Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng "Lớp học thân thiện, học sinh tích cực"

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo phát động trong toàn ngành giáo dục từ năm 2008 đến năm 2013 với kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bản thân là giáo viên dạy ở bậc Tiểu học và cũng làm công tác chủ nhiệm lớp. Tôi nhận thấy rằng, muốn có “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải hiểu thế nào là “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Muốn có “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, trước hết phải xây dựng được “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” đòi hỏi giáo viên phải nhận thức đúng về vấn đề. Từ đó có kế hoạch thực hiện một cách khoa học và đạt hiệu quả cao, để đáp ứng được nhu cầu mà ngành đã đề ra. Theo tôi “Lớp học tích cực”chẳng những mang lại kết quả giảng dạy và rèn luyện học sinh mà còn giúp ích cho công tác chủ nhiệm , đạt nhiều hiệu quả và chất lượng rất khả quan, nó còn góp phần quan trọng cho việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Vì vậy tôi chọn đề tài :“ Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”

doc7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3832 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng "Lớp học thân thiện, học sinh tích cực", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG
 “LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo phát động trong toàn ngành giáo dục từ năm 2008 đến năm 2013 với kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bản thân là giáo viên dạy ở bậc Tiểu học và cũng làm công tác chủ nhiệm lớp. Tôi nhận thấy rằng, muốn có “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải hiểu thế nào là “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Muốn có “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, trước hết phải xây dựng được “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” đòi hỏi giáo viên phải nhận thức đúng về vấn đề. Từ đó có kế hoạch thực hiện một cách khoa học và đạt hiệu quả cao, để đáp ứng được nhu cầu mà ngành đã đề ra. Theo tôi “Lớp học tích cực”chẳng những mang lại kết quả giảng dạy và rèn luyện học sinh mà còn giúp ích cho công tác chủ nhiệm , đạt nhiều hiệu quả và chất lượng rất khả quan, nó còn góp phần quan trọng cho việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Vì vậy tôi chọn đề tài :“ Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 
B. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
-Trước đây khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trên lớp, phối hợp với công tác chủ nhiệm , tôi cảm thấy còn vướng mắc nhiều khó khăn trong việc dạy học , rèn luyện và quản lí quản lí học sinh. Bản thân còn lúng túng trong phương pháp dạy cũng như xử lí những tình huống mà tôi gặp phải. Những kinh nghiệm dạy học và giáo dục học còn hạn chế rất nhiều: học sinh ít chăm ngoan, thụ động, chưa năng động và sáng tạo, chưa có tinh thần tương thân tương trợ, đoàn kết thân ái lẫn nhau. Giáo viên còn thụ động, chưa đặt niềm tin vững vàng ở bản thân, về công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Đây là vấn đề làm cho tôi vô cùng lo lắng , tôi cần phải làm gì ? để thực hiện phương pháp giảng dạy và kế hoạch chủ nhiệm đạt hiệu quả cao , mà nhà trường giao phó. Sau một thời gian suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân chủ yếu ở học sinh cũng như ở giáo viên. Tôi nghĩ rằng làm tốt công tác chủ nhiệm thôi thì chưa đủ còn cần phải làm tốt việc“Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, đây còn là một vấn đề quan trọng, cần thiết bỗ trợ cho công tác chủ nhiệm của mọi giáo viên. Vì vậy tôi đã tìm được biện pháp và kế hoạch cho công tác chủ nhiệm với việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi tiến hành thực hiện như sau:
 *Về giáo viên:
-Thực hiệt tốt việc giảng dạy trên lớp, kết hợp dạy có phân hóa đối tượng, quan tâm đến học sinh yếu. 
-Lập kế hoạch chủ nhiệm ngay từ đầu năm học, một cách cụ thể rõ ràng và thực hiện theo đúng kế hoạch. 
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sạch , đẹp. Rèn luyện tốt thân thể, nhân cách trong ứng xử giao tiếp, lễ phép, chăm ngoan với mọi người. 
-Giáo dục các em có ý thực tự học , năng động sáng tạo trong học tập. 
*Về học sinh :
-Các em cần hiểu , thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học và thực hiện đúng nội quy, quy định của trường , lớp. 
-Giáo dục tính tự chủ , năng động , sáng tạo của các em. 
-Giáo dục tính tự giác, tự tin trong học tập và rèn luyện. 
*Về cha mẹ học sinh:
-Tạo mối quan hệ khắng khít giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh , nhằm liên kết với nhau về học tập và rèn luyện của các em. 
-Tạo điều kiện thuận lợi cho các em hoạt động ở lớp cũng như ở nhà. 
Thế rồi sau một thời gian thực hiện. Bản thân nhận thấy kết quả đạt được không như mong muốn:chất lượng học tập của các em chưa cao, việc rèn luyện của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa tích cực hoạt động trong mọi công việc, các em chưa năng động, sáng tạo…. Về phía giáo viên cũng chưa vững tâm trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm của mình. Tôi biết mình không thành công , nhưng không chán nản. Tôi quyết tâm tìm cho mình phương pháp mới mà tôi cho là có hiệu quả nhất. Sau một thời nữa, tôi tìm tòi học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, các tài liệu quan trọng có liên quan, và đặc biệt quan trọng hơn hết là được sự giúp đỡ của BGH, tôi đã tìm được biện pháp mà tôi cho là hữu hiệu nhất. Muốn có được biện pháp hay ấy, đối với biện pháp cũ tôi không phủ định hoàn toàn , mà chọn lọc lại những cái hay để ứng dụng tiếp tục, kết hợp với biện pháp mới mà tôi đã nghiên cứu ra. Tôi xây dựng cho mình nội dung và biện pháp cụ thể . Để có được một phương pháp thật tốt cho công việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, tôi cũng bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân là điều trước hết:
*Về phía học sinh:
-Một số em còn mang tâm trạng chán học, còn thụ động trong mọi vần đề. 
-Các em chưa ý thức được nhiệm vụ học tập của mình. 
-Các em chưa đoàn kết và chưa hiểu được sức mạnh của đoàn kết. 
-Các em chưa có ý thức tự rèn luyện. 
-Chưa có tính kiên nhẫn và vượt khó trong mọi hoạt động. 
-Các em chưa tự tạo được môi trường học tập thân thiện tích cực ở lớp cũng như ở trường. 
*Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể của các mặt trong một năm học. Còn hạn chế trong phương pháp giảng dạy và rèn luyện học sinh. 
-Chưa đặt niềm tin vững vàng ở bản thân mình, chưa chủ động sáng tạo trong mọi công việc. 
-Chưa có kế hoạch thực hiện chủ nhiệm lớp một cách khoa học. 
-Chưa xây dựng được tập thể lớp đoàn kết và vững mạnh. 
-Chưa hiểu rõ vấn đề lớp học thân thiện, học sinh tích cực là gì?
-Chưa có kế hoạch thực hiện lớp học thân thiện, học sinh tích cực . 
-Chưa nắm vững được tâm lí lứa tuổi của các em. 
-Chưa có phương pháp dạy học phù hợp khơi dậy cảm hứng học tập tự chủ, chủ động của các em. 
-Chưa tạo được không khí thoải mái trong giờ học. 
-Chưa liên kết chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể trong trường, nhằm bỗ trợ cho các em phát triển toàn diện. 
-Chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động ngoài giờ cho một năm học.
-Chưa tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực. 
-Chưa thực sự yêu nghề mến trẻ. 
-Chưa có ý thức tự giác học tập bồi dưỡng và nâng cao tay nghề. 
-Chưa vượt khó trong mọi vấn đề…. 
-Chưa có kế hoạch cho các em đi tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nhắm tạo tình cảm yêu quê hương đất nước của các em
-Giáo viên chưa giáo dục về kĩ năng sống của các em. 
-Chưa thực hiện được tốt tiết sinh hoạt lớp. 
- Trong các tiết dạy chưa thường xuyên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với những bài có nội dung giáo dục môi trường .
*Về phía cha mẹ học sinh:
-Cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập , rèn luyện của con mình. 
-Chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với con em mình. 
-Còn mang tâm lí ái ngại khi tiếp xúc với giáo viên. 
-Chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập. 
-Ít chịu có mặt trong các phiên họp cha mẹ học sinh. 
-Một số phụ huynh còn bắt con em mình lao động quá sức. 
-Chưa có ý thức trong việc giữ gìn môi trường sạch đẹp. 
*Sau khi tìm hiểu được những nguyên nhân từ nhiều phía như trên , cùng với sự học hỏi của bản thân đối với đồng nghiệp với sự nghiên cứu các tài liệu có liên quan, tôi rút ra được các biện pháp vận dụng khá thành công:
+Thứ nhất: Về phía học sinh
-Các em cần hiểu được và thực hiện tốt nội quy trường lớp. 
-Phải năng động sáng tạo trong việc học tập ,rèn luyện của mình và có ý thức vươn lên trong mọi mặt. 
-Các em có ý thức được tầm quan trọng của việc học và nhiệm vụ của người học sinh khi đến trường. 
-Phải ý thức cao về tinh thần đoàn kết, tương thân ,tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. 
-Các em ý thức được việc tạo môi trường học tập thân thiện ,tích cực ở lớp cũng như ở trường. 
-Các em cần kiên nhẫn vượt khó trong mọi việc. 
-Các em nên có thời gian biểu cho việc học tập và hoạt động. 
-Các em cần có kĩ năng sống. 
-Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ học tập. 
-Có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp, bảo vệ và chăm sóc cây xanh và nhắc nhở các bạn mình luôn thực hiện tốt. 
-Có ý kiến đề xuất với thầy, cô giáo về học tập, rèn luyện và các hoạt động khác. 
+Thứ hai: Về phía giáo viên
*Công Tác Chủ Nhiệm:
-Làm tốt công tác chủ nhiệm, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu năm học. 
-Khảo sát đầu năm để nắm tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh , có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo kịp thời. 
-Xây dựng tập thể lớp đoàn kết và vững mạnh. 
-Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đồng bộ, đa dạng và phong phú của học sinh đối với các hoạt động dạy -học và ngoài giờ lên lớp. 
-Làm tốt công tác duy trì sĩ số, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. 
-Liên kết chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể nhà trường nhằm bỗ trợ cho các em phát triển toàn diện. 
-Thực hiện tốt và đạt hiệu quả tiết sinh hoạt lớp ,vì đây là tiết học rất quan trọng đối với giáo viên cũng như học sinh, (Học sinh hiểu rõ những ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục, giáo viên nắm được kết quả rèn luyện của các em trong tuần). Thông qua tiết học này giáo viên giáo dục về tư tưởng, tình cảm của các em rất nhiều. 
 *XD lớp học thân thiện học sinh tích cực 
 Giáo viên cần hiểu rõ khái niệm của vấn đề “Trường học thân thiện học sinh tích cực là gì? và những việc làm đi đôi với nó. 
Nội dung và biện pháp thực hiện:
 + Giáo viên đưa ra các tiêu chí thi đua về giữ vệ sinh trường lớp xanh-sạch-đẹp vào xét về rèn luyện của mỗi cá nhân, động viên, tuyên dương kịp thời những học sinh có biểu hiện tốt. 
+ XD lớp xanh-sạch-đẹp an toàn: tạo môi trường lớp học thoáng mát, sạch đẹp, có tranh ảnh, hoa tươi, cây xanh, ánh sáng đầy đủ, bàn ghế vững chắc
+Tổ chức cho học sinh trồng ,bảo vệ, chăm sóc cây ở trường. 
+ Học sinh có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh của trường được sạch sẽ. 
+Tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường các công trình công cộng, trường học, lớp học. 
+Thực hiện dạy và học có hiệu quả theo phân hóa đối tượng, quan tâm học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, luôn năng động sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, trong điều kiện hội nhập như hiện nay, giúp các em tự tin trong học tập
+Giáo viên cần chú trọng rèn kĩ năng sống cho các em: luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc theo hoạt động nhóm, dùng từ xưng hô trong giao tiếp phải phù hợp, 
+Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, chết đuối và các tai nạn khác. 
+Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa trong giao tiếp hàng ngày. 
+Phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 
+Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh:văn nghệ, thể thao, học sinh tham gia một cách chủ động, tự giác(Văn nghệ Mừng Đảng-Mừng xuân, Ngày nhá Giáo Việt Nam, Quốc Khánh, 30/4,Ngày sinh Bác Hồ …. )
+Tổ chức các trò chơi dân gian , các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác ,phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. 
+Tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu về văn hóa , về lịch sử địa phương, giáo dục các em có ý thức bảo vệ và chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa ấy (Đền, chùa, …)
+Lập kế hoạch tổ chức giáo dục tuyên truyền văn hóa dân tộc ở địa phương ( giáo viên tích hợp ở các tiết dạy có liên quan)
+Giáo dục các em có ý thức yêu trường, yêu lớp, kính thấy mến bạn.
+Giáo dục học sinh ý thức được: “Đi học là hạnh phúc- Đến trường là niềm vui”. 
+Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ, tận tụy với từng học sinh , tạo tình cảm khắng khít và gần gũi vơí học sinh, hết lòng yêu thương các em, sẵn sàng, nhiệt tình dạy bảo các em khi các em mắc sai lầm, tạo không khí lớp học luôn vui tươi thoải mái…
Thứ ba: Về phía cha mẹ học sinh
+Phải thật sự quan tâm việc học tập của con em mình ở lớp cũng như ở nhà. 
+Cần có nếp sống văn hóa và ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường để nêu gương cho các em, tập cho các em có thói quen giữ gìn và bảo vệ tốt môi trường mình đang sống (bỏ rác đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường, chăm soc và bảo vệ cây xanh…)
+Chủ động hơn trong mối quan hệ với giáo viên chủ nhiệm . 
+Phải chủ động tham gia họp phụ huynh học sinh theo định kì ,nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến trong các phiên họp, có ý kiến cụ thể trong từng tháng điểm của phiếu liên lạc. 
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em học tập tốt. 
 Đó là những biện pháp mà bản thân tôi đã tìm tòi và đã thực hiện . Vì trước đó một lần tôi đã không thành công, sau lần thất bại đó bản thân tôi quyết tâm đi tìm và sáng tạo cái mới nhằm mục tiêu phải đạt cho được đề tài mà tôi đã chọn. Sỡ dĩ tôi thực hiện như trên vì tôi cho rằng biện pháp của tôi là hoàn toàn phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác “Xây dựng lớp học thâh thiện học sinh tích cực”. 
Thật vậy kết quả đạt được thật khả quan, học sinh có tiến bộ rất nhiều về học tập, rèn luyện và hoạt động ngoại khóa, các em năng động và sáng tạo rất nhiều so với biện pháp mà trước đây tôi đã làm. 
*Kết quả cụ thể như sau:
-Năm học 2007-2008
Sĩ số
Về học tập
Về hạnh kiểm
Cháu ngoan Bác Hồ
38
XL
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
G
3
7.8
38
100
18
47.3
K
15
39.4
TB
18
47.3
Y
2
5.5
-Năm học 2008-2009:
Sĩ số
Về học tập
Về hạnh kiểm
Cháu ngoan Bác Hồ
39
XL
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
G
8
20.5
39
100
25
64.1
K
17
43.5
TB
14
36
Y
0
*Đánh giá và rút ra kết luận khái quát
 Qua kết quả đạt được như trên cho thấy biện pháp của tôi thực hiện là phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực. So với biện pháp mà tôi đã thực hiện trước đây thì kết quả khả quan hơn nhiều. Tôi nhận thấy điều đó hoàn toàn hợp lí , vì có được kết quả như trên bản thân tôi cũng đã tốn nhiều công sức ,thời gian kèm theo sự quyết tâm vượt khó học hỏi ,sáng tạo rất nhiều. Tôi thấy mình đã thành công rất mĩ mãn.
2. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
 *Sau khi đạt được kết quả trên, tôi thấy biện pháp tôi thực hiện đúng và đạt hiệu quả cao hơn so với những gì tôi đã làm trước đó, vì bản thân tôi đã thấy được những hạn chế mà trước đây tôi đã làm và đã đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, cuối cùng thành công tốt đẹp. 
	*Tôi thấy biện pháp này hoàn toàn phù hợp chẳng những đối với lớp tôi, mà còn có thể vận dụng cho nhiều lớp khác cùng đơn vị, vì tôi cũng đã thử nghiệm rất kĩ phương pháp này. Tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm này của tôi về đề tài: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” có thể nhân rộng toàn trường và toàn ngành, nhằm giúp các vị đồng nghiệp phần nào tháo gỡ những khó khăn trong việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. 
	* Sỡ dĩ tôi đã thành công kết quả như trên là nhờ bản thân luôn quyết tâm vượt khó, chịu khó học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, sự tìm tòi và nghiên cứu thêm của bản thân cùng với sự nhiệt tình hỗ trợ của đồng nghiệp, của Ban giám hiệu cùng và sự chăm ngoan quyết tâm thực hiện của các em học sinh mà tôi đạt kết quả mĩ mãn như thế
	 *Những bài học kinh nghiệm:
-Khi thực hiện vấn đề cần phải hiểu rõ và đặt mục tiêu cần đạt lên hàng đầu. 
- Cần lập kế hoạch thực hiện cụ thể rõ ràng. 
- Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể, giữa nhà trường-gia đình - xã hội, giữa giáo viên và học sinh. 
- Luôn có tinh thần vượt khó, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những biện pháp đã làm.
- Cần có sự cải tiến , đổi mới phương pháp cho phù hợp với tình hình thực tế, linh động phương pháp khi thực hiện. 
- Cần biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh thực hiện tốt. 
- Khi thực hiện không nên nóng nải, chán nãn mà phải kiên trì, nhẫn nại tìm ra hướng giải quyết phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực nhất. 
3. Kết luận:
Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm mà giáo viên dạy Tiểu học nào cũng phải thực hiện. Nhưng đối với tình hình xã hội cũng như giáo dục hiện nay, bắt buộc người giáo viên cần phải hết sức xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” . Đây là vấn đề hết sức cấp thiết đối với tình hình thực tế hiện nay. Nếu làm công tác chủ nhiệm mà chưa chú ý đến việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì được xem là công tác chủ nhiệm chưa hoàn thành một cách xuất sắc. 
Những kinh nghiệm đã thực hiện ở trên, mà tôi đã vận dụng một cách thành công là một bài học quý giá đối với bản thân cũng như đối với ngành trong thời kì phát triển giáo dục như hiện nay. 
Bản thân tôi cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của một người giáo viên đứng lớp giảng dạy và làm theo lời dạy của Bác “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng ngươì”

File đính kèm:

  • docSKKN_TRUNG_VIET_20092010.doc