Kế hoạch giáo dục - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 3: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

 1. Lĩnh vực phát triển thể chất:

 CS 2: Nhảy xuống từ độ cao 40 cm - Bật sâu 40 – 45 cm

- Nhảy lò cò.

- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh * HĐH: Bật nhảy từ trên cao xuống 40 - 45cm

- Nhảy lò cò

 2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:

 - Lựa chọn được 1 số thực phẩm khi dược gọi tên nhóm: TP giàu chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa .TP giàu VTM: Rau, củ, quả . TP giàu bột đường: Gạo, ngô, khoai, sắn

TP giàu chất béo: Dầu, mỡ, lạc. * HĐH: Nhận biết, phân loại một số loại thực phẩm thông thường theo 4 nhóm.

- Trò chuyện về 1 số món ăn mà trẻ thích.

- Cách làm bánh quẩy.

 

doc18 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 3: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Chủ đề nhánh 3: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh - tuần 2
Thời gian thực hiện: Từ ngày 14/10 – 18/10/2013
Mục tiêu GD
(Chỉ số)
Nội dung giáo dục
( trong chương trình GDMN)
Hoạt động giáo dục
 1. Lĩnh vực phát triển thể chất:
 CS 2: Nhảy xuống từ độ cao 40 cm
- Bật sâu 40 – 45 cm
- Nhảy lò cò.
- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
* HĐH: Bật nhảy từ trên cao xuống 40 - 45cm
- Nhảy lò cò
 2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
- Lựa chọn được 1 số thực phẩm khi dược gọi tên nhóm: TP giàu chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa.TP giàu VTM: Rau, củ, quả. TP giàu bột đường: Gạo, ngô, khoai, sắn
TP giàu chất béo: Dầu, mỡ, lạc..
* HĐH: Nhận biết, phân loại một số loại thực phẩm thông thường theo 4 nhóm.
- Trò chuyện về 1 số món ăn mà trẻ thích.
- Cách làm bánh quẩy.
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
CS 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe và hiểu truyện : Giấc mơ của Tí.
- Nghe hiểu các bài đồng dao: Tay đẹp, Vươn vai, cùm nụm cùm nịu.
* HĐH: Thơ: Mèo con đánh răng
- Nghe truyện: Giấc mơ của Tí
- Đ.Dao: Cùm nụm cùm nịu, vươn vai
- Thơ: Bé và mèo
* HĐH: Hát: Tập rửa mặt
4. Lĩnh vực phát triển TC – KNXH
CS 51: Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn.
- Thực hiện công việc được giao ( Trực nhật, xếp dọn đồ chơi..)
- Tự xem bảng phân công trực nhật và thực hiện cùng các bạn.
- Rèn các kỹ năng vệ sinh cá nhân.
- Phân công nhiệm vụ cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày.
- Rèn kỹ năng vận động theo nhạc
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
CS 6: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền
- Bôi hồ đều
- Dán được các hình vào bức tranh, khoảng cách giữa các chi tiết đều nhau
* HĐH: Vẽ vườn cây ăn quả
- Cắt, dán làm bộ sưu tập về các nhóm thực phẩm, các món ăn.
- Vận động nhịp nhàng theo bài hát: Tập rửa mặt.
CHUẨN BỊ
 - Bìa lịch, tranh ảnh, báo cũ, hộp bìa cát tông 
 - Sưu tầm tranh ảnh về các món ăn, các nhóm thực phẩm.
 - Vận động phụ huynh sưu tầm, ủng hộ đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
 - Bút sáp, giấy vẽ đầy đủ cho mỗi trẻ
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các góc
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
 CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH (tuần 2)
Thứ 2/14/10/2013 HOẠT ĐỘNG HỌC
THỂ DỤC: BẬT NHẢY TỪ TRÊN CAO XUỐNG 40 CM
Trò chơi: Mèo và chim sẻ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết bật nhảy từ độ cao 40 cm xuống đất, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân và có khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể 1 cách mạnh dạn và tự tin.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng bật nhảy cho trẻ, giúp trẻ phát triển sự mạnh dạn, tự tin, khả năng giữ thăng bằng và phối hợp vận động của các bộ phận trên cơ thể, phản xạ nhanh với tín hiệu thông qua trò chơi.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tinh thần kỷ luật trong giờ học, biết thực hiện nhiệm vụ theo hiệu lệnh của cô. Mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô:
- 4 bục thể dục cao 40 cm có bậc, 1 mũ mèo.
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Tâm thế thoải mái, cơ thể khỏe mạnh, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Dấu tay, dấu chân”
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Chân và tay là gì của cơ thể?
- Ngoài chân và tay ra trên cơ thể chúng ta còn có những bộ phận nào?
- Các bộ phận đó có tác dụng gì?
- Muốn cơ thể khỏe mạnh chúng mình cần phải làm gì?
=> Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao.
2. Khởi động.
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi, chạy các kiểu. Sau đó cho trẻ xếp 2 hàng dọc, điểm số, chuyển đội hình 2 hàng dọc thành 4 hàng dọc.
3. Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung: ( ĐH: 4 hàng dọc )
- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao ( 2l x 8n )
- Chân: Ngồi khuỵu gối ( 3l x 8n )
- Bụng: Cúi gập người về phía trước ( 2l x 8n )
- Bật: Bật tại chỗ ( 2l x 8n )
b. Vận động cơ bản. Bật nhảy từ trên cao xuống 40 cm
 ( Đội hình 2 hàng ngang đối diện ).
- Cô giới thiệu bài tập: Bật nhảy từ trên cao xuống 40cm
* Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Cô tập động tác 1 lần trọn vẹn.
+ Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác: 
- TTCB: Cô bước lên trên bục, người đứng thẳng, 2 tay thả xuôi dọc thân, khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị”. Cô đưa 2 tay ra phía trước, khi có hiệu lệnh. “Bật” cô lăng nhẹ 2 tay xuống dưới, ra sau, đầu gối hơi khuỵu nhún chân đạp mạnh lấy đà để bật nhảy xuống chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân, đồng thời 2 tay cô lăng ra trước để giữ thăng bằng, sau đó cô nhẹ nhàng đi về đứng ở cuối hàng. 
* Trẻ tập thử: 
- Cô cho 2 trẻ khá lên tập cho cả lớp quan sát.
* Trẻ thực hiện: 
 - Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt 2 trẻ 1 lần cho đến hết.
- Cô bao quát, sửa sai. Động viên khuyến khích trẻ.
- Lần 2 : Cô cho trẻ ở 2 hàng chia thành 2 đội tập dưới hình thức thi đua và cho tăng thêm bục cho trẻ luyện tập.
- Cô động viên khuyến khích trẻ tập.
* Củng cố: Cho 1 - 2 trẻ mạnh dạn lên tập lại 1 lần.
- Hôm nay các con được luyện tập bài gì?
c. Trò chơi: Mèo và chim sẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi, luật chơi. 
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Cô bao quát và động viên trẻ chơi
- Hỏi lại tên trò chơi.
4. Hồi tĩnh.
 Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 vòng rồi ra chơi. 
- Trẻ chơi cùng cô
- Dấu tay dấu chân
- Các bộ phận của cơ thể
- Trẻ tự kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
(Đi, chạy theo hiệu lệnh, điểm danh, chuyển tách hàng)
- Trẻ tập theo cô các động tác.
- Trẻ chuyển đội hình theo hiệu lệnh.
- Trẻ xem cô làm mẫu
- Trẻ tập theo hiệu lệnh.
- Trẻ tập theo điều khiển của cô.
- Trẻ tập theo chỉ định
- Bật nhảy từ trên cao xuống 40cm
- Trẻ lắng nghe cô
- Tham gia trò chơi.
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Hoạt động có mục đích : Quan sát vườn rau cải 
 Trò chơi: Gieo hạt, luồn cổng dế
 Chơi tự do: Phấn, vòng, bóng và đồ chơi ngoài trời.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên gọi của 1 số loại rau. 
 - Biết ích lợi của rau đối với đời sống con người.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi và biết cách chơi, chơi đúng luật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết. Trẻ biết chăm sóc bảo vệ vườn rau.
 - Giáo dục trẻ ăn các loại thức ăn chế biến từ rau để cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô.
- Địa điểm quan sát: Vườn rau của trường.
- Một số đồ chơi mang theo: Phấn, vòng, bóng.
2. Chuẩn bị của trẻ.
- Trẻ khỏe mạnh, tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát vườn rau cải.
- Cô dẫn trẻ ra tham quan vườn rau của trường. 
- Cô đưa các con đi tham quan địa điểm nào của trường?
- Trong vườn có những loại rau gì?
=> Cho trẻ quan sát 1 số loại rau và hỏi trẻ:
- Cây rau cải có những bộ phận nào?
- Các con đã được ăn những món nào chế biến từ rau cải?
- Khi ăn món rau cải xào, luộc các con thấy thế nào?
- Ăn rau cung cấp các chất gì cho cơ thể?
- Vì sao chúng mình cần phải thường xuyên ăn rau?
- Rau như thế nào được gọi là rau sạch?
- Muốn có nhiều rau sạch để ăn thì cần phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ cần thường xuyên ăn các loại thức ăn chế biến từ rau đẻ có đủ chất dinh dưỡng, giúp đỡ bố mẹ chăm sóc vườn rau không để chó, gà vào phá vườn.
2. Trò chơi
a. Trò chơi: Gieo hạt 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nói cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát lớp, động viên khuyến khích trẻ chơi
b. Trò chơi: Luồn cổng dế 
 - Cô giới thiệu tên trò chơi.
 - Cho trẻ nói cách chơi, luật chơi.
- Cô chi trẻ thành 3 nhóm, tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi.
3. Chơi tự do
- Cô giới thiệu các trò chơi, dặn trẻ chơi an toàn, đoàn kết
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Hết giờ chơi cô cho trẻ giúp cô thu dọn đồ chơi, kiểm tra đồ dùng cá nhân và vệ sinh vào lớp.
- Trẻ đi theo cô ra sân.
- Vườn rau
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ
- Vi ta min, khoáng chất
- Để tăng cường VTM
- Rau ko có hóa chất... 
- Trồng, chăm sóc..
- Trẻ nói cách chơi
- Tham gia chơi
- Trẻ nói cách chơi
- Tham gia chơi
- Tham gia chơi tích cực
- Giúp cô thu dọn đồ chơi
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 3/15/10/2013 HOẠT ĐỘNG HỌC
 TẠO HÌNH: VẼ VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ vườn cây ăn quả bằng những kỹ năng đã học, sử dụng màu và tô màu hợp lý
- Biết sắp xếp bố cục bức tranh cân đối 
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng sử dụng màu, tư thế ngồi cho trẻ.
- Rèn sự khéo léo của đôi tay và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sự sáng tạo.
3. Thái độ:
- Biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi, biết trân trọng sản phẩm bằng chính sức lao động của mình làm ra.
- Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô:
- Băng nhạc bài “Mời bạn ăn”
- 2 bức tranh mẫu gợi ý cho trẻ quan sát.
- Mô hình vườn cây ăn quả. 
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Tâm thế thoải mái, trẻ gọn gàng, khỏe mạnh.
- Giấy vẽ, bút sáp màu, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, cho trẻ ngồi theo nhóm.
III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ca hát trò chuyện 
- Cô và trẻ cùng ca hát bài “Mời bạn ăn”.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát mời các bạn ăn những món ăn gì?
- Ngoài thịt, rau các con còn được ăn thêm gì nữa?
- Ăn thêm rau, quả có tác dụng gì?
- Muốn có nhiều quả để ăn cần phải làm gì?
=> Cô giới thiệu về vườn cây mà cô đã chuẩn bị mời trẻ cùng cô đi tham quan vườn cây ăn quả.
- Các con có nhận xét gì về vườn cây ăn quả của cô?
- Trong vườn có bao nhiêu loại cây?
- Cho trẻ nhận xét và miêu tả về các loại quả trong vườn.
=> Cô rất yêu khu vườn cây ăn quả của mình, vì vậy cô đã vẽ 1 bức tranh rất đẹp về vườn cây ăn quả của cô đấy.
2. Quan sát đàm thoại.
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ vườn cây ăn quả của cô.
- Bức tranh vẽ gì?
- Trong vườn cô vẽ những loại cây gì?
- Các con có nhận xét gì về bức tranh vẽ vườn cây ăn quả? (Cho trẻ nhận xét xem bức tranh cô vẽ những cây gì? quả gì? vẽ như thế nào? (cách vẽ, cách tô màu, cách sắp xếp bố cục bức tranh) 
- Nếu vẽ vườn cây ăn quả các con sẽ vẽ gì? 
- Các con vẽ vườn cây của mình như thế nào?
- Loại quả con muốn vẽ có dạng tròn hay dài?
- Quả cong hay thẳng? Màu sắc như thế nào?
- Để vườn cây đẹp và cân đối hài hòa con vẽ như thế nào?
3. Trẻ thực hiện .
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về chỗ, lấy giấy, bút của mình.
- Các con cầm bút bằng tay nào? Cầm như thế nào?
- Khi vẽ các con ngồi như thế nào? Đặt giấy như thế nào?
- Trẻ vẽ cô quan sát gợi ý, động viên, khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo theo sự tượng tưởng của trẻ
- Cô hướng dẫn thêm cho những trẻ còn lúng túng.
- Thường xuyên nhắc trẻ chú ý cách cầm bút, tư thế ngồi.
4. Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ dừng tay, mang sản phẩm lên trưng bày.
- Cô nhận xét khen chung cả lớp.
- Cô gọi 1 vài trẻ lên chọn bài trẻ thích, cho trẻ nêu nhận xét của mình theo sự gợi ý của cô: Con thích bài nào? Vì sao con thích bài đó? 
 - Cô nhận xét một số bài chưa hoàn chỉnh. (Về cách sử dụng màu, cách sắp sếp bố cục ....) 
* Kết thúc: Trẻ ca hát bài “Tìm bạn thân” và ra chơi
- Trẻ ca hát cùng cô
- Mời bạn ăn
- Trẻ trả lời
- Rau, củ, quả.
- Tăng cường VTM
- Trồng, chắm sóc
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ trả lời
- Vẽ vườn cây ăn quả.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ nói ý định của trẻ.
- Vẽ hình cân đối, màu sắc hài hòa
- Trẻ đi về chỗ
- = Tay phải, 3 ngón tay
- Ngồi thẳng lưng, đầu ko cúi, chân vuông góc với ghế.
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ dừng tay trưng bày sản phẩm
- Trẻ nêu nhận xét của mình.
- Trẻ ca hát và ra chơi
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chơi: Kéo co, chi chi chành chành
Chơi tự do: Chơi đồ chơi ngoài trời, lắp ghép hình, phấn.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết chơi trò chơi và hào hứng tham gia các trò chơi.
2. Kỹ năng: 
- Giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp các cơ quan vận động, rèn luyện sức khỏe, khả năng phản ứng nhanh.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ chơi an toàn, đoàn kết, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô:
- Đồ chơi ngoài trời, sân trường sạch sẽ. dây thừng.
- Một số đồ dùng đồ chơi mang theo để trẻ chơi
2. Chuẩn bị của trẻ: 
- Tâm thế thoải mái, cơ thể khỏe mạnh, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chơi 
a. Trò chơi: Chi chi chành chành
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi
b. Trò chơi: Kéo co
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi.
2. Chơi tự do
- Cô giới thiệu các trò chơi, đồ chơi, dặn trẻ chơi an toàn, đoàn kết.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trẻ chơi, tạo điều kiện để trẻ được vui chơi thoải mái, đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Kết thúc: Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, trang phục, cho trẻ giúp cô thu dọn đồ chơi, vệ sinh vào lớp.
- Trẻ lắng nghe cô.
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ lắng nghe cô.
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Trẻ chọn theo ý thích.
- Tích cực tham gia trò chơi.
- Trẻ phối hợp cùng cô trong công việc.
TRÒ CHƠI MỚI
 ĐỀ TÀI: ĐÀI PHÁT THANH
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách chơi, chơi đúng luật và hứng thú khi chơi trò chơi.
- Nhận biết được hình dáng, tính cách của mình và của bạn. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn phản xạ nhanh, giúp trẻ phát triển khả năng chú ý, óc phân tích. 
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, không tự ý đi chơi một mình.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô:
- Quan sát những đặc điểm bên ngoài và tính cách của một số trẻ nổi bật trong lớp
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Quan sát kỹ dáng vẻ bên ngoài và ghi nhớ về tính cách của các bạn trong lớp.
- Trẻ khỏe mạnh, tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu trò chơi
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi "Đài phát thanh".
2. Giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cô nói cách chơi 2 lần: 
* Cách chơi: Cho cả lớp quan sát và nhớ những chi tiết đặc biệt về trang phục, đầu tóc, tính cách của các bạn, sau đó nhắm mắt lại trật tự lắng nghe, cô làm phát thanh viên thông báo “Tìm người bị lạc” qua mô tả các đặc điểm bên ngoài và 1 số tính cách nổi bật của người bị lạc. Nếu ai biết người đó yêu cầu nói đúng cả họ và tên người bị lạc mà cô cần tìm.
* Luật chơi: Phải nói đúng tên họ tên người cần tìm theo đúng mô tả của cô. ai đoán sai phải nhảy lò cò.
3. Chơi mẫu:
- Cô và 1 nhóm trẻ cùng chơi 2 – 3 lần. 
4. Tổ chức cho trẻ chơi
- Cho 1 - 2 trẻ mạnh dạn, nói năng lưu loát thay cô làm người điều khiển trò chơi.
- Cô bao quát động viên trẻ chơi. Giúp trẻ mô tả những gì nổi bật của người bạn mà mình muốn mô tả.
- Cô tổ chức cho cả lớp chơi 5 - 6 lần.
- Động viên khích lệ trẻ trong quá trình chơi.
* Củng cố: Hỏi lại tên trò chơi, giáo dục trẻ nghe lời người lớn, không tự ý đi chơi xa một mình.
* Kết thúc: Cô nhận xét và cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. 
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Trẻ tham gia cùng cô.
- Trẻ thực hiện theo sự phân công của cô.
- Hứng thú tham gia trò chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
 §¸nh gi¸ cuèi ngµy 	
Thứ 4/16/10/2013 HOẠT ĐỘNG HỌC
 VĂN HỌC: THƠ: MÈO RỬA MẶT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc thơ, biết được tầm quan trọng của việc thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể giúp cơ thể mau cao lớn khỏe mạnh.
2. Kỹ năng:
- Giúp trẻ rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc đọc thơ.
- Củng cố kỹ năng rửa mặt, rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. 
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô: 
- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ "Mèo rửa mặt".
2. Chuẩn bị cho trẻ.
 - Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng. 
III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở vào bài.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Mắt, mồm, tai
- Các con vừa được chơi trò chơi gì?
- Mắt để làm gì?
- Tai có để làm gì?
- Còn mũi để làm gì?
- Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh thì phải làm gì?
- Cô giới thiệu bài thơ: Mèo rửa mặt, ST: Nguyễn Bá Đan
2. Đọc thơ diễn cảm.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ 2 lần.
- Lần 1: Đọc diễn cảm, rõ lời, nhấn mạnh vào các chi tiết: Sao lại dùng tay, bé chẳng thế đâu, phải có khăn lau vừa mau vừa sạch.
- Lần 2: Đọc kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
3. Đàm thoại.
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do nhà thơ nào sáng tác?
- Bài thơ kể về điều gì?
- Chú mèo rửa mặt như thế nào?
- Em bé nói gì với mèo?
- Em bé rửa mặt bằng gì?
- Tại sao rửa mặt bé lại dùng khăn?
- Các con rửa mặt bằng gì?
- Vì sao các con lại phải rửa mặt?
=> Giáo dục trẻ cần thường xuyên rửa mặt để gương mặt luôn sạch sẽ, các bộ phận trên khuôn mặt luôn khỏe mạnh. 
- Cho trẻ thực hành thao tác rửa mặt.
4. Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho trẻ đọc theo cô 2 - 3 lần.
- Cho trẻ đọc theo tổ nhóm, cá nhân theo các hình thức khác nhau: Đọc luôn phiên, đọc nối tổ.
- Sửa câu sai, câu ngọng cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, đọc kèm cử chỉ minh họa.
- Các con vừa học bài thơ gì?
* Kết thúc: Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Mắt, mồm, tai
- Để nhìn
- Tai để làm nghe
- Để ngửi
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
- Trẻ nghe cô đọc thơ và xem tranh minh họa.
- Mèo rửa mặt.
- Nhà thơ Nguyễn Bá Đan
- Kể về chú mèo rửa mặt.
- Rửa mặt bằng tay
- Khăn vắt trên dây, sao mèo không lấy.
- Rửa mặt bằng khăn
- Rửa nhanh, sạch.
- Dùng khăn rửa mặt.
- Cho mặt luôn sạch sẽ.
- Cả lớp đọc thơ cùng cô
- Trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm
- Mèo rửa mặt
- Trẻ ra chơi.
	HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Hoạt động có mục đích : Quan sát cây Khế
 Trò chơi: Gieo hạt, mèo đuổi chuột.
 Chơi tự do: phấn, bóng, đồ chơi ngoài trời.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên cây và một số các bộ phận chính của cây. Biết lợi ích của cây khế.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi và biết cách chơi, chơi đúng luật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc trẻ được mô tả những gì trẻ nhìn thấy.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết. Biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô.
- Địa điểm quan sát: Cây Khế trong vườn trường.
- Một số đồ chơi mang theo: Phấn, bóng, đồ chơi ngoài trời sạch sẽ.
2. Chuẩn bị của trẻ
- Trẻ khỏe mạnh, tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát cây Khế.
- Cô dẫn trẻ ra sân trường chơi đến bên cây Khế. Cô hướng sự chú ý của trẻ tập trung vào cây Khế và hỏi: 
- Đây là cây gì? 
- Các con có nhận xét gì về cây Khế? (Các bộ phận)
- Cây Khế trồng để làm gì?
- Các con đã được ăn quả khế chưa? 
- Ăn khế có vị gì? 
- Quả khế có chứa các chất gì? 
- Muốn có nhiều quả ăn cần phải làm gì?
=> Cô củng cố lại và giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây để cây mau lớn, có quả, cho bóng mát, làm xanh, sạch, đẹp MT
2. Trò chơi
a. Trò chơi: Gieo hạt 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nói cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát lớp, động viên khuyến khích trẻ chơi
b. Trò chơi: Mèo đuổi chuột 
 - Cô giới thiệu tên trò chơi,cho trẻ nói cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi.
3. Chơi tự do
- Cô giới thiệu các trò chơi, dặn trẻ chơi an toàn, đoàn kết
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Hết giờ chơi cô cho trẻ giúp cô thu dọn đồ chơi, kiểm tra đồ dùng cá nhân và vệ sinh vào lớp.
- Trẻ đi theo cô ra sân.
- Cây Khế.
- Trẻ trả lời.
- Để ăn quả, bóng mát.
- Vị chua, ngọt.
- Vitamin A, C, Kho

File đính kèm:

  • docGIAO AN_12176911.doc
Giáo Án Liên Quan