Hướng dẫn học sinh học từ mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh bậc tiểu học

- Hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, mối quan hệ giữa cộng đồng người càng phát triển mạnh mẽ. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp chính không thể thiếu được, nó gắn kết các nền văn hoá, văn minh giữa các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên toàn thế giới nói chung. Xác định tầm quan trọng của bộ môn “Tiếng Anh” ngày 30 tháng 10 năm 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 50/2003/QĐ-BGD & ĐT ban hành chương trình môn Tiếng Anh tự chọn bậc tiểu học được giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 5 với thời lượng 3 tiết/1 tuần.

- Lets learn English - Book 1, 2, 3. Được biên soạn theo chương trình trên để dạy và học giành cho học sinh tiểu học. Sách được biên soạn theo đường hướng giao tiếp và quan điểm coi học sinh là chủ thể của hoạt động dạy và học nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, sử dụng Tiếng Anh phù hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh trên toàn quốc. Đặc biệt là các vùng nông thôn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh học từ mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh bậc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------&---------
Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: Nguyễn Xuân Du 
Ngày sinh: 08 - 5 -1971
Quê quán: Tiến Đức - Hưng Hà - Thái Bình
Trú quán: Tiến Đức - Hưng Hà - Thái Bình
Trình độ chuyên môn: ĐHSPNN - ĐHQGHN
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thái Hưng - Hưng Hà - Thái Bình 
Sáng kiến
 Hướng dẫn học sinh học từ mới nhằm nâng cao
 hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh bậc tiểu học
đặt vấn đề
1. Lý do nghiên cứu:
- Hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, mối quan hệ giữa cộng đồng người càng phát triển mạnh mẽ. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp chính không thể thiếu được, nó gắn kết các nền văn hoá, văn minh giữa các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên toàn thế giới nói chung. Xác định tầm quan trọng của bộ môn “Tiếng Anh” ngày 30 tháng 10 năm 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 50/2003/QĐ-BGD & ĐT ban hành chương trình môn Tiếng Anh tự chọn bậc tiểu học được giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 5 với thời lượng 3 tiết/1 tuần.
- Let’s learn English - Book 1, 2, 3. Được biên soạn theo chương trình trên để dạy và học giành cho học sinh tiểu học. Sách được biên soạn theo đường hướng giao tiếp và quan điểm coi học sinh là chủ thể của hoạt động dạy và học nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, sử dụng Tiếng Anh phù hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh trên toàn quốc. Đặc biệt là các vùng nông thôn. 
 Nội dung sách xoay quanh 4 chủ điểm:
Theme 1. You and me
Theme 2. My school
Theme 3. My family
Theme 4. The world around us
- Mỗi chủ điểm được thông qua 3 đơn vị bài học, mỗi đơn vị bài học được thực hiện trong 6 tiết lên lớp. Sau mỗi chủ điểm là 1 bài kiểm tra nhằm đánh giá nhận thức, kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt cuối cuốn sách là hệ thống từ vựng giúp các em tổng hợp, kiểm nghiệm số lượng từ mà các em đã được học, học từ vựng xong học sinh cần phải hiểu, hiểu rồi phải thuộc, thuộc rồi phải nhớ và phải biết vận dụng trong các câu “cấu trúc câu” sao cho đúng tình huống ngữ pháp giúp học sinh sử lý tốt các tình huống giao tiếp. Đây là lý do chính giúp tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Hướng dẫn học sinh học từ mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh bậc tiểu học”.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 - Tiếng Anh là một môn đặc thù khó học. Học sinh bậc tiểu học nhanh thuộc nhưng chóng quên, không giống như môn Toán + Tiếng Việt khi ở nhà bố, mẹ, anh, chị, ông, bà có thể hướng dẫn giúp đỡ nhưng môn Tiếng Anh rất ít học sinh được trợ giúp học bài khi ở nhà vậy làm thế nào để học sinh học từ vựng nhanh thuộc nhớ lâu vận dụng tốt trong các câu “cấu trúc câu” sao cho đúng tình huống ngữ pháp, giúp học sinh sử lý tốt các tình huống giao tiếp đó là vấn đề mà các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn này cần suy nghĩ. 
 - Là một giáo viên bộ môn Tiếng Anh bậc tiểu học trong nhiều năm bản thân tôi nhận thấy muốn các em giao tiếp tốt trước hết các em cần phải có lượng vốn từ vựng mà các em đã được học qua từng đơn vị bài học. Để các em nắm được khối lượng từ vựng đó thì theo bản thân tôi cần có một phương pháp dạy và học từ vựng phù hợp đối với học sinh bậc tiểu học. Từ thực tế trong suốt quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh tại Trường tiểu học Cộng Hoà đến nay giảng dạy tại Trường tiểu học Thái Hưng. Bản thân đã sử dụng, vận dụng nhiều phương pháp dạy từ vựng trong nhiều năm liền và đã rút ra được một số thủ thuật dạy từ nhằm kích thích học sinh đòi hỏi, tìm tòi căn nguyên của từ mà chúng vừa được học, nghĩa Tiếng Việt của từ đó, vận dụng ngay trong bài học nhằm thúc đẩy phong trào học tập và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh bậc tiểu học. Đây là mục đích chính của vấn đề mà tôi mạnh dạn đề cập trong bản sáng kiến này.
 3. Phạm vi nghiên cứu, ứng dụng:
 - Hướng dẫn học sinh học từ mới để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh bậc tiểu học, ứng dụng cho giáo viên và học sinh từ khối lớp 3, 4 và 5. 
 - Căn cứ vào đối tượng học sinh tiểu học vùng nông thôn, căn cứ vào nội dung chương trình môn học, căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, căn cứ vào mỗi chủ điểm, mỗi đơn vị bài học cụ thể và sử dụng sách hướng dẫn soạn giảng giành cho giáo viên là những nội dung căn bản giúp tôi thành công trong việc nghiên cứu đề tài.
C. giải quyết vấn đề
 - Trên thực tế để giúp các em có điều kiện phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản phải thành thạo 4 kỹ năng chính (nghe - nói - đọc - viết). Trong đó nhấn mạnh 2 kỹ năng nghe và nói. (đường hướng giao tiếp) ở nhà trường, gia đình và xã hội. Hơn nữa còn bổ sung cho các em những kiến thức cơ bản, đơn giản về Tiếng Anh. Để giúp các em phát âm chuẩn, biết nghĩa của từ vận dụng tốt vào các tình huống giao tiếp thì ai cũng phải băn khoăn trăn trở là dạy từ vựng theo phương pháp nào để giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu, lưu loát, tự tin khi giao tiếp.
 - Chắc chắn rằng bản thân tôi và rất nhiều đồng nghiệp khác đã dạy từ vựng theo phương pháp (sound-form and meaning) điều này có nghĩa khi tôi muốn dạy một từ nào đó trước hết phải đưa âm thanh của từ đó sau đó đưa ra từ và cuối cùng là nghĩa của nó. Bằng tất cả mọi hình thức cuối cùng mục đích chính là nhằm cho học sinh hiểu nghĩa, phát âm chuẩn, viết và vận dụng thành thạo từ vựng đó trong giao tiếp. Với tôi phương pháp này chỉ là phần cốt lõi. Tôi sẽ mạnh dạn sử dụng kèm theo một số phương pháp kết hợp sau:
Discussion. (Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đôi qua đoạn hội thoại).
Khuyến khích các em tự phát âm.
Gợi ý cho các em bằng tiếng việt.
Yêu cầu các em đoán nghĩa đoạn hội thoại.
+ Phương pháp này chỉ sử dụng khi trong đoạn hội thoại xuất hiện một vài từ mới.
Ví dụ: 
Mai: Hello, Nam. How are you?
Nam: Hi, Mai. I’m fine thanks.
Xuất hiện câu hỏi “How are you?”
Từ “fine, thanks”
2. Learn new words through pictures, images. (học từ mới qua tranh vẽ hoặc hình ảnh).
Đưa tranh vẽ hoặc hình ảnh của từ vựng.
Gợi ý các em đoán nghĩa tiếng việt.
Phát âm và yêu cầu các em phát âm theo.
+ Phương pháp này chỉ sử dụng khi xuất hiện từ đơn lẻ. 
Ví dụ:
a ball
fever
a fish
Kết hợp với phương pháp dạy truyền thống (sound-form and meaning).
- Giáo viên có thể đưa từ mới đi kèm trong một câu ngắn.
Ví dụ: a book
- Giáo viên nói: I have a book or this is a book. Có thể nói: She has a book.
 There is a book on the table.
- Giáo viên nhắc lại: a book - a book
- Yêu cầu một vài học sinh phát âm lại: a book
- Đồng thời sử dụng giáo vụ trực quan và yêu cầu các em đoán nghĩa của từ 
 a book
 + Qua rất nhiều năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy để giúp các em có được một khối lượng từ vựng và biết vận dụng vào trong các tình huống giao tiếp thì khó khăn nhất là làm thế nào đưa ra nghĩa của từ vựng đó dễ hiểu, dễ nhớ, khuyến khích các em vận dụng trực tiếp trong giao tiếp.
 + Bản thân tôi đã thành công trong mỗi giờ lên lớp như sau:
1. Sử dụng giáo vụ trực quan.
Sử dụng các tình huống giao tiếp.
Sử dụng trực tiếp nghĩa của từ.
Kết hợp đồng thời các phương pháp cùng một lúc.
1- a. Trong phương pháp sử dụng giáo vụ trực quan tôi sử dụng:
- Vật thật.
- Tranh, ảnh.
- Vẽ phác hoạ trên bảng.
- Biểu đồ.
- Cử chỉ hoặc hành động.
1- b. Trong phương pháp sử dụng các tình huống giao tiếp.
- Tình huống thật:
Ví dụ: Tôi dạy từ “between” Tôi chỉ vào lần lượt Nam, Hoa và Long.
	Tôi nói Hoa is sitting between Nam and Long.
Sau đó nhấn mạnh “between” và yêu cầu học sinh đoán nghĩa.
- Tình huống sáng tạo:
Ví dụ: Tôi dạy từ “break time”
Tôi hỏi các em thường chơi các trò chơi dân gian khi ở trường vào thời điểm nào?
 - Chắc chắn học sinh sẽ trả lời “Thưa thầy, cô - trong giờ ra chơi ạ” 
 - Vậy các em nghe thầy, cô nói: We often play hide-and-seek during our break time.
 - Cuối cùng yêu cầu học sinh nhắc lại và đoán nghĩa của từ “break time”
1- c. Trường hợp này giáo viên sử dụng cụ thể nghĩa của từ.
- Từ đồng nghĩa:
Ví dụ: What about ? - And ..?
-Từ trái nghĩa:
Ví dụ: new - old; small - big; short - tall;
1- d. Kết hợp các cách trên để đưa ra nghĩa:
Ví dụ: Teacher teaches word “smile”.
Teacher can dwaw a picture on the board first. 
Teacher says: Look he is smiling.
	 Look at me. I’m smiling now.
We smile when we are very happy.
Smile - smile - smile. What does it mean, smile?
 - Khi đã chỉ ra nghĩa của từ tôi tiếp tục khắc sâu cho học sinh nhớ từ bằng những việc làm cụ thể. 
Có thể cho học sinh chơi trò matching.
 - Hoặc làm bài tập nhỏ Circle the odd one out.
Song song với những thủ thuật trên thì giáo viên cần phải phân biệt được từ loại để các em có thể vận dụng và biết cách sử dụng từ đó vào trong câu. Phân biệt được từ loại là cả một quá trình khó khăn đối với học sinh tiểu học vì thế để khắc sâu trong trí nhớ của học sinh, người giáo viên cần phải kiên trì sử dụng từ nhiều lần trong nhiều tình huống khác nhau tạo nên đường mòn giúp các em tự tin khi sử dụng từ đó trong giao tiếp.
 - Tránh tình trạng học sinh chỉ biết đọc, viết mang tính thụ động nói không thành câu không tự tin trong giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môn học này.
 - Ngày nay chúng ta đang dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp. Như vậy là chúng ta phải động viên khuyến khích và phát triển học sinh với thái độ tích cực.
 - Đối với Tiếng Anh - thông qua môn Tiếng Anh các em có thể hiểu biết thêm về thế giới quanh ta, xây dựng niềm ham mê, tìm tòi, khám phá những điều mới, lạ tạo tư tưởng tích cực nhằm phát triển nhân cách cho học sinh.
 - Giáo viên phải thật khoa học khi lật ngược vấn đề từ việc sử dụng sai để đưa ra cách sử dụng đúng trong câu giao tiếp thì các lần giao tiếp sau các em sẽ không vấp phải lỗi sai thông thường này. Việc dạy từ vựng không đơn thuần là “sound - form and meaning” mà cần phải tăng cường sử dụng từ đó trên lớp khuyến khích các em sử dụng chúng mọi lúc mọi nơi. Có nhiều em có khối lượng từ vựng không phải là ít nhưng khi giao tiếp các em vẫn cảm thấy xấu hổ, sợ sai như vậy thì chúng ta cần khắc phục như thế nào?
 - Theo tôi ta cần hỗ trợ các em có thể giải thích thêm về cách sử dụng của từ đó hoặc giải thích rõ hơn về các hiện tượng ngữ pháp mới. Quan trọng hơn cả khi các em đã mạnh dạn trong giao tiếp thì chắc chắn các em sẽ phải tìm tòi để mở mang vốn từ vựng của mình.
Ví dụ: lớp 4 các em được học tính từ favourite:
	favourite subject
	favourite sport
	favourite teacher
	favourite food
	favourite drink
	ở lớp 5 các em được học động từ play:
	play football
	play badminton
	play game
	pay hide-and-seek
	play chess
 - Với các phương pháp dạy từ trên đồng thời kết hợp những kỹ năng sư phạm tôi đã khắc phục cho các em những nhược điểm: ngại nói, ngại giao tiếp, sợ sai đối với những học sinh mắc phải những nhược điểm này giáo viên cần phải chủ động sửa sai, động viên kịp thời nhẹ nhàng hướng dẫn. 
 - Tập trung dạy ngôn ngữ giao tiếp trên cơ sở hoạt động lời nói chứ không dạy ngữ pháp một cách đơn thuần. Chuẩn bị nhiều hoạt động đa dạng phong phú sao cho phù hợp với đối tượng học sinh khác nhau, giáo viên cần chuẩn bị nhiều tình huống giao tiếp liên quan đến hành động và lời nói đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng. Chuẩn bị giáo cụ trực quan phong phú nhưng đơn giản dễ mô tả.
 - Kết quả: học sinh thuộc từ mới, nhớ lâu vận dụng tốt mẫu câu, cấu trúc câu ngay trong bài học phong trào học bộ môn Tiếng Anh ngày càng sôi nổi, qua các kỳ kiểm tra các em đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh.
D. kết thúc vấn đề.
Sáng kiến tuy đã dày công nghiên cứu và được thực hiện trong nhiều năm giảng dạy trực tiếp, “Hướng dẫn học sinh học từ mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh bậc tiểu học”, bước đầu đã có nhiều tiến bộ, nhưng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót kính mong các đồng chí, đồng nghiệp, quý các thầy, cô giáo, các đồng chí phụ trách chuyên môn chân thành đóng góp ý kiến sâu sắc của mình giúp tôi hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Xác nhận của BGH nhà trường
Thái Hưng, ngày 20 tháng 11 năm 2010
Người viết sáng kiến 
Nguyễn Xuân Du

File đính kèm:

  • docSang kien mon Tieng Anh nam hoc 20102011(1).doc