Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Module 15: Đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Module 15 : ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT
I. MỤC TIÊU
- Nêu đuợc khái niệm là trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Liệt kê các loại trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Mô tả đặc điểm của từng loại trẻ có nhu cầu đặc biệt: trẻ khuyết tật nghe, nhìn, nói, vận động, trí tuệ; tự kỉ trẻ nhiễm HIV, trẻ phát triển sớm.
- Phát hiện trẻ có nhu cầu đặc biệt trong lớp.
- Có thái độ tôn trọng sự đa dang trong lớp học và cố gắng đáp ứng các nhu cầu đa dạng trẻ trong đó trẻ có nhu cầu đặc biệt.
II. NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khái niệm trẻ có nhu cầu đặc biệt
Trẻ có nhu cầu đặc biệt là những trẻ khi mà những khác biệt hoặc những khiếm khuyết của chúng xuất hiện ở mức độ mà những hoạt động nhà trường phải được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Module 15 : ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT I. MỤC TIÊU - Nêu đuợc khái niệm là trẻ có nhu cầu đặc biệt. - Liệt kê các loại trẻ có nhu cầu đặc biệt. - Mô tả đặc điểm của từng loại trẻ có nhu cầu đặc biệt: trẻ khuyết tật nghe, nhìn, nói, vận động, trí tuệ; tự kỉ trẻ nhiễm HIV, trẻ phát triển sớm. - Phát hiện trẻ có nhu cầu đặc biệt trong lớp. - Có thái độ tôn trọng sự đa dang trong lớp học và cố gắng đáp ứng các nhu cầu đa dạng trẻ trong đó trẻ có nhu cầu đặc biệt. II. NỘI DUNG Hoạt động 1: Khái niệm trẻ có nhu cầu đặc biệt Trẻ có nhu cầu đặc biệt là những trẻ khi mà những khác biệt hoặc những khiếm khuyết của chúng xuất hiện ở mức độ mà những hoạt động nhà trường phải được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Hoạt động 2: Phân loại trẻ có nhu cầu đặc biệt Sau đây là những đặc trưng cơ bản nhất của các loại trẻ có nhu cầu đặc biệt. â Trẻ phát triển sớm (năng khiếu và tài năng) Nhóm trẻ này còn có tên gọi khác là thần đồng, trẻ thông minh đặc biệt hay những trẻ phát triển sớm. Những trẻ này thể hiện mức độ cao ở chức năng trí tuệ, sáng tạo và các lĩnh vực nghệ thuật, sở hữu một khả năng lãnh đạo khác thường hoặc xuất sắc trong những lĩnh vục học vấn cụ thể. chúng đòi hỏi các dịch vụ hoặc các hoạt động khác với chương trình thông thường cửa trường học. Những trẻ phát triển sớm xuất hiện ở mọi nhóm văn hoá, mọi tầng lóp xã hội và trong tất cả các lĩnh vực khả năng của con người. Trẻ năng khiếu có những khả năng nổi trội, có những năng khiếu đặc biệt về một số lĩnh vực như là nghệ thuật, âm nhac, hội hoạ hay khả năng lãnh đạo xuất chúng... Đó là những khả năng thiên bẩm của trẻ. â Nhóm trẻ khuyết tật Đây là nhóm trẻ chiếm tỉ lệ cao nhất và cũng nhận được sự hỗ trợ và quan tâm sớm nhất và nhiều nhất của giáo dục đặc biệt trong số những trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Dưới đây là một số dạng khuyết tật thường gặp: â Trẻ khuyết tật trí tuệ Khuyết tật trí tuệ là những hạn chế cố định trong những chức năng thực tại. Nó được biểu hiện đặc trưng bởi chức năng trí tuệ dưới mức trung bình, thiếu hụt hai hay nhiều hành vi ứng xã hội: giao tiếp, tự phục vụ, kĩ năng xã hội, kĩ năng sống tại gia đinh, sử dụng tiện ích công cộng, ảnh hưởng cá nhân, sức khỏe và an toàn, các kĩ năng học tập, giải tán và làm việc. Khuyết tật trí tuệ xảy ra trước 18 tuổi. â Trẻ khuyết tật vận động Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện đầu tiên của chúng là có khó khăn khi ngồi, nằm, di chuyển, cầm nắm... Do đó, trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động. Tuy vậy, đa số trẻ có khó khăn về vận động có bộ não phát triển bình thường nên các em vẫn tiếp thu đuợc chương trình phổ thông, làm được những công việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. â Trẻ khiếm thính Là những trẻ có chức năng nghe bị suy giảm đáng kể làm hạn chế khả năng giao tiếp và ảnh hưởng tới quá trình xử lý thông tin bằng âm thanh. - Các loại điếc: + Điếc dây thần kinh thính giác: Do bị tổn thương tế bào lông thính giác hoặc dây thần kinh tai trong. + Điếc hỗn hợp: do những vấn đề về tai ngoài, tai giữa và tai trong gây ra. Những người này thường có mức độ điếc sâu. + Điếc trung ương: do tổn thương dây thần kinh hoặc tế bào của hệ thần kinh trung ương. Nhũng người này thường có múc độ điếc sâu. â Trẻ khiếm thị Là những trẻ có khuyết tật thị giác (nhìn kém, mù), gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt ngay cả khi đã có các phương tiện trợ thị. Khiếm thị là chức năng thị giác của một người bị giảm nặng thậm chí sau khi đã được điều trị tật khúc xạ tốt nhất mà thị lực vẫn ở mức thấp dưới 6/18 cho đến vẫn còn phân biệt được sáng, tối hoặc thị trường thu hẹp dưới 100 kể từ điểm định thị ở mắt tốt hơn, tuy nhiên người đó vẫn còn có khả năng sử dụng phần thị giác còn lại để thực hiện các công việc trong cuộc sống. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt â Đặc điểm của trẻ phát triển sớm Trẻ năng khiếu và tài năng cũng là nhóm trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Mặc dù chúng thường không phải đối mặt với những kết quả học tập thấp, những bài thi trượt nhưng những khả năng đặc biệt của chúng đòi hỏi việc dạy học đặc biệt. Trẻ tài năng và thông minh có thể học rất nhanh và xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực hoặc một vài lĩnh vực cụ thể nào đó. Trẻ thường phát triển vượt các bạn cùng trang lứa. Một số trẻ tài năng rất sáng tạo; một số trẻ khác thường có khả năng đặc biệt ở những lĩnh vực cụ thể như mĩ thuật, âm nhạc, kịch và lãnh đạo. Những cơ hội để phát triển khả năng sáng tạo và năng khiếu có thể có ở ngay trong môi trường lớp học của trẻ. âTrẻ khuyết tật trí tuệ Những trẻ có khuyết tật trí tuệ đạt được các kỉ năng với tốc độ chậm hơn so với những trẻ khác. Trẻ khuyết tật trí tuệ thường có những biểu hiện không bình thường về nghe, nhìn, chú ý; động kinh và những vấn đề tâm thần khác. Có nhiều mức độ khuyết tật trí tuệ, nhưng hầu hết trẻ (trừ trẻ khuyết tật trí tuệ ở mức nghiêm trọng) đều có thể học được những kĩ năng mới. Trẻ khuyết tật trí tuệ có khó khăn đáng kể về học. Do khả năng trí tuệ dưới mức trung bình, trẻ có thể học chậm hơn và bị thiếu hụt một hay nhiều lĩnh vực học tập 50 với các bạn cùng lứa tuổi. Những nhiệm vụ học tập đòi hỏi khả năng lí giải và suy nghĩ tư duy trừu tượng là rất khó với trẻ. Trong nhóm trẻ khuyết tật trí tuệ có nhiều mức độ. Trẻ khuyết tật trí tuệ mức độ nhẹ thì có nhiều khả năng học và sống độc lập hơn và cần ít sự hỗ trợ hơn những trẻ mức độ nặng hơn. âTrẻ khuyết tật vận động Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện đầu tiên của chúng là có khó khăn khi ngồi, nằm, di chuyển, cầm nắm... Do đó, trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động. Tuy vậy, đa số trẻ có khó khăn về vận động có bộ não phát triển bình thường nên các em vẫn tiếp thu đuợc chương trình phổ thông, làm được những công việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. âTrẻ khiếm thính Khuyết tật có liên quan đến việc mất hoặc hạn chế khả năng tiếp nhận các tín hiệu âm thanh được gọi là khiếm thính. Khi trẻ nghe khó tức là trẻ mất khả năng nghe một cách đáng kể nhưng trẻ vẫn có khả năng viết và khả năng nghe còn lại của trẻ được phát huy nhờ vào các thiết bị trợ giúp âm thanh và những hệ thống khuyếch đại. Người điếc còn rất ít hoặc mất hẳn khả năng nghe do vậy mà các thiết bị âm thanh không trợ giúp được. Dựa trên mức độ khuyết tật mà trẻ khiếm thính có thể sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, các bài đọc và sử dụng những phương tiện khác nhau để hỗ trợ cho việc giao tiếp của trẻ. â Trẻ khiếm thị Khiếm thị là những khuyết tật về mắt như hỏng mắt, mù lòa, không đủ sức nhận biết thế giới hữu hình bằng mắt hoặc nhìn thấy không rõ ràng. Trí tuệ phát triển bình thường, trung ương thần kinh phát triển như mọi trẻ em khác; Các cơ quan phân tích phát triển bình thường (trù cơ quan thị giác bị khuyết tật); Các em có hai cơ quan phân tích: thính giác và xúc giác rất phát triển, nếu được phục hồi chức năng, huấn luyện sớm và khoa học, hai cơ quan phân tích này hoàn toàn có thể làm chức năng thay thế chức năng thị giác bị phá hủy; Ngôn ngữ, tư duy, hành vi, cách ứng xử của những trẻ em này cũng giống những trẻ em bình thường. Tuy nhiên các em cũng có những tồn tại nhất định như ngôn ngữ thiếu hình ảnh; không thể viết và đọc bằng chữ phẳng; trước khi đến trường, vốn tri thức, khái niệm nghèo nàn; â Trẻ có khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và lời nói Khó khăn về nói chủ yếu là biểu hiện khó khăn về khả năng phát âm rõ ràng và quá trình phát âm hoặc việc tạo ra lời nói, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Một số biểu hiện khác như có vấn đề về giọng và về độ trôi chảy như nói bị ngất, lắp bấp. Trẻ có thể bỏ qua từ khi nói, hoặc phát âm sai những từ thông thường. Ngôn ngữ nói không chỉ bao gắm việc diễn đạt các nội dung thông điệp của người nói mà còn bao gồm cả việc tiếp nhận thông điệp của người nghe. Trẻ có khó khăn về ngôn ngữ có thể gặp khó khăn ở một trong hai quá trình trên hoặc cả hai quá trình trên. Nhiều trẻ có biểu hiện phát triển ngôn ngữ chậm ở mọi mặt, nhiều trẻ thì chỉ có biểu hiện gặp khó khăn ở một hoặc một vài khía cạnh cụ thể nào đó như gặp khó khăn về cú pháp, từ vựng hay ngữ nghĩa. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt bao gồm 4 nhóm trẻ khuyết tật, trẻ tài năng, trẻ có nguy cơ bỏ học và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh trẻ có nhu cầu đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi..Trong module này tập trung vào một số nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt. Hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó giáo viên cần hiểu và đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu của tất cả trẻ em trong lớp. Trong đó có trẻ có nhu cầu đặc biệt. Để làm được việc này, giáo viên cần có những kiến thức về trẻ có nhu cầu đặc biệt, hiểu biết đặc điểm của những trẻ này. Modunle này giúp chúng ta hiểu được thế nào là trẻ có nhu cầu đặc biệt, biết được nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt, đặc điểm của từng nhóm trẻ và phát hiện được trẻ có nhu cầu trong lớp. Phú Hưng, ngày..tháng..năm 2017 Giáo viên chủ nhiệm LÊ MỸ DUNG
File đính kèm:
- Module_15_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_mam_non.doc