Hướng dẫn phân tích tiêu chí, tìm minh chứng
Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.
Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí.
Phân tích tiêu chí là xác định đúng nội hàm (yêu cầu) của mỗi chỉ số để thu thập thông tin, minh chứng, viết phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo tự đánh giá.
HƯỚNG DẪNPHÂN TÍCH TIÊU CHÍ, TÌM MINH CHỨNGGiảng viên: Cao Thị HòaChuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh BìnhNinh Bình, ngày 18-19/9/2012PHÂN TÍCH TIÊU CHÍTiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí.Phân tích tiêu chí là xác định đúng nội hàm (yêu cầu) của mỗi chỉ số để thu thập thông tin, minh chứng, viết phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo tự đánh giá.Ví dụTrong tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường. Tiêu chí 1: Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non- Chỉ số 1: Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác trong nhà trường).- Chỉ số 2: Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng- Chỉ số 3: Có các tổ chức chính trị - xã hội: Đảng CSVN, Công đoàn, Đoàn thanh niên CSHCM và các tổ chức xã hội khác MỘT SỐ LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH TIÊU CHÍMỗi chỉ số thường có 1 hoặc 1 vài nội hàm.Phải xác định đầy đủ nội hàm của các chỉ số.Không mở rộng thêm các vấn đề khác ngoài nội hàm mà chỉ số đã thể hiện.Cần chú ý những từ, cụm từ quan trọng trong mỗi chỉ số (từ khóa) để xác định đúng nội hàm.KHÁI NIỆM Minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang có của nhà trường gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt yêu cầu. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích, từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. MỘT SỐ LƯU ÝThông tin, minh chứng được thu thập trong hồ sơ lưu trữ của trường mầm non, của các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều tra, phỏng vấn những người có liên quan và quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường;Mỗi minh chứng chỉ cần một bản (kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn), không cần nhân thêm bản để tránh lãng phí. Minh chứng dùng cho nhiều tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất;MỘT SỐ LƯU ÝCần tập hợp, sắp xếp thông tin, minh chứng trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã hóa để dễ tìm kiếm. Những minh chứng đang sử dụng cho công tác quản lý, công tác dạy và học thì lưu trữ, bảo quản tại nơi đang sử dụng nhưng cần có bảng ghi chú cụ thể để tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếmĐối với thông tin, minh chứng phức tạp, cồng kềnh (như hệ thống hồ sơ, sổ sách; các văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn và số trang nhiều; các hiện vật,) nhà trường có thể lập các biểu, bảng tổng hợp, thống kê các dữ liệu, số liệu để thuận tiện cho việc sử dụng. THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ MINH CHỨNGCác yêu cầu của minh chứng: - Tính đầy đủ; - Tính tường minh; - Tính tương thích/phù hợp; - Tính khả thi của việc thu thập.CÁC KỸ THUẬT THU THẬPTHÔNG TIN VÀ MINH CHỨNG - Nghiên cứu các văn bản/tài liệu/ hồ sơ - Lập các biễu mẫu thống kê - Điều tra bằng các bảng hỏi/phiếu hỏi (trẻ, GV, CBQL...) - Phỏng vấn trẻ, GV, CBQL - Trao đổi /Toạ đàm - Quan sát/ dự giờXỬ LÝ, PHÂN TÍCHCÁC THÔNG TIN VÀ MINH CHỨNG 1. Đặt câu hỏi tự chất vấn mình và chất vấn người cung cấp thông tin: - Thông tin có phù hợp, có thể là minh chứng hay không? - Các minh chứng có đảm bảo tính hiện hành không? - Các minh chứng đó đã đầy đủ để công nhận chỉ số và tiêu chí đạt hay chưa? - Nếu người khác thu thập thì có được kết quả tương tự thế không? XỬ LÝ, PHÂN TÍCHCÁC THÔNG TIN VÀ MINH CHỨNG2. Thảo luận/ phản biện trong nhóm công tác3. Thảo luận/ phản biện trong các phiên họp của HĐ 4. Thảo luận/ trao đổi với đồng nghiệp/ chuyên gia tư vấn MÃ HÓA THÔNG TINVÀ MINH CHỨNGMã thông tin và minh chứng (viết tắt là MC) được ký hiệu bằng chuỗi có ít nhất 10 ký tự, bao gồm 1 chữ cái (H), ba dấu chấm (.) và 6 chữ số theo công thức sau: [Hn.a.bc.de].- H: Hộp (cặp) đựng MC của mỗi tiêu chuẩn có thể được tập hợp trong một số hộp (cặp).- n: Số thứ tự của hộp (cặp) đựng MC được đánh số từ 1 đến hết (trong trường hợp n ≥ 10 thì chuỗi ký hiệu có 11 ký tự).- a: Số thứ tự của tiêu chuẩn.- bc: Số thứ tự của tiêu chí (lưu ý: Từ tiêu chí 1 đến 9, chữ b là số 0).- de: Số thứ tự của MC theo từng tiêu chí (MC thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15).MÃ HÓA THÔNG TINVÀ MINH CHỨNG Trong trường hợp một nhận định trong phần Mô tả hiện trạng có từ 2 MC trở lên, thì mã MC được đặt liền nhau, cách nhau dấu phẩy [], [], Ví dụ: Một nhận định của Tiêu chí 2 thuộc Tiêu chuẩn 2 được đặt ở Hộp số 3 có 3 MC được sử dụng, thì sau nhận định đó các MC được viết là: [H3.2.02.01], [H3.2.02.02], [H3.2.02.03].Minh chứng dùng cho nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất.XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
File đính kèm:
- HUONG DAN TIM THONG TIN VA MINH CHUNG.ppt