Giáo án sinh hoạt chuyên môn - Môn: Âm nhạc - Đề tài: Làm quen nhạc cụ “phách dừa”

Đề tài: Làm quen nhạc cụ “Phách dừa”

I. Mục đích- Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Biết tên, đặc điểm, hình dạng, cách sữ dụng của nhạc cụ phách dừa

- Biết tác dụng khi sử dụng phách dừa

- Trẻ biết gọi tên một số nhạc cụ trong âm nhạc như: Trống cơm, xắc xô, phách tre và song loan, phách dừa

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng sử dụng phách dừa

- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ c ó chủ định

3. Thái độ:

-Giáo dục cháu biết yêu quý các dụng cụ âm nhạc, thích ca hát, thích gõ phách

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi .

II. CHUẨN BỊ

- Nhạc cụ phách dừa đủ cho trẻ và cô.

- nhạc cụ: Trống con, Xắc xô, Phách tre, Song loan.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 11135 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sinh hoạt chuyên môn - Môn: Âm nhạc - Đề tài: Làm quen nhạc cụ “phách dừa”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN GIÁO ÁN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
MÔN: Âm nhạc
Đề tài: Làm quen nhạc cụ “Phách dừa”
I. Mục đích- Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Biết tên, đặc điểm, hình dạng, cách sữ dụng của nhạc cụ phách dừa
- Biết tác dụng khi sử dụng phách dừa
- Trẻ biết gọi tên một số nhạc cụ trong âm nhạc như: Trống cơm, xắc xô, phách tre và song loan, phách dừa
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng sử dụng phách dừa
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ c ó chủ định
3. Thái độ:
-Giáo dục cháu biết yêu quý các dụng cụ âm nhạc, thích ca hát, thích gõ phách
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi ....
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc cụ phách dừa đủ cho trẻ và cô.
- nhạc cụ: Trống con, Xắc xô, Phách tre, Song loan. 
III. Cách tiến hành:
 1.Ổn định. Gây hứng thú 
Cô nói: Xúm xít, xúm xít
Trẻ nói : bên cô, bên cô và chạy lên gần cô và cô giới thiệu vào bài
2. Nội dung:
“Trò chơi nghe âm thanh đoán tên dụng cụ
- Cô cho trẻ nghe âm thanh của Phách tre, xắc xô, trống con, Song loan.
- Lần lượt hỏi trẻ 
+ Các con vừa nghe thấy tiếng của nhạc cụ gì? (3-4 trẻ)
- Cho trẻ xem slide về nhạc cụ : Phách tre, Xắc Xô, Trống con. Song loan. Giáo dục cháu biết yêu quý các dụng cụ âm nhạc, thích ca hát, thích gõ phách
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi ....ở trong góc âm nhạc
* Làm quen nhạc cụ phách dừa
- Đến âm thanh của nhạc cụ phách dừa. Các con đã được nghe âm thanh của nhạc cụ gì?(phách dừa)
Cho trẻ quan sát nhạc cụ và giới thiệu về nhạc cụ phách dừa.
- Đây là nhạc cụ mà có thể các con ít được làm quen. Cô giới thiệu về nhạc cụ phách dừa
- Cô nói “nhạc cụ phách dừa” (1-2 lần)
- Cho cả lớp nói tên (2 lần)
- Tổ, nhóm, cá nhân phát âm tên nhạc cụ phách dừa.
- Cho cháu về 3 nhóm để lấy nhạc cụ phách dừa
+ Trẻ quan sát nhận xét nhạc cụ.
- Các con có nhận xét gì về đặc điểm và cấu tạo của nhạc cụ phách dừa? (3-4 trẻ)
- Cô giới thiệu về cấu tạo của nhạc cụ phách dừa: Phách dừa có hình dáng giống như chiếc lá tròn. Thân trước là một chiếc lá màu xanh , thân sau màu nâu, hơi lõm vào trong để tạo ra tiếng vang xa khi gõ. Người ta cầm 2 lá phách chập vào nhau để gõ vào mặt bàn phách. 
Phách tre dùng để làm gì?
À đúng rồi phách tre dùng để đánh phách cho bài hát thêm hay, thêm sôi động
+ Hướng dẫn cách gõ.
- Cô hỏi trẻ nhạc cụ phách dừa được gõ theo mấy cách? 
- Nhạc cụ phách dừa được gõ theo 4 cách.
- Cách 1: Gõ theo tiết tấu chậm 
- Cách 2: Gõ theo tiết tấu nhanh
- Cách 3: Gõ theo nhịp
- Cách 4: Gõ tiết tấu kết hợp
- Cô gõ phách dừa theo 4 cách cho trẻ quan sát.
- Cho cả lớp gõ, tổ, nhóm cá nhân trẻ gõ.
* Nhận xét về nhạc cụ phách dừa
Các con đã được nghe và gõ nhạc cụ phách dừa rồi, giờ ai cho cô biết âm thanh của nhạc cụ phách dừa như thế nào?(2-3 cháu)
- Cô nêu nhận xét về âm thanh của nhạc cụ phách dừa là đanh và gọn.
- Sau đây cô xin mời các con cùng đến với ca khúc “ ngôi nhà mới”, do cô Dung thể hiện cùng với nhạc cụ phách dừa theo tiết tấu chậm
*Trẻ ứng dụng nhạc cụ phách dừa
- Bây giờ cô xin mời các con cùng thể hiện nhạc cụ phách dừa cùng cô với ca khúc “Lý cây bông” cùng với cách gõ thứ ba.
- Cô tổ chức cho trẻ sử dụng nhạc cụ phách dừa với bài hát “Lý cây bông”.
Tổ, nhóm, cá nhân trẻ cùng thể hiện hát và gõ theo bài hát với nhạc cụ phách dừa theo các cách gõ khác nhau.
3. Kết thúc: dặn dò trẻ
- Hát tặng các cô 1 bài

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 5 tuoi_12563358.doc