Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 11 - Trường mầm non Tân Quan

- Đón trẻ: nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ.

- Trò chuyện đầu giờ: Trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo

- Giáo dục cháu yêu quý, kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.

- Trẻ chơi theo ý thích .

- Cho trẻ tập thể dục sáng tháng11, theo nhạc bài: Lại đây với cô.

- Lắng nghe cô giảng bài.

- Giờ ăn không nói chuyện.

- Ăn sạch sẽ không rơi vãi.

- Trò chuyện về ngày lễ 20/11.

- Trò chuyện về một số cách trang trí ngày 20/11.

- Trò chuyện về công việc của cô giáo.

- Quan sát, trò chuyện ngôi trường của bé.

- Trò chuyện về các đồ dùng dạy học của cô giáo.

+ Chơi các trò chơi: Ném bóng, Chuông reo ở đâu?, nhảy dây .

 

doc30 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 11 - Trường mầm non Tân Quan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 11
CHỦ ĐỀ: CÔ GIÁO CỦA EM
Thực hiện từ 11 đến 15/11/2019
Mục tiêu cụ thể
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
1. Phát triển thể chất:
5. Trẻ thực hiện được bài vận động tung bóng.
- Tung bóng lên cao và bắt.
- TDS: Tập theo bài : Lại đây với cô.
- HĐH: Trẻ thực hiện được bài vận động: Tung bóng lên cao và bắt.
2. Phát triển tình cảm – xã hội:
33. Trẻ biết mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
- Mạnh dạn xin phát biểu ý kiến. Nói to, rõ ràng và trả lời một cách lưu loát không sợ sệt, rụt rè
- Các HĐ trong ngày, khi giao tiếp: Trẻ mạnh dạn nói ý kiến của bản thân. Nói to, rõ ràng và trả lời một cách lưu loát không sợ sệt, rụt rè
3.Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
74. Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- Chọn sách để “Đọc” và xem.
- Đón trẻ: Trẻ biết xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- HĐH: Thơ: Cô giáo của em
- Hoạt động ở các khu vực chơi: 
+ Trẻ biết chọn sách, amlbum để đọc và xem.
4.Lĩnh vực phát triển nhận thức.
94. Trẻ kể và nói được ý nghĩa của lễ hội, danh lam thắng cảnh.
- Các hoạt động trong ngày lễ: lễ hội trung thu, ngày khai giảng năm học (5/9), ngày nhà giáo Việt Nam (20/11); ngày 8/3
- Đón trẻ: Trò chuyện, xem một số hình ảnh về ngày 20/11.
- HĐNT: Trò chuyện về ngày 20/11, về công việc, đồ dùng của cô giáo
- HĐH: Tìm hiểu về ngày 20/11. 
- Hoạt động ở các khu vực chơi: 
 + Trẻ thể hiện tốt vai chơi: Cô giáo
98. Trẻ biết cách tách, gộp 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.
- So sách số lượng ba nhóm trong phạm vi 10
- HĐH: So sánh hơn kém, thêm bớt số lượng trong phạm vi 7.
5.Lĩnh vực Phát triển thẫm mỹ.
107. Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.
- Vận động nhịp nhàng phụ hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa).
- HĐH: Vận động múa bài hát: cô giáo miền xuôi
- Hoạt động ở các khu vực chơi: 
Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc khi tham gia biểu diễn văn nghệ.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 11
CHỦ ĐỀ: CÔ GIÁO CỦA EM
Thực hiện từ 11 đến 15/11/2019
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng.
- Đón trẻ: nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ.
- Trò chuyện đầu giờ: Trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo
- Giáo dục cháu yêu quý, kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
- Trẻ chơi theo ý thích .
- Cho trẻ tập thể dục sáng tháng11, theo nhạc bài: Lại đây với cô.
Tiêu chuẩn bé ngoan
- Lắng nghe cô giảng bài.
- Giờ ăn không nói chuyện.
- Ăn sạch sẽ không rơi vãi.
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về ngày lễ 20/11.
- Trò chuyện về một số cách trang trí ngày 20/11.
- Trò chuyện về công việc của cô giáo. 
- Quan sát, trò chuyện ngôi trường của bé.
- Trò chuyện về các đồ dùng dạy học của cô giáo.
+ Chơi các trò chơi: Ném bóng, Chuông reo ở đâu?, nhảy dây ...
Hoạt động học
KPKH
Tìm hiểu về ngày 20/11
PTTC
Tung bóng lên cao và bắt.
PTTM
VĐ múa: Cô giáo miền xuôi
PTNN
Thơ: Cô giáo của em
PTNT
So sánh hơn kém, thêm bớt số lượng trong phạm vi 7.
Hoạt động ở các khu vực chơi
33. Trẻ biết mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
- KV Phân vai: Trò chơi: Gia đình, cô giáo.
- KV Xây dựng: Xây dựng trường học.
- KV Nghệ thuật: Tô màu các dụng cụ các nghề, tô màu tranh cô giáo, in hoa, xâu dây hoa, làm thiệp tặng cô. Nghe nhạc nhẹ về chủ đề.
- KV Học tập: Chơi tranh bù chỗ thiếu, tranh so hình, ghép tranh cô giáo. Chơi ô ăn quan, tô màu chữ cái rỗng, ghép chữ cái xốp. In chữ số. Chắp ghép các hình hình học. Xem sách, anbum, xem tranh đọc chuyện về chủ đề.
- KV Thiên nhiên: Chăm sóc cây, chơi với nước với cát.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay đúng các bước.
- Nhắc trẻ rửa tay xong lấy khăn tổ lau tay, lấy khăn cá nhân lau mặt.
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn cơm.
- Nhắc trẻ cách ngồi ăn đúng tư thế, giáo dục dinh dưỡng có trong thức ăn, trong bữa ăn. Động viên trẻ ăn hết suất, khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không làm rơi vãi cơm.
- Ăn xong biết đi đánh răng, rửa mặt.
- Nhắc trẻ cách trải nệm, gối đúng cách. Ngủ đúng giờ nam nữ ngủ riêng
- Ngủ dậy cho trẻ vệ sinh , ăn xế.
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Làm thiệp tặng cô
- LQ bài hát: Cô giáo miền xuôi 
- Dạy TTVS: “Lau mặt khi có mồ hôi”
- LQ bài thơ: Cô giáo của em 
- BDVN cuối tuần.
Dạy trể DTTS nói tiếng việt
Dạy trẻ học TV qua các từ: Côgiáo, trường mầm non, học sinh.
Dạy trẻ học TV qua bài hát: Cô giáo miền xuôi.
Dạy trẻ học TV qua bài thơ: Cô giáo của em.
Dạy trẻ học TV qua chuyện: món quà của cô giáo.
Dạy trẻ học TV qua câu đố về nghề.
Nêu gương, trả trẻ
- Trẻ đọc thuộc 3 TCBN. 
- Giải thích cho trẻ hiểu nội dung yêu cầu của các TCBN. Hướng dẫn và nhắc nhở trẻ thực hiện.
- Cho trẻ nêu gương, cắm cờ.
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ.
- Dọn dẹp đồ chơi, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “Chào cô”, “chào các bạn”.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Thông báo tình hình trong ngày của trẻ tới phụ huynh.
Lễ giáo
- Giáo dục lễ phép
- Dạy trẻ biết thưa gửi lễ phép với người lớn, biết yêu thương và làm theo lời người lớn, biết cảm ơn khi người lớn giúp việc hoặc bất cứ ai cho một cái gì? Biết xin lỗi khi làm phiền người khác.
- Không hỏi khi người lớn đang có khách. Nếu cần phải xin phép hoặc nói nhỏ.
- Khi người lớn hỏi đến ai thì người đó trả lời, không được trả lời thay bạn, không nói trống không.không nói leo theo cô.
- Biết xin phép người lớn khi muốn làm việc gì ngoài quy định của người lớn.Lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy cô, và lễ phép với mọi người xung quanh.
Ngày thứ nhất, 11/11/2019
NGÀY HỘI CỦA CÔ
I/ Mục tiêu:
94. Trẻ kể và nói được ý nghĩa của lễ hội, danh lam thắng cảnh. Trẻ biết ngày 20/11 là ngày nhà giáo việt nam. Biết được công việc, một số hoạt động của cô ngày 20/11.
- Rèn kỹ năng nói mạch lạc, lưu loát khi trả lời cô. Phát triển tư duy, trí nhớ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ lòng kính trọng, biết ơn cô giáo, thầy giáo.
II/ Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô :
- Tranh về giờ học của bé
- Tranh lễ kỉ niệm ngày 20/11,
- Tranh các bạn biểu diễn văn nghệ,
- Tranh các bạn tặng hoa cô giáo.
- Lô tô ngày 20-11, vòng
- 3 hộp quà
+ Đồ dùng của trẻ:
- Lô tô tranh về giờ học của bé
- Lô tô tranh lễ kỉ niệm ngày 20/11,
- Lô tô tranh các bạn biểu diễn văn nghệ,
- Lô tô tranh các bạn tặng hoa cô giáo
- Bảng gài, rổ
III/ Kế hoạch hoạt động:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1.ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG.
- Cô đến lớp vui vẻ đón cháu, cháu lễ phép chào ba mẹ, chào cô.
- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình học tập sức khỏe của trẻ.
- Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần
- Trò chuyện về công việc của cô giáo
- Gợi hỏi để cháu trò chuyện về tình cảm của mình đối với cô giáo.
- Giáo dục cháu yêu quý ,kính trọng,vâng lời cô giáo.
- Cho trẻ thể dục sáng của tháng 11 theo nhạc bài: Lại đây với cô.
2.CHƠI NGOÀI TRỜI.
Ngày 20/11
* Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày lễ 20/11
- Cô giáo thì được gọi là nghề gì vậy các con ?
- Công việc hàng ngày của cô là gì?
- Sắp đến ngày hội vui của các cô rồi, các con có biết đó là ngày gì không?
-  Đấy là ngày "Nhà giáo Việt Nam".
- Cô cho trẻ cùng gọi tên ngày "Nhà giáo Việt Nam".
- Thế ngày nhà giáo Việt Nam là ngày mấy tháng mấy? (20/11).
- Trong ngày lễ có các hoạt động gì?
=> Để nhớ ơn quý thầy cô giáo, hằng năm vào ngày 20/11 người UBND xã tổ chức  ngày tết, ngày lễ trọng đại chỉ để dành riêng cho bậc thầy cô - người đã có công dạy dỗ các cháu nên người đấy các con ạ!trong ngày lễ thì có các hoạt động như múa hát tặng các thầy cô,làm báo tường,thi kể chuyệncác bạn còn tặng hoa chúc cô giáo
* Hoạt động 2: Hoạt động tập thể: 
+ TCVĐ: Ném bóng (Sách tuyển chọn thơ truyện, trò chơi 5-> 6 tuổi)
+ TCDG: Cắp cua
- Luật chơi : Cắp được nhiều và không bi rớt ra ngoài thì thắng.
- Cách chơi: Hai tay trẻ nắm lại, đan các ngón vào nhau, hai ngón tay trỏ duỗi ra làm càng cua cắp đúng viên sỏi mình cần cắp. Khi cắp phải khéo léo, không để cho ngón tay chạm vào viên sỏi khác, nếu bị chạm sẽ phải thả viên sỏi đó xuống và cắp lại. đội nào cắp hết sỏi trước thì thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi tự do với cát, sỏi, đá.
- Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh sạch sẽ.
3.HOẠT ĐỘNG HỌC.
Khám phá khoa học:
Ngày hội của cô
* Hoạt động 1: Ngày đầu tiên đi học
- Cô mở băng bài: “Ngày đầu tiên đi học”
- Các con hát bài hát nói về ai?
- Lúc nhỏ khi cha mẹ chưa đưa con đi học con biết trường mẫu giáo không? Có biết cô, biết bạn, biết múa hát, đọc thơ không?
- Muốn biết ta phải làm gì?
- Ngày đầu tiên đi học con gặp ai?
- Cô giáo đã làm gì cho con?
- Thế cô giáo làm nghề gì?
- Vậy các con có biết ngày 20-11 là ngày gì không?
- Nghề dạy học là nghề được mọi người yêu quý. Và hàng năm người ta làm gì để nhớ ơn các thầy cô, bây giờ cô cháu ta cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé!
*Hoạt động 2: Ngày 20/11
* Cho trẻ quan sát tranh giờ học của bé
- Các con nhìn thấy bức tranh này có gì?
- Cô giáo đang làm gì? Cô đọc từ dưới tranh. Cho trẻ đọc từ dưới tranh
- Cô giáo đang dạy các con môn gì?
- Các bạn ngồi trong lớp ngồi như thế nào?
=> Cô chốt lại: Trong bức tranh có cô giáo đạng dạy các con giờ văn học đấy, các bạn rất là chăm chú lắng 
- Giáo dục: Trong giờ học các con phải lắng nghe cô giáo giảng bài như các bạn ở trong bức tranh.
* Cô cho trẻ quan sát tranh lễ kỉ niệm ngày 20-11
- Các con xem ngày lễ con thấy cô giáo có đẹp không? Ăn mặc như thế nào? 
- Trong tranh các cô giáo mặc đồng phục gì? 
- Có cô thì cầm gì trên tay?
- Còn bạn nhỏ đang làm gì đây? (À đang cầm giấy khen trên tay vì đạt được thành tích học tập trong ngày nhà giáo việt nam 20-11)
- Trong ngày này còn có ai đến dự nữa không ? 
- Bác Đại biểu đang tặng gì cho cô Hiệu Trưởng đây?
- Ngoài ra còn có ai nữa?
- Theo con thì con chúc thầy cô như thế nào ?
- Giáo dục: Trẻ biết yêu quý các Thầy, cô giáo.
* Cho trẻ quan sát bức tranh các bạn biểu diễn văn nghệ
- Các con nhìn thấy bức tranh này có gì?
- Các bạn đang làm gì? 
- Các bạn múa hát như thế nào?
=> Cô chốt lại: Trong bức tranh có các bạn nhỏ múa hát rất là giỏi, 
* Cho trẻ quan sát bức tranh các bạn tặng hoa cô giáo
- Các con nhìn thấy bức tranh này có gì?
- Các bạn đang làm gì? 
- Tặng hoa cô giáo nhân ngày gì?
- Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức vào ngày nào?
- Tại sao mọi người lại tổ chức ngày lễ này?
- Ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam, ngày tết của thầy cô. Để ghi nhớ công ơn của các thầy cô đã ra sức dạy dỗ thế hệ trẻ nên người, nên mọi người đã chọn ngày 20/11 là ngày kỉ niệm để thể hiện sự biết ơn của mình. Hằng năm cứ đến ngày 20-11 là tất cả các trường học trong cả nước lọng trọng tổ chức lễ hội chúc mừng các thầy giáo, cô giáo, các thầy cô giáo thì thi đua dạy tốt, còn học trò thì thi đua học tốt, thi văn nghệ đó các con.
+ Giáo dục:
- Cô giáo như mẹ hiền, ở nhà các con được cha mẹ chăm sóc, đến trường được cô giáo yêu thương dạy dỗ. Làm thế nào để đền đáp công ơn của thầy cô? Các con biết không? Đối với các cô không có niềm vui nào bằng niềm vui được thấy các con chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời cô và đạt được nhiều thành tích trong học tập. 
- Nhân dịp này cô cũng chúc các con có nhiều sức khỏe, chăm ngoan học giỏi để cho thầy cô và cha mẹ vui lòng và tự hào về các con.
 * Hoạt động 3: Vui cùng cô giáo 
+ Trò chơi 1: Ai nhanh hơn"
- Luật chơi: Mỗi lượt bật chỉ được chọn 1 băng giấy.
- Cách chơi: 3 đội chơi thi đua, lần lượt từng cháu ở mỗi đội bật lên 2 vòng thể dục lên nhặt 1 băng giấy có ghi ngày "20/11" dán lên bảng của đội mình rồi chạy về cuối hàng, đến lượt bạn khác lên chơi. Chơi cho đến khi trò chơi kết thúc và thời gian là một bản nhạc, đội nào dán được nhiều băng giấy, có ghi ngày 20/11 nhiều hơn thì đội đó thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Chơi xong hỏi: "Ngày 20/11" là ngày gì các con?
- Tổng kết khen đội thắng cuộc.
+T/C: Những tấm thiệp xinh
- Cô chuẩn bị bút màu, giấy vẽ cho các cháu vẽ hoa, quà tặng cô giáo vào ngày 20/11.
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu. Sau đó viết các lời chúc mừng cô giáo nhân ngày 20/11.
- Cho một trẻ làm cô giáo các cháu mang tấm tranh, thiệp tặng cô giáo, cô tập cho trẻ các lời chúc cô giáo trong ngày 20/11.
4.HĐ Ở CÁC KHU VỰC
CHƠI
Bé vui chơi
1/ Giới thiệu buổi chơi:
- Cho trẻ hát : Cô giáo em”
- Bài hát con vừa hát nói về ai?
- Cô đã dạy con những gì?
- Cô có yêu thương con không?
- Sắp đến ngày hội vui của các cô rồi, các con có biết đó là ngày gì không?
- Thế ngày nhà giáo Việt Nam là ngày mấy tháng mấy? (20/11).
Cô nói: Trong buổi chơi hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thể hiện các trò chơi về chủ đề “cô giáo em” nhé! Các con thích chơi những trò chơi gì? (Trẻ trả lời). 
Cô gợi ý cho các con 1 số trò chơi như sau: (cô giới thiệu các khu vực chơi chơi, trẻ đi về khu vực chơi chơi mình yêu thích) 
2/ Trong khi chơi:
- KV Phân vai (TT): Trò chơi: Gia đình, cô giáo.
- KV Xây dựng: Xây dựng trường học.
- KV Nghệ thuật: Tô màu các dụng cụ các nghề, tô màu tranh cô giáo, in hoa, xâu dây hoa, làm thiệp tặng cô. Nghe nhạc nhẹ về chủ đề.
- KV Học tập: Chơi tranh bù chỗ thiếu, tranh so hình, ghép tranh cô giáo. Chơi ô ăn quan, tô màu chữ cái rỗng, ghép chữ cái xốp. In chữ số. Chắp ghép các hình hình học. Xem sách, anbum, xem tranh đọc chuyện về chủ đề.
- KV Thiên nhiên: Chăm sóc cây, chơi với nước với cát.
- Bây giờ các con về khu vực chơi mà con thích. Khi chơi các con nhớ không tranh giành đồ chơi, phải đoàn kết nhóm chơi và không được ồn ào, hoàn thành vai chơi và sản phẩm của mình 
- Trẻ tự phân vai chơi: Trẻ thảo luận cách chơi và thể hiên vai chơi của từng trò chơi
- Cô theo dõi, bao quát, quan sát hoạt động chơi của trẻ, kịp thời sửa sai và nhắc nhở trẻ. Gợi ý trẻ biết liên kết các vai chơi với nhau
3/ Kết thúc
- Cô nhận xét từng góc chơi riêng biệt
- Nhận xét những điểm nổi bật sáng tạo của trẻ
- Cho trẻ dọn đồ dùng gọn gàng
5.ĂN, NGỦ
- Cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay đúng các bước.
- Nhắc trẻ rửa tay xong lấy khăn tổ lau tay, lấy khăn cá nhân lau mặt.
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn cơm.
- Nhắc trẻ cách ngồi ăn đúng tư thế, giáo dục dinh dưỡng có trong thức ăn, trong bữa ăn. Động viên trẻ ăn hết suất, khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không làm rơi vãi cơm.
- Ăn xong biết đi đánh răng, rửa mặt.
- Nhắc trẻ cách trải nệm, gối đúng cách. Ngủ đúng giờ nam nữ ngủ riêng
- Ngủ dậy cho trẻ vệ sinh , ăn xế.
6.HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
Tấm thiệp mừng cô
* Làm thiệp tặng cô
 - Cô cho trẻ hát bài: Cô giáo em. 
- Đàm thoại cùng trẻ về bài hát.
- Đàm thoại cùng trẻ về ngày 20/11.
- Hướng dẫn trẻ làm những tấm thiệp để chúc mừng cô.
* Dạy trẻ DTTS học TV.
7. NÊU GƯƠNG, TRẢ TRẺ
- Cho trẻ hát ổn định.
- Cho trẻ sửa sang lại đầu tóc, quần áo gọn gàng.
- Cho trẻ nhắc lại 3 TCBN.
- Cô tóm tắt lại nội dung 3 TCBN.
- Cô và trẻ cùng nhận xét viêc thực hiện 3 TCBN trong ngày của trẻ.
- Cô nhận xét cả trẻ ngoan và chưa ngoan để nêu ra những ưu nhược điểm của từng trẻ.
- Sau đó cô cho trẻ cắm cờ.
- Cô mời trẻ ngoan lên nhận cờ và cắm cờ cho cả lớp khen. Tiếp tục nhận xét trong tổ và tiến hành cắm cờ tổ.
- Nhận xét tổng quát buổi nêu gương.
- Dọn dẹp đồ chơi, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “Chào cô”, “chào các bạn”.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Thông báo tình hình trong ngày của trẻ tới phụ huynh.
8.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Ngày thứ hai, 12/11/2019
TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT
I/ Mục tiêu:
+ 5. Trẻ thực hiện được bài vận động tung bóng. Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng mắt nhìn theo bóng. Không ôm bóng vào người.
+ Rèn kỹ năng của tay, mắt, sự nhanh nhẹn, chú ý có chủ định, thực hiện đúng động tác tung bóng, bắt bóng, tham gia chơi tốt Tc theo yêu cầu của cô.
+ Giáo dục trẻ tích cực hoạt động, tính kiên trì, đoàn kết.
II/ Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: 5-6 quả bóng, lôtô.
- Nhạc tập thể dục.
- Nhạc một số bài hát về chủ đề.
+ Đồ dùng của trẻ: Bóng, rổ
III/ Kế hoạch hoạt động:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1.ĐÓN THỂ DỤC SÁNG TRẺ.
- Cô đến lớp vui vẻ đón cháu, cháu lễ phép chào ba mẹ, chào cô.
- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình học tập sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ xem album , đọc chuyện 
- Giáo dục trẻ giữ gìn sách cẩn thận,lật giở từng trang sách,không xé ,vẽ bậy vào sách.
và ở nhà
- Cho trẻ thể dục sáng của tháng 11 theo nhạc bài: Lại đây với cô.
2.CHƠI NGOÀI TRỜI.
Đồ dùng của cô giáo
1/ Trò chuyện về các đồ dùng dạy học của cô giáo
-Cho trẻ đi dạo xung quanh sân trường hít thở không khí, trò chuyện về thời tiết trong ngày. Nhắc nhở trẻ trước khi ra sân.
-Cô cho trẻ xem một số tranh ảnh vẽ về dụng cụ của nghề dạy học.
+ Khi cô giáo đi dạy học cần phải có những đồ dùng gì?
+ Con hãy kể các đồ dùng dạy học của cô giáo?
+ Các dụng cụ dạy học của cô giáo làm bằng chất liệu gì?
+ Cây bút dùng làm gì ?Trống lắc dùng làm gì ..
+ Ngòai những đồ dùng này con còn biết những đồ dùng gì ?
+ Khi tới lớp những đồ dùng của cô giáo các cháu có được nghịch phá khộng ?
+ Các cháu phải làm gì cho trường lớp luôn sạch sẽ.?
2/ Hoạt động tập thể: 
- TCVĐ: Nhảy dây (Sách tuyển chọn thơ truyện, trò chơi 5-> 6 tuổi )
- TC dân gian: “Ô ăn quan”. (Sách thơ, truyện, bài hát cho trẻ 5-6 tuổi, trang 25)
- Cho trẻ chơi tự do với đất, cát.
- Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh sạch sẽ.
3.HỌC.
Thể dục
Tung bóng lên cao và bắt
* Hoạt động 1: Bé khỏe bé ngoan
- Cho c/c đọc bài thơ “ cô giáo của em”
- C/c vừa đọc bài thơ tên gì?
- Bài thơ có nhắc tới ai?
- C/c có yêu cô giáo không?
- Vậy c/c có nghe lời cô giáo không ?
- Cô giáo dạy c/c những gì?
- Cô dạy c/c phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không ăn uống một số thứ có hại cho sức khỏe: bánh kẹo không an toàn nhiều phẩm màu xanh đỏ, không uống nước lạnh 
-Cho trẻ xem tranh ảnh trên parabol.ngoài ra cô còn dạy c/c giữ gìn,rèn luyện sức khỏe bằng cách thường xuyên tập thể dục.
- Vậy hôm nay, c/c cùng cô tập 1 bài thể dục để cơ thể khỏe mạnh nhé!
* Hoạt động 2: Bé yêu thể dục.
+Cùng khởi động: Cho trẻ chuyển đội hình đi vòng tròn các kiểu chân.sau đó chuyển về hàng ngang.(theo nhạc bài Cô giáo em)
+ Ai khéo léo: Tập theo nhạc bài “Cô giáo miền xuôi ” .
+ Thở: Thổi bong bóng (2 lần * 8 nhịp)
+ ĐT tay: Tay đưa ra phía trước, sang ngang (4 lần * 8 nhịp)
+ ĐT chân: Khuỵu gối (2 lần * 8 nhịp)
+ ĐT bụng: Đứng cúi về phía trước (2 lần * 8 nhịp)
+ ĐT bật: Bật tách chân, khép chân. (2 lần * 8 nhịp)
+ Cùng cô luyện tập: ( Chuyển đội hình thành 2 hàng dọc)
* Quả bóng đáng yêu:
- C/c nhìn cô thực hiện động tác nha!
- Lần 2: Kết hợp giải thích rõ ràng.
 Hai tay cầm bóng, chân rộng bằng vai, dùng 2 tay tung bóng lên cao,mắt hướng theo bóng, sau đó bắt bóng bằng 2 tay,sao cho bóng không chạm vào người.
 X X X X X X X X X X X X X X
 X X X X X X X X X X X X X X
Mời 2 trẻ lên làm mẫu, cô nhận xét, sửa sai.
* Thử tài của bé:
- Lần 1: Trẻ thực hiện theo từng nhóm, cô bao quát, sửa sai. (Thực hiện 2-3 lần)
- Lần 2: Cho trẻ thi nhau tung bóng lên cao và bắt bóng.
 Cô nói luật chơi, cách chơi và tiến hành cho trẻ chơi (2-3 lần)
* Trò chơi: Ném bóng vào rổ.
 +Luật chơi: Bóng rơi hoặc ôm vào người là không tính.
+ Cách chơi: Chia trẻ 2 đội ,lần lượt từng trẻ của mỗi đội sẽ tung bóng lên cao và bắt bóng.nếu làm đúng động tác sẽ bỏ bóng vào rỗ , nếu bóng rơi hoặc ôm vào người sẽ bị loại.hết thời gian đội nào có nhiều bóng sẽ thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
4.HĐ Ở CÁC KHU VỰC
CHƠI
Bé vui chơi
1/ Giới thiệu buổi chơi:
- Cho trẻ hát : Cô giáo em”
- Bài hát con vừa hát nói về ai?
- Cô đã dạy con những gì?
- Cô có yêu thương con không?
- Sắp đến ngày hội vui của các cô rồi, các con có biết đó là ngày gì không?
- Thế ngày nhà giáo Việt Nam là ngày mấy tháng mấy? (20/11).
Cô nói: Trong buổi chơi hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thể hiện các trò chơi về chủ đề “cô giáo em” nhé! Các con thích chơi những trò chơi gì? (Trẻ trả lời). 
Cô gợi ý cho các con 1 số trò chơi như sau: (cô giới thiệu các khu vực chơi chơi,

File đính kèm:

  • docLop 5 tuoi tuan 57911_12696459.doc