Kế hoạch chăm sóc giáo dục lớp lá - Tuần I: Chủ đề nhánh: Nước cần cho cuộc sống

Trò chuyện về các nguồn nước, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ,vai trò của nước và cách giữ gìn nguồn nước sạch.

- Xem tranh truyện trong chủ đề.

- Tập thể dục sáng theo nhạc chủ đề nước và 1 số hiện tựơng tự nhiên ngoài sân trường.

BTPTC: Hô hấp, tay, thân, chân, bật, tập theo nhạc.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục lớp lá - Tuần I: Chủ đề nhánh: Nước cần cho cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN I
Chủ đề nhánh : Nước cần cho cuộc sống
Thời gian thực hiện: 4/04 - 8/ 04/ 2016
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyễn Thị Huyền
Phạm Thị Bích Liên- Lê Thị Hà
Thứ
Hoạt động
2
3
4
5
6
Đón trẻ
Trò chuyện
Thể dục sáng
- Trò chuyện về các nguồn nước, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ,vai trò của nước và cách giữ gìn nguồn nước sạch.
- Xem tranh truyện trong chủ đề.
- Tập thể dục sáng theo nhạc chủ đề nước và 1 số hiện tựơng tự nhiên ngoài sân trường.
BTPTC: Hô hấp, tay, thân, chân, bật, tập theo nhạc.
Hoạt động học
HĐ GD Âm nhạc
NDTT:Dạy hát: Trời mưa
NDKH:Nghe hát: Sau mưa
TCÂN:Ai đoán giỏi ?
HĐ LQ với Toán
Đo dung tích bằng một đơn vị đo
HĐ PT Vận động
VĐCB: Bật sâu 30 cm.
HĐ LQ với
Văn học:
Truyện
Hồ nước và mây
(Đa số trẻ chưa biết)
HĐ Tạo hình
Vẽ mưa
(Đề tài)
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ: Quan sát cây hoa ban
TCVĐ : Trời năng trời mưa
Chơi tự do
HĐCCĐ:Quan sát thời tiết
TCVĐ: Nhảy dây
Chơi tự do
HĐCCĐ:Bé vẽ phấn theo ý thích
TCVĐ:Rồng rắn lên mây
Chơi tự chọn
HĐCCĐ QS:Quan sát bồn cây
TCVĐ:Bóng tròn to
Chơi tự do
HĐCCĐ :Quan sát vật chìm vật nổi
TCVĐ:Lộn cầu vồng
Chơi tự do
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: ( Góc trọng tâm ) Xây công viên nước Hồ Tây, xây bể bơi.
- MĐ-YC: + Trẻ biết xây dựng công viên, bể bơi bằng nguyên vật liệu mở.
+ CB: Hàng rào, cây xanh, đài phun nước, cầu trượt, xích đu, ghế, mái tre.làm bằng nguyên vật liệu mở để tại góc.
- Góc phân vai: Bán hàng, cửa hàng nước giải khát, gia đình
- Góc học tập, sách truyện:- Xem sách tranh ảnh, làm sách về các các nguồn nước
- Đo dung tích bằng 1 đơn vị đo
- Góc nghệ thuật:Vẽ , nặn , xé dán, tô màu tranh về các nguồn nước và 1 số hiện tượng tự nhiên. Biểu diễn các bài thơ, bài hát trong chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, tưới nước, lau lá...
- Góc kỹ năng:
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ sau ngủ dậy
- Ôn bài hát: Trời mưa
- Nêu gương bình cờ
- Chơi tự chọn
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian
- Nêu gương bình cờ
- Chơi tự chọn
HĐ KPKH
Trò chuyện về các nguồn nước
- Nêu gương bình cờ
- Chơi tự chọn
- Rèn kĩ năng vẽ
- Nêu gương bình cờ
- Chơi tự chọn
Nêu gương cuối tuần
Biểu diễn văn nghệ
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 2 ngày04 tháng 04 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ GD Âm nhạc
NDTT: Dạy hát: Trời mưa
NDKH:Nghe hát: sau mưa
TCÂN:Ai đoán giỏi ?
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát Trời mưa, sau mưa, tên trò chơi “ Ai đoán giỏi”
- Trẻ nhớ tên tác giả.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe nhạc, hát theo nhạc.
3. Thái độ:
- Trẻ biết thể hiện tình cảm qua bài hát
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
1. Đồ dùng của cô:
Giáo án điện tử.
- Nhạckhông lời bài hát: Trời mưa, Sau mưa.
- Nhạc có lời bài hát: Sau mưa
2. Đồ dùng của trẻ:
- Ghế, mũ chóp
- Phách tre, trống lắc, xắc xô, mõ dừa, kè.
1. Ổn định tổ chức:
 Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết
2. Nội dung chính:
* Nội dung trọng tâm: Dạy hát “ Trời mưa” 
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Lần 1: Cô hát không nhạc thể hiện cảm xúc vui tươi
- Cô hỏi trẻ tên bài hát?
- Lần 2: Cô hát cùng nhạc.
- Bài hát nói về những hạt mưa rơi lộp bộp từ trên trời xuống dưới sân
=> Giáo dục : Khi trời mưa chúng mình không được ra ngoài nghịch mưa.
 - Cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô 2 - 3 lần (cô chú ý lăng nghe và sửa sai cho trẻ)
- Cho trẻ thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau ( tổ, nhóm, cá nhân)
- Cô mời cả lớp hát lại.
* Nội dung kết hợp: Nghe hát: Sau mưa
-Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
+ Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe 
- Hỏi trẻ tên bài hát.
- Bài hát nói về sau mưa thì bầu trời như sáng hơn, mọi vật, cây cối, hoa lá thêm tươi đẹp. Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy thương ba của mình khi trời mưa đường trơn mà ba vẫn phải đi làm
+ Lần 2: Cô hát kết hợp vận động minh họa,khuyến khích trẻ hát múa cùng cô.
+ Lần 3: Cô mở bài hát cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ hát và vận động cùng
* Trò chơi âm nhạc:Ai đoán giỏi ?
+ Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp, và mời bạn khác lên vừa hát vừa sử dụng dụng cụ âm nhạc.
+ Luật chơi: Bạn nào không đoán được đúng tên dụng cụ âm nhạc, bạn đó sẽ phải nhảy lò cò...
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần( sau mỗi lần chơi cô động viên, khuyến khích trẻ)
3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 3 ngày 05 tháng 04 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ Làm quen với Toán
Đo dung tích bằng một đơn vị đo
1. Kiến thức:
- Biết cách đo dung tích của các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng so sánh bằng mắt,kỹ năng đo các đối tượng bằng một đơn vị đo và diễn đạt được kết quả đo
3.Thái độ:
- Trẻ có ý thức tiết kiệm nước sạch khi sử dụng
1.Đồ dùng của cô:
- Nhạc các bài hát trong chủ đề. 
- 2 hộp đựng nước, 1 cái xô nhỏ
- Dụng cụ đo 1 cốc nhỏ
2. Đồ dùng của trẻ:
- Ghế
- 5 hộp đựng nước có kích thước khác nhau,5 cái xô nhỏ
- Dụng cụ đo 5 cốc nhỏ
1.Ổn định tổ chức: Cho trẻ hát bài “ Trời mưa”
2. Nội dung chính: Đo dung tích bằng 1 đơn vị đo
Trò chuyện về ích lợi của nước và một số dụng cụ chứa nước. cô chia trẻ thành 5 nhóm mỗi nhóm 5 trẻ
* Dạy trẻ đo dung tích bằng 1 đơn vị đo
- Hôm nay cô mang đến tặng lớp mình 1 món quà, chúng mình cùng xem đó là món quà gì nhé 
- Món quà gì đây?( 2 hộp nắp vàng và nắp xanh)
- Theo các con 2 hộp này dùng để làm gì? ( đựng nước)
- Chúng mình cùng quan sát và dự đoán xem hộp nào đựng được nhiều nước hơn, hộp nào đựng được ít nước?
- Muốn biết hộp nào đựng được nhiều nước, hộp nào đựng được ít nước cô sẽ dùng cách đo dung tích. Khi đo dung tích chúng ta cần phải có dụng cụ đo. Hôm nay cô sử dụng cốc để làm dụng cụ đo
* Cô hướng dẫn trẻ thao tác đo
- Đo dung tích hộp nắp vàng: Cô dùng cốc đong 1 cốc nước đầy đổ vào hộp sau đó cô đánh dấu phần nước của cốc thứ nhất, tiếp tục cô đổ nước đến khi đầy, sau mỗi cốc nước lại đánh dấu. 
- Các con đếm xem cô đo được mấy lần thước đo? Cô sẽ dùng thẻ số mấy đặt bên canh?
+ Như vậy dung tích của chai có nắp màu đỏ là mấy lần cốc nước
- Đo dung tích hộp nắp xanh: Tương tự
Cho trẻ so sánh dung tích của 2 hộp nước: hộp nước nào đựng được nhiều cốc nước hơn ? Vì sao? Hộp nước nào đựng được ít cốc nước hơn? Vì sao?
- Cô khái quát: Vậy với cùng đơn vị đo sẽ cho ta thấy hộp nào đựng nhiều cốc nước hơn thì hộp đó có dung tích lớn hơn và ngược lại
- Bây giờ cô mời các con về chỗ và đo xem hộp nước của các con có dung tích bằng bao nhiêu cốc nước nhé
* Trẻ thực hiện thao tác đo
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi
- trẻ thực hiện thao tác đo, cô bao quát hướng dẫn cháu đo
- Cô hỏi trẻ đo được bao nhiêu lần thước đo và tìm thẻ số tương ứng đặt bên cạnh
- Cô khái quát lại thao tác đo, kết quả đo
-Trò chơi: “Tay nhanh tay khéo”
* Cách chơi:
- Cô chia lớp thành 2 đội. Ở mỗi vạch xuất phát là 1 chậu nước. Khi có hiệu lệnh xuất phát của cô lần lượt từng thành viên trong 2 đội phải cầm ca múc nước, sau đó di chuyển theo đường zíc zắc vượt qua các chướng ngại vật để về xô đựng nước của đội mình. Đội nào lấy được nhiều nước hơn sẽ là đội giành chiến thắng. 
* Luật chơi
- Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ mới bắt đầu chơi
- Thời gian chơi:là 1 bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc thì trò chơi kết thúc.
+ Cô nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động 
 Cô quan sát động viên trẻ, nhận xét sau mỗi lần chơi.
2. Kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 4 ngày 5 tháng 04 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ Phát triển vận động
VĐCB: Bật sâu 30 cm
TCVĐ
1. Kiến thức:
- Trẻ biết bật sâu 30 cm
- Trẻ thực hiện đúng vận động
2. Kỹ năng: 
- Trẻ có kỹ năng bật sâu 30 cm : biết nhún chân và bật lên cao, khi rơi chạm đất bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khuỵu tay đưa ra trước để giữ thăng bằng
 - Rèn cho trẻ thao tác nhanh nhẹn, biết phối hợp khéo léo tay chân khi đi trên ghế băng
3. Thái độ
- Trẻ thích thú tham gia vào vận động, trò chơi
- Có ý thức kỷ luật trong giờ học
.
1. Đồ dùng của cô:
- Sân tập sạch sẽ, không có chướng ngại vật
- Bục bật sâu
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, thoải mái.
1. Ổn định tổ chức:Cô và trẻ cùng trò chuyện về lợi ích của việc tập thể dục.
2. Nội dung chính: 
* Khởi động: Cô cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, đi kết hợp các kiểu chân, thay đổi tốc độ về 3 hàng ngang để tập BTPTC
* Trọng động:BTPTC:
- ĐT Tay: 2 tay đưa lên trước rồi lên cao (4 lần x 4 nhịp)
- ĐT Thân: 2 tay chống hông, quay sang phải, sang trái(4 lần x 4 nhịp)
-ĐT Chân: hai tay đưa lên trước, khuỵu gối (ĐTNM) (6 lần x 4 nhịp)
- ĐT Bật: Bật nhảy tại chỗ (4 lần x 4 nhịp)
* VĐCB: Bật sâu 30 cm
- Cô giới thiệu tên bài vận động
- Lần 1: Cô thực hiện vận động không phân tích .
- Lần 2: Cô thực hiện kết hợp phân tích kỹ thuật : Cô đi từ hàng lên và đứng trước bục thể dục, khi cô hô “Chuẩn bị„ thì cô bước lên bục và đứng tự nhiên, tay đưa từ sau ra trước đồng thời khuỵu gối. Khi có hiệu lệnh “Bật „ cô nhún chân và bật xuống tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân, tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng.
Sau đó cô nhẹ nhàng đi về cuối hàng.
- Cô mời 1-2 trẻ trung bình lên tập.
* Trẻ thực hiện:
- Cô mời 1 trẻ lên thực hiện( Cô chú ý sửa sai, động viện, khuyến khích trẻ) 
- Cô cho cả lớp thực hiện lần lượt 1 - 2 lần theo tổ( Cô sửa sai, động viện, khuyến khích trẻ)
- Cô mời những trẻ chưa thực hiện tốt lên thực hiện lại.
- Cô cho chia lớp thành các nhóm và thực hiện
- Cô hỏi lại tên vận động. Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện lại vận động .
 * TCVĐ: Chuyền bóng
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Nhiệm vụ của hai đội như sau bạn đầu hàng sẽ cầm bóng và chuyền bóng qua đầu (qua chân) cho bạn phía sau và cứ như vậy cho tới bạn cuối hàng.
- Luật chơi: Đội nào chuyền xong và mang bóng lên để vào rổ trước là đội chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Cô nhận xét, động viên trẻ .
*Hồi tĩnh:Cho trẻ đi dạo quanh sân tập 1-2 vòng
3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học 
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 4 ngày 5 tháng 04 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ KPKH
Trò chuyện về các nguồn nước
1.Kiến thức:
- Trẻ biết một số nguồn nước (nước giếng, nước biển, ao, hồ)
- Trẻ nhận biết được nguồn nước sạch và nguồn nước bẩn 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc giàu vốn từ : diễn đạt rõ ràng sự hiểu biết của mình về các nguồn nước trong tự nhiên
- Rèn khả năng quan sát , suy luận phán đoán của trẻ 
 3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước 
- Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- Nhạc bài hát trong chủ đề
- Xắc xô, vòng, Lô tô để trẻ chơi trò chơi
2. Đồ dùng của trẻ:
- Ghế
1. Ổn định tổ chức: Cô và trẻ hát bài hát :” Em đi chơi thuyền”.
2. Nội dung chính: Trò chuyện về các nguồn nước
* Nước biển:
Cô đố cô đố: 
Rộng mênh mông
Bờ các trắng
Tớ tăm nắng
Nước mặn lắm cơ
Đố các bạn biết tớ ở đâu?
- Bạn nào được đi biển rồi hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?
- Các con nhìn xem biển có những gì?
- Nước biển có vị như thế nào?
- Nước biển có vị mặn như vậy thì có dùng để nấu ăn không? Vì sao?
=> Nước biển không dùng để nấu ăn do hàm lượng muối cao, nhưng nhờ có nước biển mà các loài tôm, cua, cávà 1 số sinh vật khác sống trong nguồn nước mặt mới sinh sống được. Biển còn là nơi nghỉ mát, tắm nắng giúp con người sảng khoái trong mùa hè nóng bức.
+ Nước ao, hồ:
- Chúng mình nhìn xem đàn vịt đang bơi ở đâu?
- Vì sao con biết đây là ao hồ?
- Ao hồ từ đâu mà có? (Do con người đào đất mà tạo thành)
- Các con biết ao hồ mang lại lợi ích gì không? (Là nơi các loại động vật sống, dùng để tưới tiêu, là nơi cung cấp nước cho nhà máy điện)
- Nước trong ao hồ có dung để nấu ăn không? Vì sao?
+ Nước giếng:
 Các con lắng nghe cô đọc 1 đoạn lời thoại và đoán xem đó là câu chuyện cổ tích gì nhé?
“ Bống bống bang bang
Mày ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”
- Bống được chị Tấm thả vào đâu?
- Các con biết tại sao người ta lại gọi là nuwowscv giếng không? (Vì giếng được đào rất sâu)
- Nước giếng từ đâu mà có? (Ở dưới lòng đất có nhiều mạch nước ngầm đào sâu vào mạch sẽ có nước quanh năm)
- Nước giếng dùng để làm gì? ( Nấu ăn, tắm giặt)
- Nước giếng là nguồn nước sạch chủ yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người.
- Ngoài các nguồn nước trong tự nhiên các con còn biết các nguồn nước nào khác nữa?
- Con thử tưởng xem nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra? (Cây khô, đất khô, động vật chết, con người không sống được)
*Giáo dục trẻ: Chúng mình phải biết bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm
c, Ôn luyện:
+ Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh
- Cách chơi: Trẻ dùng các lô tô hình giọt nước để gắn vào các hình ảnh cần có nước. Cô bao quát trẻ chơi và kiểm tra kết quả 
+ Trò chơi 2: “Mưa to mưa nhỏ”
- Cách chơi: Khi nghe cô gõ xắc xô nhanh, kèm theo hiệu lệnh “Mưa to”, trẻ chạy nhanh và vòng 2 tay lên đầu làm động tác che ô. khi cô gõ xắc xô chậm và hiệu lệnh mưa tạnh trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng gõ xắc sô trẻ đứng im tại chỗ.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần( Cô chú ý bao quát động viên trẻ
Chơi).
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học
Kế hoạch hoạt động ngày Thứ 5 ngày 6 tháng 04 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ Làm quen với văn học
Truyện
Hồ nước và mây
(Đa số trẻ chưa biết)
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện hiểu nội dung câu chuyện Hồ nước và mây
-Qua câu truyện trẻ hiểu được nước có tầm quan trọng đối với con người và mọi vật xung quanh
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ,
-Trẻ trả lời được những câu hỏi của cô to, rõ ràng.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào bài học.
- Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử có hình ảnh minh họa truyện
- Nhạc bài hát “ Sau mưa”
1. Ổn định tổ chức: Cô cho trẻ hát bài: Sau mưa
2. Nội dung chính: Kể chuyện: Hồ nước và mây
- Lần 1: cô kể diễn cảm
- Lần 2: cô kể kết hợp tranh minh hoạ
- Đàm thoại và trích dẫn nội dung câu chuyện
+ Chúng mình vừa được nghe cô kể câu truyện gì ?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Vào ngày cuối xuân , những tia nắng đã làm gì?
- Trích dẫn: “từ đầu.....nổi gió”
+ Chị mây sà thấp xuống mặt hồ, hồ nước đã nói gì với chị?
+ Chị mây đã nói gì với hồ nước?
+ Và hồ nước đã nói gì?
+ Thái độ của chị mây như thế nào?
- Trích dẫn: “tiếp........lên tận trời xanh”
+ Những ngày nắng nóng như thế hồ nước đã xảy ra điều gì?
+ Hồ nước đã gọi chị mây như thế nào?
- Trích dẫn: “Tiếp....cạn kiệt dần”
+ Nghe tiếng gọi chị mây đã làm gì?
+ Chị mây đã nói gì với hồ nước?
+ Từ đó hồ nước và chị mây như thế nào với nhau?
- Trích dẫn: “Tiếp....hết”
-> Giáo dục trẻ : Trẻ biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau
- Lần 3: cô mở băng hình cho trẻ xem
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học- chuyển hoạt động
Kế hoạch hoạt động ngày 	Thứ 6 ngày 7 tháng 04 năm 2016
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
HĐ Tạo hình
Vẽ mưa
(Đề tài)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ mưa bằng các nét vẽ đơn giản đã học
- Biết đặt tên cho sản phẩm của mình
2. Kỹ năng: 
- Rèn cho trẻ kĩ năng vẽ nét xiên, nét thẳng, nét đứt đoạn
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kiên nhẫn để tạo thành sản phẩm
- Tích cực tham gia hoạt động
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh gợi ý:
-Tranh 1 : Vẽ trời nhiều mây và vẽ mưa bằng nét xiên
- Tranh 2:
Vẽ trời nhiều mây và mưa nét thẳng
-Tranh 3: Vẽ trời nhiều mây, mưa vẽ bằng các nét đứt đoạn, ở dưới có nhiều hoa, cây
- Bảng to
2.Đồ dùng của trẻ:
- Ghế, bàn học
- Giấy, bút màu
1. Ổn định tổ chức:Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”
2. Nội dung chính: Dán thuyền trên biển.
*Quan sát tranh gợi ý:
Cho trẻ quan sát tranh gợi ý và nhận xét từng bức tranh.
+ Tranh 1: Vẽ trời nhiều mây và vẽ mưa bằng nét xiên
- Bức tranh vẽ gì?
- Trong tranh có gì ?
- Khi trời mưa thì mây có màu gì?
- Cô vẽ mưa bằng những nét gì?
+ Tranh 2,3: Tương tự tranh 1
* Cô hỏi trẻ ý tưởng dán của trẻ:
- Con thích vẽ bức tranh như thế nào?
- Con sẽ vẽ trời mưa như thế nào?
- Con vẽ mưa bằng những nét gì?
* Trẻ thực hiện: 
- Cô cho trẻ về bàn và nhắc lại tư thế khi ngồi vào bàn.
- Khi trẻ thực hiện cô bao quát động viên trẻ làm tốt sáng tạo thêm, chú ý những trẻ vẽ còn hạn chế.
* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm xúc:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên, cho trẻ lên nhận xét bài của bạn.
+ Con thích bài của bạn nào?
+ Vì sao con thích bài của bạn?...
-Con thấy bức tranh của bạn có màu sắc như thế nào ?
-Cô cho trẻ giới thiệu bài của mình.
Cô nhận xét chung
3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học

File đính kèm:

  • docgiao_an_HTTN.doc
Giáo Án Liên Quan