Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật

I. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

MT 20: Xem xét và tìm hiểu đặc điểm các sự vật hiện tượng, quan tâm hứng thú với các sự vật hiện tượng gần gũi như chăm chú quan sát sự vật hiện tượng, hay đặt câu hỏi về đối tượng

MT 24: Phân loại các đối tượng theo 1 dấu hiệu nổi bật

MT 27: Thể hiện 1 số điều quan sát được qua hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình Bước đầu có kĩ năng vẽ, tô màu, xé dán, nặn tạo sản phẩm đơn giản

MT 36: Nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian

II. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 MT 47: Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao

 MT 49: Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện

III. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

MT 4: Phối hợp tay mắt trong vận động. tung bắt bóng với cô, bắt được 3 lần liền không rơi bóng

 MT 6: Thể hiện nhanh mạnh khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp. Chạy được 15m liên tục theo hướng thẳng. Ném trúng đích ngang, bò theo đường hẹp không chệch ra ngoài

 

doc26 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẦM NON ĐỊNH THÀNH
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Giáo viên: Lê Thị Tuyết Linh
Năm học: 2015 - 2016
Lớp: Mầm
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHUNG
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
KHỐI MẦM: 4 TUẦN
I. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT 20: Xem xét và tìm hiểu đặc điểm các sự vật hiện tượng, quan tâm hứng thú với các sự vật hiện tượng gần gũi như chăm chú quan sát sự vật hiện tượng, hay đặt câu hỏi về đối tượng
MT 24: Phân loại các đối tượng theo 1 dấu hiệu nổi bật
MT 27: Thể hiện 1 số điều quan sát được qua hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hìnhBước đầu có kĩ năng vẽ, tô màu, xé dán, nặn tạo sản phẩm đơn giản
MT 36: Nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian
II. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 MT 47: Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao
 MT 49: Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện
III. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MT 4: Phối hợp tay mắt trong vận động. tung bắt bóng với cô, bắt được 3 lần liền không rơi bóng
 MT 6: Thể hiện nhanh mạnh khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp. Chạy được 15m liên tục theo hướng thẳng. Ném trúng đích ngang, bò theo đường hẹp không chệch ra ngoài
IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MT 69: Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹp để tạo thành sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối
MT 70: Xếp chồng, xếp cạnh xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản 
V. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI
 MT 61: Quan tâm đến môi trường, thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây
MT 62: Giữ gìn vệ sinh môi trường
	MẠNG NỘI DUNG
Chủ đề nhánh 2: 
MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG 
(Từ 11/4 đến 15/4/2016)
- Trẻ nhận biết được tên gọi, một số đặc điểm, ích lợi, thức ăn, nơi sống,của một số con vật trong rừng.
- Trẻ giao tiếp với mọi người bằng ngôn ngữ mạch lạc. 
- Rèn cho trẻ các kỹ năng vận động phối hợp tay chân.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các con vật như khi đi tham quan thảo cầm viên không được chọc phá,...
- Trẻ cảm nhận được cái đẹp của các con vật đối với con người, cây cối,... thông qua tranh ảnh, bài thơ, bài hát về các con vật.
Chủ đề nhánh 1:
 MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
 (Từ 04/4 đến 08/4/2016)
- Trẻ nhận biết được tên gọi, một số đặc điểm, ích lợi, thức ăn,... của một số con vật thuộc nhóm gia cầm.
- Trẻ giao tiếp với cô và các bạn tự tin. 
- Rèn cho trẻ các kỹ năng vận động phối hợp tay chân.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật vì chúng rất có ích, không chọc phá chúng.
- Trẻ cảm nhận được cái đẹp của các con vật thông qua tranh ảnh, bài thơ, bài hát về các con vật.
CHỦ ĐỀ 8: KHỐI MẦM - 4 TUẦN
MẠNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
Chủ đề nhánh 3: 
MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC 
(Từ 18/4 đến 22/4/2016)
- Trẻ nhận biết được tên gọi, một số đặc điểm, ích lợi, thức ăn,của một số con vật sống dưới nước.
- Mở rộng vốn từ cho trẻ thông qua các hoạt động, trẻ giao tiếp với cô và các bạn tự tin. 
- Thông qua các bài tập thể dục sáng, thể dục giờ học giúp cơ thể phát triển toàn diện.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các con vật, biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Chủ đề nhánh 4: 
MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG 
(Từ 25/4 đến 29/4/2016)
- Trẻ nhận biết được tên gọi, một số đặc điểm, ích lợi, thức ăn,của một số con vật.
- Trẻ giao tiếp với mọi người bằng ngôn ngữ mạch lạc. Mở rộng vốn từ cho trẻ thông qua các hoạt động
- Rèn cho trẻ các kỹ năng vận động, vận động phối hợp tay chân
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các con vật có lợi và tránh những con vật có hại. 
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các con vật, biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thứ hai: 11/4/16 
KPKH: Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng
GDAN:
 DH: Ta đi vào rừng xanh (loại 1)
 NH: Chú voi con ở Bản Đôn
 TC: Ai nhanh chân?
Tuần 2: Từ 11/4 đến 15/4/2016
Thứ ba: 12/4/16
LQVT
Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu cho trước. Nhận biết số lượng 4
MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thứ sáu: 15/4/16
TDGH
Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng dọc
Thứ tư: 13/4/16
PTNN:
Kể chuyện theo tranh 
“ Bé đi sở thú”
Thứ năm: 14/4/16
Tạo hình
Vẽ con nhím
 ( Mẫu)
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề nhánh : MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Tuần 2: Từ 11/4 đến 15/4/2016 
HOẠT ĐỘNG
 THỨ HAI: 11/4/2016
THỨ BA: 12/4/2016
THỨ TƯ: 13/4/2016
THỨ NĂM: 14/4/2016
THỨ SÁU: 15/4/2016
ĐÓN TRẺ
-Đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, gắn hình bảng hôm nay ai đến lớp, chào cô, ba mẹ.
-Trò chuyện về các hoạt động ở lớp. Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi
THỂ DỤC SÁNG
-Thở 2, Tay 2, Bụng 2, Chân 2, Bật 2
ĐIỂM DANH
-Tổ trưởng khám tay, điểm danh tổ.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về con voi
- Chơi vận động: Tập làm voi con
- Trò chuyện về con sư tử
- Chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Trò chuyện về con hươu cao cổ
- Chơi vận động: 
Con quạ và gà con
- Trò chuyện về con hổ
-Chơi vận động: 
Tập làm voi con
- Trò chuyện về con khỉ
-Chơi vận động: 
Con quạ và gà con
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, xếp hột hạt, ném bóng
HOẠT ĐỘNG
VUICHƠI
XÂY DỰNG
Xây Sở thú
PHÂN VAI
Cửa hàng tranh động vật
HỌC TẬP
Xem sách theo chủ đề; chơi lô tô tranh bù chỗ thiếu; kidsmart
NGHỆ THUẬT
Tô màu, cắt dán con vật sống trong rừng
THIÊN NHIÊN
Xếp hình các con vật
HOẠT ĐỘNG CHUNG
+ KPKH: Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng
+ GDAN: 
DH: Ta đi vào rừng xanh ( loại 1)
NH: Chú voi con ở Bản Đôn
TCAN: Ai nhanh chân?
+ LQVT: Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật theo dầu hiệu cho trước. Nhận biết số lượng 4
+ PTNN:
Kể chuyện theo tranh 
“ Bé đi sở thú”
+ Tạo hình: 
Vẽ con nhím ( mẫu)
 + TDGH: Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng dọc
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- HĐTTVS: 
Xếp quần áo
-HDTC mới : 
Gấu và ong
TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC
ÔN TẬP
SINH HOẠT
 CUỐI TUẦN
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
TÊN
 HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐÓN TRẺ
- Cháu biết chào hỏi lễ phép, thực hiện tốt nề nếp khi đến lớp
- Mạnh dạn tham gia trò chuyện cùng cô và các bạn
- Qua trao đổi, cô và cha mẹ trẻ sẽ biết thêm thông tin của trẻ khi ở trường và ở nhà
* Hình thức :
- Cô đón trẻ vào lớp, cùng trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ, về sức khỏe và những việc trẻ làm trong những ngày nghỉ.
- Giáo dục trẻ biết phụ giúp ông bà, bố mẹ những công việc nhỏ trong gia đình
- Hướng dẫn trẻ đến với các nhóm chơi cô đã chuẩn bị sẵn(lắp ráp, xếp, ), cô hướng dẫn trẻ chơi và cùng tham gia chơi với trẻ 
- Quan tâm theo dõi những cháu nhút nhát, còn khóc nhè để trẻ mạnh dạn . 
- Gần hết giờ chơi cô nhắc cháu thu dọn đồ chơi gọn gàng, cất đúng nơi quy định.
THỂ DỤC SÁNG
- Thở 2
- Tay 2
- Bụng 2
- Chân 2
- Bật 2
- Trẻ biết lợi ích của việc tập thể dục vào buổi sáng
- Trẻ tập đúng các động tác thể dục sáng theo nhịp đếm của cô.
- Rèn các cơ phát triển tốt, cơ thể khỏe mạnh phát triển cân đối hài hòa
- Giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên để có cơ thể cân đối, khỏe mạnh
* Chuẩn bị: 
Sân trường rộng, thoáng mát; quần áo trẻ gọn gàng, sạch sẽ, nơ
* Hướng dẫn :
 - Trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc. Tổ trưởng đi khám tay các bạn.
 - Cô nhận xét, nhắc nhở cháu giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay. 
1. Khởi động: Đội hình vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm
2. Trọng động: Chuyển đội hình 3 hàng ngang 
- Thở 2: Thổi nơ (4lần)
- Tay 2: Hai tay đưa ra phía trước (4l x 2 nhịp)
- Bụng 2: Đứng nghiêng người sang bên (4l x 2 nhịp)
- Chân 2: Từng chân đưa ra trước (4l x 2 nhịp)
- Bật 2: Bật tách chân, khép chân (4l x 2 nhịp)
3. Hồi tĩnh: Chơi trò chơi “ Gió thổi- cây nghiêng” 
ĐIỂM DANH
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
- Trẻ hiểu nội dung 3 tiêu chuẩn bé ngoan và có ý thức thực hiện tốt
- Trẻ biết quan tâm đến bạn bè
- Trẻ phát hiện bạn vắng trong ngày, biết nguyên nhân vì sao bạn vắng
- Cô thông báo 3 tiêu chuẩn bé ngoan, phân tích và động viên trẻ thực hiện tốt
 1/ Biết nói dạ thưa
 2/ Rửa tay không làm ướt áo 
 3/ Hăng hái phát biểu
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thứ 2
- Trò chuyện về con voi
- Chơi trò chơi: 
Tập làm voi con
- Chơi tự do: Ném bóng, đá bóng, chọi lon, thảy vòng, xếp hình bằng hột hạt, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm các bộ phận, thức ăn, nơi sống...của con voi.
* Kỹ năng:
- Qua trò chuyện trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. 
- Thông qua hoạt động ngoài trời phát triển vận động cho trẻ
* Giáo dục: Giáo dục trẻ không đến gần và chọc phá các con vật nguy hiểm.
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Bài đồng dao “ Con voi”, mũ con voi
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, bóng, hột, hạt, lá cây, sỏi 
* Hướng dẫn:
- Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, cho trẻ dạo quanh sân trường
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? Ánh nắng có lợi gì cho sức khỏe?
Cô giáo dục trẻ tắm nắng vào buổi sáng giúp cơ thể khỏe mạnh
Lắng nghe- lắng nghe
Cô đọc câu đố:	Bốn chân như bốn cột nhà
 	Hai tai ve vẩy, hai ngà trằng phau
 Vòi dài vắt vẻo trên đầu
	Trong rừng thích sống với nhau từng đàn
 Là con gì? ( Con voi)
+ Con voi gồm có các bộ phận gì?
+ Tai voi như thế nào? Dùng để làm gì?
+ Voi dùng gì để hút nước? Vòi của voi như thế nào?
+ Voi sống ở đâu? Thức ăn của voi là gì?
+ Các con thấy voi chưa? Thấy voi ở đâu?
Cô nói: Ở miền núi, voi giúp mọi người kéo gỗ; ngoài ra, voi còn làm xiếc rất giỏi. Nhưng voi là con vật rất to vì vậy các con không nên đến gần và chọc phá chúng.
- Chơi vận động: “ Tập làm voi con”
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
+ Cách chơi: trẻ làm các động tác của chú voi theo lời bài đồng dao “ Con voi”
+ Luật chơi: bạn nào làm chưa chính xác sẽ ra ngoài 1 lượt chơi
Cho trẻ chơi vài lần
Cô nhận xét trò chơi
Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ lên lớp rửa chân, tay. Nghỉ
Thứ 3
- Trò chuyện về con sư tử
- Chơi trò chơi: 
Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do: Xếp hột,hạt, đá bóng, chọi lon, thảy vòng, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm các bộ phận, thức ăn, nơi sống...của con sư tử
* Kỹ năng: 
- Qua trò chuyện trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động giúp phát triển vận động, cơ thể khỏe mạnh
* Giáo dục: Giáo dục trẻ không đến gần và chọc phá các con vật nguy hiểm.
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Mũ mèo, mũ chuột
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, hột, hạt, lá cây, sỏi 
* Hướng dẫn:
- Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, dẫn trẻ dạo quanh sân trường
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? Ánh nắng có lợi gì cho sức khỏe?
Cô giáo dục trẻ nắng vào buổi sáng tốt cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe
Cả lớp hát “ Trời nắng- trời mưa”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát có con vật gì?
+ Thỏ sống ở đâu?
+ Trong rừng còn có con vật gì nữa ?
+ Các con có biết con sư tử không?
+ Sư tử gồm có các bộ phận nào?
+ Chúng sống ở đâu? Thức ăn của sư tử là gì?
+ Sư tử là con vật như thế nào?
Cô nói: Sư tử là con vật hung dữ, vì vậy các con phải tránh xa và không chọc phá chúng.
- Chơi vận động: “ Mèo đuổi chuột”
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
Tổ chức cho trẻ chơi vài lần
Cô nhận xét trò chơi
Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ lên lớp rửa chân, tay. Nghỉ
Thứ 4
- Trò chuyện về con hươu cao cổ
 Chơi trò chơi: 
Con quạ và gà con
- Chơi tự do: Xếp hình bằng hột hạt, tung bóng, đá bóng, chọi lon, thảy vòng, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm các bộ phận, thức ăn, nơi sốngcủa con hươu cao cổ
* Kỹ năng: 
- Qua trò chuyện trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người
- Thông qua hoạt động ngoài trời rèn vận động cho trẻ
* Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu quý các con vật và không chọc phá chúng. 
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Mũ quạ và mũ gà con
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, hột, hạt, lá cây, sỏi, lon sữa, bóng, vòng
* Hướng dẫn:
- Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, cho trẻ dạo quang sân trường
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? Ánh nắng có lợi gì cho sức khỏe? 
Cho trẻ hít thở không khí buổi sáng, giáo dục trẻ tắm nắng vào buổi sáng giúp xương chắc khỏe
Cô đọc câu đố: Con gì cổ dài
 Ăn lá trên cao
 Da lốm đốm sao
 Sống trên đồng cỏ? ( Con hươu cao cổ)
+ Hươu cao cổ sống ở đâu?
+ Cơ thể có các bộ phận nào?
+ Thức ăn của chúng là gì?
+ Hươu cao cổ có cái cổ như thế nào ?
Cô nói: bởi vì hươu cao cổ có cái cổ rất dài nên chúng thường ăn lá trên những cây to. Hươu cao cổ là động vật hiền lành nên các con phải yêu quý và không chọc phá chúng nhen!
- Chơi vận động: “ Con quạ và gà con”
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
+ Luật chơi: Chú gà nào bị quạ bắt sẽ ra ngoài 1 lượt chơi
+ Cách chơi: 1 bạn làm quạ, các bạn còn lại làm gà con. Khi gà con đi ăn thì quạ xuất hiện, những chú gà con phải chạy thật nhanh về nhà.
Tổ chức cho trẻ chơi vài lần
Cô nhận xét trò chơi
- Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
- Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ lên lớp rửa chân, tay. Kết thúc./.
Thứ 5
- Trò chuyện về con hổ
- Chơi trò chơi: 
Tập làm voi con
- Chơi tự do: Chơi ném bóng, thảy vòng, tung bóng, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm các bộ phận, thức ăn, nơi sốngcủa con hổ
* Kỹ năng: 
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
- Phát triển vận động thông qua các trò chơi ngoài trời
* Giáo dục: Giáo dục trẻ không đến gần và chọc phá các con vật nguy hiểm
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, hột, hạt, lá cây, sỏi, bóng, vòng
* Hướng dẫn:
Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, cô dẫn trẻ ra sân
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? Thời tiết hôm nay có mát mẻ không?
Vậy chúng ta cùng đi tham quan vườn hoa nha! Vừa đi vừa nhắc trẻ hít thở đều
+ Các con có đi Sở thú bao giờ chưa?
+ Trong Sở thú có gì? 
+ Bạn nào đã thấy con hổ?
+ Hổ gồm có các bộ phận nào?
+ Da của hổ có gì?
+ Hổ sống ở đâu? Thức ăn của hổ là gì?
+ Hổ là con vật như thế nào?
Cô nói: Hổ là con vật hung dữ, vì vậy các con phải tránh xa và không chọc phá chúng.
- Chơi vận động: “ Tập làm voi con”
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
+ Cách chơi: trẻ làm các động tác của chú voi theo lời bài đồng dao “ Con voi”
+ Luật chơi: bạn nào làm chưa chính xác sẽ ra ngoài 1 lượt chơi
Tồ chức cho trẻ chơi vài lần
Cô nhận xét trò chơi
Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ rửa tay, chân sạch sẽ. 
Thứ 6
- Trò chuyện về con khỉ
- Chơi trò chơi: 
Con quạ và gà con
- Chơi tự do: Chơi với lá cây, xếp hình bằng hột hạt, thảy vòng, ném bóng, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm các bộ phận, thức ăn, nơi sốngcủa con khỉ
* Kỹ năng: 
- Trẻ dùng ngôn ngữ mạch lạc trả lời các câu hỏi của cô
- Phát triển vận động thông qua các trò chơi ngoài trời
* Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu quý và không chọc phá các con vật
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Mũ quạ và mũ gà
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, hột, hạt, lá cây, sỏi, bóng, vòng
* Hướng dẫn:
Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, cô dẫn trẻ ra sân
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? Ánh nắng có lợi gì cho chúng ta?
Cô giáo dục trẻ tắm nắng vào buổi sáng giúp xương chắc khỏe
Cả lớp hát “ Ta đi vào rừng xanh”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát có những con vật nào?
+ Bạn nào biết con khỉ?
+ Con khỉ có các bộ phận nào?
+ Khỉ sống ở đâu? Thức ăn của khỉ là gì?
+ Các con thích con khỉ không?
+ Nếu thấy khỉ các con phải làm gì?
Cô giáo dục trẻ yêu quý và không chọc phá các con vật
- Chơi vận động: “ Con quạ và gà con”
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
Tổ chức cho trẻ chơi vài lần
Cô nhận xét trò chơi
Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ rửa tay, chân sạch sẽ 
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Góc phân vai
Cửa hàng 
tranh động vật
v Yêu cầu:
- Trẻ biết phân vai chơi: người bán và người mua
- Trẻ trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ của mình
- Trẻ hứng thú khi tham gia chơi
- Giáo dục trẻ chơi ngoan, không giành đồ chơi với bạn
v Chuẩn bị: 
Bàn, ghế, giá treo tranh, tranh các loài động vật, tiền...
v Gợi ý: 
Các con sẽ tự phân vai chơi: người bán và người mua. Khi người mua đến cửa hàng thì người bán phải đón tiếp vui vẻ và hỏi người mua muốn mua tranh gì? Khi nhận tranh và nhận tiền thì phải biết nói cảm ơn.
Khi chơi các con phải như thế nào?
Góc xây dựng
Sở thú
v Yêu cầu:
- Trẻ biết những đồ vật, con vật cần có trong mô hình Sở thú
- Trẻ biết tự phân công việc cho các bạn trong nhóm chơi 
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong khi chơi, rèn cơ tay
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn công trình
v Chuẩn bị: 
Hàng rào, hộp sữa susu, cổng, mô hình nhà, ghế đá, thú nhựa
v Gợi ý: 
Các con sẽ phân công người xây, người chở gạch. Các con xây xong hàng rào rồi đặt nhà,ghế đá, thú nhựa ...vào công trình.
Khi xây con nhớ xây ngay ngắn, trật tự, phân bố các đồ chơi phù hợp. Xây xong giữ gìn công trình.
Góc học tập
Xem sách theo chủ đề; chơi lô tô tranh bù chỗ thiếu; kidsmart 
v Yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, nơi sống của một số con vật
- Rèn óc quan sát, khả năng tư duy trong khi chơi
- Giáo dục trẻ chơi không la hét, xô đẩy bạn.
v Chuẩn bị: 
Sách về động vật; lôtô bù chỗ thiếu chủ đề động vật; trò chơi kidmart
v Gợi ý: các con sẽ chơi lô tô bù chỗ thiếu về chủ đề động vật; chơi kidmart và xem sách về các con vật
Khi chơi các con nhớ phải biết nhường nhịn bạn, không giành đồ chơi với bạn
Góc nghệ thuật
Tô màu, cắt dán các con vật sống trong rừng
v Yêu cầu:
- Trẻ biết đặc điểm của một số con vật sống trong rừng.
- Trẻ tô màu, cắt dán khéo léo không lem ra ngoài
- Rèn sự khéo léo đôi tay trẻ để tạo sản phẩm
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
v Chuẩn bị: 
Hình rỗng một số con vật sống trong rừng, bút màu, kéo, hồ dán...
v Gợi ý: 
Các con sẽ dùng bút màu để tô màu, sau đó cắt dán một số con vật sống trong rừng thật đẹp nhé!
Khi tô các con phải nhẹ tay, không tô lem ra ngoài
Sau khi cắt bỏ rác vào rổ, không vứt xuống đất
Góc thiên nhiên
Xếp hình các con vật
v Yêu cầu:
- Trẻ biết chọn hột, hạt phù hợp để xếp vào bức tranh các con vật
- Trẻ biết phối hợp với bạn cùng chơi
- Giáo dục trẻ chơi không la hét, không giành đồ chơi với bạn
v Chuẩn bị: 
Tranh rỗng, các loại hột, hạt
v Gợi ý : 
Các con sẽ dùng các loại hột, hạt để xếp hình các con vật.
Khi chơi các con phải biết nhường nhịn nhau.
Không bỏ hột, hạt vào mũi, miệng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thứ 2: 
HĐTTVS
Xếp quần áo 
* Kiến thức: 
- Trẻ biết lợi ích của việc xếp quần áo gọn gàng
- Tác hại của việc ở không ngăn nắp, gọn gàng
* Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện thành thạo thao tác “ Xếp quần áo”
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô giúp phát triển ngôn ngữ.
* Giáo dục: 
Giáo dục trẻ biết cất giữ quần áo gọn gàng
* Chuẩn bị: 
Quần áo của trẻ, rổ
* Hướng dẫn:
Cả lớp hát “ Lại đây múa hát cùng cô” tập trung trẻ lại
Trời tối- trời sáng
+ Cô đố các con đây là gì?
+ Quần áo dùng để làm gì?
+ Những bộ quần áo này như thế nào?
+ Vậy phải làm gì để quần áo gọn gàng?
+ Bạn nào còn nhớ thao tác Xếp quần áo?
Cho trẻ xung phong lên thực hiện thao tác “ Xếp quần áo”
Cô Mi xuất hiện với 1 rổ quần áo
+ Các con thấy cô Mi đang cầm gì?
+ Vậy bây giờ các con hãy giúp cô Mi xếp những bộ quần áo này thật gọn gàng nhé!
Tổ chức cho trẻ thi đua thực hiện thao tác với trò chơi “ Ai nhanh ai khéo?”
+ Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là xếp thật gọn gàng những

File đính kèm:

  • docGiao_an_nam_hoc_20152016_tuan_29_chu_de_the_gioi_dong_vat.doc