Hoạt động 1Tạo hình ở mẫu giáo

+ Thế nào là tạo hình?

+ Nội dung của hoạt động tạo hình ở trường mầm non?

+ Đặc điểm của hoạt động tạo hình?

+ Mục tiêu của hoạt động tạo hình ở trường mầm non?

 

ppt21 trang | Chia sẻ: dhcepa | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hoạt động 1Tạo hình ở mẫu giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠO HÌNH Ở MẪU GIÁO Báo cáo viên: Lương Thị Nguyệt Loan NỘI DUNG + Thế nào là tạo hình?+ Nội dung của hoạt động tạo hình ở trường mầm non?+ Đặc điểm của hoạt động tạo hình?+ Mục tiêu của hoạt động tạo hình ở trường mầm non?Thế nào là tạo hình ?-Tạo hình là loại nghệ thuật tạo ra sản phẩm đẹp về hình thể và màu sắc trên mặt phẳng hay trong không gian gồm các loại cơ bản sau: Hội hoạ: là nghệ thuật vẽ trên mặt phẳng như (Giấy,gỗ, vải, tường) bằng nhiều chất liệu như (Chì,than,màu sáp,màu bột,màu nước,sơn dầu,sơn mài..) sản phẩm của hội hoạ còn gọi là tranh.Điêu khắc : Tạo ra sản phẩm có hình khối,có tên gọi tượng và phù điêu. Chất liệu điêu khắc là : đất, thạch cao, gỗ, xi măng, đồng, đá và chất liệu tổng hợp.Nội dung tạo hình ở trường mầm non, gồm có: - Vẽ: vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ mẫu, bằng bút chì, sáp màu, bút dạ, màu nước, màu bột, - Xé dán tranh: xé giấy, giấy màu dán thành tranh. - Xếp, chắp ghép hình: xếp các phụ kiện có sẵn: sỏi đá, cành cây,thành sản phẩm theo nội dung. - Nặn hình: nặn hình bằng đất công nghiệp, đất sét, Mỗi loại tạo hình ñeàu có nhiều nội dung, chủ yếu phù hợp với sinh hoạt, vui chơi, học tập của trẻ. Là cho trẻ tiếp xúc, làm quen với cuộc sống xung quanh, nhằm: Tạo ra các “tác phẩm” bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm (thích thú) của chính mình (vừa tầm). “Tác phẩm” của trẻ sẽ không “chỉn chu”, không giống thật (hao hao thật), không đầy đủ các bộ phận, chi tiết; chưa có tỉ lệ (to, nhỏ); màu sắc có thể là tự do theo ý thích (không như thực ngoài đời), nhưng lại ngộ nghĩnh, đôi khi lại rất “động’ ,có tính biểu cảm Đặc điểm của tạo hình ở trường mầm non: Mục tiêu của họat động tạo hình của trường mầm non: - Giáo dục thẩm mĩ là chủ yếu: cho trẻ tiếp xúc, làm quen dần với cái đẹp ở cuộc sống, từ đó yêu mến, quý trọng, thích thú trước cái đẹp của thiên nhiên xung quanh. - Cung cấp một số nhận biết, kiến thức về cuộc sống. - Tập tạo ra cái đẹp bằng khả năng và sự thích thú của mình.Như vậy sản phẩm của trẻ sẽ không giống nhau về màu, về hình, về bố cục (sắp xếp). - Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, nhận xét. - Tạo điều kiện cho cơ bắp, khớp hoàn thiện dần.Tìm hiểu về hướng dẫn cách tổ chức hoạt động tạo hình+ Vì sao gọi là mẫu giáo?- Mẫu giáo là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục. Trẻ em còn nhỏ, lần đầu tiên được đến trường, tập làm quen với nếp sống tập thể.Vì thế trẻ cần được chăm sóc, giáo dục thương yêu như của người mẹ, từ mẹ. Như vậy MẪU ở đây có ý nghĩa là MẸ: “Cô giáo như mẹ hiền”. Cô giáo cần có tình mẫu tử, coi trẻ như con của mình!.Mẫu ở đây còn có ý nghĩa là giáo dục trẻ bằng sự mẫu mực, gương mẫu của cô. Do vậy, ở bậc học này ở tất cả các nước đều tuyển “nữ” làm cô giáo, ít thấy “thầy giáo mẫu giáo”, trừ một vài môn học năng khiếu , học thêm (nhạc, họa, thể dục) - Có thể nói: Mẫu giáo là giáo dục trẻ bằng tình thương và sự mẫu mực của ngừơi mẹ.+ Dạy học tạo hình và hướng dẫn hoạt động tạo hình -Dạy là công việc của giáo viên. Để phục vụ cho dạy, giáo viên chủ động tìm hiểu, khai thác nội dung, làm đồ dùng dạy - học, thiết kế bài dạy, và lên lớp truyền đạt kiến thức cho treû .Nếu chỉ như vậy thì việc dạy của giáo viên sẽ là một chiều, đơn thuần là truyền thụ cho học sinh những gì đã chuẩn bị (cho dù là đầy đủ, rõ ràng), như vậy thì công việc của giáo viên sẽ nhàm chán dần dần dẫn đến nhồi nhét, học sinh chỉ biết “nhận”- tiếp thu thụ động. - Học là công việc của học sinh. Để học tốt, học sinh cần được chủ động - tương tác cùng giáo viên để lĩnh hội tri thức (kiến thức và những điều hiểu biết rộng có liên quan). Do vậy khái niệm dạy - học ngày nay được hiểu là giáo viên và học sinh cùng tổ chức quá trình dạy và học, chủ động trong truyền đạt và lĩnh hội - tức là tương tác để “đôi bên cùng có lợi”. Bởi có dạy phải có học và ngược lại có học mới có dạy, bằng không thì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, hay “gió bay lên trời”, dạy - học như vậy liệu có ích gì? Vì thế ngày nay đã thay thuật ngữ: Soạn bài hay soạn giáo án thành thiết kế bài dạy, trong đó giáo viên cần nêu lên những hoạt động của mình và học sinh.Cũng chính vì thế mà thuật ngữ DẠY - HỌC có dấu gạch nối để nói lên sự liên kết giữa giáo viên và học sinh trong giờ học. 	- Ở mẫu giáo dùng thuật ngữ hướng dẫn hoạt động sẽ đúng và rõ ràng hơn.Bởi trẻ ở lứa tuổi này chơi mà học và học mà chơi - học như chơi, chơi để học, vì trẻ chưa có “ý định” học, mà trẻ sẽ nhận thức dần qua chơi! Hướng dẫn tổ chức hoạt động tạo hình rất phù hợp với tạo hình, đồng thời ở lứa tuổi này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.-Hướng dẫn trẻ quan sát * Hướng dẫn trẻ quan sát, cần lưu ý: 	 + Hướng dẫn trẻ quan sát từ bao quát đến chi tiết – từ cái lớn trước (cái chung mang tính tổng thể), sau mới đến bộ phận, chi tiết, thể hiện: 	 • Từ hình – dáng chung (với vẽ mẫu, vẽ trang trí); 	• Từ các hình ảnh chính và sắp xếp hình ảnh của đề tài ( với vẽ tranh); 	+ Gợi ý trẻ quan sát bằng các câu hỏi sát nội dung, và vừa tầm, tránh dùng từ khó - “bài bản”, như: “bố cục”, luật xa gần, 	+ Tạo điều kiện cho trẻ so sánh, giúp chúng nhận ra đặc điểm của đối tượng (to, nhỏ, cao, thấp,). 	+ Liên hệ với cuộc sống cung cấp thêm cho trẻ những hiểu biết hơn có liên quan đến đối tượng. Ví dụ: 	+ Cây có tán lá hay vòm lá; cành, nhánh, gốc, 	+ Con chim dùng mỏ (không gọi là mồm) để bắt mồi, để ăn; Con chó thì dùng mõm để ăn; Với con người thì gọi là miệng, hay mồm; 	+ Chỗ cao nhất của núi, có nhiều tên gọi, như: ngọn núi, đỉnh núi, chóp núi hay đầu núi.Ngược lại, chỗ cao nhất của cây chỉ có một từ là ngọn cây, mà không gọi là đầu, chópcây.Và đỉnh đầu là nơi cao nhất của người, không gọi là ngọn người được.Một quả núi gồm có: sườn núi, đỉnh núi và chân núi.Nhưng nhiều quả núi sát, chạy thành hàng dài thì gọi là dãy núi.(liên hệ với dãy bàn cho trẻ dễ nhìn thấy, dễ hiểu).Như vậy, cô giáo cần tìm hiểu thực tiễn cuộc sống để liên hệ, mở rộng nhằm cung cấp thêm kiến thức có liên quan, đồng thời tạo cho bài dạy phong phú, trẻ học vui hơn và tiếp nhận thêm những điều bổ ích.Hướng dẫn trẻ cách vẽ,nặn như thế nào?-Giáo viên sử dụng giấy: Dựa vào cấu trúc của đối tượng yêu cầu trẻ thực hiện trên nền giấy để ngang hay dọc cho hợp lý.Ví dụ: Với chân dung, lọ hoa,nên để giấy dọc; Với phong cảnh vẽ trên giấy để ngang sẽ dễ vẽ hình và cảnh rộng hơn, - Vẽ, xé dán, nặn các bộ phận lớn trước sao cho vừa, tránh to hay nhỏ quá. - Tìm các chi tiết cho đối tượng sau. - Có thể tìm thêm các hình ảnh phụ sao cho sát nội dung, đồng thời tạo cho sản phẩm đa dạng phong phú hơn.Ví dụ: Vẽ gà, có thể thêm ông mặt trời; Vẽ, xé dán phong cảnh, có thể thêm cây, hàng rào, hoa,Nặn con vật, có thể nặn thêm một vài con nữa để thành đàn và sau đó tạo dáng cho sinh động,Vì sao hướng dẫn trẻ quan sát, vẽ, nặn lại tiến hành từ bao quát đến chi tiết?Tạo dần nếp làm việc cho trẻ: quan sát, suy nghĩ, tìm ra cách tiến hành từ bao quát tổng thể đến bộ phận chi tiết. Đó là phương pháp làm việc Khoa học mà con người cần có để làm bất cứ công việc gì, dù lớn hay nhỏ.+ Quan sát từ bao quát đến chi tiết để nắm được cấu trúc của đối tượng: hình dáng chung (không gian ba chiều của đối tượng), các bộ phận, màu sắc, + Quan sát không những để hiểu mà còn cảm thụ vẻ đẹp của đối tượng.Nhưng cơ bản nhất cách dạy, cách học này là mang tính giáo dục - rèn luyện nếp nghĩ, cách làm để mọi công việc có hiệu quả hơn. Một người hay lo bằng kho người hay làm Hoặc Hay làm mà chẳng hay lo, làm khốn làm khổ làm cho nhọc mình.Câu nói của người xưa đánh giá rất cao của “suy nghĩ” trước khi làm công việc gì!Vì sao khi hướng dẫn trẻ họat động tạo hình cô giáo cần dùng ngôn ngữ thích hợp? - Dạy - học cuối cùng là kiến thức và mọi hiểu biết về đối tượng phải “vào” người học. Trẻ mẫu giáo còn hạn chế nhiều mặt, trong đó có ngôn ngữ, chúng cần được nhìn, nghe một cách cụ thể để tiếp nhận nhanh. Giáo viên cần biết và tìm ngôn ngữ thích hợp khi hướng dẫn.Ví dụ:- Hình giống quả dưa chuột (dưa leo), mà không dùng từ hình ô van hay bầu dục khi vẽ cái miệng bát, miệng lọ.- Hình giống quả ớt cong khi giới thiệu cách vẽ cái sừng trâu.- Hình giống quả quýt khi hướng dẫn vẽ đầu con gà,rất cụ thể về hình (to, nhỏ) và là từ quen biết với trẻ.- Vẽ màu thay đổi (khác nhau) ở các hình, không nên dùng thuật ngữ phối màu hay hài hòa,Đánh giá tạo hình sản phẩm của trẻ nhằm mục đích - Nhìn lại kết quả hướng dẫn của cô giáo để bổ sung cho các bài tiếp theo.- Nhìn thấy được khả năng tiếp nhận của trẻ, trong đó có: + Mức độ lĩnh hội kiến thức: tốt, khá, trung bình, chưa đạt yêu cầu; + Khả năng sáng tạo (khác sự hướng dẫn của cô giáo) và cảm nhận của trẻ; + Chọn ra các sản phẩm đẹp, chưa đạt yêu cầu để làm đồ dùng dạy – học hoặc trưng bày ở góc học tập, trang trí lớp, hay tham gia triển lãm (ở trường, ở phòng giáo dục,)- Động viên khích lệ trẻ hứng thú trong học tập. Tổ chức đánh giá sản phẩm Gợi ý cho trẻ nhận xét, chọn ra sản phẩm đẹp theo ý thích của mình.Dựa vào sự chuẩn bị của mình, cùng với nhận xét của trẻ (có những ý mới khác với ý định của cô giáo), cô giáo điều chỉnh và đưa ra nhận xét chung về kết quả hoạt động tạo hình của lớp - Xếp loại sản phẩm: giỏi, khá, - Khen ngợi, động viên trẻ có sản phẩm đẹp và những trẻ có tiến bộ.Xin chân thành cám ơn 

File đính kèm:

  • pptTao_hinh_Trang_tri_Hoa_la_tren_bang_giay.ppt
Giáo Án Liên Quan