Kế hoạch bài dạy lớp Lá - Chủ đề: Đắk Lắk quê em - Đề tài: Phương tiện giao thông đường bộ - Nghe hát: Tình ca Tây Nguyên - Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. kiến thức:

- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng nhạc, hát rõ lời.

2. kỹ năng:

- Rèn kỹ năng hát đúng cao độ, trường độ.

- Trẻ thể hiện bài hát một cách hồn nhiên vui tươi.

3. giáo dục:

- Trẻ biết yêu quê hương đất nước, biết bảo vệ quê hương của mình, chăm ngoan học giỏi để giúp đất nước ngày càng giàu mạnh.

- Tích cực tham gia các hoạt động.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo án

- Nhạc không lời bài hát “Múa với bạn Tây nguyên”, bài hát “tình ca tây nguyên”.

- Trò chơi: đĩa nhạc bài hát, xắc xô.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp Lá - Chủ đề: Đắk Lắk quê em - Đề tài: Phương tiện giao thông đường bộ - Nghe hát: Tình ca Tây Nguyên - Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
MÔN: ÂM NHẠC
CHỦ ĐỀ: ĐẮK LẮK QUÊ EM
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
NGHE HÁT: TÌNH CA TÂY NGUYÊN
TRÒ CHƠI: NGHE NHẠC ĐOÁN TÊN BÀI HÁT
Lớp: Lá 3
Thời gian: 25 – 30 phút
GVHD: Trần Thị Chín
Người dạy: Dương Thị Phương
Ngày soạn: 04/04/2016
Ngày soạn: 13/04/2016
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
kiến thức:
Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng nhạc, hát rõ lời.
kỹ năng:
Rèn kỹ năng hát đúng cao độ, trường độ.
Trẻ thể hiện bài hát một cách hồn nhiên vui tươi.
giáo dục:
Trẻ biết yêu quê hương đất nước, biết bảo vệ quê hương của mình, chăm ngoan học giỏi để giúp đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tích cực tham gia các hoạt động.
CHUẨN BỊ:
Giáo án
Nhạc không lời bài hát “Múa với bạn Tây nguyên”, bài hát “tình ca tây nguyên”.
Trò chơi: đĩa nhạc bài hát, xắc xô.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Trò chuyện, giới thiệu bài.
- Cả lớp mình ơi! Lớp mình cùng đọc bài thơ với cô nào.
Đàn Tơ – rưng
“Như cái cầu treo
Bắc chênh đỉnh núi
Một trăm tiếng suối
Trăm hơi gió rừng
Trăm giọng chim hót
Tay e gõ, chuốt
Chảy tràn Tơ – rưng!”
- À! Bạn nào giỏi cho cô biết chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- À đúng rồi đấy chúng ta vừa đọc xong bài thơ có tên “đàn Tơ – rưng”. Vậy bạn nào cho cô biết đàn tơ rưng có ở khu vực nào nhỉ? ở tỉnh nào?
- Vậy ngoài đàn tơ – rưng ra thì Đắk Lắk chúng mình còn có những nhạc cụ dân tộc nào nhỉ?
- À! Bây giờ cô và các con sẽ cùng tìm hiểu nhiều hơn về tây nguyên thông qua bài hát “ múa với bạn Tây nguyên” nhé! 
*Hoạt động 2: Dạy trẻ vận động.
- Cho trẻ hát bài hát “Múa với bạn Tây nguyên” theo hình thức lớp. (1-2 lần)
- Các con rất giỏi, đã thuộc bài hát rồi cô khen cả lớp nào! Vậy hôm nay cô sẽ cho lớp mình vận động múa theo nhạc bài hát “Múa với bạn Tây nguyên” nhé.
- Bây giờ cô sẽ múa mẫu một lần, các con hãy chú ý quan sát.
- Tổ chức cho trẻ múa dưới các hình thức:
 + Lớp múa: 2-3 lần.
 + Tổ múa: 3 lần.
 + Nhóm múa: 2 nhóm.
 + Cá nhân múa: 2-3 bạn.
- Cô bao quát lớp nhận xét, động viên và sửa sai cho trẻ.
- Lớp mình múa rất giỏi rồi đấy. Bây giờ cô sẽ mời các bạn vận động theo ý thích của mình nào. (cô mở nhạc cho trẻ vận động).
* Hoạt động 3: Nghe hát “Tình ca Tây nguyên”
- Bây giờ cô và cả lớp sẽ cùng lắng nghe một bài hát rất là hay, bài hát có tên là “Tình ca Tây nguyên” của tác giả “Hoàng Vân”
+ Cô mở bài hát cho trẻ nghe 1lần.
- Nội dung bài hát: Ca ngợi lòng yêu nước và tình yêu của người con gái đối với chàng trai trong thời kì kháng chiến.
- Giáo dục: các con phải biết yêu quê hương và bảo vệ quê hương của mình, chăm ngoan học giỏi góp phần xây dựng đất nước. 
+ Mở nhạc cho trẻ nghe lần 2.
* Hoạt động 4: Trò chơi
- Cô thấy lớp mình hôm nay học rất ngoan và giỏi cô tuyên dương lớp mình nào!
- Bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi, trò chơi có tên là “Nghe nhạc đoán tên bài hát”
+ Cách chơi: cô chia trẻ thành ba đội rồi mở từng bài hát. Trẻ lắng nghe và lắc xăc xô dành quyền trả lời tên bài hát.
+ Luật chơi: đội nào đoán đúng nhiều tên bài hát nhất đội đó sẽ chiến thắng.
- Tiến hành cho trẻ chơi: cả lớp chơi 2-4 lần.
- Cho cả lớp nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Kết thúc: cả lớp cùng hát và vận động múa bài “Múa với bạn Tây nguyên”.
Trẻ đọc thơ cùng cô.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Vâng ạ.
Cả lớp bài hát.
Cả lớp quan sát cô làm mẫu.
Trẻ tiến hành vận động múa theo nhạc qua các hình thức.
 - Trẻ vận động theo nhạc tự do theo ý thích.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ lắng nghe cách chơi, luật chơi.
Trẻ tiến hành chơi, quan sát và nhận xét.
Hát và vận động múa bài “Múa với bạn Tây nguyên”

File đính kèm:

  • docTiet_van_dong_theo_nhac_Mua_voi_ban_Tay_nguyen.doc