Hiểu biết về bệnh tự kỷ

Hội chứng tự kỷ (autism), theo mô tả của nhà tâm bệnh học trẻ em người Mỹ Léo Kanner, là hội chứng tự phong tỏa, từ chối mọi giao tiếp với người khác, sống cô lập và đắm mình trong một thế giới tưởng tượng, không còn ý niệm đối với thực tế xung quanh.

1.1 Triệu chứng

Trẻ chỉ thích trốn và chơi một mình thật lâu trong một góc kín, nói năng và ứng xử kỳ dị, rập khuôn. Thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ từ nhỏ là 1 trong những yế tố quan trọng làm cho chứng bệnh ngày càng phổ biến này

- Trẻ thích cô độc, thiếu vắng tình cảm với mọi người (trốn tránh người lạ, không chơi với cả bạn bè cùng lứa, tỏ ra lạnh nhạt với cả những người trong gia đình, thờ ơ với mọi sự việc xảy ra xung quanh).

- Luôn lo hãi về mọi sự thay đổi (dù nhỏ) trong nếp sống và môi trường sống. Ví dụ, lo lắng khi thấy có sự sắp đặt lại đồ đạc trong phòng ở (trẻ nhớ rất kỹ vị trí của

 

doc5 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiểu biết về bệnh tự kỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiểu biết về bệnh tự kỷ
 1. Bệnh tự kỷ ở trẻ em 
Hội chứng tự kỷ (autism), theo mô tả của nhà tâm bệnh học trẻ em người Mỹ Léo Kanner, là hội chứng tự phong tỏa, từ chối mọi giao tiếp với người khác, sống cô lập và đắm mình trong một thế giới tưởng tượng, không còn ý niệm đối với thực tế xung quanh.
1.1 Triệu chứng
Trẻ chỉ thích trốn và chơi một mình thật lâu trong một góc kín, nói năng và ứng xử kỳ dị, rập khuôn. Thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ từ nhỏ là 1 trong những yế tố quan trọng làm cho chứng bệnh ngày càng phổ biến này
- Trẻ thích cô độc, thiếu vắng tình cảm với mọi người (trốn tránh người lạ, không chơi với cả bạn bè cùng lứa, tỏ ra lạnh nhạt với cả những người trong gia đình, thờ ơ với mọi sự việc xảy ra xung quanh).
- Luôn lo hãi về mọi sự thay đổi (dù nhỏ) trong nếp sống và môi trường sống. Ví dụ, lo lắng khi thấy có sự sắp đặt lại đồ đạc trong phòng ở (trẻ nhớ rất kỹ vị trí của mọi đồ vật trong nhà).
- Có những ứng xử kỳ dị, nhất là các ứng xử có liên quan đến việc sử dụng rập khuôn và nghi thức hóa các đồ vật. Ví dụ, trẻ có thể trốn vào một xó xỉnh nào đó để chơi hàng giờ với một thứ không hẳn là đồ chơi với một động tác rập khuôn như gấp đi gấp lại một tờ giấy chẳng hạn!
- Trẻ không có ngôn ngữ hoặc có một loại ngôn ngữ riêng kỳ dị, hầu như không phải dùng để giao tiếp với mọi người. Chính vì thế mà có thể nhầm trẻ tự kỷ với trẻ điếc - câm khi chưa đo khám thính giác.
- Cũng dễ nhầm trẻ tự kỷ với trẻ chậm khôn, tuy nhiên trẻ tự kỷ lại có bộ mặt thông minh với trí nhớ đặc biệt khác thường và khả năng rất tốt khi chơi các trò chơi như thao tác xếp hình trong không gian.
1.2 -Hậu quả
- Trẻ có những trở ngại về ngôn ngữ như chậm nói, sau 12 tháng vẫn chưa biết nói hoặc trở nên lầm lì, tránh giao tiếp với cha mẹ, anh em, bạn bè hoặc nói ra những câu vô nghĩa. 
- Trở ngại về đời sống xã hội: bệnh nặng thì có thể trở nên cô lập hoàn toàn, sống riêng rẽ, không nghe, không nhìn, không nói; còn bệnh nhẹ thì có thể biểu hiện là nhút nhát, e dè. Nhiều trẻ bị bệnh tự kỷ có những cử chỉ khác thường, máy móc, vô nghĩa như: gõ đập, múa may, lắc lư hoặc quậy phá lung tung bất thường. 
- Hầu hết trẻ bị bệnh tự kỷ thường học rất kém, không bình thường và sau này trở thành một gánh nặng cho gia đình và xã hội. 
- Một số ít trẻ bị bệnh tự kỷ rất nặng, biểu hiện là tuy tâm trí gần như hoàn toàn tê liệt nhưng lại có một vài tài năng vô cùng xuất chúng về âm nhạc hay toán học. Những người này có khả năng làm được những bài toán cực kỳ phức tạp, đồng thời có một trí nhớ siêu phàm về các cuốn lịch cũng như thời tiết cả chục năm về trước mà chỉ có máy điện toán cực mạnh mới làm nổi. 
- Có một vài trường hợp các em không hề được học về âm nhạc, điêu khắc, hội họa nhưng chỉ cần nghe qua một lần cũng có thể chơi được những bản nhạc cổ điển phức tạp nhất hoặc sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật xuất chúng. Có những trường hợp trẻ em bị bệnh tự kỷ không biết đọc, không biết viết, nhưng có thể nhớ được cả một cuốn niên giám điện thoại sau khi đọc qua một lần, đó là hiện tượng "idiot savant" được quay thành phim Rainman, nhưng đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được những trường hợp lạ lùng này.
1.2 Nguyên nhân 
 Đến nay vẫn có nhiều giả thiết về hội chứng tự kỷ ở trẻ em. Xu thế do căn nguyên nội sinh đang được nghiên cứu nhiều ở Mỹ, thể hiện ở việc theo dõi kích thước phát triển của sọ não ở trẻ tự kỷ; tuy nhiên, nguyên nhân phát động ra hội chứng tự kỷ trong thực tế bao giờ cũng gắn liền với sự hụt hẫng trong quan hệ mẹ - con. 
 - Trong tiền sử của các trẻ tự kỷ đều có liên quan đến việc trẻ bị thiếu hụt tình cảm âm yếm, chăm sóc vỗ về của mẹ khi còn rất bé khiến sự lo hãi làm biến đổi nhân cách từ rất sớm ở trẻ thơ. 
- Hiện nay nhiều phụ nữ sinh con xong đã phải lao vào công việc, giao phó con cho người giúp việc, dành quá ít thời gian để chăm sóc con nên tỷ lệ trẻ bị hội chứng tự kỷ ngày càng nhiều - một mối lo ngại cho tương lai của con trẻ.
 * Môt số giả thiêt ( nghi ngờ) khác có liên quan bệnh tự kỷ của trẻ em 
 Trước đây, y học đã khám phá ra một số trường hợp mắc bệnh tự kỷ ở những trẻ em mà người mẹ đã lỡ dùng phải một vài dược phẩm trong khi mang thai như các thuốc thalidomid, misoprostol, valproic acid. Thai nhi thường bị nhiễm bệnh khi bào thai được 3 tháng, là thời gian mà não bộ bắt đầu hình thành và tăng trưởng. Một số trường hợp dị tật bẩm sinh của não bộ cũng xảy ra khi người mẹ đang mang thai bị mắc bệnh do siêu vi gây ra như chứng bệnh German measles hoặc nhiễm chất độc da cam. Gần đây, ở châu Âu và Hoa Kỳ, người ta đã cấm sử dụng một số hóa chất như acrylamid, bisphenol vì gây ra ung thư hoặc tổn hại cho thần kinh. Trong khi hàng ngàn, hàng vạn trường hợp nhiễm độc các chất chì, thủy ngân, cadmium... đã được giới y học phát hiện, nhưng phải một thời gian khá lâu mới được xác nhận.
 Chất đang được nghiên cứu hiện nay là phtalates thường có trong nước hoa, keo xịt tóc, thuốc sơn móng tay, thuốc gội đầu, mỹ phẩm. Các đồ dùng như chai lọ, hộp đồ nhựa, bát đĩa bằng plastic để dùng trong các lò microwave cũng có chất phtalates
Khoảng 25% các trường hợp bị bệnh tự kỷ có nguyên nhân di truyền. Những gia đình có con em bị bệnh tự kỷ thì tỷ lệ cao hơn có thể lên tới 11%. 
Cha mẹ lớn tuổi mới sinh con cũng có tỷ lệ trẻ sinh ra bị mắc bệnh tự kỷ cao hơn. Hiện nay, các nhà khoa học y khoa đang cố gắng nghiên cứu nhằm tìm ra những nguyên nhân gây bệnh để tìm cách phòng ngừa căn bệnh khó khăn và tôn kém trong điều trị này.
Lưu ý: Việt Nam chưa có một nghiên cứu tổng quan về tự kỷ, mỗi bệnh viện tự nghiên cứu và có số liệu khám chữa bệnh riêng của mình. Vì tự kỷ là một tập hợp các triệu chứng thần kinh, tâm sinh lý, nên không thể cứ thấy có vài triệu chứng giông giống là vội vàng kết luận tự kỷ.
1.4 -Cha mẹ cần làm gì khi con mắc chứng bệnh tự kỷ?
 Chứng tự kỷ kéo dài cả đời và không có thuốc hay cách trị liệu nào chữa dứt được bệnh, tuy nhiên cha mẹ có thể dạy con phát triển tiềm năng của em, việc dạy bắt đầu càng sớm càng tốt có nghĩa cha mẹ nên nhận ra triệu chứng và có định bệnh cho con để hành động ngay
- Hãy phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ và chữa bệnh sớm cho con: chú ý phát hiện càng sớm càng tốt các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ để đưa đi khám toàn diện, tỉ mỉ (nhất là về thần kinh) nhằm phát hiện những nguyên nhân gây bệnh, từ đó có định hướng chăm sóc, điều trị thích hợp. Việc điều trị cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà tâm lý học, tâm thần nhi và các trường chuyên dạy nhóm trẻ tự kỷ.
- Kết hợp nhiều liệu pháp điều trị cho con: Bạn có thể kết hợp liệu pháp hoạt động (Xây dựng một kế hoạch hoạt động cho trẻ bằng cách hình ảnh sinh động khác nhau), liệu pháp dinh dưỡng (Cung cấp những món ăn thích hợp như sữa, thịt, cá, các loại rau củ quả cho con) và liệu pháp ngôn ngữ và ABA(trong một số trường hợp, sẽ bổ xung thêm một số thuốc bổ đặc hiệu để kích thích hệ thần kinh cho trẻ). - Cần có tư vấn trực tiếp của bác sỹ bởi mỗi trẻ cần có những phương pháp khác nhau, kết hợp với sự quan tâm chăm sóc và giáo dục khác nhau của bố mẹ mới có thể giúp con hòa nhập sớm với xã hội
- Phụ huynh cần tham gia tích cực trong việc giáo dục trẻ tự kỷ: Bố mẹ đóng vai trò là người bảo trợ, dẫn dắt của trẻ trong cả cuộc đời nên việc tạo ra môi trường mà các em cảm thấy an toàn, được bảo vệ khỏi những xâm hại khách quan lẫn chủ quan là vô cùng cần thiết. Bạn có thể tìm kiếm những hoạt động giải trí mà cả gia đình có thể tham gia cùng nhau và làm việc với cả nhà trường để dạy cho con những kĩ năng giúp con tham gia vào vào những hoạt động này dễ dàng hơn.
 Trên thực tế, việc chữa trị và chăm sóc trẻ tự kỷ ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn vì chưa được đầu tư đúng mức. Cả nước chưa có cơ sở chính thức của Nhà nước để chăm sóc và điều trị trẻ tự kỷ, và trẻ tự kỷ cũng không được hưởng bảo hiểm y tế như các chứng bệnh khác. Một số các trường chuyên biệt dạy trẻ tự kỷ được thành lập gần đây đều do tư nhân (giáo viên đặc biệt và phụ huynh) xây dựng và học phí tương đối cao nên các gia đình nghèo không có khả năng gởi con đến các trường này
 2. Bệnh tự kỷ có ở người lớn không ?
Tự kỷ là một rối loạn phát triển xuất hiện từ lúc mới sinh hoặc trong những tháng đầu đời của trẻ. Ở nước ta, việc phát hiện những cháu bé có tình trạng tự kỷ đang ngày một nhiều và sớm hơn.
 Nhưng một thời gian dài trước đây, chúng ta chưa biêt, chưa có phương pháp chăm sóc, chẩn đoán và trị liệu đúng nên khi trẻ em trưởng thành mang hậu quả của bệnh tự kỷ. Có thể coi là bênh của người lớn chăng ?
Tại Việt Nam, chưa có thống kê về chứng tự kỷ ở người lớn, vì các bác sĩ tâm thần xem tự kỷ là một dạng tâm thần phân liệt. Bác sĩ Diệp thông tin thêm: ở Việt Nam mới nghiên cứu, học hỏi về tự kỷ từ đầu thập niên 1990, đi sau thế giới 50 năm
 Cũng cần phân biệt Bệnh tự kỷ với “Hội chứng Tự kỷ-ám thị” – 1 thể tạng của người có thần kinh-tâm lý yếu, dễ mắc bệnh / hoăc dấu hiệu Hystesry. Bệnh cần chữa theo nghiệm pháp tâm lý là chính
 3. Kết luận
 Trong nhiều thập kỷ qua, đã có rất nhiều tranh luận và nghiên cứu về trẻ tự kỷ ở nhiều nước trên thế giới và ngày nay người ta đã chấp nhận hội chứng Kanner hay hội chứng tự kỷ- một thực thể rối loạn khác với tâm thần phân liệt và mọi tâm bệnh khác ở trẻ em. Bảng phân loại bệnh của Hoa Kỳ đã xếp tự kỷ trong mục các rối loạn về phát triển.
 Bệnh tự kỷ cần được phát hiện sớm để trẻ được điều trị và giáo dục trước năm tuổi là thời gian não phát triển tối đa. Nhờ đó, trẻ có thể tiến bộ đáng kể về giao tiếp, kỹ năng xã hội và giảm bớt những hành vi rập khuôn. Tuy nhiên khi trẻ đến tuổi vị thành niên và trở thành người lớn, thì chưa có cơ sở nào tiếp nhận người tự kỷ để giúp họ có việc làm phù hợp với năng lực..
 Đây đang là vấn đề đặt ra cho xã hội ( ngành y tế và Giáo dục) cùng cac gia đinh các bậc phụ huynh phải quan tâm.
 Biên soan: TTUT-BS Phạm Huy Hoạt

File đính kèm:

  • docHiêu biết về Bệnh tự kỷ.doc
Giáo Án Liên Quan