trò chuyện về các con vật sống trong rừng. Phát triển ngôn ngữ : Đọc tên “ truyện Chú Dê Đen, tên các con vật Dê Trắng, Dê Đen, Con Sói”, kể lại được câu chuyện, hiểu được những từ khó trong câu chuyện. Phát triển nhận thức: Số lượng các con vật. Phát triển thẩm mĩ: Bài hát: “Ta đi vào rừng xanh”. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Ổn định: Cô cùng trẻ đi vòng tròn và hát bài: “Ta đi vào rừng xanh” (Tích hợp âm nhạc – phát triển thẩm mĩ) Bạn nào cho cô biết các con vừa hát bài gì vậy? Trong bài hát nhắc đến những con vật nào các con? Các con có biết những con vật đó sống ở đâu không nào? Vậy chúng ta hãy cùng nhau vào rừng xanh để khám phá xem trong khu rừng còn có gì thú vị nhé! Nội dung: HĐ1: Giới thiệu truyện: “Chú Dê Đen” Cô cho trẻ xem tranh về những động vật sống trong rừng ( dê, sói, hổ, nai, thỏ, voi ) (Tích hợp môi trường xung quanh – khám phá khoa học) Các con hãy cho cô biết những con vật nào hiền lành nào? Còn những con vật nào hung dữ vậy các con? Trong rừng xanh có rất nhiều con thú, có con thú dữ như: sói, hổ và các con thú hiền như dê, nai, voi Cô biết có một câu chuyện về một chú sói hung ác và một chú dê rất là dũng cảm, tự tin. Đó là câu chuyện “Chú dê đen”. Các con hãy cùng lắng nghe nhé! HĐ2: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chú Dê Đen” Cô kể lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ. (Không rối) Cô vừa kể chuyện gì? Trong truyện có những ai? Tóm tắt lại câu chuyện: Câu chuyện kể về hai chú Dê. Dê trắng thì nhút nhát vừa nghe Sói quát nạt đã sợ chết khiếp nên Dê Trắng bị Sói ăn thịt. Còn Dê Đen thì thông minh và dũng cảm nên Sói phải sợ và bỏ chạy vào rừng. Cô kể lần 2: Kết hợp với rối. Đàm thoại: Trong câu chuyện “Chú Dê Đen” cô vừa kể có mấy nhân vật vầ đó là những nhân vật nào? Dê Trắng đi vào rừng để làm gì? Dê Trắng đã gặp con gì? Các con cho cô biết tại sao Dê Trắng lại bị Sói ăn thịt? Dê Đen đi vào rừng để làm gì? Dê Đen có bị Sói ăn thịt không? Tại sao? Vậy qua câu chuyện các con muốn mình giống nhân vật nào? Tại sao? + Cô giải thích từ khó cho trẻ hiểu: (Tích hợp phát triển ngôn ngữ ) Từ “bất chợt” nói lên Dê Trắng gặp sói rất bất ngờ ngay trước mặt. Từ “run sợ” nói lên tính cách yếu ớt, sợ hãi của Dê Trắng khi gặp Sói. Từ “nuốt chửng” là không cắn, không nhai mà nuốt luôn vào bụng. Từ “dõng dạc” là nói to rõ, mạch lạc. Giáo dục trẻ: Khi đứng trước kẻ thù mà chúng ta sợ hãi thì chắc chắn chúng ta là người thua cuộc. Vì vậy, chúng ta phải luôn tự tin, dũng cảm, dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác thì chắc chắn chúng ta sẽ là người chiến thắng. (Tích hợp tình cảm xã hội) HĐ3: Trẻ thể hiện tác phẩm Cô cho 1 – 2 trẻ lên kể lại câu chuyện. Cô cho trẻ xem phim câu chuyện “Chú Dê Đen”. HĐ4: Bé nhập vai: Chọn 3 trẻ lên, cho trẻ tự nhận vai mà mình muốn đóng đi lấy mũ Dê Đen, Dê Trắng và Sói. Hỏi lại trẻ về lời nói cũng như tính cách của từng nhân vật trong chuyện để trẻ đóng được đạt hơn. Trò chơi: Lùa Dê về chuồng (Tích hợp phát triển thể chất) Luật chơi: Trẻ phải bước qua cầu (3 cái ghế) và lựa đúng hình chú dê để dán vào đúng chuồng nhà mình. Trẻ nào dán nhầm chuồng hoặc nhầm hình thì không được tính vào kết quả. Cách chơi: Phân trẻ thành 2 đội chơi, khi nhạc bật lên trẻ của 2 đội sẽ bước qua lần lượt 3 chiếc cầu (ghế) và chọn đúng hình chú dê trong rổ để dán lên chuồng nhà mình. Khi trẻ quay về phải đập vào tay bạn tiếp theo thì bạn đó mới bắt đầu chơi. Kết thúc đội nào lùa được nhiều dê về chuồng hơn đội đó sẽ thắng. Cô nhận xét và tuyên dương 2 đội chơi. Kết thúc: Cô nhận xét, đánh giá tùy theo tình hình lớp học và dặn dò cả lớp về tiết học sau rồi nhẹ nhàng chuyển sang hoạt động khác. Trẻ đi theo cô và hát. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ chú ý quan sát. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ chú ý lắng nghe. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ nghe cô tóm tắt. Trẻ nghe và quan sát. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ chú ý lắng nghe cô giải thích. Trẻ chú ý lắng nghe. Trẻ thực hiện Trẻ xem. Trẻ nhập vai. Trẻ nghe cô nói. Trẻ tham gia chơi. Trẻ chú ý lắng nghe. Trẻ chú ý lắng nghe. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON LỚP CĐMN C KHÓA 39 @&? PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Chủ đề: Động vật Đề tài: Truyện “Chú Dê Đen” Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi Thời gian: 25 – 30 phút Người soạn: Nguyễn Minh Thúy Ngày soạn: Năm học: 2016 - 2017
File đính kèm:
- Giao_an_Phat_trien_Ngon_ngu_Theo_huong_tich_hop.doc