Kế hoạch giáo dục lớp chồi - Tuần 2 - Chủ đề: Chú công nhân tài ba

Góc xây dựng: Xây công viên vui chơi, lắp ghép ngôi nhà.

 -Tiến hành: Xây khu vui chơi của bé có cổng , rào , cây xanh.

* Góc phân vai:Gia đình, cửa hàng bán các loại dụng cụ thợ xây.

-Chuẩn bị: Đồ dùng đồ chơi gia đình,dụng cụ thợ xây

Tiến hành: Chơi gia đình, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ , nấu ăn, tổ chức bữa ăn cho ngày nghỉ , bán dụng cụ thợ xây.

* Góc nghệ thuật: Múa hát về chủ đề.

* Góc học tập: Tô màu, cắt dán dụng cụ chú công nhân.

* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp chồi - Tuần 2 - Chủ đề: Chú công nhân tài ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2
CHỦ ĐỀ : CHÚ CÔNG NHÂN TÀI BA
Thời gian: Từ ngày 5/12 đến ngày 11/12/2016.
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ ,chơi, thể dục sáng
-Cất đồ dùng cá nhân cho trẻ .
-Trò chuyện với trẻ về những nghề bé thích và ước mơ của bé.
- 
Hoạt động học
KPKH
Ai làm nên ngôi nhà
GDAN
- DVĐ : VĐ: “cháu yêu cô chú công nhân”
- NH:
Đưa cơm cho mẹ đi cày
TH
Cắt dán cái thang cho chú công nhân
LQVT
Ôn phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, chủ nhật.
TD:
Đập và bắt bóng tại chỗ
LQVH
Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề.
Chơi và hoạt động ở các góc
* Góc xây dựng: Xây công viên vui chơi, lắp ghép ngôi nhà.
 -Tiến hành: Xây khu vui chơi của bé có cổng , rào , cây xanh.
* Góc phân vai:Gia đình, cửa hàng bán các loại dụng cụ thợ xây.
-Chuẩn bị: Đồ dùng đồ chơi gia đình,dụng cụ thợ xây
Tiến hành: Chơi gia đình, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ , nấu ăn, tổ chức bữa ăn cho ngày nghỉ , bán dụng cụ thợ xây.
* Góc nghệ thuật: Múa hát về chủ đề.
* Góc học tập: Tô màu, cắt dán dụng cụ chú công nhân.
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
Hoạt động chơi ngoài trời
Dạo quanh sân trường quan sát môi trường xanh- Sạch-Đẹp, nhặt là rụng.
-Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời.
-Trò chuyện cùng trẻ về nghề nghiệp của ba mẹ cháu.
-Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
-Cho trẻ chơi tự do và thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
-Cho trẻ lao động nhẹ dọn vệ sinh như :Nhặt lá , nhổ cổ.
Hoạt động chiều:
Chơi ,hoạt động theo ý thích
- Cho trẻ chơi ở các góc.
- Ôn kiến thức cho trẻ còn yếu.
- Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do.
- Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần.
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi 
- Vệ sinh cá nhân( đi vệ sinh )
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân
- Trả trẻ
 TỔ TRƯỞNG GVCN
Nguyễn Thị Hậu Pơ long Thùy Liên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tên chủ đề nhánh: CHÚ CÔNG NHÂN TÀI BA
(Thứ hai, ngày 5 tháng 12 năm 2016)
I. ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ ngoài sân vui vẻ niềm nở với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về nghề bác thợ xây.
II.THỂ DỤC SÁNG: 
- Cho trẻ đi chạy theo các kiểu bàn chân cùng cô.
- Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô theo nhạc bài hát “ Thể dục buổi sáng”.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH 
 - Tên đề tài: AI LÀM NÊN NGÔI NHÀ NHỈ?
1) Mục đích, yêu cầu: 	
a. Kiến thức:
-Trẻ biết tên gọi, công việc và nơi làm việc của cô chú làm thợ xây, biết được một số dụng cụ và sản phẩm của nghề.Biết mối quan hệ và ích lợi của nghề thợ xây.
b. Kĩ năng:
-Rèn sự chú ý ,quan sát,ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Mở rộng vốn từ và lời nói mạch lạc cho trẻ.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quí và kính trọng các cô chú công nhân .
2) Chuẩn bị:
-Tranh: + Một số hoạt động của nghề thợ xây
 +Một số sản phẩm của thợ xây
3) Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp
Các cháu hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
+ Chú công nhân trong bài hát làm nghề gì? (xây dựng)
-Để biết công việc,vật liệu, sản phẩm và nơi làm việc của nghề xây dựng ? Hôm nay cô cùng các cháu trò chuyện về nghề thợ xây nhé!
Hoạt động 2:
+Công việc của nghề thợ xây là gì? (trộn hồ, xây gạch, tô quét vôi,)
-Cô cho trẻ xem tranh chú công nhân trộn hồ,xây gạch, tô quét vôi.
+Chú thợ xây làm ra sản phẩm nào? (ngôi nhà, khách sạn, bệnh viện,cầu cống, đường xá, trường học,)
- Tất cả đều phục vụ cho sinh hoạt đời sống con người.
-Giáo dục cháu yêu quí cô chú công nhân, quí trọng 
sản phẩm của cô chú công nhân làm ra.
-Cô đọc câu đố: Cái gì che chở chúng ta
Bốn mùa mưa nắng cũng là bạn thân
Em yêu em quý bao ngày
Đêm về nằm ngủ sướng đâu chi bằng.
 (ngôi nhà)
-Các cháu biết không ,ngôi nhà là nơi chúng ta sinh sống hàng ngày đấy.
+Vậy ngôi nhà do ai làm ra? (chú thợ xây)
-Cô cho trẻ xem tranh chú công nhân xây dựng ngôi nhà.
+Tranh vẽ ai? Chú công nhân đang làm gì? (đang xây dựng ngôi nhà)
-Cô nói công việc của chú công nhân xây dựng và liên hệ thực tế ở địa phương.
+ Vậy chú thợ xây làm việc ở đâu?(ở các nơi có công trình xây dựng)
+Dụng cụ của nghề thợ xây là gì? (cái xô, xẻng, bàn xoa,bai,.)
-Cho trẻ nêu công dụng của từng loại dụng cụ?
+Người thợ xây cần đến những nguyên vật liệu nào?(cát,sỏi,gạch,xi măng,đá,sắt, thép,)
-Cho trẻ biết: Chú thợ xây làm việc trong môi trường độc hại. Giáo dục an toàn trong lao động.
+Các cháu thấy công việc của nghề thợ xây như thế nào?(rất vất vả)
-Sau mỗi câu hỏi cho trẻ nhắc lại
-Để có được những thành quả thì những người thợ xây làm việc rất vất vả để có nhà cho chúng ta ở, đường cho chúng ta đi.
*Ngoài thợ xây còn có thợ mộc cũng làm nên ngôi nhà cho chúng ta ở.
-Cho trẻ xem tranh bác thợ mộc.
+Bác thợ mộc đang làm gì?(đang đục đẽo)
+Bác thợ mộc làm việc ở đâu? (nhà)
+Sản phẩm của thợ mộc là gì? (ngôi nhà, trường học,)
+Dụng cụ của thợ mộc là gì? (búa,bào,cưa, thước, đục,..)
-GD cháu không chơi đồ dùng nghề mộc vì rất sắc bén dễ làm đứt tay.
-Cô nói cho trẻ biết mối quan hệ của nghề xây dựng và nghề mộc có mối quan hệ chạt chẽ với nhau phục vụ cho đời sống sinh hoạt con người trong xã hội.
*So sánh: 
+Giống: Đều phục vụ đời sống sinh hoạt con người.
+Khác: dụng cụ của chú thợ mộc là bào, cưa, chú làm nhà gỗ.
Chú xây ngôi nhà bằng nguyên vật liệu là xi măng, cát. Dụng cụ của chú là xẻng, cái bay, 
-Đọc thơ “Bé làm thợ xây” chuyển hoạt động
*Trò chơi: “Chú thợ xây tài ba”
-Cách chơi: Chia lớp 2 đội, nhảy lò cò lên lấy khối gỗ,nhựa và xây ngôi nhà.
-Luật chơi: thời gian 3 phút đội nào xây nhanh và đẹp được tuyên dương.
-Cô và trẻ nhận xét.
-Giáo dục cháu yêu quí người lao động,quí trọng các sản phẩm của nghề.
-Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
Hoạt động 3: Kết thúc
-Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và đi ra ngoài.
IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Dạo quanh sân trường quan sát môi trường xanh- Sạch-Đẹp, nhặt là rụng.
Trò chuyện cùng trẻ về nghề nghiệp của ba mẹ cháu.
Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Cho trẻ lao động nhẹ dọn vệ sinh như :Nhặt lá , nhổ cổ.
V. HOẠT ĐỘNG GÓC:
 Góc học tập: vẽ ô tô, tô màu ô tô 
Góc phân vai: cô giáo, gia đình
Góc xây dựng: Xây công viên bé thích.
Góc nghệ thuật: hát múa về chủ đề
Góc thiên nhiên: Quan sát các loại,rau,hoa quả 
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Ôn lại kiến thức buổi sang.
Chuẩn bị cho ngày dạy tiếp theo.
VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
 - Hoạt động đón trẻ:
 - Hoạt động học có chủ đích:
 - Hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động góc:
.............
VIII. TRẢ TRẺ: 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tên chủ đề nhánh: CHÚ CÔNG NHÂN TÀI BA
(Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2016)
I. ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ ngoài sân vui vẻ niềm nở với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về nghề bác thợ xây.
II.THỂ DỤC SÁNG: 
- Cho trẻ đi chạy theo các kiểu bàn chân cùng cô.
- Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô theo nhạc bài hát “ Thể dục buổi sáng”.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC 
 - Tên đề tài: DẠY VẬN ĐỘNG VỖ TAY THEO TIẾT TẤU CHẬM: CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN
 NGHE HÁT: ĐƯA CƠM CHO MẸ ĐI CÀY
1) Mục đích, yêu cầu: 	
a. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, biết tên tác giả “Hoàng Văn Yến”.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát, thể hiện đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ vận động vỗ tay theo nhịp bài hát.
+ Cháu thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát và vỗ tay đúng nhịp.
b. Kĩ năng:
- Trẻ thuộc baì hát và vận động vỗ tay theo nhịp bài hát . Trẻ hứng thú nghe cô hát bài “Đưa cơm cho mẹ đi cày” nhạc và lời Hàn Ngọc Bích
- Rèn kĩ năng vỗ nhịp nhàng cho trẻ, phát triển tai nghe và khả năng nhanh nhẹn.
- Chú ý nghe cô hát và phản xạ nhanh nhẹn trong trò chơi âm nhạc.
c. Thái độ:
 -Giáo dục cháu biết ơn cô chú công nhân.
2) Chuẩn bị:
- Nhạc giai điệu bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân, đưa cơm cho mẹ đi cày”
- Xắc xô
- Một số nhạc cụ phục vụ cho tiết dạy
3) Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp
* Trẻ cùng cô Chơi trò chơi : Đoán nghề qua hành động.
- Cách chơi : Một bạn lên làm động tác của một nghề mà mình thích, bạn khác đoán xem bạn mình làm động tác nói về nghề gì ?
- Luật chơi : ai đoán sai, nhảy lò cò.
- Con vừa chơi trò chơi, trong trò chơi bạn đã làm động tác của những nghề gì ?
- Ngoài nghề đó ra, Các con biết những nghề nào nửa ?
- Nhìn xem cô có tranh nghề gì đây ?
- Giáo viên làm công việc gì ?
- Còn đây là nghề gì ?
- Thợ xây sẽ xây cái gì ?
- Xem tranh thợ may và trò chuyện. 
- Các con ạ, trong xã hội có rất nhiều nghề và mỗi một nghề đều có công việc riêng, nhưng đều nhằm mục đích là phục vụ cho đời sống của con người. Vậy để sau này trở thành những nghề mà mình yêu thích thì bây giờ con phải làm gì ?
Hoạt động 2:
1. Dạy hát:
* Dạy hát:“Cháu yêu cô chú công nhân”
- Hát lần 1: Có nhạc nền.
- Cô vừa hát bài hát nói về nghề gì ?
- Để biết bạn nói có đúng không các con nghe cô hát lần nữa nhé.
- Hát lần 2 : không nhạc.
- Cô vừa hát bài gì ?
- Do ai sáng tác ?
- Bài hát cháu yêu cô chú công nhân do chú Hoàng văn yến sáng tác.
 + Trong bài hát Cô, chú công nhân làm nghề gì ?
 + Tình cảm của các bạn nhỏ đối với cô chú công nhân như thế nào ? Vì sao ?
- Bài hát nói về chú công nhân xây dựng và cô thợ dệt may áo mới, bạn nhỏ biết ơn cô chú công nhân nên múa hát để các cô chú ấy vui lòng.
- Các con cùng hát thật hay với cô bài hát này để cảm nhận niềm yêu mến cô chú công nhân của bạn nhỏ nhé.
- Lớp hát lần 1 
- Từng tổ hát( cô chú ý sửa sai)
- Hát theo nhóm : Có nhạc
- Thi hát theo tay cô 
* Dạy vận động: “Vỗ tay theo tiết tấu chậm”
 - Các con bài hát này ngoài hát theo nhac ra, thì để bài hát hay hơn cô sẽ dạy các con vận động bài hát này theo tiết tấu chậm nhé ?
 - Ai còn nhớ vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm là vận động như thế nào ?
- Đúng rồi, vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm là các con vỗ liên tục ba cái mỡ ra, bài hát này con sẽ vỗ tay nhịp đầu tiên là vào tiếng “chú”, các con chú ý xem cô vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm nhé.
Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới.
 x x x x x x x x x x x x
 - Cô mời các con hát kết hợp vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Cô mời lớp nhóm thực hiện.
Cô mời cá nhân hát kết hợp vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm (Cô chú ý sửa sai).
- Ngoài vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm ra, các con nghỉ xem mình còn kết hợp với vận động gì nửa thì bài hát sẽ hay hơn?
- Cô và các con vừa hát và vận động bài hát gì ? do ai sáng tác ?
* Nghe hát: Đưa cơm cho mẹ đi cày
Hôm nay cô cũng có một bài hát nói về sự hiếu thảo của bạn nhỏ với mẹ của mình đấy.
- Bài hát có tên là: “ Đưa cơm cho mẹ đi cày” nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích. Cả lớp hãy chú ý lắng nghe cô hát.
- Lần 1: Cô hát 
Để bài hát được hay hơn khi cô hát với nhạc đấy.
Nội dung: bài hát nói về sự hiếu thảo của bạn nhỏ khi mẹ đi cày bạn nhỏ đã đem cơm ra cho mẹ.
-Lần 2: Cô hát + nhạc
- Lớp mình vừa được nghe cô hát rồi bây giờ bạn nào hãy nhắc lại tên bài hát này? Do ai sáng tác?
*Trò chơi “Tiếng hát ở đâu”
 – Cô nêu luật chơi, các chơi.
Cho trẻ đứng vòng tròn, một trẻ bịt mắt, cô chỉ định một bạn hát, bạn bịt mắt sẽ tìm tiếng hát đó ở đâu, và đoán tên bạn hát.
– Cho trẻ chơi 2 – 3 lần tùy hứng thú của trẻ
– Cô bao quảt trẻ chơi
Hoạt động 3: Kết thúc
– Trẻ vui hát “ cháu yêu cô chú công nhân” và ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG 2
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH 
- Tên đề tài: CẮT DÁN CÁI THANG CHO CHÚ CÔNG NHÂN.
1) Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết cắt dán cái thang để tặng cho chú công nhân. 
b. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng cắt, bôi hồ, dán. 
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng các chú công nhân.
2) Chuẩn bị:
 - Đå dïng cho c« ; tranh mẫu của cô 
 - Đå dïng cña trÎ: kéo,vở, giấy màu, hồ dán 
3) Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp
 Cho trẻ hát “ cháu yêu cô chú công nhân”
Cc vừa hát bài hát gì?
A! muốn ngôi nhà để ở thì ai đã làm ngôi nào?
Khi xây ở trên cao thì các chú cần gì để leo lên?
À! Đúng vậy, hôm nay cô sẽ cho cắt dán cái thang để tặng cho chú công nhân nhé.
Hoạt động 2:
 * Quan s¸t tranh mÉu 
C« cho trÎ xem tranh
C« cã tranh g× c¸c con ? 
- B¹n nµo nhËn xÐt bøc tranh 
 ( 1-2 trÎ )
- Mêi trÎ nhËn xÐt cái thang ?
 ( 2-3 trÎ ) 
- cái thang của cô có màu gì ?
- có mấy bậc bước lên ? 
* Cô cắt mẫu:
Đầu tiên cô cắt tờ giấy thành hình vuông, sau đó gâp đôi tờ giấy lại, tay ph¶i c« cÇm kéo ,cÇm b»ng 3 ngãn tay,c« cắt mét đường th¼ng, tiếp theo cắt một đường thẳng thứ hai, sau đó cắt bỏ phần vừa cắt, cứ cắt tiếp tục như vậy cho hết tờ giấy, sau đó cô phết hồ, và dán vào vở. Chú ý các con không nên phết hồ nhiều sẽ làm lem hết ra ngoài.
C¸c con cã thÝch cắt gièng c« kh«ng?
- Cô gọi trẻ nhắc lại kỹ năng dán. 
- Cô Gợi hỏi để trẻ nêu ý định của mình. 
* Trẻ thực hiện:
* Trẻ thực hiện: ( Cô mở nhạc theo chủ đề) 
- Cô phát vở, giấy màu, hồ dán cho trẻ, hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế. 
- Cô đi bao quát lớp, hướng dẫn trẻ cắt và dán vào vị trí thích hợp.
 - Cô động viên, hướng dẫn một số trẻ yếu. 
* Trưng bày sản phẩm:
- Ch¬i phót nghØ tay.
Cho trÎ treo tranh lªn gi¸.
Mêi trÎ nhËn xÐt tranh ( 3-4 trÎ )
- Con thÝch bµi nµo cña b¹n?
- V× sao con thÝch?
- B¹n cát như thÐ nµo cã chç nµo chưa ®Ñp?
C« nhËn xÐ chung bµi ®Ñp,cha ®Ñp ®éng viªn khuyÕn khich trÎ lÇn sau lµm tèt h¬n.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ dọn đồ dùng và đi ra ngoài.
IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Dạo quanh sân trường quan sát môi trường xanh- Sạch-Đẹp, nhặt là rụng.
Trò chuyện cùng trẻ về nghề nghiệp của ba mẹ cháu.
Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Cho trẻ lao động nhẹ dọn vệ sinh như :Nhặt lá , nhổ cổ.
V. HOẠT ĐỘNG GÓC:
 Góc học tập: vẽ ô tô, tô màu ô tô 
Góc phân vai: cô giáo, gia đình
Góc xây dựng: Xây công viên bé thích.
Góc nghệ thuật: hát múa về chủ đề
Góc thiên nhiên: Quan sát các loại,rau,hoa quả 
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Ôn lại kiến thức buổi sang.
Chuẩn bị cho ngày dạy tiếp theo.
VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
 - Hoạt động đón trẻ:
 - Hoạt động học có chủ đích:
 - Hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động góc:
.............
VIII. TRẢ TRẺ: ...........
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tên chủ đề nhánh: CHÚ CÔNG NHÂN TÀI BA
 (Thứ tư, ngày 7 tháng 12 năm 2016)
I. ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ ngoài sân vui vẻ niềm nở với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về ước mơ của trẻ.
II.THỂ DỤC SÁNG: 
- Cho trẻ đi chạy theo các kiểu bàn chân cùng cô.
- Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô theo nhạc bài hát “ Thể dục buổi sáng”.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT
 - Tên đề tài: ÔN NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG, TRÒN, TAM GIÁC, CHỦ NHẬT.
1) Mục đích, yêu cầu: 	
1. Kiến thức:
- Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông,hình tam giác, hình chữ nhật thông qua các hoạt động trò chơi
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh: hình tròn, hình vuông,hình tam giác, hình chữ nhật.
- Rèn kỹ năng đếm cho trẻ.
3. Giáo dục:
2) Chuẩn bị:
 - các hình học để trẻ chơi trò chơi.
- bút cho trẻ, tranh cho trẻ nối.
3) Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp
Chúng mình đã sẵn sàng đến với cuộc thi " Bé thông minh" để chọn ra người tài chưa. 
Hôm nay cô mang đế cho các con rất nhiều trò chơi, chúng mình cùng tham gia nhé.
Cô cho trẻ xem xung quanh lớp những đồ dùng có hình dạng các hình, cho trẻ đọc.
 Hoạt động 2: Nội dung:
*Trò chơi 1: “Bé nào giỏi”
 -Cách chơi: Cô lấy hình lên và hỏi đội nào trả lời nhanh và đúng được tặng đồ chơi.Đội nào có nhiều đồ chơi được cô tuyên dương.
Trò chơi 2: “Trí thông minh của bé” 
-Cách chơi:Lớp chia làm 2 đội,cháu nối các đồ vật có dạng các hình với các hình học tương ứng.
-Luật chơi:Thời gian 4 phút đội nào thực hiện nhanh và có nhiều cháu thực hiện đúng là đội đó thắng.
-Cho trẻ nhận xét chéo.
-Cô nhận xét –Tuyên dương đội thắng.
*Trò chơi 3: “Tìm đồ vật”
-Cách chơi: Lớp chia làm 2 đội:đội hoa tìm các đồ vật có dạng hình tam giác, hình vuông,đội lá tìm đồ vật có dạng hình tròn, hình chữ nhât.
-Luật chơi:Thời gian 3 phút đội nào tìm được nhiều đồ vật đúng yêu cầu của cô là thắng.Nếu tìm sai hình thì hình đó không được tính.
-Hết thời gian ,cho trẻ về chỗ ngồi.
-Mời hai đội lên nhận xét chéo.
-Cô nhận xét lại và đếm kết quả hai đội.
-GD cháu chăm học toán để nhận biết nhanh về các hình học trong cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động3: Kết thúc :
Cho trẻ dọn đò dùng và đi ra ngoài
IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Dạo quanh sân trường quan sát môi trường xanh- Sạch-Đẹp, nhặt là rụng.
Trò chuyện cùng trẻ về nghề nghiệp của ba mẹ cháu.
Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Cho trẻ lao động nhẹ dọn vệ sinh như :Nhặt lá , nhổ cổ.
V. HOẠT ĐỘNG GÓC:
 Góc học tập: vẽ ô tô, tô màu ô tô 
Góc phân vai: cô giáo, gia đình
Góc xây dựng: Xây công viên bé thích.
Góc nghệ thuật: hát múa về chủ đề
Góc thiên nhiên: Quan sát các loại,rau,hoa quả 
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Ôn lại kiến thức buổi sang.
Chuẩn bị cho ngày dạy tiếp theo.
VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
 - Hoạt động đón trẻ:
 - Hoạt động học có chủ đích:
 - Hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động góc:
.............
VIII. TRẢ TRẺ: ...........
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Tên chủ đề nhánh: CHÚ CÔNG NHÂN TÀI BA
 (Thứ năm, ngày 8 tháng 12 năm 2016)
I. ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ ngoài sân vui vẻ niềm nở với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về ước mơ của trẻ.
II.THỂ DỤC SÁNG: 
- Cho trẻ đi chạy theo các kiểu bàn chân cùng cô.
- Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô theo nhạc bài hát “ Thể dục buổi sáng”.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
IIII. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC 
*Tên đề tài: ĐẬP VÀ BẮT BÓNG TẠI CHỖ.
1) Mục đích, yêu cầu: 
a. Kiến thức:
- Trẻ biết cách thực hiện vận động đập và bắt bóng tại chỗ đúng kĩ thuật.
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng để thực hiện vận động. 
 b. Kỹ năng:
 - Rèn phản xạ nhanh, khéo léo và phối hợp vận động cùng nhau 
 	 - Phát triển sự phối hợp giữa mắt và tay, chân
c.Thái độ: 
 	- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi luyện tập.
- Giáo dục trẻ biết rèn luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh
2) Chuẩn bị:
 - Sân tập rộng bằng phẳng, thoáng mát .
	- Bóng cho trẻ và cô
3) Tiến hành:
Khởi động:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Làm theo yêu cầu của cô.
Nào bây giờ cô cùng các con làm đoàn tàu đi đến hội thi nào.
(Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi thường-> đi kiễng chân-> đi gót chân-> đi dậm chân -> chạy chậm->chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm->về hai hàng ngang để tập bài bài tập phát triển chung. (bài tập khởi động cho trẻ tập cùng nhạc bài hát đoàn tàu nhỏ xíu, trẻ vừa tập vừa hát)
Cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang.
Trọng động:
a, Bài tập phát triển chung:
- Hô hấp : thổi bóng
- Tay: Hai tay đưa trước, lên cao.
- Chân: Hai tay giang ngang khụy gối.
- Bụng: Cúi người về phía trước.
- Bật: Bật tại chỗ.
b, Vận động cơ bản.
* Cô làm mẫu
- Cô giới thiệu vận động.
- cho trẻ đọc
- Làm mẫu lần 1 (không phân tích)
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích:
Cô đứng thẳng chân rộng bằng vai, hai tay cầm bóng, khi có hiệu lệnh cô đập bóng xuống sàn phía trước mũi bàn chân ,mắt nhìn theo bóng và bắt bóng bằng hai tay khi bóng nảy lên, không làm rơi bóng.
- Cô tập mẫu lần 3: hướng sự chú ý của trẻ vào kĩ thuật bò.
- Cho 2 trẻ lên làm mẫu và nhận xét, sửa sai.
* Trẻ thực hiện:
- Lần 1: lần lượt trẻ ở từng hàng lên tập, mỗi lần 2 trẻ mỗi trẻ 2 lần.
Cô luôn động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ kịp thời
- Lần 2: cô cho trẻ thực hiện theo hình thức thi xem ai giỏi nhất
* Củng cố: cô hỏi trẻ lại tên bài tập và gọi 1 trẻ lên thực hiện bài tập
*Trò chơi vận động: “ Bé trổ tài”
- Cô nêu cách chơi: 
Chia trẻ làm hai đội đứng đối diện nhau, mỗi lần cho hai trẻ của mỗi đội lên lấy bóng để bóng vào giữa bụng của hai trẻ , đi đến cuối hàng và thả bóng vào rổ.
- Luật chơi: Hai trẻ phải lấy bụng để giữ bóng, tay không được giữ bóng khi di chuyển. Trong vòng 2 phút đội nào lấy nhiều bóng đội đó chiến thắng, chú ý không được làm rơi bóng trên đường đi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô nhận xét chung, khen ngợi động viên trẻ.
Hồi tĩnh
Hôm nay cô thấy lớp mình học bài rất là giỏi, bây giờ chúng mình hãy cùng nhau làm những chú chim đi vòng quanh lớp nhé.
(cho trẻ dang 2 tay ra và đi vòng quanh lớp)
- Cho trẻ đi nhẹ nhà

File đính kèm:

  • doctuan 2.doc
Giáo Án Liên Quan