Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua việc giảng dạy bài thơ "Ánh trăng" cùa nhà thơ Nguyễn Duy trong chương trình Ngữ văn 9 - Tập 2

Trong giai đoạn hiện nay, cuộc sống đang từng ngày thay đổi một cách nhanh chóng bởi sự tác động sâu sắc của nền kinh tế thị trường. Sự đổi mới của nền kinh tế ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống con người. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đây là giai đoạn bùng nổ của các phương tiện truyền thông nên con người dễ dàng tiếp cận được một lượng thông tin đồ sộ, chính xác trong thời gian nhanh nhất trên các mạng thông tin điện tử. Nhiệm vụ dạy học của giáo viên ở trong nhà trường đòi hỏi cần có sự thay đổi, đổi mới để bắt nhịp kịp cùng thời đại. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn trong nhà trường nói chung và phương pháp môn Ngữ văn nói riêng là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn đã kéo theo sự thay đổi của nhiều yếu tố trong quá trình dạy học như chương trình, sách giáo khoa, nội dung kiến thức cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

 Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS mới, ngoài việc các nhà biên soạn sách tiếp tục tái bản để giảng dạy các tác phẩm văn chương có trong chương trình sách giáo khoa cũ một lần nữa khẳng định giá trị “trường tồn” của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ. Cùng với các văn bản cũ được đưa vào giảng dạy như những lần cải cách trước đây thì lần đầu tiên, các tác phẩm văn chương được bổ sung mới, các kiến thức mới của Tiếng Việt và Tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS mới làm cho chương trình trở nên phong phú, đa dạng về thể loại; độc đáo trong nhiều đề tài; đặc sắc trong phong cách sáng tạo nghệ thuật và cũng tạo nên sự hứng thú ở cả người dạy và người học. Bên cạnh đó, sự đa dạng ấy cũng đòi hỏi rất lớn người dạy và người học sự sáng tạo trong việc tiếp cận văn bản nói chung, tác phẩm văn chương nói riêng. Sự sáng tạo đó thể hiện rõ nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người học – chủ thể của quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn trong chương trình sách giáo khoa THCS nói chung.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua việc giảng dạy bài thơ "Ánh trăng" cùa nhà thơ Nguyễn Duy trong chương trình Ngữ văn 9 - Tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong giai đoạn hiện nay, cuộc sống đang từng ngày thay đổi một cách nhanh chóng bởi sự tác động sâu sắc của nền kinh tế thị trường. Sự đổi mới của nền kinh tế ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống con người. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đây là giai đoạn bùng nổ của các phương tiện truyền thông nên con người dễ dàng tiếp cận được một lượng thông tin đồ sộ, chính xác trong thời gian nhanh nhất trên các mạng thông tin điện tử. Nhiệm vụ dạy học của giáo viên ở trong nhà trường đòi hỏi cần có sự thay đổi, đổi mới để bắt nhịp kịp cùng thời đại. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn trong nhà trường nói chung và phương pháp môn Ngữ văn nói riêng là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn đã kéo theo sự thay đổi của nhiều yếu tố trong quá trình dạy học như chương trình, sách giáo khoa, nội dung kiến thức cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. 
 Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS mới, ngoài việc các nhà biên soạn sách tiếp tục tái bản để giảng dạy các tác phẩm văn chương có trong chương trình sách giáo khoa cũ một lần nữa khẳng định giá trị “trường tồn” của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ. Cùng với các văn bản cũ được đưa vào giảng dạy như những lần cải cách trước đây thì lần đầu tiên, các tác phẩm văn chương được bổ sung mới, các kiến thức mới của Tiếng Việt và Tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS mới làm cho chương trình trở nên phong phú, đa dạng về thể loại; độc đáo trong nhiều đề tài; đặc sắc trong phong cách sáng tạo nghệ thuậtvà cũng tạo nên sự hứng thú ở cả người dạy và người học. Bên cạnh đó, sự đa dạng ấy cũng đòi hỏi rất lớn người dạy và người học sự sáng tạo trong việc tiếp cận văn bản nói chung, tác phẩm văn chương nói riêng. Sự sáng tạo đó thể hiện rõ nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người học – chủ thể của quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn trong chương trình sách giáo khoa THCS nói chung.
 Một điểm mới trong thay đổi chương trình, nội dung sách giáo khoa môn Ngữ văn mà ta dễ dàng nhận ra đó là trong các văn bản được đưa vào giảng dạy trong chương trình là những tác phẩm văn chương có giá trị độc đáo về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật. Hơn thế nữa trong mỗi tác phẩm văn chương, tác giả gửi vào trong đó biết bao nhiêu suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người. Chính vì thế mà ta nhận thấy rõ một điều rằng, tác phẩm văn chương có khả năng giáo dục con người. Điều này đã được khẳng định trong lí luận văn học: “Chức năng của văn học là giáo dục con người”. Cho nên văn chương như Hoài Thanh nói rằng được bắt nguồn từ cuộc sống và được trả về với cuộc sống; đó mới là đời sống của văn chương.
 Nội dung chương trình Ngữ văn THCS dành nhiều thời lượng cho giảng dạy các tác phẩm văn chương. Những tác phẩm đưa vào trong sách giáo khoa được các nhà nghiên cứu giáo dục thẩm định rất kĩ càng. Kết cấu chương trình được thực hiện theo chương trình đồng tâm. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu biên soạn chương trình có dụng ý đặc biệt khi chọn lọc các tác phẩm văn chương của nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau; của nhiều thời đại khác nhau; của nhiều trào lưu văn học khác nhau; của nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ khác nhau Để rồi từ đó cả người dạy và người học có cái nhìn đầy đủ, đa chiều về cuộc sống con người trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Một trong những giai đoạn lịch sử văn học có nhiều đóng góp quan trọng tạo nên thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam là chặng đường văn chương đương đại. Hay nói một cách dễ hiểu đây là giai đoạn văn học Việt Nam được sáng tác sau năm 1975. Với nhiều tác giả vừa trải qua chặng đường đấu tranh gian khổ ác liệt cùng với nhân dân hai miền Nam – Bắc, họ thực sự hạnh phúc khi được sống và viết trong hoà bình, hạnh phúc, no ấm. Trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung, Ngữ văn lớp 9 nói riêng, có nhiều tác phẩm được sáng tác trong thời kì này và nhất là lần đầu tiên được đưa vào trong sách giáo khoa giảng dạy chính thức. Một trong số các tác phẩm nằm trong chuỗi cuộc sống con người sau chiến tranh, sống trong hoà bình hạnh phúc được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – tập I là bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy được đông đảo người đọc đón nhận với những suy nghĩ khác nhau. Bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn lớp 9 cũng có rất nhiều băn khoăn, trăn trở khi dạy tác phẩm này. Điều ấy đã trao đổi với nhiều đồng nghiệp và cũng nhận được những quan điểm tương đồng với mình khi giảng dạy văn bản này. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra hướng khai thác sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
 Văn bản “Ánh trăng” có ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục tình cảm, tư tưởng thẩm mĩ cho người đọc nói chung và người học nói riêng nhưng việc nghiên cứu sâu về tác phẩm này còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu ở đây do tác phẩm này là tác phẩm văn chương mới lần đầu tiên được đưa vào trong chương trình giảng dạy, là tác phẩm của một nhà thơ nổi tiếng nhưng với người đọc việc tìm hiểu sâu còn nhiều hạn chế còn đối với người học điều này lại càng khó khăn hơn. Ngoài ra thực tế còn cho thấy rằng việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy. Nếu có đề cập đến tác phẩm thì cũng chỉ là tập trung vào việc cảm thụ, phân tích tác phẩm ở khía cạnh nội dung và nghệ thuật của bài thơ này chứ định hướng cách dạy, cách tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm này còn khá hạn chế. Riêng bản thân tôi vừa là độc giả bình thường, nhưng như trên đã khẳng định còn là một độc giả đặc biệt cho nên yêu cầu lại còn cao hơn. Thực tế nghiên cứu như vậy cho nên chưa đem lại hiệu quả cao cho những người dạy Ngữ văn THCS nói chung và tác phẩm “Ánh trăng” nói riêng. Đây là một vấn đề còn nhiều khía cạnh cần được bàn bạc thêm nhất là việc khai thác như thế nào để học sinh đồng cảm, sáng tạo cùng nhà văn trong mối quan hệ: Nhà văn (qua tác phẩm) – Nhà giáo – Học sinh trở nên gắn bó chặt chẽ nhất. Có lẽ vì lí do đó mà bản thân tôi chọn đề tài này dù biết còn rất nhiều khó khăn trong công tác nghiên cứu.
 Việc đọc hiểu tác phẩm này đã khó, việc giảng dạy lại càng khó hơn vì mỗi giáo viên phải tự tìm tòi, định hướng trong cách giảng dạy để tìm ra phương pháp phù hợp. Đối với các tác phẩm văn học Việt Nam tái bản ít nhiều gắn bó với người dạy cho nên định hướng giảng dạy theo người dạy sẽ “hợp gu” hơn, dễ dàng và thuận lợi hơn. Còn “Ánh trăng” là một tác phẩm dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu nội dung nhưng để lí giải hết được vì sao như thế, để nhận ra được tại sao nhà thơ Nguyễn Duy lại viết như vậy thì đối với giáo viên còn khó cắt nghĩa chứ chưa nói gì với học sinh. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm cũng như năm học vừa rồi, qua trao đổi với các đồng nghiệp, qua dự giờ các giờ dạy trong hội thi giáo viên giỏi và nhất là qua khảo sát học sinh ở nhà trường đã cho một kết quả đáng để chúng ta tham khảo, suy ngẫm:

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem nam nay.doc