Giúp học sinh Lớp 4 - 5 phân loại và giải bài toán bằng phương pháp tính ngược từ cuối (Kinh nghiệm được xếp bậc 4)

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết. Trong chương trình toán tiểu học có nhiều nội dung liên quan đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ nhằm giúp các em giải được các bài toán khó, mà qua đó bồi dưỡng khả năng tư duy, suy luận để áp dụng vào cuộc sống hiện tại đang đòi hỏi mỗi người. Có nhiều dạng toán, bài toán có nhiều cách giải khác nhau. Trong đó có những cách giải dùng đến kiến thức ở các lớp trên, chưa phù hợp với tư duy của học sinh tiểu học ( 6 - 11 tuổi ). Một vấn đề cần được quan tâm đó là với nội dung bài toán đó cần được giải theo lôgic và khả năng suy nghĩ của các em. Trong bài viết này tôi muốn đề cập đến một phương pháp giải toán khá quen thuộc và gần gũi với học sinh tiểu học đó là Giải bài toán bằng phương pháp tính ngược từ cuối ( suy luận từ cuối - suy luận từ dưới lên ). Với loại toán này cần giúp học sinh phân loại như thế nào, có những cách giải nào, các bước giải được thực hiện trình tự như thế nào?. Qua đây tôi muốn trao đổi cùng bạn đọc và đồng nghiệp quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán một số vấn đề xung quanh cách suy nghĩ, dẫn dắt học sinh tìm tòi lời giải bài toán.

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp học sinh Lớp 4 - 5 phân loại và giải bài toán bằng phương pháp tính ngược từ cuối (Kinh nghiệm được xếp bậc 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÚP HỌC SINH LỚP 4; 5 PHÂN LOẠI VÀ GIẢI BÀI TOÁN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH NGƯỢC TỪ CUỐI
( Kinh nghiệm được xếp bậc 4)
 NGƯT Võ Văn Đàn
 Phòng GD&ĐT TP Vinh
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
	Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết. Trong chương trình toán tiểu học có nhiều nội dung liên quan đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ nhằm giúp các em giải được các bài toán khó, mà qua đó bồi dưỡng khả năng tư duy, suy luận để áp dụng vào cuộc sống hiện tại đang đòi hỏi mỗi người. Có nhiều dạng toán, bài toán có nhiều cách giải khác nhau. Trong đó có những cách giải dùng đến kiến thức ở các lớp trên, chưa phù hợp với tư duy của học sinh tiểu học ( 6 - 11 tuổi ). Một vấn đề cần được quan tâm đó là với nội dung bài toán đó cần được giải theo lôgic và khả năng suy nghĩ của các em. Trong bài viết này tôi muốn đề cập đến một phương pháp giải toán khá quen thuộc và gần gũi với học sinh tiểu học đó là Giải bài toán bằng phương pháp tính ngược từ cuối ( suy luận từ cuối - suy luận từ dưới lên ). Với loại toán này cần giúp học sinh phân loại như thế nào, có những cách giải nào, các bước giải được thực hiện trình tự như thế nào?. Qua đây tôi muốn trao đổi cùng bạn đọc và đồng nghiệp quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán một số vấn đề xung quanh cách suy nghĩ, dẫn dắt học sinh tìm tòi lời giải bài toán.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
	I. THẾ NÀO LÀ GIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH NGƯỢC TỪ CUỐI ?
 Có một số bài toán mà ta có thể tìm số chưa biết bằng cách thực hiện liên tiếp các phép tính (hoặc quá trình biến đổi) ngược với các phép tính đã cho trong bài toán. Như vậy là từ kết quả cuối cùng, ta tính ngược lại để tìm được giá trị trước cuối và cứ tiếp tục như vậy cho đến số phải tìm. Giải bài toán bằng phương pháp như vậy gọi là phương pháp tính ngược từ cuối hoặc suy luận từ cuối hoặc suy luận từ dưới lên.
	II. MỘT SỐ DẠNG CƠ BẢN
 	Loại toán giải bằng phương pháp tính ngược từ cuối có nhiều dạng. Trong bài viết này tôi chỉ xin đưa ra một số dạng cơ bản, gần gũi với học sinh tiểu học và hướng giải quyết cho các dạng đó.
 1- Dạng thứ nhất: Dạng biến đổi bằng các phép tính đơn giản, quá trình tìm tòi cách giải có thể dùng lược đồ hoặc đưa về bài toán tìm x quen thuộc.
 2- Dạng thứ 2: Các phép biến đổi liên quan đến phân số ( các phép chia phức tạp ) quá trình tìm tòi cách giải và giải nên sử dụng SĐĐT ( Sơ đồ đoạn thẳng ) , một phương pháp đặc biệt phù hợp với học sinh tiểu học.
 3- Dạng thứ 3: Quá trình biến đổi là việc thêm bớt từ phần này qua phần kia một số đơn vị hoặc một số lần hoặc một số phần của địa chỉ cần đến. Phương pháp suy luận để tìm tòi cách giải chuẩn xác và gần gũi, phù hợp với nhận thức của các em là bằng cách lập bảng biến đổi.
 4- Dạng thứ 4: Quá trình biến đổi liên tiếp phức tạp cuối cùng các phần được chia ra bằng nhau. Để tìm tòi cách giải cần biết phân tích từ thành phần " trước cuối" hay " áp chót" và mối quan hệ giữa gía trị " áp chót" và gía trị cuối cùng để suy ra kết quả của bài toán.
	III. CÁC VÍ DỤ VÀ HƯỚNG DẪN
 1. Dạng thứ nhất:
	Ví dụ 1.1: Tìm một số biết rằng nếu đem số đó cộng với 32, được bao nhiêu đem chia cho 3, rồi nhân với 4 thì bằng 120.
 Hướng dẫn giải: 
	Với bài toán dạng này, ta có thể sử dụng các cách:
	+ Dùng lược đồ
	+ Dùng sơ đồ đoạn thẳng
	+ Đưa về bài toán " tìm x" ( Lập phương trình )
 Để phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học ( đặc biệt là các em còn ở mức trung bình vươn lên khá giỏi ), ta nên hướng dẫn các em sử dụng lược đồ như sau:
120
C
A ?
B
 + 32 : 3 x 4
 - 32 x 3 : 4 
	Nếu ta quay lược đồ này một góc 90 0 ta có cách nói suy luận từ dưới lên
C
B
120
A? 
 - 32 + 32
 x 3 : 3
 : 4 x 4
B»ng c¸c dÊu mòi tªn ng­îc víi qu¸ tr×nh biÕn ®æi cña ®Ò ra ta dÔ dµng gióp c¸c em t×m ra kÕt qu¶ bµi to¸n.
C x 4 = 120 . VËy, muèn t×m C ta lµm thÕ nµo vµ b»ng bao nhiªu ?
 ( 120 : 4 = 30. VËy C = 30 )
B : 3 = 30 . VËy, muèn t×m B ta lµm thÕ nµo vµ b»ng bao nhiªu ? ( 30 x 3 = 90. VËy B = 90 )
A + 32 = 90 . VËy, muèn t×m A ta lµm thÕ nµo vµ b»ng bao nhiªu ?
 ( 90 - 32 = 58 . VËy A = 58 - §©y chÝnh lµ sè ph¶i t×m cña bµi to¸n ).
 L­u ý: L­îc ®å chØ nªn sö dông ë phÇn nh¸p ®Ó t×m tßi c¸ch gi¶i. NÕu vÏ vµo bµi lµm th× r­êm rµ vµ mÊt thêi gian.
 Bµi gi¶i cô thÓ:
	Sè tr­íc khi nh©n víi 4 lµ: 120 : 4 = 30
	Sè tr­íc khi chia cho 3 lµ: 30 x 3 = 90
	Sè ph¶i t×m ( hay tr­íc khi céng 32 ) lµ: 90 - 32 = 58
	§¸p sè: 58
 Bµi to¸n trªn ta cã thÓ h­íng dÉn häc sinh gi¶i b»ng ph­¬ng ph¸p dïng s¬ ®å ®o¹n th¼ng nh­ sau:
	 Số cần tìm : 32 
 Số sau khi cộng với 32: 
 Số sau khi chia cho 3:
 Cuối cùng :
 120
 Lưu ý: Số sau khi cộng với 32 hay trước khi chia cho 3 là một
	* Giải bằng cách đưa về bài toán tìm X ( tìm thành phần chưa biết trong phép tính - lập phương trình )
	Gọi số cần tìm là X ta có : ( X + 32 ) : 3 x 4 = 120 . Giải:
	 ( X + 32 ) : 3 = 120 : 4
 ( X + 32 ) : 3 = 30
 X + 32 = 30 x 3
 X + 32 = 90
 X = 90 - 32
 X = 58
 Lưu ý: 6 bài toán tìm X ở dạng cơ bản: 
 X + a = b ; X x a = b ; X - a = b ; a - X = b , X : a = b ; a : X = b
 Trong đó a, b là các số đã biết X là số cần tìm. Hầu hết các bài toán tìm X ở tiểu học ( giải phương trình bậc nhất có một ẩn số ) không ở dạng cơ bản, qua một số biến đổi tương đương đều được đưa về một trong 6 dạng cơ bản trên.
 Ví dụ 1.2: Tìm một số biết rằng số đó nhân với 5 rồi cộng với 45, được bao nhiêu nhân với 4 rồi chia cho 2 và cuối cùng trừ đi 17 thì được kết quả là 2073.
 Hướng dẫn giải:
Dùng lược đồ:
 x 5 + 45 x 4 : 2 - 17
2073
X?X?
D
C
B
A
 : 5 - 45 : 4 x 2 + 17 
 Bài giải: ( Nên hướng dẫn học sinh trình bày theo kiểu dưới đây)
	 Số trước khi trừ đi 17 là : 2073 + 17 = 2090
	 Số trước khi chia cho 2 là : 2090 x 2 = 4180
	 Số trước khi nhân với 4 là : 4180 : 4 = 1045
	 Số trước khi cộng với 45 là : 1045 - 45 = 1000
	 Số phải tìm là : 1000 : 5 = 200 
	 Đáp số: 200 
Dùng SĐĐT
	Dạng bài này tìm tòi cách giải bằng phương pháp sử dụng SĐĐT được nhưng phải vẽ hơi phiền phức. Cách vẽ và cách trình bày tương tự ví dụ 1.1, nên không trình bày ở đây.
Sử dụng cách đưa về bài toán tìm X.
	Việc sử dụng cách đưa về bài toán tìm X cũng khá đơn giản, tương tự ví dụ 1.1, việc đưa về giải phương trình như thế này chưa thật phù hợp với học sinh tiểu học. Bên cạnh đó cần lưu ý học sinh khi sử dụng dấu ngoặc đơn một cách hợp lý.
	Cụ thể: Gọi số phải tìm là X ta có:
	(X x 5 + 45 ) x 4 : 2 - 17 = 2073. 
 Giải bài toán này ta tìm được X = 200. Cách giải tương tự ví dụ 1.1 đã trình bày.
 2 - Dạng thứ hai:
	Ví dụ 2.1: Một người đem bán một số cam. Lần đầu bán 1/3 số cam, lần thứ hai bán 1/3 số cam còn lại, lần thứ ba bán 20 quả thì còn 56 quả. Hỏi lúc đầu người đó có tất cả bao nhiêu quả cam ?
 Hướng dẫn giải:
Dùng lược đồ: Dạng này nếu dùng lược đồ thì sẽ khó khăn trong việc biểu diễn phần còn lại sau mỗi lần bớt. Cụ thể:
 Bớt 1/3 của X Bớt 1/3 của A - 20
A
X?
56
B
( Suy luận theo đường mũi tên có nét đứt để giải bài toán )
 + Bán đi 20 quả, còn 56 quả. Vậy, muốn tìm số cam trước khi bán 20 quả ta có thể làm như thế nào? ( lấy 56 cộng với 20, ta có 56 + 20 = 76. Như vậy B = 76 quả )
 + Bớt đi 1/3 của A thì bằng B, tức bằng 76. Vậy, muốn tìm A ta có thể làm như thế nào ?. Hướng dẫn cách nghĩ: A bớt đi 1/3 của nó thì còn A, mà A bằng 76 , vậy A = 76: 2/3 = 114 ( có thể trình bày A = 76 : 2 x 3 = 114). Vậy A = 114 
 + Bớt đi 1/3 của X thì bằng A, tức bằng 114. Vậy, muốn tìm X ta có thể làm như thế nào ?Tương tự như cách tìm A ta có: X = 114 : 2/3 = 171.Vậy, X ( số cần tìm ) là 171.
	Cách giải cụ thể:
	Trước khi bán 20 quả , người đó còn số cam: 56 + 20 = 76 ( quả ) 
	Số cam còn lại trước khi bán lần thứ hai là: 76 : 2/3 = 114 ( quả )
	Số cam người đó đem bán là: 114 : 2/3 = 171 ( quả )
	Đáp số 171 quả
Dùng SĐĐT ( Phương pháp chủ công của loại này )
	Để phù hợp với HS tiểu học ( đặc biệt đối với những học sinh chưa học các phép tính về phân số ). Nên hướng dẫn HS sử dụng phương pháp dùng SĐĐT.
	Ta có SĐĐT như sau:
Số cam cần tìm: 
Số cam còn lại sau khi bán lần I: 
 Số cam còn lại sau khi bán lần II : 
 20 qu¶
 Cuối cùng 
 56 quả
 Hướng dẫn giải: 
 Tìm số cam còn lại sau khi bán lần thứ hai ( hay trước khi bán lần thứ ba ). Số cam còn lại sau khi bán lần thứ hai được biểu diễn bằng hai đoạn thẳng: đoạn cuối cùng 56 quả và đoạn biểu diễn 20 quả. Như vậy, muốn tìm số cam còn lại sau lần bán thứ hai ta làm như thế nào? ( 56 + 20 = 76 ). 
	Tìm tiếp số cam còn lại sau khi bán lần thứ nhất. Số cam này được biểu diễn bằng đoạn thẳng có 3 phần bằng nhau, mà 2 phần trong đó chính là 76 quả. Vậy, muốn tìm số cam còn lại sau lần bán thứ nhất ta có thể làm như thế nào? 
( lấy 76 chia 2 để tìm 1 phần, rồi nhân với 3 để có 3 phần cụ thể 76 : 2 x 3 = 114).
	Tìm số cam người đó đem bán. Toàn bộ số cam này được biểu diễn bằng đoạn thẳng chứa 3 phần bằng nhau, mà trong đó có 2 phần bằng 114 quả. Vậy, muốn tìm số cam người đó đem bán ta có thể làm như thế nào ? ( lấy 114 chia 2 để tìm 1 phần, rồi nhân với 3 để tìm 3 phần - Cụ thể : 114 : 2 x 3 = 171).
 Bài giải cụ thể:
	Số cam còn lại sau khi bán lần thứ hai là : 65 + 20 = 76 ( quả)
	Số cam còn lại sau khi bán lần đầu là: 76 : 2 x 3 = 114 (quả)
	Số cam lúc đầu là : 114 : 2 x 3 = 171 ( quả)
	Đáp số: 171 quả cam
Sử dụng cách đưa về bài toán tìm X:
	Với dạng này, nếu ta hướng dẫn học sinh giải bằng cách đưa về bài toán tìm X thì sẽ gặp một số khó khăn đối với học sinh tiểu học nhất là những học sinh chưa học các phép tính phân số. Ta có thể đưa về bài toán tìm X không thuộc dạng cơ bản như sau:
	Gọi số cam cần tìm là X ( X là số tự nhiên lớn hơn 0 - đơn vị : quả )
	X - x X - x ( X - x X ) - 20 = 56
 Ví dụ 2.2: Một người đem bán một số trứng như sau: Lần đầu bán cho khách 1/2 số trứng và biếu khách 1 quả. Lần thứ hai bán 1/2 số trứng còn lại và lại biếu khách 1 quả. Lần thứ ba bán 1/2 số trứng còn lại sau hai lần trước và lại biếu khách 1 quả. Cuối cùng người đó còn 10 quả trứng. Hỏi lúc đầu người đó có bao nhiêu quả trứng đem bán ?
Hướng dẫn giải:
Dùng sơ đồ đoạn thẳng
	Như loại bài này, sử dụng phương pháp dùng SĐĐT để giải là tối ưu.
Vẽ sơ đồ:
 Một nửa
Số trứng ?: 
 1 quả
 Sè trøng cßn l¹i sau lÇn b¸n thø nhÊt:
 Một nửa 1 quả 
 Sè trøng cßn l¹i sau lÇn b¸n thø hai :
 Một nửa 1 quả
 Cuối cùng : 
 10 quả 
 	Theo sơ đồ ta có ( nhìn ngược từ dưới lên ): 
 + Một nửa số trứng còn lại sau khi bán lần thứ hai gồm một đoạn thẳng biểu diễn 10 quả trứng và 1 quả. Muốn tính một nửa số trứng còn lại sau khi bán lần thứ hai ta có thể làm thế nào ? ( 10 + 1 = 11 ). Muốn tính số trứng còn lại sau khi bán lần thứ hai ta làm thế nào ? ( 11 x 2 = 22 ).
 + Một nửa số trứng còn lại sau khi bán lần thứ nhất gồm 22 quả và 1 quả. Từ đó dễ thấy cách tính số trứng còn lại sau khi bán lần thứ nhất là: ( 22 + 1 ) x 2 = 46 quả.
 + Một nửa số trứng lúc đầu gồm 46 quả và 1 quả. Từ đó dễ thấy cách tính số trứng người đó đem bán là: ( 46 + 1 ) x 2 = 94 ( quả )
 Bài giải cụ thể:
	Số trứng còn lại sau khi bán lần thứ hai là: ( 10 + 1 ) x 2 = 22 ( quả )
	Số trứng còn lại sau khi bán lần thứ nhất là: ( 22 + 1 ) x 2 = 46 ( quả )
	Số trứng người đó đem bán là: ( 46 + 1 ) x 2 = 94 ( quả )
 Đáp số: 94 quả trứng
 Lưu ý: Có thể hướng dẫn học sinh thử lại, tạo thêm niềm tin cho các em: 
	 94 : 2 - 1 = 46 , 46 : 2 - 1 = 22 ; 22 : 2 - 1 = 10
Dùng lược đồ:
 X- X - 1 A - A - 1 B - B - 1
A
X?
10
B
( Suy luận theo đường mũi tên có nét đứt )
 + Tìm B: B - B - 1 = 10 B - 1 = 10 B = 11 B = 11 x 2 = 22
 + Tìm A: A - A - 1 = 22 A - 1 = 22 A = 23 A = 23 x 2 = 46
 + Tìm X: X - X - 1 = 46 X - 1 = 46 X = 47 X = 47 x 2 = 94
 Nhận xét: Với cách này rõ ràng học sinh đã phải dùng đến phép tính phân số, bên cạnh đó lại phải kết hợp với việc đặt ẩn số không thật phù hợp với tư duy của học sinh tiểu học.
Đưa về bài toán "tìm X ":
	Trong trường hợp bài này, nếu đưa về bài toán " tìm X " thì quá phức tạp đối với học sinh tiểu học. Để cho học sinh có thể nắm được nên chuyển thành các bước nhỏ như sau:
 Gọi số trứng người đó đem bán là X ( X là số tự nhiên lớn hơn 0 ), ta có:
 	 Số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất là: 
	X - X - 1 = X - 1
 	 Số trứng còn lại sau lần bán thứ hai là: 
	X - 1 - ( X - 1) - 1 = X - 
 	 Số trứng còn lại sau lần bán thứ ba là:
	X - - (X - ) - 1 =X - 
 Theo bài toán ta có: X - = 10 X= 94 ( tự giải )
 Qua các cách giải trên ta thấy với dạng này, sử dụng SĐĐT là hợp lý nhất
 Ví dụ 2.3: An có một số bi đựng trong hộp.
 Lần đầu An lấy ra 1/3 số bi trong hộp rồi bỏ trở lại 2 bi. Lần thứ hai An lấy ra 1/4 số bi còn lại rồi lại bỏ lại 1 bi. Lần thứ ba An lấy ra 1/2 số bi còn lại trong hộp và bỏ lại 4 bi. Lần thứ tư An lấy ra 2/3 số bi còn lại của các lần lấy trên và bỏ lại 5 bi thì trong hộp có 15 bi. Hỏi lúc đầu trong hộp có bao nhiêu bi ?
 Hướng dẫn giải:
Dùng SĐĐT (Phương pháp chủ công đối với loại này)
 một phần ba
Số bi ? 
 2 bi
Số bi còn lại sau lần lấy T1: 
 1 bi
 Số bi còn lại sau lần lấy thứ hai: 
 4 bi
 Số bi còn lai sau lần lấy thứ ba: 
 5 bi
 Cuối cùng:
	 15 bi
 Theo SĐĐT ta thấy:
 + Số bi còn lại sau lần lấy thứ ba có mấy phần bằng nhau ? (3 phần). Ta có thể tìm được 1 phần như vậy không ? Muốn tìm phần đó ta có thể làm như thế nào? (15 - 5 = 10). Vậy số bi còn lại sau lần lấy thứ ba là ? (10 x 3 = 30 bi ).
 + Số bi còn lại sau lần lấy thứ hai chứa mấy phần bằng nhau ? ( 2 phần ). Muốn tìm giá trị 1 phần đó ta có thể làm như thế nào ? ( 30 - 4 = 26 ). Vậy số bi còn lại sau lần lấy thứ hai là ? ( 26 x 2 = 52 ).
 + Số bi còn lại sau lần lấy thứ nhất chứa mấy phần bằng nhau ? ( 4 phần ). Muốn tìm giá trị 1 phần ta có thể làm như thế nào ?
	- Trước hết phải tìm được giá trị 3 phần . Muốn tìm giá trị của 3 phần ta có thể làm như thế nào ? và bằng bao nhiêu ? ( 52 - 1 = 51 ).
	- Để tìm giá trị 1 phần ta có thể làm như thế nào ? ( 51 : 3 = 17 ).
 Vậy, muốn tìm số bi còn lại sau lần lấy thứ nhất ta có thể làm như thế nào ? ( 17 x 4 = 68 ).
 + Số bi lúc đầu trong hộp có mấy phần bằng nhau ? ( 3 phần ). Ta có thể tính được giá trị mấy phần trước ? ( 2 phần ). Muốn tính giá trị 2 phần bằng nhau này ta có thể làm như thế nào ? ( 68 - 2 = 66 ) . Ta dễ dàng tính được 1 phần.Vậy, muốn tính số bi trong hộp lúc đầu của An ta có thể làm như thế nào ? ( 66 : 2 x 3 = 99 ).
 	Bài giải cụ thể ( Lưu ý có một số bước cần làm gộp để bài giải không quá dài dòng ).
	Số bi còn lại sau lần lấy thứ ba là : ( 15 - 5 ) x 3 = 30 ( bi )
	Số bi còn lại sau lần lấy thứ hai là: ( 30 - 4 ) x 2 = 52 ( bi )
	Số bi còn lại sau lần lấy thứ nhất là: ( 52 - 1 ) : 3 x 4 = 68 ( bi )
	Số bi lúc đầu trong hộp của An là : ( 68 - 2 ) : 2 x 3 = 99 ( bi )
 Đáp số : 99 bi
	Dạng bài này cũng có thể vận dụng lược đồ hoặc đưa về bài toán "tìm X " để giải nhưng có nhiều khó khăn đối với học sinh tiểu học. Tuy vậy, những học sinh khá giỏi thật sự vẫn nên khuyến khích các em giải theo nhiều cách khác nhau. Nhưng rõ ràng cách giải bằng SĐĐT là hợp lý hơn.
 3. Dạng thứ ba.
 Ví dụ 3.1: Có ba hộp bi A, B, C. Lần đầu chuyển từ hộp A sang hộp B 20 bi và từ hộp C sang hộp B 15 bi. Lần thứ hai chuyển từ hộp B sang hộp C 40 bi và từ hộp C sang hộp A 15 bi. Lần thứ ba chuyển từ hộp B sang hộp A 18 bi và từ hộp C sang hộp B 4 bi. Cuối cùng hộp A có 140 bi, hộp B có 160 bi và hộp C có 180 bi. Hỏi lúc đầu mỗi hộp có bao nhiêu bi ?
 Hướng dẫn giải
	Để tìm tòi cách giải dạng này có nhiều cách, nhưng cách phù hợp với học sinh tiểu học là lập bảng. Việc lập bảng không yêu cầu trình bày vào bài giải mà chỉ cần thực hiện ở vở nháp để rồi có cách trình bày chính xác. Ta có thể lập bảng như sau:
NỘI DUNG CHUYỂN
SỐ BI Ở CÁC HỘP
HÀNG
Lần 1: - Từ A B 20 bi
 - Từ C B 15 bi
A
20
B
C
15
1
Lần 2: - Từ B C 40 bi
 - Từ C A 5 bi
*
* 40
*
 5
2
Lần 3: - Từ B A 18 bi
 - Từ C B 4 bi
*
*
18 
*
 4
3
CUỐI CÙNG
140 bi
160 bi
180 bi
4
 Lưu ý:
 + Các dấu * ở các ô 2A, 2B, 2C là số bi còn lại sau khi chuyển lần thứ nhất.
 + Các dấu * ở các ô 3A, 3B, 3C là số bi còn lại sau khi chuyển lần thứ hai.
 + Khi nháp chỉ cần cột số bi ở các hộp là được.
	Dựa vào bảng trên, bằng phương pháp suy luận từ dưới lên ta tìm được các * ở hàng 3 rồi hàng 2 và cuối cùng là hàng 1 - đó chính là số bi ở các hộp phải tìm.
Tìm giá trị các ô ở hàng 3 ( số bi ở mỗi hộp trước khi chuyển lần thứ ba hay sau khi chuyển lần thứ hai )
 - Số bi ở hộp C ( ô 3C ).
	Bớt đi 4 bi còn 180 bi. Vậy, muốn tính số bi ở hộp C trước khi chuyển lần thứ ba ta có thể làm như thế nào ? và bằng bao nhiêu ? ( 180 + 4 = 184)
 - Số bi ở hộp B ( ô 3B )
	Bớt đi 18 bi và thêm vào 4 bi thì còn 160 bi. Vậy, muốn tính số bi ở hộp B trước khi chuyển lần thứ ba ta có thể làm như thế nào ? và bằng bao nhiêu? 
( 160 + 18 - 4 = 174 ).
 - Số bi ở hộp A ( ô 3A)
	Thêm vào 18 bi thì được 140 bi. Vậy, muốn tính số bi ở hộp A trước khi chuyển lần thứ ba ta có thể làm như thế nào ? và bằng bao nhiêu? (140 - 18 = 122). 
	Ta có thể tính số bi ở hộp A bằng cách khác: Việc luân chuyển chỉ luẩn quẩn trong ba hộp đó nên tổng số bi trong ba hộp là không đổi. Đã tính được ở hai hộp thì dễ dàng tính được hộp còn lại. Cụ thể: Tổng số bi ở cả ba hộp luôn là: 140 + 160 + 180 = 480 (bi). Số bi ở hộp A trước khi chuyển lần thứ ba là: 480 - 174 - 184 = 122 (bi)
Tìm giá trị các ô ở hàng 2 ( số bi ở mỗi hộp trước khi chuyển lần 2 hay sau khi chuyển lần thứ nhất ).
 Bằng phương pháp suy luận như trên ta có thể tính số bi các hộp ở hàng 2 một cách đơn giản như sau:
	- Số bi ở ô 2C là: 184 - 40 + 5 = 149 ( bi )
	- Số bi ở ô 2B là: 174 + 40 = 214 ( bi )
	- Số bi ở ô 2A là: 122 - 5 = 117 ( bi )
Tìm số bi lúc đầu ở mỗi hộp ( số bi các ô hàng 1 )
 Bằng phương pháp suy luận và tìm như ở hàng 3, hàng 2 ta dễ dàng tính được số bi lúc đầu ở mỗi hộp.
	- Số bi lúc đầu ở hộp C là: 149 + 15 = 164 ( bi )
	- Số bi lúc đầu ở hộp B là: 214 - 20 - 15 = 179 ( bi )
	- Số bi lúc đầu ở hộp A là: 117 + 20 = 137 ( bi )
 Như vậy, với một bài toán khá phức tạp ( với HS tiểu học ) bằng phương pháp dẫn dắt hợp lý, ta đã đưa về giải quyết nhiều bài toán " con " mà mỗi bài toán " con " chỉ là việc tìm thành phần chưa biết trong phép tính, học sinh có thể giải được không khó khăn lắm.
	Bên cạnh suy luận tìm tòi theo kiểu " hàng ngang", ta có thể hướng dẫn giúp học sinh suy luận theo kiểu " cột dọc ". Cách này khá hữu hiệu. Đây thực chất là ta lại sử dụng lược đồ nhưng được sắp xếp theo kiểu cột. Cụ thể như sau:
C
B
A
	 - 20 +20, + 15 -15
A 2
C 3
C 2
B 2
B 3
A 3
 + 5 - 40 + 40, - 5
160
180
140
 + 18 -18, +4 - 4
	Nhìn vào lược đồ cột, thực hiện theo chiều các mũi tên "dài", ta dễ dàng tính được số bi ở mỗi hộp lúc đầu. Chú ý khi xét " thêm ", " bớt" ở mỗi cột không cần biết ở đâu chuyển đến hay chuyển đi đâu. Các bước giải của bài toán có thể làm gộp rất ngắn gọn như sau:
	Số bi ở hộp A lúc đầu là: 140 - 18 - 5 + 20 = 137 ( bi )
	Số bi ở hộp B lúc đầu là: 160 - 4 + 18 + 40 - 15 - 20 = 179 ( bi )
	Số bi ở hộp C lúc đầu là: 180 + 4 + 5 - 40 + 15 = 164 ( bi )
 Đáp số: Hộp A: 137 bi; Hộp B: 179 bi; Hộp C: 164 bi
 Ví dụ 3.2: Có hai thùng đựng dầu A và B. Lần đầu chuyển 26 l từ thùng A sang thùng B. Lần thứ hai chuyển từ thùng B sang thùng A một số lít dầu gấp 2 lần số lít dầu hiện có ở thùng A. Lần thứ ba chuyển từ thùng A sang thùng B một số lít dầu đúng bằng số lít dầu hiện có ở thùng B thì cuối cùng thùng A có 48 l, thùng B có 60 l. Hỏi lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ?
	Đây là một bài toán thuộc dạng thứ ba. Trong đó cần lưu ý, khi chuyển từ địa chỉ này sang địa chỉ khác có 2 cách:
	- Chuyển một số đơn vị cụ thể ( tương tự ví dụ 3.1)
	- Chuyển một số lần hiện có ở địa chỉ được chuyển đến.
Hướng dẫn giải:
Lập bảng
NỘI DUNG CHUYỂN
SỐ BI Ở CÁC HỘP
HÀNG
Lần 1: Chuyển 26 bi từ A B
A
 26
B
1
Lần 2: Chuyển từ B A số lít dầu gấp 2 lần số dầu hiện có ở A
2A
2B
2
Lần 3: Chuyển từ A B số lít dầu đúng bằng số dầu hiện có ở B
3A
3B
3
CUỐI CÙNG
48 lít
60 lít
4
 + Tính số lít dầu ở mỗi thùng trước khi chuyển lần thứ ba ( các ô 3A, 3B )
	- Số lít dầu ở thùng B ( ô 3B)
 Sau khi chuyển lần thứ ba ( cuối cùng ), thùng B có 60 l. Đã chuyển từ thùng A sang thùng B số dầu bằng số dầu thù

File đính kèm:

  • docGIÚP HỌC SINH LỚP 4,5.....doc
Giáo Án Liên Quan