Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 17 - Chủ đề: Nghề thầy thuốc - Năm học 2018-2019

Góc phân vai: “ Phòng khám Tai – mũi - họng”

Góc xây dựng : Xây hàng rào trường mẫu giáo.

Góc tạo hình : Tô màu tranh bác sĩ, vẽ các đồ dùng của bác sĩ.

Góc âm nhạc : Hát và dẫn chương trình

Góc cát nước : -Những vật thấm nước – không thấm nước

Góc học tập : Lập bảng các đồ dùng của bác sĩ

* Toán: Ôn chữ số từ 1 đến 7

* LQCC: Ôn chữ cái đã học.

Góc sách : Bắt chước hành vi của người cầm sách.

 

docx22 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 17 - Chủ đề: Nghề thầy thuốc - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 17
(TỪ NGÀY 24/12/2018 ĐẾN 28/12/2018)
Hoạt động
Thứ 2
24/12/2018
Thứ 3
25/12/2018
Thứ 4
26/12/2018
Thứ 5
27/12/2018
Thứ 6
28/12/2018
Chủ đề
Nghề Thầy Thuốc
Đón trẻ
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
- Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống.
TDBS
Hô hấp 3, Tay 6, Chân 4, Bụng 4, Bật 4. Tập với bài “Cô và mẹ”
Trò chuyện sáng
Thứ hai “ Mở chủ đề” trò chuyện về chủ đề
Giờ học
Thể dục
- Chuyền bắt bóng bên phải, bên trái – chạy chậm 100m
KPMTXQ
Trò chuyện với trẻ về công việc của bác sĩ
DẠY THƠ:
Làm bác sĩ
LQCC
Làm quen với chữ cái e - y
Âm nhạc dạy hát cháu yêu cô chú công nhân
Ngoài trời
- Trò truyện quan sát một số công việc của cô giáo :
- TCHT: Thi xem ai nhanh
- Vẽ tự do trên sân 
Chơi góc
Góc phân vai: “ Phòng khám Tai – mũi - họng”
Góc xây dựng : Xây hàng rào trường mẫu giáo.
Góc tạo hình : Tô màu tranh bác sĩ, vẽ các đồ dùng của bác sĩ.
Góc âm nhạc : Hát và dẫn chương trình
Góc cát nước : -Những vật thấm nước – không thấm nước
Góc học tập : Lập bảng các đồ dùng của bác sĩ
* Toán: Ôn chữ số từ 1 đến 7
* LQCC: Ôn chữ cái đã học.
Góc sách : Bắt chước hành vi của người cầm sách.
Vệ sinh
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 
Sinh hoạt chiều
HTVBLQT
Bớt 1, ôn các hình Chuẩn bị cho ngày khám phá thứ 3 Chuẩn bị cho chủ đề ngày thứ 3
Cho trẻ hoạt động góc
THTVBLQCC Cho trẻ đọc bài đồng dao tìm gạch chân chữ b, tô màu chữ b, in rổng, tô chữ b, 
- Cho trẻ hoạt động góc
Tổng Kết Chủ Đề
Trả trẻ
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao đến cùng
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 3 – TAY 6 – CHÂN 4– BỤNG 4 - BẬT 4
I.Mục đích-yêu cầu: 
- Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân
- Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển.
II.Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng, sạch sẽ.
- Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động.
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “cô và mẹ”theo các kiểu đi.
Cô đi ngược chiều quan sát trẻ .
2.Trọng động.
+Tập BT phát triển chung:
Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc.
*Động tác hô hấp 3: “Thổi nơ bay”
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay cầm nơ thả xuôi.
Thực hiện: Trẻ đưa nơ ra phía trước và thổi mạnh để “nơ bay xa”.
*Động tác tay – vai 6: Các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi cẳng tay ra phía trước hoặc lên cao.
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, Các ngón tay đan vào nhau để trước ngực (hoặc lên đầu).
Nhịp 1: Đưa thẳng tay ra phía rước, lòng bàn tay hướng ra ngoài (các ngón tay vẫn đan vào nhau), kiễng gót chân.
Nhịp 2: Đưa 2 tay về TTCB. Hạ gót chân.
Nhịp 3, 5, 7: Như nhịp 1.
Nhịp 4, 6, 8: Như nhịp 2.
 Nếu TTCB để tay trên đầu thì thực hiện:
Nhịp 1, 3, 5, 7: tay đan nhau đưa lên cao, lòng bàn tay hướng lên trên, kiễng gót chân.
*Động tác chân 4: Bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
Nhịp 1: Tay chống hông, bước chân trái ra phía trước, chân sau thẳng.
Nhịp 2: Khuỵu chân trái, chân phải thẳng, tay đưa trước (lòng bàn tay sấp).
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Đổi chân.
*Động tác bụng – lườn 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với gậy).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, tay để sau lưng đan các ngón tay vào nhau (lòng bàn tay hướng lên trên).
Nhịp 2: Gập người ra phía trước, ưỡn lưng (thân người vuông góc với chân) tay đưa cao về phía sau, chân thẳng.
Nhịp 3: Như nhịp 2 nhưng cúi sâu hơn.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, đổi chân.
Nếu tập với gậy thì TTCB: 2 tay cầm 2 đầu gậy phía sau lưng và thực hiện như trên.
*Động tác bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau.
Nhịp 2: Bật đổi ngược lại: chân trái ra sau, chân phải ra trước. Bật theo nhịp 1 – 2 hoặc vỗ tay.
- Trò chơi : Uống nước chanh.
3. Hồi tĩnh
 - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục.
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2018
GIỜ HỌC THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: CHUYỀN BÓNG BÊN PHẢI, BÊN TRÁI
CHẠY CHẬM 100M
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết cách chuyền bóng, chạy chậm 100m
 - Dạy trẻ phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
 - Chú ý trong tiết học
II. Chuẩn bị:
 - Sân tập
- Nhạc, bóng
III. Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động:
 Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi khom khoảng 2 phút. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 
2. Trọng động:
 * Bài tập phát triển chung:
 Cho trẻ tập cô theo nhạc “cô và mẹ”
*Động tác hô hấp 3: 1 lần x 8 nhịp
*Động tác tay – vai 6: 2lần x 8 nhịp
*Động tác chân 4: 2 lần x 8 nhịp
*Động tác bụng – lườn 4: 1 lần x 8 nhịp
*Động tác bật 4: 1 lần x 8 nhịp
Cho trẻ tập như thể dục buổi sáng
* Vận động cơ bản:
 - Cho trẻ đứng thành ba hàng ngang 
€ € € € € € € € € € € € € €
€ € € € € € € € € € € € € € 
€ € € € € € € € € € € € € € €
- Cô làm mẫu: 
 + Lần 1
 + Lần 2: 
 - TTCB: Khi nghe hiệu lệnh bạn đầu tiên cầm bóng, các bạn còn lại ở tư thế sẵn sáng. Khi nghe hiệu lệnh tiếp theo bạn đầu hàng cầm bóng bằng hai tay, nghiêng người qua phải để đưa bóng cho bạn bên cạnh. Bạn bên cạnh dùng 2 tay nhận bóng và chuyển cho bạn tiếp theo. Cứ như vậy cho đến hết hàng. (thực hiện chuyền qua trái tương tự).
- Cô cho 3 tổ thi đua thực hiện thực hiện
- Cô cho trẻ thực hiện chạy chậm 100m
- cho trẻ thực hiện lần lượt đến hết lớp.
* Trẻ thực hiện:
 - Cho lần lượt trẻ lên thực hiện
 - Cô chú ý quan sát, nhắc nhở trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ
 *Trò chơi: “Chim bay cò bay”
3. Hồi tĩnh:
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng.
MỞ CHỦ ĐỀ
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết được nghề thầy thuốc
- Trẻ biết một số việc thầy thuốc phải làm
- Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô.
II.Chuẩn bị :
- Một số câu hỏi để gợi ý trẻ
III.Tổ chức hoạt động:
- Bạn nào giỏi cho cô biết khi bị ốm thì chúng ta phải làm gì?
- Ba mẹ sẽ đưa chúng ta đến gặp ai?
- Bác sĩ sẽ làm gì với bệnh nhỉ?
- Sau khi khám xong bác sĩ làm gì?
- Các con có biết vì sao khi bị ốm phải đi khám bác sĩ không?
- Có được tự ý uống thuốc không?
- Làm sao để bảo vệ sức khỏe không bị ốm?
- Để trả lời những câu hỏi này thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vào ngày mai nhé.
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2018
GIỜ HỌC KHÁM PHÁ 
CHỦ ĐỀ: TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ CÔNG VIỆC CỦA BÁC SĨ
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2018
GIỜ HỌC THƠ
ĐỀ TÀI : LÀM BÁC SĨ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. Đọc thuộc thơ cùng cô.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời câu hỏi đầy đủ rõ ràng.
- Phát triển kỹ năng quan sát đàm thoại. Khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Yêu quý, kính trọng những người làm nghề bác sĩ.
II.Chuẩn bị:
 Tranh có nội dung bài thơ.
III.Tổ chức hoạt động:
1: Ổn định – giới thiệu
-Búp bê xin chào các bạn
-Các bạn ơi hôm nay búp bê đến lớp chúng ta chơi, búp bê có mang đến một món quà tặng cho lớp mình đó, các bạn muốn biết món quà đó là gì không?
-Không để các bạn chờ lâu thì búp bê sẽ bật mí luôn nha! Có là bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” các bạn cùng lắng nghe với búp bê nha!
-Các bạn ơi búp bê đố các bạn nha, bài hát các bạn vừa nghe có tên là gì nè?
-Đúng rồi! Vậy trong bài hát nhắc đến ai vậy các bạn?
-Vậy cô chú công nhân làm gì vậy các bạn
-Còn cô công nhân làm gì nè
-Ngoài 2 nghề này búp bê còn biết một nghề này nữa, nghề mà chữa bệnh cho mọi người, các bạn đã biết nghề đó là nghề gì chưa nào?
-Đúng rồi! Các bạn ơi búp bê vừa được cô giáo của mình dạy cho búp bê một bài thơ nói về một nghề chữa bệnh cứu người và trong bài thơ đó một bạn nhỏ đã thể hiện đóng vai làm nghề đó.
-Các bạn có muốn bài thơ đó có tên là gì không?
-Vậy thì các bạn nhờ cô Nhi dạy cho các bạn học bài thơ đó đi, bây giờ thì búp bê phải về rồi, búp bê hẹn gặp lại các bạn.
-Búp bê chào các bạn
-C/c ơi khi nảy cô đứng bên ngoài nghe c/c trò chuyện với búp bê, bạn búp bê có giới thiệu với c/c một bài thơ đúng không?
-Vậy thì hôm nay cô sẽ dạy cho c/c đọc bài thơ đó nha!
-  Đó là bài thơ: Làm bác sĩ của tác giả Lê Ngân.
-C/c cùng lắn nghe cô đọc bài thơ nha!
2. Nội dung:
- Cô đọc lần 1 diễn cảm:
- Cô đọc lần 2 + tranh
-Giảng nội dung: Bài thơ làm bác sĩ nói đến một bạn nhỏ đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho mẹ mình. Bạn đã khám và đưa ra những lời khuyên khi bị bệnh.
-Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ có tên là gì? Của tác giả nào?
+ Trong bài thơ bạn nhỏ đóng vai làm nghề gì?
+ Bạn đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho ai?
+ Bạn bảo bệnh của mẹ là bệnh gì? Tại sao lại bị ho?
+ Thuốc có vị gì? Phải uống như thế nào?
+ Nếu tiêm thì làm sao?
+ Mẹ bỗng hỏi bác sĩ như thế nào?
+ Bác sĩ trả lời mẹ như thế nào?
+ Có bạn nào thích làm nghề bác sĩ không? Vì sao?
Giáo dục trẻ: Nghề bác sĩ là một nghề dịch vụ chữa bệnh cho mọi người, giúp mọi người có sức khỏe tốt đó là một nghề cao quý trong xã hội. Những người làm nghề bác sĩ cũng được kính trọng và yêu quý.
-Vậy c/c cùng đọc lại với cô bài thơ này nha!
*Trò chơi “Rồng rắn lên mây”
-Hôm nay cô thấy lớp chúng ta học rất là giỏi, cô sẽ thưởng cho lớp chúng ta một trò chơi nha!
-Trò chơi có tên là: “Rồng rắn lên mây” c/c lắng nghe cô giải thích trò chơi để mình chơi cho tốt nha c/c
+ Cách chơi: Một bạn đóng làm thầy thuốc, một bạn làm đầu rắn, những bạn còn lại xếp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa đọc:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
-Khi đọc đến câu: Có nhà hay không?
-Nếu thầy thuốc trả lời không, thì c/c đi tiếp, nếu thầy thuốc trả lời là có thì c/c hỏi thầy thuôc muốn chích khúc nào?
-Thầy thuốc nói chích khúc nào thì bạn đầu rắn sẽ bảo vệ khúc đó.
+ Luật chơi: Nếu thầy thuốc bắt được khúc mà thầy thuốc vừa nói thì tất cả c/c sẽ bị phạt làm con vịt, nếu thầy thuốc không bắt được thì thầy thuốc cũng sẽ bị phạt làm con vịt. Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
* Nhận xét
3. kết thúc
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018
GIỜ HỌC LÀM QUEN CHỮ CÁI
LÀM QUEN CHỮ e, y
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ hứng thú muốn biết chữ.
 - Trẻ nhận hình dáng và biết chữ e, y
 - Phát triển khả năng tập trung chú ý, lắng nghe.
 - Dạy trẻ không ngắt lời, không nói leo.
II.Chuẩn bị:
 - Chuẩn bị của cô: Tranh “em bé” “y tá”, thẻ chữ e, y các từ chứa chữ e, y 
 - Chuẩn bị của trẻ: các thẻ chữ e, y
III.Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ đọc bài thơ “làm anh”
2. Nội dung:
- Các con vừa đọc bài thơ tên là gì? 
- Làm anh thì phải biết yêu thương, nhường nhịn em. Hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen với những chữ cái mới nhé.
Làm quen chữ e
Cho trẻ xem tranh “em bé”
Cho cháu đọc từ “em bé”
- Trong từ “em bé” có thanh gì các con đã học?
Mời trẻ lên lấy thanh và chữ cái đã học
Cô cất những chữ cái để lại chữ e
Cô phát âm “e”, sau đó cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm chữ “e”
Trò chơi: thị giác
- Cô gắn tranh xung quanh lớp, cho trẻ tìm tranh có từ chứa chữ e
Trò chơi: thính giác
- cô cho trẻ tìm chữ theo yêu cầu của cô
* Làm quen chữ cái “y”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “y tá”
- Cô đọc từ dưới tranh
- Cho trẻ đọc từ “y tá”
- Cô có thẻ từ “y tá”
- Cô cho trẻ lấy thanh và chữ cái đã học trong từ y tá
- cô cất các chữ đã học để lại chữ “y”
- Giới thiệu chữ cái “y” và phát âm mẫu “y”
- Cho trẻ phát âm “y” (cả lớp, tổ, cá nhân) +sửa sai cho trẻ
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần
Trò chơi: thị giác
- Cô gắn tranh xung quanh lớp, cho trẻ tìm tranh có từ chứa chữ y
Trò chơi: thính giác
- cô cho trẻ tìm chữ theo yêu cầu của cô
Trò chơi: xúc giác
- Cô cho trẻ tìm thẻ chữ rời bằng xốp theo yêu cầu của cô.
* Củng cố
- Hỏi trẻ tên đề tài?
- Nhận xét tuyên dương tiết học
- giáo dục: Trong gia đình các con phải biết yêu thương nhau, phải biết chăm sóc bản thân để cơ thể khỏe mạnh.
3. Kết thúc: 
Cho các cháu hát bài "nhà của tôi" và ra chơi.
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2018
GIỜ HỌC HÁT
ĐỀ TÀI: CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN
 I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát.
 - Trẻ thuộc bài hát, hát đúng lời, đúng giai điệu, vui tươi, nhịp nhàng thể hiện tình cảm khi hát.
- Biết chơi trò chơi thành thạo.
- Chú ý lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng theo cô.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án.
- Đĩa nhạc bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Đàn, xắcxô.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức - gây hứng thú
- Cho trẻ xem tranh 1 số nghề.
-T rò chuyện về một số nghề. Hỏi trẻ sau này lớn lên có ước mơ làm nghề gì?
*Muốn thực hiện được ước mơ đó phải chăm ngoan học giỏi, nghe lời ông bà bố mẹ và thầy cô giáo.
2. Nội dung 
-Vừa rồi bố mẹ bạn Lan đã cho bạn đi du lịch và bạn đã được đi qua nơi làm việc của một số cô chú công nhân. Bạn đã chụp lại những bức ảnh đó để gửi cho chúng mình xem đấy. Các con có muốn cùng cô xem công việc của một vài cô chú công nhân không?
- Cho trẻ quan sát tranh chú công nhân đang xây nhà và cô công nhân đang may áo.
- Hỏi trẻ bức tranh có ai? Cô chú công nhân đang làm gì?
- Các con có yêu quý các cô chú công nhân không?
- C¸c con lµm g× ®Ó tá lßng biÕt ¬n ®Õn c« chó c«ng nh©n ?
-§Ó tá lßng biÕt ¬n ®Õn c¸c c« chó c«ng nh©n Nh¹c sü Hoµng V¨n YÕn ®· s¸ng t¸c bµi h¸t ch¸u yªu c« chó c«ng nh©n" ®Êy. §Ó biÕt rõ néi dung bµi h¸t nh­ thÕ nµo c« mêi c¸c con cïng l¾ng nghe mét lÇn.
Cô hát mẫu:
-Cô hát mẫu lần 1: kết hợp với nhạc:
 + Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” nhạc và lời của chú Hoàng Văn Yến. 
-Cô hát mẫu lần 2: Kết hợp với nhạc và động tác minh họa:
 + Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? Do ai sáng tác?
 +Trong bài hát nói về ai?
 + Các con thấy cô chú công nhân trong bài hát đã làm những công việc gì?
Giáo dục:
 + Con có yêu các cô chú công nhân không?
 + Đúng vậy! Các con phải ngoan ngoãn,học giỏi,lễ phép và vâng lời các cô như thế là các con đã thể hiện sự biết ơn của mình đối với các cô chú công nhân.
 + Hôm nay lớp chúng mình học rất là ngoan nên cô sẽ hát tặng cho lớp chúng mình 1bài hát. Chúng mình có muốn nghe cô hát không?
- Đọc chậm lời bài hát 1 lần.
- Cô hát mẫu lần 3: Giáo viên hát kết hợp với nhạc và lại gần trẻ giao lưu cảm xúc với trẻ:
 + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sáng tác?
 + Vậy bây giờ chúng mình cùng hát bài “Cô giáo miền xuôi” với cô nhé!
Bước 3: Dạy trẻ hát:
- Cô dạy trẻ hát từng câu đến hết bài.
- Cô cho cả lớp hát cùng cô 2 – 3 lần. Kết hợp với nhạc.
- Cô chia lớp thành 3 tổ. Lần lượt cho từng tổ hát (Khi trẻ hát cô quan sát và sửa sai cho trẻ nếu có đồng thời cho các tổ khác nhận xét tổ vừa hát).
- Khi trẻ hát cô động viên khen ngợi trẻ. Nếu trẻ hát sai lời cô sửa sai và yêu cầu trẻ hát cùng cô.
- Sau đó, mời 2 – 3 trẻ ở mỗi tổ hát tốt lên hát nhóm. Trẻ hát xong cô động viên khen ngợi trẻ. Cho các trẻ ở dưới nhận xét và cuối cùng là cô nhận xét sửa sai cho trẻ.
- Cô gọi 1 trẻ hát khá lên hát.
- Cả lớp hát lại bài hát 1 lần cùng nhạc.
*Trò chơi: Hãy lắng nghe
Khi nào nghe thấy tiếng nhạc nhanh trẻ phải vỗ tay thật nhanh. Khi tiếng nhạc chậm phải vỗ tay chậm. Khi nhạc vừa phải trẻ phải vỗ tay vừa phải, nếu ai chưa làm đúng phải nhảy lò cò.
	(Tổ chức chơi 3 lần) 
3. Kết thúc 
- Nhận xét tuyên dương tiết học
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
MẠNG NỘI DUNG
Nghề thầy thuốc làm gì
Tên gọi của những người làm nghề thầy thuốc
NGHỀ THẦY THUỐC
Làm sao để bảo vệ sức khỏe
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Tên gọi của những người làm nghề thầy thuốc
Quan sát
Trò chuyện
Nghề thầy thuốc làm gì
Quan sát
Trò chuyện
Làm sao để bảo vệ sức khỏe
Quan sát
Trò chuyện
Lập bảng
CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
- Hôm sau cô sẽ chuẩn bị cho lớp mình tìm hiểu veè nghề thầy thuốc
- Chúng mình hãy chuẩn bị giấy, bút, và tranh ảnh về nghề thầy thuốc nhé
KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
CHỦ ĐỀ: NGHỀ THẦY THUỐC
(Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Quan sát trực tiếp, trò chuyện)
I.Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết được công việc của bác sĩ, y tá là chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho mọi người
- Trẻ biết tên gọi, công việc, trang phục và các dụng cụ hành nghề của bác sĩ, y tá
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng nhận biết,phân biệt trang phục và dụng cụ hành nghề của bác sĩ ,y tá
- Rèn kĩ năng quan sát,ghi nhớ,chú ý có chủ định và tư duy cho trẻ
- Trẻ biết ơn và quý trọng các cô chú làm trong nghề y
- Có ý thức giữ gìn sức khỏe,giữ gìn vệ sinh thân thể cá nhân
II.Chuẩn bị:
- Máy tính, các hình ảnh của bác sĩ, y tá đang làm việc
III.Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định:
- Đọc bài thơ “Thỏ Bông bị ốm”
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
+ bài thơ nói về điều gì?
+bạn thỏ bông bị làm sao?
+khi thỏ bông bị ốm mẹ đã đưa thỏ bông đi dâu?
+thỏ bông đến bác sĩ đã làm 
gì?
2. Nội dung:
+ thế chúng mình đã bao giờ bị ốm chưa?
+ khi bị ốm các con được mẹ đưa đi đâu? Khi đến ai đã khám cho các con ?
+ Nghề bác si và y tá còn được gọi là nghề gì?
 Đúng rồi, nghề y là 1 trong những nghề rất quan trọng trong xã hội. Bác sĩ và y tá là những người phải làm rất nhiều công việc như; chăm sóc sức khỏe, cấp cứu và chữa bệnh kịp thời cho mọi người đấy. Để biết rõ hơn về nghề bác sĩ và y tá.hôm nay cô cháu mình khám phá về nghề này nhé.
+để hiểu rõ hơn về nghề bác sĩ,y tá cô cho chúng mình 3 phút thảo luận(cho trẻ hướng lên màn hình máy chiếu quan sát các hình ảnh và thảo luận)
+Sau khi thảo luận và quan sát hình ảnh các con thấy gì?
+Để xem các bạn trả lời đúng không ,bây giờ cô cháu mình cùng xem 1 đoạn video nhé
+Cô bật video trên máy chiếu về Bác sĩ ,y tá đang làm việc cho trẻ xem,khi video kết thúc cô dừng hình ảnh quen thuộc với trẻ và hỏi trẻ
+các con vừa xem đoạn video nói gì về nghề bác sĩ ?
+cô lần lượt bật máy chiếu các hình ảnh lên cho trẻ xem và kết hợp đàm thoại cùng trẻ trên máy 
+các con đã bao giờ nhìn thấy bác sĩ,y tá chưa?các con thấy ở đâu?
+rất nhiều bạn nhìn thấy bác sĩ,y tá ở bệnh viên,ở phòng khám tư nữa đấy
+bác sĩ và y tá còn được gọi chung là thầy thuốc đấy
+các con ạ các bác sĩ còn được chia làm 2 loại :đó là bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa
+ bác sĩ đa khoa thì khám và điều trị nhiều bệnh thông thương như:.
+ bác sĩ chuyên khoa thì chỉ khám và điều 1 hoăc vài bệnh như mắt ,tai,mũi,họng...
+các con có biết bác sĩ đa khoa có thể khám và điều trị được những bệnh gì không?
+ thế bác sĩ chuyên khoa thì có thể khám và điều trị được những bệnh gì?
+đã bao giờ các con được ba mẹ đưa đến bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh chưa?
+Đã bao giờ các con được ba mẹ đưa đến bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh chưa? khám bệnh gì?
+các con có biết công việc chung của bác sĩ, y tá là gì?
+công việc chung của bác sĩ , y tá là chăm sóc sức khỏe, cấp cứu và chữa bệnh kịp thời cho mọi người đấy các con ạ
+các con vừa được tìm hiểu về công việc của bác sĩ,y tá bây giờ chúng mình hãy nhìn lên màn hình và ai giỏi có thẻ cho cô biết 
+khi khám bệnh các bác sĩ,y tá mang những bộ trang phục nào?
+thế khi phẫu thuật các bác sĩ ,y tá còn mang thêm trang phục gì nữa?
+áo trắng và mũ của bác sĩ, y tá thường có màu gì?
Khi khám bệnh các bác sĩ,y tá thường mang trang phục là áo trắng, đội mũ có chữ thập màu đỏ và đeo khẩu trang, còn khi phẫu thuật các bác sĩ còn đeo thêm găng tay nữa đấy,màu áo của bác sĩ, y tá thường có màu trắng hoặc màu xanh đấy các con ạ
Chúng mình vừa được biết thêm về trang phục của bác sĩ , y tá và tiếp theo chúng minh hãy xem đây là hình ảnh nói về gì nhé? bạn nào co thể kể cho cô và các bạn biết về dụng cụ thông thường của bác sĩ, khi khám bệnh ?
+những lần khám sức khỏe ở trường các con thường thấy bác sĩ khám răng dùng dụng cụ gì?
+còn bác sĩ tai ,mũi ,họng dùng dụng cụ gì để khám?
+khi khám mắt bác sĩ dù

File đính kèm:

  • docxTUAN 17 NGHE THAY THUOC sang.docx