Kế hoạch giáo dục lớp chồi - Tuần 4 - Chủ đề: Chú bộ đội cháu yêu
Cho trẻ xem tranh ảnh về chú bộ đội
Trò chuyện cùng cô về công việc của chú bộ đội
Nhận biết quân phục của chú bộ đội
Xem các quân dụng của chú bộ đội khi chiến đấu
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp chồi - Tuần 4 - Chủ đề: Chú bộ đội cháu yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 4 CHỦ ĐỀ : CHÚ BỘ ĐỘI CHÁU YÊU Thời gian: Từ ngày 19/12 đến ngày 25/12/2016. Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ ,chơi, thể dục sáng - Cho trẻ xem tranh ảnh về chú bộ đội Trò chuyện cùng cô về công việc của chú bộ đội Nhận biết quân phục của chú bộ đội Xem các quân dụng của chú bộ đội khi chiến đấu Hoạt động học KPKH Chú bộ đội của bé GDAN - DVĐ : VĐ: “Cháu thương chú bộ đội” - NH: Màu áo chú bộ đội TH Xé dán hoa tặng chú bộ đội LQVT - So sánh số lượng trong phạm vi 3. TD: Trườn theo hướng thẳng LQVH Thơ: Chú giải phóng quân Hoạt động chơi ngoài trời - Dạo chơi, trò chuyện về chú bộ đội - Cho trẻ kể về trang phục của các chú bộ đội - Dạo chơi cho trẻ hát, múa về chủ đề - Trò chuyện cùng trẻ về công việc của chú bộ đội - Cho trẻ kể về các hoạt động hằng ngày Chơi và hoạt động ở các góc Góc học tập: Xem tranh về chú bộ đội Góc phân vai: Chú bộ đội Góc xây dựng: Xây doanh trại chú bộ đội Góc nghệ thuật: Tô màu quân trang chú bộ đội Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh Hoạt động chiều: Chơi ,hoạt động theo ý thích - Cho trẻ chơi ở các góc. - Ôn kiến thức cho trẻ còn yếu. - Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ. - Cho trẻ chơi tự do. - Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần Trả trẻ - Dọn dẹp đồ chơi - Vệ sinh cá nhân( đi vệ sinh ) - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân - Trả trẻ TỔ TRƯỞNG GVCN Pơ long Thùy Liên Nguyễn Thị Hậu KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Tên chủ đề nhánh: CHÚ BỘ ĐỘI CHÁU YÊU (Thứ ba, ngày 19 tháng 12 năm 2016) I. ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ ngoài sân vui vẻ niềm nở với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Trò chuyện với trẻ về công việc của chú bộ đội. II.THỂ DỤC SÁNG: - Cho trẻ đi chạy theo các kiểu bàn chân cùng cô. - Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô theo nhạc bài hát “ Thể dục buổi sáng”. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH - Tên đề tài: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA BÉ 1) Mục đích, yêu cầu: a. Kiến thức: -Trẻ biết tên gọi, công việc và nơi làm việc của chú bộ đội, biết được một số đồ dùng của nghề .Biết mối quan hệ và ích lợi của nghề. - Trẻ biết ngày 22-12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. b. Kĩ năng: -Rèn sự chú ý ,quan sát,ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Mở rộng vốn từ và lời nói mạch lạc cho trẻ. c. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quí và kính trọng những người làm nghề y như bác sĩ, y tá . 2) Chuẩn bị: - Tranh chú bộ đội. - một số hình ảnh công việc của chú bộ đội, đồ dùng của chú. - Lô tô về các quân phục của chú bộ đội 3) Tiến hành: Hoạt động 1: Ổn định lớp: Cho trẻ hát : “ chú bộ đội đi xa’’ - Các con vừa hát bài hát về ai nào? Thế các con có biết sắp xếp đến ngày gì của chú bộ đội? Vậy hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về chú bộ đội nhé. Hoạt động 2: Cô treo tranh chú bộ đội: - Bức tranh cô vẽ gì ? - Chú bộ đội đang làm gì ? - Chú bộ đội cầm gì trên tay ? - Các con thường thấy chú bộ đội mặc áo quần màu gì ? ( màu xanh được gọi là quân phục của các chú bộ đội ) - Chú đội mũ màu gì ? ( mũ chú màu xanh và trên mũ có ngôi sao ) - Các chú làm nhiệm vụ gì? ( Bảo vệ tổ quốc) - Ngoài giờ làm việc ra các con còn thấy các chú làm gì nữa? ( tăng gia sản xuất, văn nghệ, thể thao). - Ngoài nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ra, các chú còn làm giúp người dân? ( cho trẻ xem tranh giúp dân dựng nhà, chữa bệnh, giúp dân chống bão lụt, ) - Thế các con có biết ngày gì của chú bộ đội ? Đó là ngày 22 – 12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam đấy các con . -Thế các bé đang làm gì ?( tặng hoa cho các chú bộ đội nhân ngày 22-12 ) Tình cảm của các con dành chú bộ độinhư thế nào ? Giáo dục: Các chú bộ đội ngày đêm canh giữ biên giới ,bảo vệ tổ quốc cho các con vui vẻ đến trường .Hằng ngày các chú bộ đội phải tập luyện cơ thể rất vất vả .vì vậy các con phải biết ơn ,kính trọng và yêu quý các chú bộ đội, Trò chơi : “ đội nào nhanh” - Cô chia trẻ làm hai đội, cho trẻ lên chọn quân phục của các chú bộ đội dán lên bảng. - Cho trẻ tham gia trò chơi . - Nhận xét , tuyên dương. Trò chơi : “ bé khéo tay ’’ - Cô cho trẻ trang trí thiệp tặng các chú bộ đội. - Cho trẻ tham gia trò chơi. - Nhận xét tuyên dương. Hoạt đông 3: Kết thúc Cả lớp hát lại cùng cô bài hát “chú bộ đội đi xa” và đi ra ngoài. IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi quan sát các loại đồ dùng của chú bộ đội Chơi trò chơi dân gian. V. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc học tập: Xem tranh về chú bộ đội Góc phân vai: Chú bộ đội Góc xây dựng: Xây doanh trại chú bộ đội Góc nghệ thuật: Tô màu quân trang chú bộ đội Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: - Hoạt động đón trẻ: - Hoạt động học có chủ đích: - Hoạt động ngoài trời: - Hoạt động góc: ............. VIII. TRẢ TRẺ: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Tên chủ đề nhánh: CHÚ BỘ ĐỘI CHÁU YÊU (Thứ ba, ngày 19 tháng 12 năm 2016) I. ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ ngoài sân vui vẻ niềm nở với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Trò chuyện với trẻ về công việc của chú bộ đội. II.THỂ DỤC SÁNG: - Cho trẻ đi chạy theo các kiểu bàn chân cùng cô. - Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô theo nhạc bài hát “ Thể dục buổi sáng”. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC - Tên đề tài: DẠY VẬN ĐỘNG : CHÁU THƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI NGHE HÁT: MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI 1) Mục đích, yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát “cháu yêu cô thợ dệt”, biết tên tác giả “Thu Hiền”. - Trẻ hiểu nội dung bài hát, thể hiện đúng giai điệu bài hát. - Trẻ vận động vỗ tay theo nhịp bài hát. + Cháu thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát và vỗ tay đúng nhịp. b. Kĩ năng: - Trẻ thuộc baì hát và vận động vỗ tay theo nhịp bài hát . Trẻ hứng thú nghe cô hát “Anh phi công ơi” - Rèn kĩ năng vỗ nhịp nhàng cho trẻ, phát triển tai nghe và khả năng nhanh nhẹn. - Chú ý nghe cô hát và phản xạ nhanh nhẹn trong trò chơi âm nhạc. c. Thái độ: - Giáo dục trẻ lòng hiếu thảo với ông bà, yêu thương và lễ phép với ông bà, bố mẹ. 2) Chuẩn bị: - Nhạc giai điệu bài hát “ Cháu thương chú bộ đội, màu áo chú bộ đội” - Xắc xô - Một số nhạc cụ phục vụ cho tiết dạy 3) Tiến hành: Hoạt động 1: Ổn định lớp - Cô treo tranh và gọi hỏi trẻ: Cô có bức tranh gì ? Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì ? Hôm nay lớp ta sẽ hát ,ca ngợi hình ảnh chú bộ đội – những người làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.Các con chú ý lắng nghe cô hát Hoạt động 2: - Lần 1: cô hát và vận động mẫu cho trẻ xem - Cô hát và vận động lần 2 kết hợp phân tích động tác minh hoạ theo lời bài hát. Động tác 1: 2 tay cô chống hông kèm dặt gót chân sang 2 bên nhịp nhàng theo lời bài hát ( chú ý cô đặt gót nhịp đầu tiên vào từ “chú”) Động tác 2: “ Cháu thươngbiên giới”: Cô đưa 2 tay sang phải 2 bàn tay vẫy mềm mại theo nhịp bài hát, rồi đổi bên Động tác 3: “Cháu thươngđảo xa”: Cô lần lượt đưa từng tay gập trước ngực Động tác 4: : “Cho chúng ..ở nhà”: Cô làm đông tác hái đào 2 tay sang 2 bên, khi cô hái đào sang phải thì chân trái cô ký, khi hái đào sang trái thì chân phải cô ký Động tác 5: “Có mùa xuân .hoà bình”: 2 tay cô đưa từ dưới qua đầu lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn theo tay. + Cho cả lớp hát và vận đông cùng cô 2 lần + Mời nhóm bạn trai lấy dụng cụ lên hát và vận động + Mời nhóm bạn gái lấy dụng cụ lên hát và vận động. + Nhóm bạn trai, bạn gái vận động + Mời 1 cặp đôi trai gái lên vận động + Mời 1 trẻ lên vận động + Cả lớp vận động cùng cô 1 lần Nghe hát : “ màu áo chú bộ đội” - Cô hát lần 1 Giới thiệu tên bài hát, tác giả Ngyễn Văn Tý Cô vừa hát cho các con nghe bài gì ? Nội dung bài hát: Màu xanh trong lời bài hát là màu áo truyền thống của các chú bộ đội ,đồng thời là màu xanh của sự sống ,của tương lai.Các con phải biết ơn và kính trọng chú bộ đội bằng cách học thật giỏi ,chơi thật ngon. - Cô hát lần 2 kết hợp múa minh họa. -Trò chơi : “Chiếc hộp kỳ diệu” - Cô giới thiệu trò chơi: gợi ý để trẻ nói cách chơi. Bên trong mỗi hộp quà của cô có chứa các bức tranh hình ảnh các nghề. Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội chơi, các đội mở hộp quà trong đó chứa các bức tranh hình ảnh nghề nào sẽ phải hát bài hát có nội dung về nghề đó. Đội nào nhanh chóng tìm ra đáp án trước sẽ lắc xắc xô để giành quyền trả lời và hát bài hát đó. Hát đúng sẽ giành chiến thắng. - Cho trẻ chơi - Cô nhận xét kết quả chơi Hoạt động 3: Kết thúc -Cho cháu hát lại bài “cháu thương chú bộ đội” HOẠT ĐỘNG 2 I. HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH - Tên đề tài: XÉ DÁN HOA TẶNG CHÚ BỘ ĐỘI. 1) Mục đích, yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết xé, dán bông hoa để tặng cho chú bộ đội. - Biết các kiểu xé như xé dải, xé vòng cung, Biết cách dán theo từng chi tiết. b. Kĩ năng: - Trẻ biết các kĩ năng để thực hiện xé, biết phân chia bố cục hợp lý. - Rèn kỹ năng xé, bôi hồ, dán bông hoa không bị lem. c. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng các chú bộ đội. 2) Chuẩn bị: - Tranh mẫu của cô - hồ dán , ,giấy, vở tạo hình, cô xé sẵn cho trẻ hình tròn to và hình tròn nhỏ. 3) Tiến hành: Hoạt động 1: Ổn định lớp: Cho lớp hát : chú bộ đội đi xa Cho trẻ xem tranh các bé tặng hoa cho chú bộ đội : Các bé đang làm gì ? Sắp đến ngày gì các con? Hôm cô dạy các con sẽ dán những bông hoa để tặng cho các chú bộ đội nhân ngày 22 -12 Hoạt động 2: TC: “ Trời tối, Trời sáng”. Cho trẻ xem tranh gợi ý cho trẻ nhận xét về nội dung của bức tranh. Các cháu trong tranh cô có gì? ( những bông hoa ) Có hoa gì các con? ( cho trẻ kể tên các loại hoa trong tranh ) Cô cho trẻ xem tranh mẫu : Cô có bức tranh gì đây các con? - Hoa có màu gì? - Thân hoa của cô có màu gì? - Lá của hoa có màu gì? Có dạng hình gì? * Cô làm mẫu: Cô làm mẫu vừa làm vừa phân tích: Đầu tiên cô xé hình tròn to màu đỏ để làm cánh hoa, sau đó cô xé hình tròn nhỏ để làm nhụy hoa, sau đó dùng hai tay xé hình tròn to để tạo cánh hoa, sau đó cô phết hồ dán vào vở, tiếp theo cô lấy màu xanh xé dài thành thân cây, và cô xe những chiếc lá và dán vào. Cho trẻ nhắc lại cách xé và dán. * Trẻ thực hiện: *TC: “Tay ngoan”. Cô bao quát nhắc nhỡ trẻ khi trẻ thực hiện. - Động viên, hướng dẫn những trẻ con yếu,nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm của mình trong thời gian sớm nhất. * Trưng bày, nhận xét sản phẩm: *TC : “ Nghỉ tay”. Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. Cho trẻ nhận xét tranh của bạn Cô nhận xét tranh của trẻ Giáo dục trẻ biết kính trọng,lễ phép với chú bộ đội. Hoạt đông 3: Kết thúc Cho trẻ cất đồ dùng IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi quan sát các loại đồ dùng của chú bộ đội Chơi trò chơi dân gian. V. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc học tập: Xem tranh về chú bộ đội Góc phân vai: Chú bộ đội Góc xây dựng: Xây doanh trại chú bộ đội Góc nghệ thuật: Tô màu quân trang chú bộ đội Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: - Hoạt động đón trẻ: - Hoạt động học có chủ đích: - Hoạt động ngoài trời: - Hoạt động góc: ............. VIII. TRẢ TRẺ: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Tên chủ đề nhánh: CHÚ BỘ ĐỘI CHÁU YÊU (Thứ tư, ngày 20tháng 12 năm 2016) I. ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ ngoài sân vui vẻ niềm nở với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Trò chuyện với trẻ về công việc của chú bộ đội. II.THỂ DỤC SÁNG: - Cho trẻ đi chạy theo các kiểu bàn chân cùng cô. - Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô theo nhạc bài hát “ Thể dục buổi sáng”. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT - Tên đề tài: SO SÁNH SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 3 1) Mục đích, yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3. b. Kĩ năng: - Rèn luyện sự ghi nhớ có chủ định trong hoạt động, phát triển ngôn ngữ, phát triển kĩ năng so sánh thêm bớt. c. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng các chú bộ đôi 2) Chuẩn bị: - cái chậu, bông hoa số lượng 3, các số từ 1 – 3. - Tranh cho trẻ dán hoa, tranh cho trẻ nối. 3) Tiến hành: Hoạt động 1: Ổn định lớp Cho trẻ hát: “chú bộ đội’’ Các con vừa hát bài hát gì? Chú bộ đội làm những công việc gì? Để biết ơn các chú bộ đội các con phải như thế nào? Hôm nay cô cháu mình cùng cắm vào chậu nhưng bông hoa thật xinh để tặng cho các chú nhé. Hoạt động 2: * Phần 1 : Ôn số 1, 2 Trò chơi : “ thi tài ’’ Cô cho bé đếm các nhóm hoa có số lượng 1, 2 và đọc số tương ứng.Cho trẻ tham gia trò chơi. Nhận xét tuyên dương. *Phần 2 : đếm đến 3 – so sánh thêm bớt tạo nhóm có số lượng 3. Cô cho trẻ lấy rổ đồ chơi ngồi hình chữ u: Cô cho trẻ lấy tất cả số bông hoa trong rổ xếp thành 1 hành về phía trước mặt trẻ. Cô thao tác trên bảng cho trẻ quan sát. Cho trẻ lấy 2 cái chậu đặt phía dưới bông hoa và đếm. Cho trẻ đếm lại số cánh đồng và bác nông dân. Số bông hoa và cái chậu như thế nào với nhau? Số cái chậu và số bông hoa số nào nhiều hơn? Số bông hoa nhiều hơn số chậu là mấy?vì sao con biết? Số cái chậu ít hơn số bông hoa là mấy? Làm thế nào để số chậu bằng số bông hoa? Nhưng để cho hoa nào cũng có chậu thì phải làm gì? (thêm vào 1 cái chậu) Hai nhóm như thế nào với nhau? Như vậy nhóm hoa và nhóm chậu đều bằng mấy? cho trẻ đọc 2 thêm 1 bằng 3 Liên hệ xung quanh – Các bạn hãy tìm xung quanh lớp xem có số đồ chơi, đồ dùng nào có số lượng là 3 không? * Phần 3 : Luyện tập * Trò chơi: “Bé khéo tay”. – Cô giới thiệu tên trò chơi “Bé khéo tay” – Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 nhóm, cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm 2 tranh cô đã dán sẵn các bông hoa vào (Có số lượng ít hơn 3), Và yêu cầu các nhóm dán vào cho đủ 3 bông hoa trong mỗi tranh , sau đó đếm số hoa của từng tấm và gắn số tương ứng. – Cô bao quá trẻ chơi, trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của từng nhóm. – Cô nhận xét khuyến khích, tuyên dương, động viên trẻ. Giáo dục trẻ biết dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi.Biết giúp đỡ mọi người trong gia đình. *Trò chơi : “ Nghe tinh đếm giỏi” – Nghe xem có mấy tiếng vỗ tay, vỗ thêm cho đủ 3. - Nhận xét tuyên dương Hoạt động 3: Kết thúc Cho trẻ hát và thu dọn đồ dùng. IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi quan sát các loại đồ dùng của chú bộ đội Chơi trò chơi dân gian. V. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc học tập: Xem tranh về chú bộ đội Góc phân vai: Chú bộ đội Góc xây dựng: Xây doanh trại chú bộ đội Góc nghệ thuật: Tô màu quân trang chú bộ đội Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: - Hoạt động đón trẻ: - Hoạt động học có chủ đích: - Hoạt động ngoài trời: - Hoạt động góc: ............. VIII. TRẢ TRẺ: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Tên chủ đề nhánh: CHÚ BỘ ĐỘI CHÁU YÊU (Thứ năm, ngày 21 tháng 12 năm 2016) I. ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ ngoài sân vui vẻ niềm nở với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Trò chuyện với trẻ về công việc của chú bộ đội. II.THỂ DỤC SÁNG: - Cho trẻ đi chạy theo các kiểu bàn chân cùng cô. - Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô theo nhạc bài hát “ Thể dục buổi sáng”. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC *Tên đề tài: TRƯỜN THEO HƯỚNG THẲNG. 1) Mục đích, yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết cách thực hiện vận động trườn theo hướng thẳng. - Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng để thực hiện vận động. b. Kỹ năng: - Rèn phản xạ nhanh, khéo léo và phối hợp vận động cùng nhau - Phát triển sự phối hợp giữa mắt và tay, chân c.Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức trong khi luyện tập. - Giáo dục trẻ biết rèn luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh 2) Chuẩn bị: - Vạch chuẩn . - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. 3) Tiến hành: Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi thường-> đi kiễng chân-> đi gót chân-> đi dậm chân -> chạy chậm->chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm->về hai hàng ngang để tập bài bài tập phát triển chung. (bài tập khởi động cho trẻ tập cùng nhạc bài hát đoàn tàu nhỏ xíu, trẻ vừa tập vừa hát) Cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang. Trọng động: a, Bài tập phát triển chung: - Hô hấp : gà mổ thóc - Tay: Hai tay đưa trước, lên cao. - Chân: Hai tay giang ngang khụy gối. - Bụng: Cúi người về phía trước. - Bật: Bật tại chỗ. b, Vận động cơ bản : Trườn theo hướng thẳng * Cô làm mẫu - Cô giới thiệu vận động. - cho trẻ đọc - Làm mẫu lần 1 (không phân tích) - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: Nằm sấp, duỗi thẳng hai chân.Hai tay đặt sát vạch chuẩn,Khi co hiệu lệnh trườn kết hợp tay nọ, chân kia đạp mạnh trườn thẳng về phía trước. Chú ý, trong khi trườn phải nằm sát người xuông sàn. - Cô tập mẫu lần 3: hướng sự chú ý của trẻ vào kĩ thuật trườn. - Cho 2 trẻ khá lên làm mẫu và nhận xét, sửa sai. * Trẻ thực hiện: - Lần 1: lần lượt trẻ ở từng hàng lên tập, mỗi lần 2 trẻ mỗi trẻ 2 lần. Cô luôn động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ kịp thời - Lần 2: cô cho trẻ thực hiện theo hình thức thi xem ai giỏi nhất * Củng cố: cô hỏi trẻ lại tên bài tập và gọi 1 trẻ lên thực hiện bài tập *Trò chơi vận động: “ Rồng rắn lên mây” - Cô nêu cách chơi: Một bạn đóng vai thầy thuốc, một bạn làm mẹ đứng đâu hàng vafcacs bạn đứng thành một hàng cầm đuôi áo nhau làm rồng rắn. - Luật chơi: - Thầy thuốc chỉ đuổi bắt khi kết thúc bài đồng dao. - mẹ đứng đầu dang hai tay để cản đường thầy thuốc, những bạn không được làm đứt đuôi.Trò chơi kết thúc khi thầy thuốc bắt được bạn đứng cuối hàng hoặc rồng rắn bj đứt. - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Cô nhận xét chung, khen ngợi động viên trẻ. Hồi tĩnh Hôm nay cô thấy lớp mình học bài rất là giỏi, bây giờ chúng mình hãy cùng nhau làm những chú chim đi vòng quanh lớp nhé. (cho trẻ dang 2 tay ra và đi vòng quanh lớp) - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân rồi vào lớp. - Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng. IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi quan sát các loại đồ dùng của chú bộ đội Chơi trò chơi dân gian. V. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc học tập: Xem tranh về chú bộ đội Góc phân vai: Chú bộ đội Góc xây dựng: Xây doanh trại chú bộ đội Góc nghệ thuật: Tô màu quân trang chú bộ đội Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: - Hoạt động đón trẻ: - Hoạt động học có chủ đích: - Hoạt động ngoài trời: - Hoạt động góc: ............. VIII. TRẢ TRẺ: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Tên chủ đề nhánh: CHÚ BỘ ĐỘI CHÁU YÊU (Thứ sáu, ngày 22 tháng 12 năm 2016) I. ĐÓN TRẺ: - Cô đón trẻ ngoài sân vui vẻ niềm nở với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Trò chuyện với trẻ về công việc của chú bộ đội. II.THỂ DỤC SÁNG: - Cho trẻ đi chạy theo các kiểu bàn chân cùng cô. - Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô theo nhạc bài hát “ Thể dục buổi sáng”. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVH - Tên đề tài: THƠ “ CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN” 1) Mục đích, yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ “chú giải phóng quân”, biết tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung và thuộc bài thơ , cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bài thơ. b. Kĩ năng: - Trẻ đọc diễn cảm bài thơ, đồng thời thể hiện được cảm xúc của mình qua giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ khi đọc thơ. -Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng đọc thơ. Ghi nhớ nội dung bài thơ. c. Thái độ: - Giáo trẻ yêu quý,kính trọng chú bộ đội. 2) Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài thơ. 3) Tiến hành: Hoạt động 1: Ổn định lớp: Cho trẻ hát bài : “ làm Chú bộ đội’’ Các con vừa hát bài gì ? Chú bộ đội vai vác gì ? Hôm nay cô có bài thơ nói về chú bộ đội đi hành quân và công việc của chú vất vả như thế nào “ chú giải phóng quân. Hoạt động 2: - Cô đọc thơ lần một * Tóm tắt nội dung bài thơ : Bé có chú đi bộ đội và nữa đem mới về .Chú về với ba lô và chiếc mũ tai bèo. Về cả nhà đều vui . Kể về chuyện lính Mỹ thua cũng khóc cũng chấp tay lạy xin cơm.Em có đói cũng không hèn như vậy em chỉ xin chiếc mũ tai bèo để làm co giải phóng quân - Giới thiệu tên bài thơ , tác giả. - Cô đọc thơ lần hai với tranh chữ to. * Đọc trích dẫn : Đoạn 1: “ Từ đầutrên vai’’chú đi tuyên tuyến nữa đêm mới về.Có ba lô con cóc với chiếc mũ tai bèo Cô giải thích từ khó “ Tuyền tuyến’’: là nơi các chú chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, cho trẻ đọc. Đoạn cuối : chú kể về lính mĩ thua rồi cũng sợ hãi nhưng bé thì không giống như vậy mà chỉ xin chiếc mũ tai bèo để làm cô giải phóng quân. Cô giải thích từ khó “ Hèn’’: hạ thấp nhân cách của bản thân. cho trẻ đọc. *Đàm thoại : - Cô vừa đọc bài thơ gì ? - Chú của em làm gì ? - Trên vai chú có gì ? - Ch
File đính kèm:
- tuần 4.doc