Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Cô chú trong trường mầm non

3. Ném và bắt bóng bằng 2 tay - Tung bóng lên cao và bắt bóng.

 - HĐCCĐ: Tung bắt bóng tại chỗ.

- Tung bóng cho bạn ở khoảng cách 2m.

- Tung bắt đồ chơi.

19. Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày

 - Kể tên được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày.

- Làm quen một số thao tác đơn giản trong chế biến món ăn, thức uống. - Giới thiệu thực đơn trong giờ ăn.

- Trò chơi: Nấu ăn, gia đình, bán hàng.

- Trò chuyện về các món ăn hàng ngày ở nhà.

- Bé tập làm nội trợ: Cách pha sữa bột.

- Trò chơi: Nấu ăn.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Cô chú trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
 (1tuần)
Từ 23/09/2013 đến 27/09/2013
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
CÔ CHÚ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
(15 chỉ số)
Thời gian thực hiện: 01 tuần. Từ ngày 23/09/2013 đến ngày 27/09/2013
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
CHỈ SỐ
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
3. Ném và bắt bóng bằng 2 tay
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- HĐCCĐ: Tung bắt bóng tại chỗ.
- Tung bóng cho bạn ở khoảng cách 2m.
- Tung bắt đồ chơi.
19. Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày
- Kể tên được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày.
- Làm quen một số thao tác đơn giản trong chế biến món ăn, thức uống.
- Giới thiệu thực đơn trong giờ ăn.
- Trò chơi: Nấu ăn, gia đình, bán hàng.
- Trò chuyện về các món ăn hàng ngày ở nhà.
- Bé tập làm nội trợ: Cách pha sữa bột.
- Trò chơi: Nấu ăn.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
97. Kể được một số địa diểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống.
- Tên gọi, công việc của cô bác trong trường mầm non
- HĐCCĐ: Trường MN bé có ai? 
- Trò chơi đóng vai: Cô giáo, Cấp dưỡng
- HĐNT: Quan sát công việc của bác lao công, cô cấp dưỡng, chú bảo vệ
- ĐÓN TRẺ : Trò chuyện về công việc của các người lớn trong trường.
- HĐC : Chơi nối hình: công việc này của ai?
107. Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu.
- Ôn nhận biết các hình vuông, chữ nhật.
- HĐCCĐ: Ôn phân biệt hình vuông, hình chữ nhật.
- HĐNT: Dùng que, sỏi xếp hình vuông, chữ nhật.
- HĐG: Viết chữ số tương ứng số lượng hình.
- MLMN: Tìm xung quanh lớp đồ vật nào có dạng hình vuông, chữ nhật.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 69. Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.
- Trao đổi bằng lời nói để thống nhất các đề xuất trong cuộc chơi.
- Hợp tác trong quá trình hoạt động.
- Thỏa thuận trước khi chơi.
- Bàn bạc, thảo luận trong nhóm chơi.
- Chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây.
- Trò chơi: Bán hàng, khám bệnh, xây dựng.
- Cùng nhau sắp xếp hoàn thành công trình.
- Kể chuyện nối tiếp.
71. Kể lại nội dung chuyện đã được nghe theo trình tự nhất định.
- Kể lạị được câu truyện ngắn đã được nghe cô giáo kể.
- Kể chuyện theo tranh.
- Lời kể rõ ràng, thể hiện cử chỉ, nét mặt.
- HĐCCĐ: Kể chuyện sáng tạo: Kể về một ngày của bé ở trường mầm non.
- HĐG: Xem tranh, kể chuyện ở góc thư viện. Trò chơi: Đóng vai nhân vật, kể chuyện theo trình tự tranh vẽ.
- HĐC: Tập đóng kịch Mèo con và quyển sách.
- MLMN: Nghe cô đọc ca dao, đồng dao. 
- Sắp xếp nội dung các tranh theo trình tự câu chuyện mèo con đi học.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
101. Thể hiện cảm xúc, vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu các bài hát.
- HĐCCĐ: 
+Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề. 
+Nghe: Cô cấp dưỡng. Chú bảo vệ
+TC: Nốt nhạc vui. Nào ta cùng hát
- HĐVC: Hát các bài hát trẻ đã biết và vận động theo nhiều cách khác nhau. Gõ đệm bằng các dụng cụ do cô và trẻ tự làm.
- HĐC: Biểu diễn văn nghệ đón trung thu.
- MLMN: Nghe cô hát, nghe đĩavà thể hiện cảm xúc theo giai điệu bài hát.
102.Biết sử dụng vật liệu khác nhau để làm sản phẩm đơn giản.
- Lưa chọn các vật liệu trong thiên nhiên
- Phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán
- HĐCCĐ: 
+ Xé dán dụng cụ của bác lao công.
+ Nặn dụng cụ của cô cấp dưỡng.
- HĐNT: Xếp hình các đồ dùng của bác lao công bằng hột hạt, sỏi, nắp chai
- MLMN: Trang trí lồng đèn. Nặn bánh kẹo, bánh trung thu
103. Nói được ý tưởng trong sản phẩm tạo hình của mình.
- Nói ý tưởng tạo hình của mình.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình của bạn.
- Đặt tên cho sản phẩm khi đã hoàn thành.
- Trao đổi ý tưởng cách làm sản phẩm.
- Trò chuyện với trẻ về ý tưởng sắp thực hiện. 
- Nói lên ý tưởng ở góc nghệ thuật do trẻ tạo ra.
- Cho cháu nêu nhận xét về sản phẩm của bạn.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
51. chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn.
- Chấp hành và thực hiện sự phân công với thái độ sẵn sàng, vui vẻ.
- HĐVC: Phân vai, xây dựng.
- MLMN: Thu dọn đồ dùng đồ chơi, sắp xép bàn ăn, trải nệm gối
 52. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.
- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
- Phối hợp với bạn để thực hiện hoàn thành công việc.
- Phụ cô chuẩn bị giờ ăn, xếp nệm, xếp bàn ghế.
- HĐG: Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi.
- Chăm sóc góc thiên nhiên, vệ sinh lớp học, trường học.
 60. Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
- Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn.
- Nêu ý kiến về cách tạo lại sự công bằng trong nhóm bạn.
- Tạo tình huống: Đánh giá kết quả giữa nhóm chơi.
- HĐC: Cùng chơi với bạn, làm đồ chơi tặng bạn.
 33. Chủ động làm một số công viêc hàng ngày.
- Chủ động và độc lập một số hoạt động hàng ngày.
- Tự giác thực hiện công việc được giao.
- Trực nhật giờ ăn.
- Xếp dọn đồ chơi.
- Chuẩn bị giờ học.
- Tự rửa tay trước khi ăn hoặc khi tay bẩn.
- Tự sắp xếp ghế trước khi ăn và cất dọn khi ăn xong.
- Thói quen bỏ rác đúng nơi.
- Thu dọn đồ chơi khi chơi xong.
KẾ HOẠCH TUẦN
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
23/09/2013
Thứ 3
24/09/2013
Thứ 4
25/09/2013
Thứ 5
26/09/2013
Thứ 6
27/09/2013
ĐÓN TRẺ
Cô đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, xếp cặp dép gọn gàng. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
Trò chuyện với trẻ về đồ chơi trong ngoài lớp, đồ chơi cô cháu tự tạo. Phối hợp với phụ huynh sưu tầm hột hạt, họa báo, giấy màu để làm đồ dùng.
Thể dục sáng, điểm danh.
THỂ DỤC SÁNG
- Tập ở sân trường.
- Tập với bài: “Ngày vui của bé”.
1. Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.
2. Trọng động:
Hô hấp: Thổi nơ. 
Tay - vai: Đưa 2 tay ra phía trước, lên cao, sang 2 bên (kết hợp vẫy tay). 
Bụng - lườn: Đưa tay ra trước, cúi gập người tay chạm ngón chân. 
Chân: Ngồi khuỵu gối. 
Bật: Bật tách chân khép chân.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân trường.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT
Trường mầm non của bé có ai?
PTNN
KCST
Một ngày của bé ở truồng mầm non.
PTTM
Nặn dụng cụ của cô cấp dưỡng.
PTTC
Tung bắt bóng tại chỗ.
PTNT
Ôn phân biệt hình vuông, hình chữ nhật
PTTM
Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề:
Ngày vui của bé.
PTNN
Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Khám phá trải nghiệm: 
+ Chơi với lá trong sân trường.
+ Tham quan nhà bếp.	
+ Trò chuyện cùng bác bảo vệ.
+ Đố bé cô cấp dưỡng sử dụng những dụng cụ nào?
+ Bé biết gì về đất? (trẻ trồng hoa).
Trò chơi vận động: 
+ Chuyền bóng.
+ Mèo đuổi chuột.
+ Kết bạn.
+ Cướp cờ.
+ Chi chi chành chành.
Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
*GÓC PHÂN VAI: CÔ CẤP DƯỠNG
1. Mục đích: 
Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết độc lập và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
2. Chuẩn bị:
Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi “Cô cấp dưỡng”.
3. Cách tiến hành:
Đóng vai cô cấp dưỡng.
Cô vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi.
Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi.
Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi. Có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
*GÓC XÂY DỰNG: XÂY TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
1. Mục đích:
Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường mầm non.
Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo.
Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng.
2.Chuẩn bị:
Vật liệu xây dựng: Gạch, sỏi, các loại cây cỏ
Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời: bập bênh, đu quay
Hàng rào, cây, hoa
Khối lắp ráp.
3.Cách tiến hành:
Xây dựng trường mầm non với các lớp học, sân chơi ngoài trời có cây cảnh, vườn hoa
Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được.
Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non của mình, gợi ý để trẻ kể ở trường của mình có những gì.
Dạy trẻ sắp xếp lớp học, hàng rào, sân chơi, bồn hoa, thảm cỏ thẳng, đều hợp lí.
*GÓC THIÊN NHIÊN: TRỒNG HOA SÂN TRƯỜNG
1. Mục đích:
Hứng thú tham gia hoạt động trồng hoa và chăm sóc hoa.
2. Chuẩn bị:
Bình tưới nước, hoa, xẻng, đồ dùng để trồng cây.
3. Cách tiến hành:
Cho trẻ xới đất và trồng hoa vào bồn hoa của trường.
Tưới nước và che cho cây khỏi nắng.
*GÓC HỌC TẬP: 
PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG CỦA CÔ BÁC TRONG TRƯỜNG
1. Mục đích:
Trẻ biết phân loại đồ dùng của cô bác trong trường theo tính chất của công việc.
2.Chuẩn bị:
Các hình ảnh để trẻ trẻ phân loại theo nhóm.
3.Cách tiến hành:
Cho trẻ tìm và phân loại đồ dùng của cô bác trong trường.
Đếm và xếp số lượng đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 5.
*GÓC NGHỆ THUẬT: VẼ, TÔ MÀU, XÉ DÁN ĐỒ CHƠI
1. Mục đích:
Trẻ vẽ, tô màu, xé dán đồ chơi ngoài trời.
2.Chuẩn bị:
Giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán.
3.Cách tiến hành:
Hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu và xé dán đồ dùng đồ chơi ngoài trời: cầu tuột, bập bênh, xích đu
Cho trẻ thực hiện, cô giúp đỡ.
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ TRƯA
Cô hướng dẫn và kiểm tra thao tác vệ sinh của các cháu.
Nhắc nhở các cháu khi tiêu, tiểu xong phải biết rửa tay bằng xà phòng.
Kiểm tra thao tác rửa tay, rửa mặt, đánh răng của cháu.
Chú ý các cháu khi dùng khăn mặt.
Nhắc nhở các cháu giữ gìn vệ sinh cơ thể.
Giờ ngủ không nói chuyện, ngủ đúng nơi quy định.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Bé tập làm nội trợ: Cách pha sữa bột.
Chơi nối hình: công việc này của ai?
Trang trí lồng đèn. Nặn bánh kẹo, bánh trung thu
Biểu diễn văn nghệ đón trung thu.
Chăm sóc góc thiên nhiên, vệ sinh lớp học.
TRẢ TRẺ
Cho trẻ hát, đọc thơ các bài trong chủ điểm.
Đưa trẻ ra cửa lớp khi có ba, mẹ đón bé về.
PHỐI KẾT HỢP VỚI PHỤ HUYNH
Trao đổi với phụ huynh:
+ Tình hình học tập và sức khỏe trong ngày của trẻ.
+ Cách phòng bệnh tay – chân – miệng.
 + Các chỉ số cần phối hợp với phụ huynh.
 BAN GIÁM HIỆU Giáo viên lập kế hoạch
 Lê Yến Hương
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai, ngày 23 tháng 09 năm 2013
ĐÓN CHÁU
TD SÁNG
Trò chuyện về các cô chú trong trường mầm non.
Ăn sáng, tập thể dục sáng.
Điểm danh.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ CÓ AI?
* Mục đích yêu cầu:
Trẻ có những hiểu biết về cô giáo và các cô chú trong trường mầm non.
Trẻ biết trả lời rõ ràng, mạch lạc những câu hỏi trong các hoạt động trò chuyện về công việc các cô bác trong trường, nhằm phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng các cô, các bác trong trường, thích đến trường.
* Chuẩn bị:
Phần mềm PowerPoint về các công việc của cô chú ở trường mầm non.
Đĩa ghi nhạc các bài hát về trường mầm non.
Hình ảnh về đồ dùng của các cô chú trong trường mầm non.
* Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1.Hoạt động mở đầu:
Cô và trẻ cùng hát : “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
Cho trẻ kể theo hiểu biết về ngôi trường trẻ đang học. Gợi cho vài trẻ nêu lên tình cảm đối với trường mầm non.
Vậy cô và các con cùng đến trường nhé!
2. Hoạt động trọng tâm: 
 * Trường mầm non của bé có ai?
Đến trường chúng mình rồi! Các con thấy vui không?
 Ngoài cô và các bạn trong trường Sơn Ca của chúng mình có những ai nữa?
Cô hiệu trưởng tên là gì? 
Cô hiệu phó tên là gì?
Cô gợi cho trẻ: Các cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng còn gọi chung là BGH. C/c phải lễ phép, biết chào hỏi khi gặp và khi các cô đến thăm lớp mình.
Ngoài ra trong trường còn có rất nhiều các cô, các bác làm những công việc khác nữa. 
Cô gợi ý cho trẻ kể tên của các cô chú trong trường mầm non Sơn Ca.
* Công việc của cô chú là gì?
Hát: Cô giáo em, chuyển đội hình vòng cung (đến màn hình).
Cho trẻ xem hình ảnh công việc của các cô chú trong trường mầm non.
Trò chuyện cùng trẻ:
+ Cô hiệu trưởng làm những công việc gì? Cô làm việc ở đâu?
+ Cô hiệu phó làm những công việc gì? Cô làm việc ở đâu?
+ Còn các cô giáo sẽ làm những công việc gì? Các cô giáo thường làm việc ở đâu?
+ Ai nấu cho c/c ăn? Thế cô cấp dưỡng hàng ngày làm những công việc gì? Cô cấp dưỡng làm việc ở đâu?
+ Để cho trường mình được an toàn, không mất mát đồ dùng đồ chơi thì cần có ai? Bác bảo vệ làm những công việc gì?
Giáo dục trẻ: Các cô bác trong trường tuy mỗi người có công việc khác nhau nhưng tất cả đều chăm sóc và dạy dỗ các con. Vậy các con phải như thế nào đối với các cô các bác? (Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng các cô, các bác trong trường).
* Trò chơi : Thi xem tổ nào nhanh.
Cô chuẩn bị một số đồ dùng của các cô chú trong trường cho trẻ chơi.
Cách chơi : Trẻ chia 2 tổ, mỗi tổ 5 trẻ, lần lượt từng trẻ lên chọn 1 hình dụng cụ hoặc đồ dùng của cô chú trong trường theo yêu cầu của cô. Tổ nào gắn đúng, nhanh đẹp tổ đó thắng cuộc.
Cho trẻ chơi với hình thức thi đua.
Sau mỗi lần chơi cô và trẻ cùng kiểm tra – tuyên dương trẻ. 
3. Hoạt động kết thúc: 
Hát: Trường chúng cháu là trường mầm non.
Hát, vào đội hình tự do.
Trẻ kể.
Trẻ kể tên các cô chú trong trường mầm non Sơn Ca.
Hát, chuyển đội hình.
Trẻ xem hình ảnh.
Trò chuyện cùng cô theo ý trẻ hiểu.
Nghe cô giải thích cách chơi.
Trẻ chơi trò chơi.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
KCST 
 KỂ VỀ MỘT NGÀY CỦA BÉ Ờ TRƯỜNG MẦM NON
* Mục đích yêu cầu:
Trẻ quan sát tranh và sáng tác được câu chuyện: Một ngày của bé ở trường mầm non theo nội dung bức tranh. 
Trẻ dùng ngôn từ của mình để kể câu chuyện, diển đạt câu chuyện bằng ngôn ngữ một cách mạch lạc, rõ rang. Chú ý lắng nghe cô kể và đàm thoại về nội dung câu chuyện.
Chăm chỉ đi học, biết yêu quý bạn bè và cô giáo.
* Chuẩn bị:
Tranh theo nội dung câu chuyện một ngày của bé ở trường mầm non dành cho 3 tổ.
Nhạc bài hát: ngày vui của bé.
Xắc xô và quà cho 3 tổ.
* Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động mở đầu:
Cô là người dẫn chương trình.
Xin chào các bạn đến với chương trình vườn cổ tích. Đến với chúng ta hôm nay là sự góp mặt của các thành viên trong 3 đội: Gà vàng, thỏ trắng và gấu xù.
2. Hoạt động trọng tâm:
Chúng ta sẽ cùng trải qua 3 phần thi. 
* Phần thi thứ nhất: Bé sáng tác.
Để chuẩn bị cho phần thi này chúng tôi sẽ chuẩn bị cho 3 đội những bức tranh. Nhiệm vụ của các bạn là sẽ sáng tác một câu chuyện theo nội dung của bức tranh. Các bạn sẽ có thời gian thảo luận là 5 phút, sau đó các đội sẽ cử một bạn lên kể chuyện. Câu chuyện của đội nào hay sẽ giành phần thưởng.
Cô cho tổ thảo luận, tổ nào lắc xắc xô trước sẽ lên kể trước.
Cô cho từng tổ lên kể và đặt tên cho câu chuyện của mình. Sau đó cô đàm thoại về nội dung câu chuyện trẻ vừa kể.
Cô tặng hoa cho trẻ và hát bài: Ngày vui của bé.
* Phần thi thứ hai: Ai thông minh?
Trong phần thi này, tôi sẽ kể câu chuyện các bạn chú ý để lát nữa trả lời câu hỏi nhé.
Cô kể chuyện: Câu chuyện của tôi kể về một ngày ở trường mầm non của bé Mai. Mỗi buổi sáng bé Mai được mẹ đưa đến trường mầm non Sơn Ca, cô giáo đón bé Mai vào lớp, bé Mai được ăn sáng và sau đó tập thể dục sáng. Trong một ngày bé Mai được học hát, học múa, học đếm số, học đồ chữ, bé Mai còn được cô giáo cho ra ngoài trời vui chơi, được chơi phân vai, chơi xây dựng, sau đó ăn trưa xong bé Mai đi ngủ, ngủ dậy bé Mai được ăn chiều và ôn bài cùng cô, cuối cùng ba mẹ đến đón bé Mai về.
* Đàm thoại cùng cô:
Cô vừa kể cho c/c nghe câu chuyện về ai?
Buổi sáng ai đưa bé Mai đến trường?
Đến trường mầm non bé Mai được cô giáo dạy những gì?
Cô giáo cho bé Mai chơi gì nữa?
Học và chơi xong bé Mai sẽ làm gì?
Sau khi ngủ dậy bé Mai sẽ làm gì?
Một ngày ở trường của bé Mai có vui không nào?
Giáo dục trẻ: Chăm chỉ, siêng năng đi học và yêu quý bạn bè, cô giáo ở trường mầm non.
3. Hoạt động kết thúc:
Cô và trẻ cùng hát: Trường chúng cháu là trường mầm non, thu dọn đồ dùng.
Trẻ vào đội hình vòng cung.
Trẻ nhận tranh.
Trẻ thảo luận.
Cho từng tổ lên kể chuyện.
Đàm thoại về cân chuyện trẻ vừa kể.
Nghe cô kể chuyện.
Trẻ trả lời.
Hát, thu dọn đồ dùng.
Cho trẻ chơi trò chơi: Kết bạn.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chơi với lá trong sân trường.
TCVĐ: 
Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Trọng tâm: 
Trò chơi phân vai Cô cấp dưỡng.
 Mục đích: 
Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết độc lập và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
Chuẩn bị:
Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi “Cô cấp dưỡng”.
Cách tiến hành:
Đóng vai cô cấp dưỡng.
Cô vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi.
Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi.
Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi. Có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
* Chơi các góc khác:
Học tập: Phân loại đồ dùng của các cô bác trong trường.
Nghệ thuật: Vẽ , tô màu xé dán đồ chơi. 
Xây dựng: Xây trường mầm non Sơn Ca.
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ
ĂN CHIỀU
Cô hướng dẫn và kiểm tra thao tác vệ sinh của các cháu.
Nhắc nhở các cháu khi tiêu, tiểu xong phải biết rửa tay bằng xà phòng.
Kiểm tra thao tác rửa tay, rửa mặt, đánh răng của cháu.
Chú ý các cháu khi dùng khăn mặt.
Nhắc nhở các cháu giữ gìn vệ sinh cơ thể.
Giờ ngủ không nói chuyện, ngủ đúng nơi quy định.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Bé tập làm nội trợ: Cách pha sữa bột.
Nêu gương.
Chơi tự do.
TRẢ CHÁU
Cho trẻ hát, đọc thơ các bài trong chủ điểm.
Đưa trẻ ra cửa lớp khi có ba, mẹ đón bé về.
Trao đổi với phụ huynh:
+ Tình hình học tập và sức khỏe trong ngày của trẻ.
+ Cách phòng bệnh tay – chân – miệng.
+ Các chỉ số cần phối hợp với phụ huynh.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 24 tháng 09 năm 2013
ĐÓN CHÁU
TD SÁNG
Trò chuyện về công việc và các dụng cụ của cô cấp dưỡng.
Thể dục sáng.
Ăn sáng.
Điểm danh.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
TUNG BẮT BÓNG TẠI CHỖ
TCVĐ: ĐÁ BÓNG
* Mục đích yêu cầu:
Trẻ có thể tung bắt bóng tại chỗ, chơi tốt trò chơi vận động.
Rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ: Trẻ cầm bóng bằng hai tay và tung mạnh bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng và đón bóng bằng hai tay khi bóng rơi xuống, chú ý tung thẳng bóng lên cao không tung ra phía trước hoặc phía sau.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn và cất đồ dùng đồ chơi của lớp sau khi chơi xong.
* Chuẩn bị:
Bóng đủ cho số trẻ.
2 khung thành để trẻ đá bóng.
* Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động mở đầu:
Cô đọc câu đố về quả bóng.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Khởi động:
Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn, kết hợp đi thường, đi nhanh, chạy nâng cao đùi,khom người, chạy, đi chậm đứng theo vòng tròn. Kết hợp bài hát : Quả bóng tròn.
* Trọng động:
 @ Bài tập phát triển chung: Tập với bóng
Tay- vai: Hai tay cầm bóng đưa lên cao, hạ xuống.
Bụng - lườn: Cầm bóng phía trước bụng, nghiên người sang 2 bên.
Chân: Một chân làm trụ, chân đưa về phía trước, ra sau, đưa sang ngang.
Bật: Bật chân trước chân sau.
 @ Vận động cơ bản: 
TUNG BẮT BÓNG TẠI CHỖ
Hỏi trẻ có thể chơi những trò chơi gì với quả bóng.
Cô hướng trẻ vào vận động cơ bản: Tung bắt bóng tại chỗ.
Cho trẻ ngồi thành vòng tròn.
Cô làm mẫu lần 1.
Làm mẫu lần 2, giải thích: Cô cầm bóng bằng hai tay và tung mạnh bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng và đón bóng bằng hai tay khi bóng rơi xuống, cô tung thẳng bóng lên cao không tung ra phía trước hoặc phía sau.
Cho 1 trẻ khá lên thực hiện.
Trẻ thực hiện (Cô chú ý tập cho những trẻ không thực hiện được).
Cô bao quát trẻ. 
Cho trẻ thực hiện lần 2 với hình thức thi đua giữa 2 tổ.
Cho 2 trẻ thực hiện lần cuối.
@Trò chơi vận động: ĐÁ BÓNG
Mình vừa chơi tung bắt bóng tại chỗ, vậy mình sẽ chơi trò chơi gì với bóng nữa nè? Bây giờ mình sẽ chơi đá bóng nha!
+ Cách chơi: C/c sẽ chia ra làm 2 tổ, mỗi tổ 5 bạn, bạn đầu hàng sẽ lấy một quả bóng tròng sọt và đá vào khung thành, nếu quả bóng vào khung thành sẽ được tính một điểm, sau đó đến bạn tiếp theo, lần lượt đến hết các bạn, tổ nào đá được nhiều quả bóng vào khung thành thì đội

File đính kèm:

  • docNHANH 3.doc
Giáo Án Liên Quan