Giáo viên với công tác chủ nhiệm

 Hạn chế kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, các phương tiện hổ trợ dạy học chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh.

 Kinh nghiệm về cách quản lý học sinh, tạo tâm lý vui học cho các em thiếu còn ít được quan tâm.

 Đầu tư bài dạy còn dựa theo sách giáo viên, bám sát phương pháp chương trình, chưa mạnh dạn tự chủ dạy theo đối tượng học sinh của lớp.

 Không có điều kiện đi tìm hiểu hết gia đình, cá tính của học sinh và chưa nắm được khả năng học tập của từng học sinh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo viên với công tác chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: GIÁO VIÊN VỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
“Dạy thật, học thật” là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tình trạng “không có học sinh ngồi nhầm lớp” và cũng góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” mà ngành giáo dục rất quan tâm hiện nay. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự kết hợp khéo léo giữa ba môi trường giáo dục “nhà trường, gia đình, xã hội”. Chất lượng giáo dục đạt được “kết quả thật” thì trước tiên “Lớp học phải thật”. Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải có kế hoạch, phương hướng, biện pháp trong công tác chủ nhiệm của lớp mình… đảm bảo lớp học nền nếp, học sinh đạt chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của trường học. Đó là lý do tôi quan tâm và mạnh dạn chọn đề tài “Giáo viên với công tác chủ nhiệm”. 
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT:
Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp 2 được 2 năm. Kinh nghiệm còn nhiều hạn chế trong công tác chủ nhiệm. Tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều hạn chế trong học tập: đa số các em từ lớp 1 lên chưa làm quen được với các phân môn mới ở Lớp 2, chưa biết viết chữ hoa ….các em còn thụ động và đa số các em thích vui chơi. Từ đó cho nên việc học của các em trong 2 tháng đầu không tiến bộ dẫn tới chán học lơ là không tập trung. Vì vậy công tác rèn nền nếp thói quen trong học tập không được hiệu quả cao. Đối với những em học yếu lại thường hay nghỉ học ở nhà, lại càng gây khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm phải vận động sau đó. Nếu để tiếp diễn mãi như thế các em khó theo kịp chương trình thì việc ngồi nhầm lớp là điều tất yếu.
Là giáo viên đứng lớp những việc đó đã gây cho tôi nhiều băn khoăn và lo lắng có phải là do công tác chủ nhiệm của mình còn nhiều hạn chế. Tiến trình bài học có nhẹ nhàng, hợp logic hay không? Hay là lời giảng có rõ ràng để học sinh tiếp thu hay không? Bản thân cần phải làm gì để khắc phục các hạn chế trên để có thể giáo dục toàn diện cho học sinh của mình thành những “con ngoan trò giỏi”. Đó luôn là mục tiêu mong muốn của bất kỳ một giáo viên nào cũng thế. Từ đó tôi đã tìm hiểu nguyên nhân lắng nghe từ phía học sinh, tiếp xúc gia đình học sinh, trao đổi lắng nghe kinh nghiệm của đồng nghiệp….Vì tôi nghĩ rằng muốn thành công trong công tác chủ nhiệm thì việc tìm nguyên nhân là vô cùng quan trọng.
a) Về học sinh: 
Các em chưa có ý thức tự giác học tập lại tiếp nhận nhiều phân môn mới so với lớp 1 nên các em còn lúng túng thụ động ít phát biểu.
Kĩ năng đọc còn chậm lại phải đọc bài dài.
Kĩ năng viết sai (chính tả) còn nhiều do học sinh mới làm quen với phân môn chính tả (nghe- viết.).
Một số em thiếu điều kiện học tập.
Một số em khác còn bướng bỉnh do sự cưng chiều của gia đình.
b) Về giáo viên
Hạn chế kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, các phương tiện hổ trợ dạy học chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh.
Kinh nghiệm về cách quản lý học sinh, tạo tâm lý vui học cho các em thiếu còn ít được quan tâm.
Đầu tư bài dạy còn dựa theo sách giáo viên, bám sát phương pháp chương trình, chưa mạnh dạn tự chủ dạy theo đối tượng học sinh của lớp.
Không có điều kiện đi tìm hiểu hết gia đình, cá tính của học sinh và chưa nắm được khả năng học tập của từng học sinh.
c)Về phụ huynh học sinh:
Ít dự họp khi được mời hoặc có đi họp còn nôn nóng ra về, không tìm hiểu tình hình học tập của con mình.
Chưa tạo điều kiện cho con em trong học tập và khoán trắng cho nhà trường.
Thường xuyên cho con em nghỉ học với đủ lý do, mặc dù giáo viên chủ nhiệm có đồng ý hay không đồng ý.
Tìm hiểu được các nguyên nhân trên tôi đã lập kế hoạch cho riêng mình với các mục tiêu cần đạt cho vai trò giáo viên chủ nhiệm như sau:
Học sinh nắm được tầm quan trọng của việc học.
Học sinh hiểu được năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học.
Giúp học sinh tự tin trong học tập.
Phối hợp với phụ huynh thường xuyên để tìm hiểu học trò. 
Biết được “ Đi học là hạnh phúc, đến lớp là niềm vui”.
éPhương pháp giải quyết: 
Sau khi xây dựng được mục tiêu tôi tiến hành thực hiện trong 2 năm qua:
Năm đầu là vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Năm hai bổ sung thêm kinh nghiệm.
Năm sau trải nghiệm đúc kết kết quả đạt được trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin trình bày các phương pháp đã và đang vận dụng:
a) Đối với bản thân giáo viên:
Lập kế hoạch chủ nhiệm chi tiết, rõ ràng phù hợp với học sinh của lớp, dựa theo kế hoạch của nhà trường, của tổ đề ra từng tháng.
Phát hiện kịp thời kết quả làm việc của từng học sinh để khen thưởng hoặc nhắc nhở sửa chữa kịp thời, đúng lúc.
Lập kế hoạch kịp thời cho từng học sinh có hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn.
Luôn luôn học hỏi và lắng nghe các ý kiến của đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường.
Khảo sát chất lượng hàng tuần, hàng tháng.
Luôn là người gương mẫu trong mọi công việc, vui tính, hoạt bát, tạo những tình cảm gần gũi, thu hút sự yêu mến của các em.
Tìm hiểu thêm về tâm sinh lý của mỗi học sinh để có cách dạy và giáo dục cho phù hợp, phải có lòng yêu nghề mến trẻ luôn có tinh thần cầu tiến.
Lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi thực hiện từ đầu năm học xuyên suốt cho đến bây giờ.
Tham gia đầy đủ các tiết chuyên đề, hội giảng, dự giờ thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm để học hỏi cái hay của đồng nghiệp. Tự học hỏi thêm kinh nghiệm nâng cao tay nghề.
Sớm phát hiện ra học sinh năng khiếu (phối hợp với giáo viên chuyên môn) để sớm có kế hoạch bồi dưỡng hay các phong trào ngoại khóa có những thành tích tốt.
Giao việc chuẩn bị học rõ ràng, phù hợp.
Đến lớp sớm theo dõi học sinh ôn bài đầu giờ: khen thưởng hay nhắc nhở.
Xây dựng đôi bạn cùng nhau học tập, giúp học sinh tự tin hơn.
Xây dựng cảnh quan lớp học xanh, sạch, đẹp.
Thực hiện dạy tốt các tiết học: đầu tư soạn bài giảng tốt, đồ dùng dạy học trực quan nhằm phục vụ mục tiêu bài dạy. Hệ thống câu hỏi rõ ràng phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo cho các em nguồn cảm hứng
Thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của các em, nhất là học sinh khó khăn để kịp thời động viên khen thưởng.
Phát động nhiều phong trào thi đua dựa theo tổ hoặc cá nhân như: Ai nhiều điểm 10, ai ngoan nhất, ai giỏi nhất, ai tiến bộ nhất.
Cần thực hiện tốt tiết chủ nhiệm cuối tuần, thông qua tiết học này giúp các em trao đổi học hỏi, nhận xét những ưu khuyết điểm của bản thân, của bạn bè qua kết quả rèn luyện học tập giúp các em học tốt trong tuần sau. Quan trọng hơn giáo viên có thể đanh giá kết quả dạy học và giáo dục học sinh của mình qua 1 tuần dạy. Qua đó giáo viên có những biện pháp phù hợp hơn, hay hơn để hướng dẫn học sinh rèn luyện tốt hơn.
Sử dụng sổ chủ nhiệm bằng cả cái tâm, cái trí và phát huy hết công suất của sổ theo đúng tên gọi của nó.
Có sổ theo dõi từng cá nhân học sinh kịp thời ghi nhận những ưu khuyết điểm.
b) Đối với học sinh:
Luôn áp dụng quy định của nhà trường và 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học bằng những bài tập tình huống, ứng xử phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em.
Xây dựng cách học theo nhóm, tổ, đôi bạn học tập và thi đua thường xuyên do giáo viên chủ nhiệm đề ra.
Lập thời khóa biểu trong ngày và khuyến khích học sinh thực hiện.
Nhắc nhở lẫn nhau thói quen học tập và xây dựng nền nếp của lớp học.
c)Đối với phụ huynh học sinh:
Trao đổi trực tiếp qua những lần mời hợp (9 lần/năm học) với các nội dung cụ thể, ngắn gọn như sau:
Lần 1: Thời điểm tựu trường thông báo mua sách vỡ, dụng cụ học tập, giờ học, thời khóa biểu, nội quy.
Lần 2: sau tháng điểm thứ nhất, thông báo kết quả học tập và những mặt còn hạn chế của học sinh (hạnh kiểm, học lực).
Lần 3: sau tháng điểm thứ 2, thông báo kết quả kiểm tra giữa học kỳ 1, thông báo cụ thể tình hình học tập của học sinh qua 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Nhận thông tin phản hồi từ phía phụ huynh học sinh.
Lần 4: sau tháng điểm thứ 3, thông báo kết quả sau học kỳ 1 đánh giá sự tiến bộ và chưa tiến bộ của học sinh, cùng cha me học sinh tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đề xuất sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh mua sắm trang thiết bị, dụng cụ học tập.
Lần 5: sau tháng điểm thứ 4, thông báo kết quả kiểm tra cuối học kỳ 1, đánh giá tình hình học tập của lớp so với kế hoạch năm học của trường. Tuyên dương những học sinh đủ điều kiện nhận giấy khen học kỳ 1, trao đổi riêng với cha mẹ học sinh những gì học sinh chưa đạt.
Lần 6,7,8,9..: nội dung giống như học kỳ 1, nhưng dành nhiều thời gian cho cha mẹ học sinh có ý kiến.
Đặt tiêu chí thi đua cho mỗi cá nhân học sinh có đại diện gia đình dự họp mỗi tháng, kết hợp phát phiếu liên lạc trực tiếp.
d)Đối với nhà trường: 
Kết hợp nhịp nhàng với Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn, đội, đồng nghiệp trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hỗ trợ thêm đồ dùng (học tập, vui chơi) tạo sự hứng thú cho học sinh.
Đề xuất sự giúp đỡ của chi bộ trường cho học sinh nghèo, học sinh gặp khó khăn (khuyết tật), con người dân tộc, thương binh liệt sĩ….
Trao đổi với Ban giám hiệu những khó khăn mà bản thân vướng mắc trong vai trò chủ nhiệm, trong công tác chuyên môn.
Giáo viên kết hợp với nhà trường giúp đỡ học sinh thiếu thốn, không có điều kiện mua sắm sách vỡ.
éKết quả công việc:
Với những định lượng công việc nêu trên áp dụng qua nhiều năm đã đem lại chất lượng như sau:
Năm học 2007-2008:
Sỉ số học sinh đầu năm: 27 HS
Sỉ số học sinh cuối năm: 27 HS, đạt 100%.
Hạnh kiểm: 100% thực hiện đầy đủ.
Lên lớp: 100%
Năm học 2008-2009:
Sỉ số học sinh đầu năm: 24 HS
Sỉ số học sinh cuối năm: 24 HS, đạt 100%.
Hạnh kiểm: 100% thực hiện đầy đủ.
Lên lớp: 100%
Năm học 2009-2010:
Sỉ số đầu năm: 21 HS
Kết quả trong hai năm vừa qua cho thấy các giải pháp đưa ra vận dụng đạt kết quả khả quan. Không những đạt được chỉ tiêu đề ra mà bản thân còn xây dựng được môi trường học tập lành mạnh, an toàn hướng học sinh của lớp học đi vào nền nếp, chăm ngoan.
Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
Năm học 2007 – 2008 tôi còn bỡ ngỡ và chưa làm quen với công tác chủ nhiệm, nhưng bản thân tôi đã nổ lực, học hỏi và đã hoàn thành công tác chủ nhiệm “Dạy chữ, dạy người” 
Học sinh biết kính trọng và lễ phép với thầy cô giáo, những người lớn tuổi.
Học sinh biết quan tâm giúp đỡ bạn, chấp hành tốt nội quy trường, lớp.
Các em đi học đều, đúng giờ. Cuối năm không có học sinh lưu ban và bỏ học.
Các em ngày càng có ý thức trong học tập và hoạt động rèn luyện thân thể hiểu được vai trò trách nhiệm của bản thân nên đã vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh tiểu học.
Học sinh tiếp thu bài tốt, kết quả học tập cuối năm học tăng cao so với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm.
Qua những gì đạt được cho thấy các biện pháp tôi thực hiện trong từng công việc là đúng đắn phù hợp với học sinh. Những kinh nghiệm đó đã được trao đổi cùng cả tổ và đã vận dụng vào thực tế lớp mình phụ trách.
éNguyên nhân thành công:
Nhờ sự nhẫn nại, kiên trì, nhiệt tình, chịu động não phát huy quyền tự chủ trong công việc xây dựng công tác chủ nhiệm lớp.
Luôn học hỏi điều hay đối với thầy cô đi trước.
Được sự hổ trợ của phụ huynh học sinh
Đặc biệt nhất là sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn.
éNHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Về Bản thân: 
Đầu năm giáo viên chủ nhiệm phải chịu khó tìm hiểu tình hình học sinh (giáo viên cũ + Phụ huynh học sinh) qua khảo sát chất lượng để phân loại học sinh.
Tìm học sinh cá biệt, học sinh năng khiếu.
Xây dựng nền nếp ngay từ đầu năm học: ra vào lớp, ôn bài, đi học đều…
Khi thực hiện điều gì cần nhẫn nại, kiên trì, tránh nóng tính.
Tuyên dương và khen thưởng đối với học sinh điển hình của lớp.
Đặc biệt quan tâm đến học sinh trong lớp thuộc mọi đối tượng.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhà trường và địa phương.
Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch giảng dạy và giáo dục cho cả năm học.
Tổ chuyên môn:
Thống nhất trao đổi các biện pháp xây dựng nền nếp ngay phiên họp đầu tiên.
Tăng cường công tác nội bộ trong tổ.
Lên kế hoạch tổ hàng tuần, hàng tháng.
Khảo sát chất lượng hàng tuần, hàng tháng.
Nhà trường:
Nhà trường đưa ra các chủ điểm hàng tháng.
Tăng cường kiểm tra hàng tuần, hàng tháng.
Kháo sát chất lượng 2 môn: Toán, Tiếng Việt vào mỗi tuần, mỗi tháng.
Thăm lớp, dự giờ khảo sát chất lượng tiết dự giờ.
Hướng dẫn làm tốt sổ chủ nhiệm và quyền tự chủ.
Đưa ra những phương án phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, và các mặt khác…
III. KẾT LUẬN:
Làm tốt công tác chủ nhiệm là góp phần vào việc hạn chế tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, hạn chế việc bỏ học giữa chừng, giúp giáo viên xây dựng được môi trường học tập ngày càng vững vàng đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Bản thân giáo viên thực hiện được cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và kết hợp chặt chẽ thực hiện tốt các văn bản bản của ngành

File đính kèm:

  • docSKKN_THUY_HANG_20092010.doc
Giáo Án Liên Quan