Kế hoạch chăm sóc, giáo dục lớp Lá - Tuần 14 - Chủ đề nhánh 1: Bé với động vật nuôi trong gia đình

Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ

- Trò chuyện về “Một số con vật nuôi trong gia đình”

- Thể dục buổi sáng:

Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Tiếng chú gà trống gọi”

- Điểm danh

- Nhắc trẻ đi rửa tay, uống nước trước khi học

 

docx35 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch chăm sóc, giáo dục lớp Lá - Tuần 14 - Chủ đề nhánh 1: Bé với động vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: ĐỘNG VẬT
THỜI GIAN THỰC HIỆN: (5 TUẦN) TỪ 05/12/2016 ĐẾN 06/01/2016
************
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TUẦN 14
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BÉ VỚI ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
TỪ NGÀY 05/12/2016 ĐẾN NGÀY 09/12/2016
******
 Thứ
Thời điểm
Thứ 2
05/12/2016
Thứ 3
06/12/2016
Thứ 4
07/12/2016
Thứ 5
08/12/2016
Thứ 6
09/12/2016
Đón trẻ
Chơi 
Thể dục sang
- Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
- Trò chuyện về “Một số con vật nuôi trong gia đình”
- Thể dục buổi sáng:
Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Tiếng chú gà trống gọi”
- Điểm danh
- Nhắc trẻ đi rửa tay, uống nước trước khi học
Hoạt động học
PTNT
Nhận biết “Một số vật nuôi trong gia đình”
PTTC
Đi và đập bắt bóng
PTNN
Dạy thơ “Mười quả trứng tròn”
PTTM
“Vẽ đàn gà nhà bé”
PTTCKNXH
“Bé yêu vật nuôi”
Hoạt động ngoài trời
1/Quan sát: Tranh con gà, Tranh con bò, Tranh con chó, Tranh con mèo, Tranh con heo.
Khám phá: Trứng chìm trứng nổi
Lao động: Nhặt rác trong sân trường
2/Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Đua ngựa”, “Kéo co”, “Chuyển trứng”, “Đá gà”
Hoạt động chơi ở các góc
- Góc học tập: ghép hình, so hình, nối số, đọc chữ cái, chơi góc mở “Bé nào giỏi” xem sách hình, tô màu chủ đề động vật
- Góc nghệ thuật: Tạo hình, hát múa, kể chuyện chủ đề động vật
- Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi
- Góc phân vai: Bác sĩ thú y
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Góc vận động: Đi trên gáo dừa
TCDG: Lựa đậu
Hoạt động chiều
1/TTKT: “Mười quả trứng tròn”
2/ TCVĐ: “Chuyển trứng”
1/ Ôn KT cũ: Chữ số từ 1 đến 7
2/ TTKT: “Mười quả trứng tròn”
1/ TCDG: “Kéo co”
2/ TTKT: Vẽ đàn gà nhà bé
1/ TCVĐ : «Đua ngựa»
2/ LĐĐG: Lau bàn ghế, tủ kệ
1/ Ôn KT cũ: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, u, ư
2/ Kỹ năng tự phục vụ: Rửa tay bằng xà phòng
Nêu gương
Cả lớp hát một bài. 
Đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan.
Trả trẻ
Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rửa mặt sạch sẽ, vệ sinh đầu tóc gọn gàng.
Cô cho trẻ xếp hàng, hát bài “Đi học về”, trả trẻ cho phụ huynh và dặn dò.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY
THỨ HAI, NGÀY 05/12/2016
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH
Trẻ tới lớp. Cô giáo chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ
Trò chuyện về một số vật nuôi trong gia đình
Cô điểm danh trẻ chấm sổ. 
Cho trẻ đi vệ sinh, uống nước chuẩn bị vào học
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Cô cho trẻ tập kết hợp với bài hát “Tiếng chú gà trống gọi” với các động tác: 
Ó ó o... ó o! Tiếng chú gà trống gọi: Làm động tác gà gáy 2 lần (trái phải). 
Đập cánh gáy vang: Tay dang ngang, vỗ vào đùi hai nhịp
Nắng đã lên sáng rồi, tiếng gáy vang khắp trời: Hai tay đưa lên cao, mắt nhìn theo tay ( 2 nhịp). 
Gọi chú bé mau dậy bước ra sân. Nhịp tiếng hô vang 1 – 2, 1 – 2: Ngồi xổm, đứng lên( 3 nhịp). Dậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2.
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN
Đi học đều, đúng giờ, có mang khăn tay. 
Giờ học chú ý, giơ tay phát biểu to. 
Giờ vui chơi không la ồn, không dành đồ chơi với bạn
Biết chào cô,chào khách, bỏ rác đúng nơi qui định.
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ: MỘT SỐ VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
********
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Kiến thức: Trẻ gọi tên và nhận biết được 1 số đặc điểm của vật nuôi trong gia đình qua tiếng kêu, vận động . 
 - Kỹ năng: Trẻ có khả năng so sánh sự giống và khác nhau rõ nét về cấu tạo, môi trường sống, sinh sản
 - Thái độ: c/c biết chăm sóc vật nuôi và biết bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ:
 - Mô hình nông trại có nuôi các con vật: ngỗng, ngan, trâu, bò, gà, vịt cho vào trong 1 cái thùng, chữ số 1.2.3
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
a/.Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu
 Cô cùng hát với c/c bài hát “ Gà trống, mèo con và cún con” sau đó cùng trò chuyện:
C/c vừa hát bài hát gì hay quá vậy? Trong bài hát có nhắc đến những con vật gì? 
Các con vật đó thuộc nhóm động vật gì? 
Ngoài những con vật đó ra, động vật nuôi trong gia đình còn có những con nào nữa?
Vậy hôm nay cô và c/c cùng tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình nhé!
b/.Hoạt động 2: “Một số vật nuôi trong gia đình”
 &Bé tiếp xúc với đối tượng:
 - Cô cùng c/c hát bài “ Thương con mèo” về ngồi đội hình 3 vòng tròn theo tổ. Cô phát cho c/c mỗi tổ 1 con vật: gà, lợn, bò, . cô cho c/c quan sát vài phút. Sau đó cô cho đại diện 1 cháu ở các nhóm đứng lên nói đặc điểm của con vật đó, c/c nhóm khác đoán tên đó là con vật gì. Cô lấy con vật đó ra và gợi ý để trẻ nói tiếp đặc điểm còn lại của con vật đó bằng cách đóng vai con vật đó cùng trò chuyện với các bạn 
 - Cô cho c/c nói đặc điểm của con vật sau:
 + Con gà: có 2 chân, 2 cánh, có mỏ nhọn, đẻ trứng, gà trống không đẻ trứng , gáy ò ó o o o , gà cho ta thịt và trứng – Tăng cường tiếng Việt
 + Con lợn: có 4 chân kêu ủn ỉn, lợn ăn cám, lợn cho ta thịt . Còn được gọi là heo - Tăng cường tiếng Việt
 + Con bò: có 4 chân, ăn cỏ, biết cày bừa, bò con gọi là con nghé, bò kêu ủm bò  Tăng cường tiếng Việt
 + Thế con có biết những con vật con vừa kể được nuôi ở đâu không?
 + Được nuôi nhiều nhất là ở đâu nào?
 + Vậy cô cháu mình cùng đến nông trại xem có đúng như lời các bạn nói không nha!
 - Cô cho c/c đến xem 1 nông trại, sau đó cho c/c ngồi đội hình chữ u và cô trò chuyện tiếp:
 + Trong nông trại có nuôi những con vật gì?
Cô cho xem một số động vật nuôi trong gia đình khác: Vịt, chó, mèo, trâu, 
 - Cô cho c/c so sánh con gà và con vịt:
 + Con cho cô biết con gà và con vịt có điểm nào giống nhau:
 + Các con vật có ích gì cho chúng ta nào?
 + Thế con có biết chúng khác nhau ở điểm nào không nè?
 - Cô cho c/c so sánh con gà và con lợn:
 + Thế gà và lợn có điểm gì giống nhau
 + Thế còn khác nhau ở điểm nào?
Vậy cô đố c/c, gà thuộc loại nhóm nào? Còn lợn thuộc nhóm nào?
Cô cho trẻ so sánh gia súc và gia cầm
+ gia súc và gia cầm giống nhau ở điểm nào?
+ gia súc và gia cầm khác nhau ở điểm nào?
 + Nhà con có nuôi các con vật này không?
 + Con nuôi những con vật nào kể cho cô nghe nào?
 + Chúng có ích lợi gì nào?
 + Vậy con chăm sóc nó thế nào?
 + Chúng rất có ích nhưng khi nuôi phải xa nhà, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tắm rửa cho chúng, để chúng mau lớn. c/c nhớ không ăn xác động vật chết, không vứt xác động vật chết xuống sông ao hồ để nguồn nước không bị ô nhiễm. Khi chúng bệnh, chúng ta không được lại gần và sau khi tiếp xúc với chúng, c/c nhớ phải rửa tay bằng xà phòng nhé!
 + Các con vật này mẹ thường làm gì cho con ăn?
c/.Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
Luật chơi: “Mèo” phải bắt được “chuột”, khi bị mèo bắt chuột phải ra làm mèo (đổi vai với nhau)
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và nắm tay nhau giơ lên cao để làm hang cho chuột chạy. Hai bạn chơi sẽ đứng giữa vòng tròn, khi có hiệu lệnh của cô, chuột sẽ chạy và mèo sẽ đuổi theo bắt. Khi bị mèo bắt chuột phải ra làm mèo (đổi vai với nhau), sau đó cô cho hai trẻ khác lên chơi.
Trò chơi “Con gì biến mất”
Luật chơi: Trẻ phải đoán đúng tên các con vật bị biến mất sẽ được cô khen.
Cách chơi: Cô gắn tranh trên bảng về một số con vật nuôi trong gia đình và cho trẻ quan sát, sau đó cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại và cô giấu một hoặc hai, ba con vật bất kì. Khi mở mắt trẻ sẽ đoán cho được con vật vừa bị biến mất sẽ được cô khen.
Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”
Cô cho hai đội thi đua với nhau: mỗi lần hai đội, mỗi đội 5 bạn. Trẻ sẽ bật qua 5 vòng thể dục và lên gắn tranh. Một đội gắn tranh động vật thuộc nhóm gia súc và một đội gắn tranh động vật thuộc nhóm gia cầm. Đội nào gắn đúng và được nhiều con hơn là đội chiến thắng.
Cô nhận xét cho c/c lên cắm hoa 
- C/c cùng hát với cô
Gà trống, mèo con và cún con. Trẻ kể 
Động vật nuôi trong gia đình. 
Trẻ kể 
Dạ.
- C/c cùng hát với cô và chuyển đội hình theo yêu cầu cũa cô
Cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân nhắc lại
Cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân nhắc lại
Cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân nhắc lại
- Ở trong chuồng, 
- Ở nông trại
- Dạ
Trẻ kể
-Gà và vịt thuộc nhóm gia cầm, có 2 cánh, 2 chân, đẻ trứng ấp nở thành con .
- Gà mỏ nhọn, nhỏ, vịt mỏ dẹp, to, vịt bơi được dưới nước, gà không bơi được dưới nước, gà kêu chíp chíp, vịt kêu cạp cạp 
- Đều là vật nuôi trong gia đình
- Gà có 2 chân, 2 cánh, có mỏ nhọn, nhỏ, đẻ trứng ấp nở thành con, kêu chíp chíp..
- Lợn có 4 chân, đẻ con, kêu ủn ỉn, mỏ to.. 
- gà thuộc loại gia cầm, còn lợn là gia súc.
- gia cầm: có hai chân, có 2 cánh và đẻ trứng. Còn gia súc thì có 4 chân và đẻ con.
- Dạ có
- C/c kể
- Cho ta thịt và trứng, chó giữ nhà , mèo bắt chuột, trâu cày bừa 
- Cho chúng ăn uống đầy đủ, không đánh đập 
- C/c kể
- C/c cùng tham gia trò chơi với cô
- C/c cùng đọc với cô và tham gia trò chơi với các bạn
- C/c chơi cho đến hết giờ
- C/c lên cắm hoa
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT TRANH CON GÀ
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
*********
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức: 
Trẻ biết được đặc điểm của con gà: thuộc nhóm gia cầm, ăn lúa, giun, sâu bọ,  đẻ trứng, có hai chân, hai cánh, phân biệt được đặc điểm và tiếng kêu của gà mái và gà trống.
Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Mèo đuổi chuột”
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ
Rèn kỹ năng chạy, giúp phát triển cơ chân mạnh khỏe
Thái độ:
Trẻ chú ý quan sát, tích cực phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi.
Trẻ chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn, biết chờ đến lượt khi tham gia trò chơi.
CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Tranh con gà trống và con gà mái, cô xem lại cách chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”, bảng quay hai mặt, cục nam châm, trống lắc
Đồ dùng của trẻ: Sân bãi sạch sẽ bằng phẳng để cho trẻ dễ qua lại, vị trí trẻ đứng dễ quan sát.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
	Ổn định – giới thiệu:
Cô và trẻ cùng hát “Gà trống, mèo con và cún con” sau đó cùng trò chuyện:
Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì?
Đó là những con vật sống ở đâu?
Ngoài những con đó ra, ở nhà các con có nuôi những con vật nào nữa?
Vậy, hôm nay cô và các con cùng nhau quan sát và trò chuyện về con gà nhé!
Hoạt động 1: Quan sát con gà
Cô có tranh gì đây? (Con gà trống) - Tăng cường tiếng Việt - cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân nhắc lại
Bạn nào có thể nói cho cô biết đặc điểm của con gà trống?
Gà trống là động vật sống ở đâu? (Động vật nuôi trong gia đình)
Thuộc nhóm gì? Vì sao? (Thuộc nhóm gia cầm vì có 2 chân, 2 cánh và có long vũ, )
Gà trống gáy làm sao?
Con có làm gà gáy cho nghe xem nào? (Ò Ó O O )
Cô có tranh gì nữa? (Con gà mái) - Tăng cường tiếng Việt - cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân nhắc lại
Bạn nào có thể nói cho cô biết đặc điểm của con gà mái?
Gà mái sống ở đâu? Thuộc nhóm gì? Vì sao? (Gà mái là động vật sống trong gia đình, thuộc nhóm gia cầm, vì đẻ trứng, có hai chân, hai cánh và có long vũ, )
Gà mái nó kêu làm sao? (Cục! cục ta cục tác!)
Bây giờ bạn nào có thể cho cô biết sự giống nhau và khác nhau giữa gà trống và gà mái ?
Giống nhau: Đều là vật nuôi trong gia đình, thuộc nhóm gia cầm, có hai chân, hai cánh và có lông vũ, 
Khác nhau: 
Đặc điểm
Gà mái
Gà trống
Đẻ trứng
Tiếng kêu
Màu sắc
Đuôi
Đầu
Chân
Đẻ trứng
Cục ta cục tác
Màu sám, đen pha một chút trắng hoặc vàng
Ngắn
Có mào nhỏ
Không có cửa
Không đẻ được
Gáy : ò ó o  o
Có nhiều màu sắc sặc sỡ, đẹp
Đuôi dài và cong
Có màu lớn
Có cửa dài và nhọn
Nhà bạn nào có nuôi gà? Gà thường ăn gì? (Ăn lúa, gạo, giun, sâu, )
Khi nhà chúng ta có nuôi gà, các con chăm sóc gà như thế nào ? (Cho gà ăn và uống đầy đủ)
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường ? (Xây trạng trại nuôi gà, quét dọn sạch sẽ, không thả lang, )
Hiện nay có bệnh dịch cúm gia cầm, chúng ta phải làm sao để phòng chống lây bệnh ? (Không chơi và tiếp xúc với gà, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, xịt thuốc diệt khuẩn, vi rút, rửa tay bằng xà phòng, không ăn gia cầm chết hoặc bệnh, chôn xác gà chết, không bỏ bừa bãi, .)
Hoạt động 2: TCDG “Mèo đuổi chuột”
Hôm nay, các con học rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, đó là trò chơi mèo đuổi chuột
Luật chơi: “Mèo” phải bắt được “chuột”, khi bị mèo bắt chuột phải ra làm mèo (đổi vai với nhau)
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và nắm tay nhau giơ lên cao để làm hang cho chuột chạy. Hai bạn chơi sẽ đứng giữa vòng tròn, khi có hiệu lệnh của cô, chuột sẽ chạy và mèo sẽ đuổi theo bắt. Khi bị mèo bắt chuột phải ra làm mèo (đổi vai với nhau), sau đó cô cho hai trẻ khác lên chơi.
Cô cho trẻ chơi vài lần.
Hết giờ cô cho trẻ vài lớp học chuẩn bị hoạt động góc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: “ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH”
**********
I. Mục đích - Yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ biết chơi các trò chơi, đồ dùng đồ chơi ở mọi góc chơi
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đóng vai, giải quyết các tình huống nảy sinh trong khi chơi
Thái độ: Trẻ chơi không la ồn, biết dọn dẹp đồ chơi đúng nơi qui định, biết chia sẻ đồ chơi với bạn, không dành đồ chơi với bạn và biết liên kết các góc chơi với nhau.
 II. Chuẩn bị:
 - Góc học tập: Sách về động vật nuôi, tranh ghép hình, so hình,...chủ đề động vật
Góc phân vai: đồ chơi bác sĩ, thuốc, Đồ chơi nấu ăn,...
Góc xây dựng: con vật, hàng rào, cây xanh
Góc nghệ thuật: Trống lắc, phách tre, xúc xắc, mũ múa, nhạc, giấy màu, giấy A4, đất nặn, bảng con, mùa sáp, bút chì, kéo, hồ, ... 
Góc thiên nhiên: cây xanh, bình tưới nước.
Góc vận động: Gáo dừa, lon và bóng, đậu, rổ, 
III. Cách hướng dẫn: 
* Giới thiệu: Đã đến giờ vui chơi, cô mời c/c đến các góc chơi tham gia chơi cùng các bạn, c/c có thích không? 
- Cả lớp hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con” - Tăng cường tiếng Việt - cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân nhắc lại: Gà trống, con mèo, con cún – con chó
- Tuần này c/c chơi theo chủ đề gì? (chủ đề Động vật nuôi trong gia đình) - Tăng cường tiếng Việt - cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân nhắc lại: Động vật nuôi trong gia đình 
- Cô nhắc trẻ về các góc chơi: có 6 góc chơi, đó là các góc: Nghệ thuật, phân vai, học tập, thiên nhiên, xây dựng và góc vận động
- Cô giới thiệu cách chơi ở từng góc cho trẻ biết. 
- Trẻ đọc bài thơ “Mười quả trứng tròn” về các góc chơi.
- Cô bao quát lớp. 
+ Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, Bác sĩ thú y
+ Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu , xé dán, nặn một số con vật nuôi, múa hát, kể chuyện,...
+ Góc học tập: Xem sách về động vật, ghép tranh, so hình, nối hình, nối số, tô chữ
+ Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi
+ Góc thiên nhiên: Cho c/c chăm sóc góc thiên nhiên của lớp
+ Góc vận động: Đi trên gáo dừa
+ Trò chơi dân gian: Lựa đậu
- Kết thúc: Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô nhận xét bổ sung và cho trẻ lên cắm hoa.
- Hết giờ: Cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG BUỔI CHIỀU
TTKT: DẠY THƠ “MƯỜI QUẢ TRỨNG TRÒN”
TCVĐ: “CHUYỂN TRỨNG”
**********
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức: 
Trẻ biết thuộc thơ, hiểu được nôi dung bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ
Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động “Chuyển trứng”
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và luyện cho trẻ nói tròn câu
Rèn kỹ năng chạy và giữ thăng bằng, giúp phát huy tính cẩn thận, khéo léo cho trẻ
Thái độ:
Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ và biết đọc theo cô, ngồi học có nề nếp
Trẻ chơi hòa đồng, vui vẻ với bạn, biết đoàn kết khi tham gia trò chơi.
CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Tranh nội dung bài thơ, Xem lại cách chơi trò chơi “Chuyển trứng”, trống lắc, nhạc
Đồ dùng cho trẻ: Thau nước, trứng, muỗng
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Ổn định – giới thiệu:
Cô và trẻ cùng hát “Gà trống, mèo con và cún con” sau đó cùng trò chuyện:
Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì?
Đó là những con vật sống ở đâu?
Ngoài những con đó ra, ở nhà các con có nuôi những con vật nào nữa?
Cô biết một bài thơ rất hay nói về một con vật sống trong gia đình, các con biết đó là bài thơ gì không?
Vậy, hôm nay các con ngồi đẹp, cô sẽ dạy cho các con bài thơ “Mười quả trứng tròn” của tác giả Phạm Hổ nhé!
Hoạt động 1: Dạy thơ “Mười quả trứng tròn”
Cô đọc diễn cảm lần một cho trẻ nghe, sau đó giảng nội dung: Bài thơ nói về mười quả trứng rất xinh đẹp được mẹ gà ấm ủ và nở ra thành mười chú gà con rất xinh xắn. Bạn nhỏ cố gắng chăm sóc cho con gà nhà mình ăn uống đầy đủ để mau lớn và đẻ thật nhiều trứng xinh.
Cô đọc diễn cảm lần hai kết hợp với tranh
Cô dạy cả lớp đọc vài lần cho đến khhi thuộc
Cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân đọc thơ
Các con vừa đọc bài thơ rất hay, vậy hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, đó là trò chơi: “chuyển trứng”
Hoạt động 2: Trò chơi “Chuyển trứng”
Luật chơi: Không làm rớt trứng, nếu rớt sẽ quay lại đi từ đầu. 
Cách chơi: Cô kẻ hai vạch kẻ cách nhau 5 mét, cô chuẩn bị hai bên hai thau nước, trong đó có chứa quả trứng, cô cho trẻ dùng miệng để cắn muỗng và múc trứng lên, dùng muỗng để chuyển trứng rừ thau này qua thau khác. Cô cho hai đội thi đua với nhau, đội nào được nhiều trứng nhất là đội chiến thắng.
Cô cho trẻ chơi vài lần
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài. Đọc TCBN. 
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 2 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
SỈ SỐ HỌC SINH: 32 HIỆN DIỆN: . VẮNG: .
 1/ ƯU ĐIỂM: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2/ HẠN CHẾ: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3/ HƯỚNG KHẮC PHỤC: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỨ BA, NGÀY 06/12/2016
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH
(Như thứ hai)
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
(Như thứ hai)
TIỂU CHUẨN BÉ NGOAN
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐ: “ĐI VÀ ĐẬP BẮT BÓNG”
********
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Kiến thức: Trẻ biết đi và đập bắt bóng, vừa đi vừa đập và bắt bóng không làm rơi bóng.
 - Kỹ năng: Luyện kỹ năng đập và bắt bóng, không làm rơi bóng xuống sàn.
 - Thái độ: Trẻ hứng thú trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động
II. CHUẨN BỊ:
 - Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng, quả bóng
 - Nhạc chủ đề động vật, một số con vật
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu
Cô cùng c/c hát bài “Tiếng chú gà trống gọi” , khi c/c hát xong cô cùng trò chuyện với c/c:
Các con vừa hát bài hát nói về gì?
Chú gà trống đang làm gì?
Để gáy hay và to, chú gà trống phải có một sức khỏe tốt. Vậy để muốn có sức khỏe tốt như chú gà trống, các con phải làm sao?
Các con ơi! Để luyện cho sức khỏe các con thêm khỏe mạnh, hôm nay lớp lá 1, Trường Mẫu giáo An Tức có tổ chức hội thi “Bé khỏe bé ngoan”, vậy các con, có muốn đến đó, tham gia cùng cô không?
Bây giờ 

File đính kèm:

  • docxDong_vat_nuoi_trong_gia_dinh.docx
Giáo Án Liên Quan