Giáo án Phát triển thẩm mĩ (Đề số: 19) Chủ đề: Trường Mầm non

1.Kiến thức:

- Trẻ thuộc lời bài hát, đúng giai điệu, vỗ tay theo tiết tấu chậm, nhịp nhàng theo lời bài hát “Vườn trường mùa thu”.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng phách tre,sắc xô và phối hợp VĐ các bộ phận trên cơ thể theo tiết tấu chậm bài hát “Vườn trường mùa thu”.

- Trẻ chú ý nghe cô hát, nghe chọn vẹn bài hát, biết được tín chất làn điệu dân ca, nhận ra giai điệu bài hát quen thuộc, biết hưởng ứng cùng cô.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 4361 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phát triển thẩm mĩ (Đề số: 19) Chủ đề: Trường Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 
Phát triển thẩm mĩ
(Đề số: 19)
Chủ đề: Trường Mầm non.
Đề tài: *Nội dung trọng tâm: Nghe hát: Trống cơm (Dân ca quan họ bắc ninh).
 * Nội Dung kết hợp: Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài (Vườn trường mùa thu) - Sáng tác Cao Minh Khanh.
 * Trò chơi: Ai nhanh nhất.
Đối tượng: Lớp 5 tuổi A 2 .
Thời gian: 25 – 30 phút.
Ngày dạy: 21/02/2010.
Người dạy: Nguyễn Thị Hường – Trường MN Bắc Bình – LT – VP.
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời bài hát, đúng giai điệu, vỗ tay theo tiết tấu chậm, nhịp nhàng theo lời bài hát “Vườn trường mùa thu”.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng phách tre,sắc xô và phối hợp VĐ các bộ phận trên cơ thể theo tiết tấu chậm bài hát “Vườn trường mùa thu”.
- Trẻ chú ý nghe cô hát, nghe chọn vẹn bài hát, biết được tín chất làn điệu dân ca, nhận ra giai điệu bài hát quen thuộc, biết hưởng ứng cùng cô.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, chơi đúng luật.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí trường lớp mầm non, yêu thiên nhiên, đoàn kết bạn bè, thích đến trường.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, đĩa, trống cơm, trang phục, máy chiếu.
 - Hình ảnh về trường lớp mầm non, vườn trường, trẻ múa hát trống cơm
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ và tri thức cần đạt
* Tạo hứng thú:
Cô đọc câu đố về mùa thu.
Các con ơi mùa thu đã về một năm học mới lại bắt đầu, các bạn nhỏ đang nô nức tới trường mầm non, các con có thích được đến trường MN không?
- Đến trường có những ai?
- Đến trường thật là vui, có cô giáo, có các bạn, có nhiều đồ chơi đẹp.Và đặc biệt quang cảnh vườn trường mùa thu rất đẹp các con cùng hướng lên màn hình để xem ở trường MN có những gì nhé?
* Trẻ quan sát vi deo: Quang cảnh vườn trường mùa thu (2- 3 phút).
- Các con thấy trên hình ảnh có gì? Các bạn đang làm gì? Đó là giai điệu của bài hát nào? của ai? Trường MN của các con có đẹp như trường của các bạn không?
* Các con ạ! vườn trường mùa thu thật đẹp, có tiếng chim hót líu lo, những chú bướm xinh đẹp đang tung tăng bay lượn trong vườn hoa, các bạn nhỏ đang chơi đùa bên vườn hoa.
- Để cho vườn trường luôn xanh sạch thì hàng ngày các con phải làm gì?
=> GD trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
* HĐ 1: Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “Vườn trường mùa thu”.
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “vườn trường mùa thu” một lượt. (Có đệm đàn)
- Bài hát rất hay nhưng để bài hát hay hơn khi chúng mình vỗ tay theo tiết tấu chậm của bài hát.
- Cô hát + Vỗ tay theo tiết tấu chậm 1 lần.
- Hỏi trẻ cách vồ tay theo tiết tầu chậm là như thế nào?
- Cô nói lại cách vỗ tay theo tiết tấu chậm: Vỗ tay theo tiết tấu chậm là ta vỗ 3 tiếng (1, 2, 3 ) và nghỉ, mỗi tiếng tương ứng với 1 nốt đen.
- Cho trẻ vỗ tay theo nhịp đếm 1 lượt.
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cho trẻ vỗ tay theo bài hát 1 lượt .
- Cho trẻ Thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân.(Sử dụng các dụng cụ âm nhạc, VĐ các bộ phận trên cơ thể).
Các con vừa hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm cô thấy 3 tổ thể hiện theo cách khác nhau, các con rất sáng tạo.
=>Hôm nay các con học rất ngoan và giỏi và cô sẽ hát tặng chúng mình một bài hát các con có thích không?
* HĐ 2: Nghe hát “Trống cơm” Dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Cô hát lần 1: (Giới thiệu tên bài hát + nội dung bài hát).
- Cô giới thiệu về chiếc trống cơm, trống cơm là một loại nhạc cụ dân tộc, nó được sử dụng trong các ngày lễ, ngày hội, 2 mặt của trống cơm hình tròn bằng nhau, mặt trống bịt bằng da, tang trống làm bằng gỗ hình ống tròn, hai đầu hơi khum lại, đoạn giữa trống lớn hơn hai mặt trống, khi múa người ta đeo trống qua cổ, đặt trống ngang trước bụng dồi dùng 2 tay vỗ vào 2 mặt trống. Ngày nay trống cơm được cách điệu và làm bằng nhựa
- Mời 1- 2 trẻ lên khám phá trống cơm
- Lần 2 cô cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát “Trống cơm”.(Có hình ảnh)
Các con vừa được nghe giai điệu của bài hát trống cơm qua tiếng đàn tranh
 Bài hát Trống cơm dân ca đồng bằng bắc bộ, bài hát có giai điệu âm nhạc vui tươi đem đến cho chúng ta tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
- Các con ạ! trên khắp đất nước Việt Nam ai cùng yêu bài hát trống cơm và bài hát trống cơm thường được hát , múa trong những ngày hội, ngày lễ, giai điệu của bài hát thật tươi vui và trong sáng các con cùng hướng lên màn hình xem các bạn nhỏ hát múa bài trống cơm nhé.
- Lần 3 trẻ quan sát các bạn múa.
- Lần 4: Cô múa.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh nhất”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
Cô có những chiếc vòng thể dục để làm vòng tròn cho các con chơi, cô mời các bạn trong lớp mình lên chơi, khi chơi các con đi quanh những chiếc vòng, vừa đi vừa nghe cô và các bạn hát, khi các bạ hát nhỏ thì chúng mình đi quanh những chiếc vòng, khi nghe các bạn hát to chúng mình nhanh chân chạy vào những chiếc vòng, mỗi chiếc vòng chỉ có một bạn nhảy vào, bạn nào không chân tìm được vòng tròn thì bạn đó là người thua cuộc, nếu hai bạn nhảy vào một chiếc vòng thì bạn nhảy vào sau là người thua cuộc, bạn nào thua cuộc phải nhảy lò cò quanh lớp hoặc hát tặng lớp mình 1 bài hát.
- Cô cho trẻ chơi (2 – 3 lần) các lần chơi, cách chơi các lần chơi cô cho thêm số vòng và vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Kết thúc: Cô cho trẻ hát và vỗ tay bài hát vườn trường mùa thu và đi ra ngoài.
- Mùa thu ạ.
- Có cô giáo, các bạn , đồ chơi, cây xanh, hoa..
- Trẻ quan sát vi deo.
- Hoa, cây xanh.
- Trẻ hát cùng cô.
- Nghe cô hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Trẻ nhắc lại cách vỗ tay theo tiết tấu chậm là ta vỗ 3 tiếng (1, 2, 3 ) mỗi tiếng tương ứng với 1 nốt đen và mở tay ra.
- Trẻ vỗ tay theo nhịp đếm.
- Trẻ vỗ tay theo lời bài hát cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Nghe cô hát.
- Nghe nhạc không lời.
- Trẻ quan sát bạn múa, cô múa trống cơm.
- Trẻ nghe cô nói luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ hát vỗ tay theo tiết tâu chậm và đi ra ngoài.

File đính kèm:

  • docGA Thi GVG cap huyen 2011 huong.doc