Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non”
Qua bài giảng học viên nắm được:
Mục đích biên soạn tài liệu Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giáo dục mầm non.
Cấu trúc, nội dung tài liệu Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giáo dục mầm non.
Cách tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GDMN”09/2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOGiảng viên: Đặng Lan PhươngVụ Giáo dục Mầm non Qua bài giảng học viên nắm được: Mục đích biên soạn tài liệu Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giáo dục mầm non. Cấu trúc, nội dung tài liệu Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giáo dục mầm non. Cách tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.2I. MỤC ĐÍCH Giới thiệu tài liệu Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giáo dục mầm non. Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Thực hành tổ chức một số hoạt động giáo dục cho 3 độ tuổi mẫu giáo theo nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (dành cho học viên là GV mẫu giáo). Hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại các cơ sở GDMN (dành cho học viên là CBQL).3II. NỘI DUNGHoạt động 1- Giới thiệu tài liệu Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giáo dục mầm non- Giảng viên trình bày, giới thiệu mục đích, quá trình biên soạn, cấu trúc, nội dung tài liệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giáo dục mầm non.4III.TIẾN HÀNH 1. Mục đích và quá trình biên soạn tài liệu- Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung cuộc vận động vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có bậc học mầm non. - Tài liệu dành cho bậc học mầm non được biên soạn để làm tài liệu giảng dạy và học tập, giúp cho giáo viên nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời là tư liệu giúp giáo viên xây dựng nội dung chủ đề về Bác Hồ. 5Thông tin phản hồi- Thông qua những hình ảnh tư liệu, câu chuyện, bài hát, bài thơ ca ngợi tấm gương đạo đức mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình cảm yêu thương của Bác đã dành cho những người làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là đối với các cháu mầm non- Dự thảo tài liệu dành cho bậc học mầm non được hoàn thành vào tháng 3/2009. Sau đó được tổ chức thử nghiệm tại trường mẫu giáo Mầm non B thành phố Hà Nội.- Dự thảo tài liệu được thẩm định qua 2 bước: tại Bộ GD&ĐT và thẩm định của Ban Tuyên giáo Trung ương và được chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý của 2 Hội đồng thẩm định. - Tài liệu sau khi hoàn thiện đã được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đưa vào giảng dạy trong các cơ sở GDMN từ năm học 2010-2011.6Thông tin phản hồi 2. Cấu trúc của tài liệuTài liệu có cấu trúc gồm ba phần:- Phần I: Các bài viết, bài nói chuyện và các câu chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.- Phần II: Hướng dẫn giáo viên tổ chức thực hiện tích hợp nội dung “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chủ đề đã có trong chương trình giáo dục mầm non. - Phần III: Phụ lục tranh ảnh và bài hát về Bác Hồ7Thông tin phản hồi Hướng dẫn tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực hiện trong trường mầm non. Câu hỏi thảo luận:- Theo anh/chị nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong GDMN có thể tích hợp vào những chủ đề nào? Lấy ví dụ minh hoạ?- Hãy xác định những yêu cầu cơ bản, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ độ tuổi mẫu giáo khi tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non? 8Hoạt động 2Đối với trẻ mẫu giáo, biểu tượng về Bác Hồ gần gũi và thân thương là hình ảnh của Bác với các cháu thiếu nhi, là các địa danh gắn liền với cuộc đời hoạt động của Bác tại các vùng miền trên cả nước (thủ đô Hà Nội, Lăng Bác Hồ, Ao cá, Nhà sàn Bác Hồ, Làng Sen,...), các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác. Nội dung giáo dục trẻ về Bác Hồ kính yêu được củng cố và mở rộng qua các chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ; chủ đề Gia đình; chủ đề Nghề nghiệp; ...Việc lựa chọn nội dung giáo dục dựa trên cơ sở những hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ, dựa vào mục tiêu, nội dung theo độ tuổi và thời gian đang tiến hành, điều kiện cụ thể của địa phương.Thời gian tiến hành các hoạt động giáo dục thường vào dịp sinh nhật Bác và được thực hiện trong khoảng từ 1-2 tuần.9Thông tin phản hồiI. MỤC ĐÍCH 1. Mẫu giáo 3-4 tuổi- Trẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi.- Trẻ biết ngày 19-5 là ngày sinh nhật Bác.- Biết cùng cô đọc thơ về Bác Hồ.- Biết hát và vận động theo các bài hát, bản nhạc về Bác Hồ.- Làm được một số sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu khác nhau theo chủ đề Bác Hồ.- Hình thành tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ. 10Thông tin phản hồi2. Mẫu giáo 4-5 tuổiTrẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi.Trẻ biết ngày 19-5 là ngày sinh nhật Bác.Biết một số địa danh liên quan đến Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội và tại địa phương (nếu có): nơi Bác sống và làm việc, nơi tưởng niệm Bác.Biết đọc thơ, cùng cô kể lại chuyện diễn cảm về Bác Hồ.Hát và vận động theo các bài hát, bản nhạc về Bác Hồ.Làm được một số sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu khác nhau theo chủ đề Bác Hồ.Thể hiện tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ. 11Thông tin phản hồi3. Mẫu giáo 5-6 tuổi- Trẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi. - Trẻ biết Bác Hồ khi còn sống là chủ tịch nước. - Trẻ biết ngày 19-5 là ngày sinh nhật Bác.- Biết một số địa danh liên quan đến Bác: nơi Bác sống và làm việc, nơi tưởng niệm Bác- Biết đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về Bác Hồ.- Hát và vận động theo các bài hát, bản nhạc về Bác Hồ.- Làm được một số sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà từ các nguyên vật liệu khác nhau theo chủ đề Bác Hồ.- Thể hiện tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ. 12Thông tin phản hồiII. GỢI Ý NỘI DUNG (chung cho 3 độ tuổi)1. Bác Hồ với các cháu thiếu nhi : - Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi : Bác Hồ yêu thương, quan tâm đến các cháu (Gửi thư, tặng quà, cùng vui chơi, chăm sóc các cháu...) - Tình cảm của các cháu đối với Bác Hồ. 2. Địa danh liên quan đến Bác Hồ: Tên và một số điểm nổi bật của một số địa danh liên quan đến Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội và tại quê hương (nếu có): Quê hương Bác Hồ, nơi Bác Hồ đã sống và làm việc (Làng Sen Nghệ An, nhà sàn, cây đa Tân Trào...), lăng Bác Hồ...3. Ngày sinh nhật Bác Hồ : Các hoạt động được tổ chức trong ngày sinh nhật Bác 13Thông tin phản hồi III. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Các hoạt động gợi ý được thiết kế theo 5 lĩnh vực phát triển và theo từng độ tuổi MG 3-4; MG 4-5; MG 5-6:Phát triển thể chất: Tổ chức hội khỏe mừng ngày sinh nhật Bác; trò chơi vận động «Đua xe đạp về thăm lăng Bác »...Phát triển nhận thức: Xem tranh/ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi và một số địa danh liên quan đến Bác; xem băng hình; trò chơi...Phát triển ngôn ngữ: Nghe kể/đọc chuyện; đọc thơ, ca dao; trò chơi...Phát triển tình cảm xã hội: Trò chuyện; làm sách tranh; tham quan...Phát triển thẩm mỹ: HĐ tạo hình (vẽ, tô màu, cắt dán, + HĐ âm nhạc (tập hát và vận động theo nhạc; nghe hát và vận động theo nhạc; trò chơi)14Thông tin phản hồiIV. GỢI Ý XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1 TUẦN:Gồm các hoạt động được thiết kế cho 5 ngày trong tuần, bao gồm: hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc... với các nội dung phù hợp với 3 độ tuổi: 3-4; 4-5; 5-6.15Thông tin phản hồiV. GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ1. Kể chuyện, đọc thơ, ca dao...:- Nội dung truyện, bài thơ, ca dao- Mục đích- Chuẩn bị- Gợi ý thực hiện2. Xem tranh ảnh, băng hình:- Tranh ảnh, băng hình- Mục đích- Chuẩn bị- Tiến hành16Thông tin phản hồi 3. Trò chơi- Tên trò chơi- Mục đích- Chuẩn bị- Cách chơi 4. Một số câu chuyện, bài thơ về Bác Hồ17 1. KỂ CHUYỆNKHEN CÁC CHÁU Vào dịp Tết 1958, Bác Hồ tới thăm trường mẫu giáo Mầm non ở Hà Nội, Bác nói: “Bác nghe các cô ở Hội Liên hiệp Phụ nữ báo cáo các cháu rất ngoan, chăm học, vâng lời cô giáo nên hôm nay Bác đến thăm trường”. Bác đề nghị các cháu trả lời mấy câu hỏi: “Các cháu ở đây cả ngày thì có bị đói không?” Thưa Bác, chúng cháu ăn no lắm ạ. Bác chỉ một cháu ngồi ngay bàn trên: Thế cháu ăn có ngon không? Thưa Bác có ngon ạ. ”Các cô giáo có đánh các cháu không?” Thưa Bác không ạ! Bác chia kẹo cho các cháu và hỏi cháu Minh: “Cháu muốn được mấy cái kẹo?” Thưa Bác hai cái ạ! Bác hỏi lại: “Sao lại là hai?” Thưa Bác, còn để phần cho các bạn nữa ạ! Bác xoa đầu cháu Minh khen ngoan.Đào Đức- Sơn Liên (Sưu tầm, biên soạn truyện kể về Bác Hồ)18Thông tin phản hồiMục đích- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết tình cảm yêu thương, quan tâm, chăm lo của Bác Hồ đối với các cháu mầm non- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng nghe, trả lời câu hỏi - Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, chăm ngoan, đoàn kết và biết quan tâm đến mọi người.19Thông tin phản hồiChuẩn bị- Cô nắm vững nội dung chuyện, đọc và kể diễn cảm.- Bài hát/nhạc “Em mơ gặp Bác Hồ ” - Tranh: Bác Hồ bế cháu Minh Phương (19-5-1953)Gợi ý thực hiệnCô cùng trẻ xem tranh Bác Hồ bế cháu Minh Phương (19-5-1953). Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện 2 - 3 lầnCô đặt câu hỏi theo nội dung câu chuyện, trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng.Cô cùng trẻ kể lại chuyện.Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Em mơ gặp Bác Hồ” 20Thông tin phản hồi2. ĐỌC THƠẢNH BÁCNhà em treo ảnh Bác HồBên trên là một lá cờ đỏ tươiNgày ngày Bác mỉm miệng cườiBác nhìn các cháu vui chơi trong nhàTrần Đăng Khoa21Thông tin phản hồiMục đích - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhận ra Bác Hồ trong ảnh. - Rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm - Giáo dục cho trẻ tình cảm yêu quý Bác Hồ.Chuẩn bị - Nắm được nội dung bài thơ, thuộc và đọc diễn cảm - Ảnh Bác Hồ - Nhạc và bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”22Thông tin phản hồiGợi ý thực hiện- Cô cùng trẻ xem ảnh Bác Hồ- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ (2-3 lần).- Cô cùng trẻ đọc thuộc bài thơ - Phân trẻ thành tổ, nhóm, cá nhân đọc diễn cảm.- Cô cùng trẻ hát, múa hát bài “Em mơ gặp Bác Hồ”23Thông tin phản hồi PHỤ LỤC - Tranh ảnh - Bài hát 24PHẦN III 25Bác Hồ bế cháu Minh Phương 26Ngày 19/5/1953, Bác Hồ thăm Trường Mẫu Giáo nội trú đầu tiên của Quân đội tại thôn Tỉn Hỏa, xã Thanh Định, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. 27Bác Hồ với cháu Minh Thu (Việt Bắc, An toàn khu, năm 1951) 28Bác thăm các cháu mầm non Thanh Hóa 29Bác Hồ với các cháu mẫu giáo xã Nghĩa Dân, Kim Động, ngày 16-9-1961 30Bác Hồ chia quà cho các cháu thiếu nhi thị xã Hưng Yên 31Bác Hồ với thiếu nhi Hà Nội 32Bác Hồ với các cháu thiếu nhi trại nhi đồng Nà Lọm 33Bác Hồ với các cháu thiếu nhi quê nhà Nghệ An 34Bác Hồ với các cháu thiếu nhi 35Các cháu thiếu nhi đến chúc Tết Bác tại Phủ Chủ tịch, năm 1955 36Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Tát-gi-ki-xtan (thuộc Liên xô cũ) ngày 27-7-1959 37Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Quốc tế trong đêm liên hoan mừng ngày Quốc tế thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch (31-5-1960) 38Bác Hồ với các cháu nhà trẻ Bắc Hải, Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 27 – 6 -1955 39Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Nam Tư, năm 1957 40Bến Nhà Rồng bên sông Sài Gòn 41Nhà Bác Hồ ở Làng Sen (Nam Đàn, Nghệ An) 42Lăng Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội 43Nhà sàn Bác Hồ 44Phủ Chủ Tịch 45Nhà sàn Bác Hồ 46Bác Hồ cho cá ăn 47Bác Hồ tưới cây Thực hành tổ chức một số hoạt động giáo dục theo nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.Học viên chia 3 nhóm thực hành:- Tổ chức môi trường giáo dục.- Mỗi nhóm thực hành xây dựng 1 hoạt động giáo dục cho 1 độ tuổi- Đại diện các nhóm lên trình bày.- Nhận xét của giảng viên và học viên48HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại các địa phươngHọc viên chia 3 nhóm thảo luận:- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo: cấp Sở, cấp phòng, cấp trường- Đại diện các nhóm trình bày.- GV nhận xét.- Giảng viên trình bày kế hoạch triển khai thực hiện nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại các địa phương. 49HOẠT ĐỘNG 4Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bao gồm: công tác chỉ đạo, tuyên truyền, tập huấn, báo cáo, kiểm tra, đánh giá.Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Tổ chức tập huấn cho CBQL và giáo viên.50Hướng dẫn triển khaiHướng dẫn triển khaiHướng dẫn giáo viên thực hiện tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chương trình giáo dục mẫu giáo: xây dựng kế hoạch thực hiện của nhóm, lớp (lựa chọn các chủ đề để tích hợp), lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động, soạn giáo án, chuẩn bị học liệu...Cán bộ quản lý kiểm tra việc triển khai thực hiện nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại các cơ sở GDMN.Tổ chức phổ biến, trao đổi kinh nghiệm của giáo viên trong tổ chức các hoạt động thực hiện nội dung trên.51Hướng dẫn triển khaiNhà trường cần chủ động phối hợp với các ban, ngành ở địa phương, với cha mẹ học sinh để triển khai thực hiện tốt nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Thực hiện báo cáo về Sở giáo dục, Phòng giáo dục kế hoạch triển khai và kết quả tổ chức thực hiện tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào chương trình GDMN. Giới thiệu các nội dung và hình thức tổ chức thực hiện sáng tạo, hiệu quả5253Xin trân trọng cảm ơn!
File đính kèm:
- TAI_LIEU_TAP_HUAN_TAI_TPHCM_20102011.ppt