Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 19 - Chủ đề: Bà của chúng mình - Năm học 2018-2019
Quan sát vườn hoa, không khí vào mùa xuân.
- TCDG: “Ném còn”, TCHT:“Tặng quà cho bạn”.Làm đồ chơi bằng vật liệu phế thải
- Chơi với các thiết bị ngoài trời, chăm sóc vườn hoa.
Góc phân vai: Làm bánh sắn
Góc xây dựng : Xếp cao 4 – 5 khối, xây nhà sàn
Góc tạo hình : Nặn, gắn đính, vẽ ngôi nhà
Góc học tập : Lập bảng những món ăn: Bà yêu thích, cháu yêu thích
Góc sách : Kể chuyện cho nhau nghe
Góc cát nước : In hình ngôi nhà trên cát
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 19 (TỪ NGÀY 7/1/2019 ĐẾN 11/1/2019) Hoạt động Thứ 2 7/1/2019 Thứ 3 8/1/2019 Thứ 4 9/1/2019 Thứ 5 10/1/2019 Thứ 6 11/1/2019 Chủ đề BÀ CỦA CHÚNG MÌNH Đón trẻ - Nghe bài hát:Thiếu nhi, dân ca. - Chủ động giao tiếp với bạn bè và người lớn gần gũi TDBS Hô hấp 1, tay 6, chân 4, bụng 4, bật 4, Trò chuyện sáng “ Thứ hai mở chủ đề “ - Tăng vốn từ: Cháu chào cô ạ, chào mẹ con đi học. - Chăm chú lắng nghe người khác nói và nhìn vào mặt người đang nói với mình. Giờ học TOÁN: Trước sau, phải trái. MTXQ: Khám phá bà chúng mình TẠO HÌNH: Vẽ trang trí khăn tặng bà Dạy thơ Thăm nhà bà Dạy Vận Động: Cháu yêu bà Ngoài trời Quan sát vườn hoa, không khí vào mùa xuân. - TCDG: “Ném còn”, TCHT:“Tặng quà cho bạn”.Làm đồ chơi bằng vật liệu phế thải - Chơi với các thiết bị ngoài trời, chăm sóc vườn hoa. Chơi góc Góc phân vai: Làm bánh sắn Góc xây dựng : Xếp cao 4 – 5 khối, xây nhà sàn Góc tạo hình : Nặn, gắn đính, vẽ ngôi nhà Góc học tập : Lập bảng những món ăn: Bà yêu thích, cháu yêu thích Góc sách : Kể chuyện cho nhau nghe Góc cát nước : In hình ngôi nhà trên cát Vệ sinh - Biết sử dụng đúng cách đồ dùng vệ sinh: xà phòng, gáo múc nước. Sinh hoạt chiều ' THTVBLQT Chuẩn bị cho ngày khám phá thứ 3 Cho trẻ hoạt động góc THTVBLQCC Hoạt động góc Tổng kết chủ đề Trả trẻ - Biết chuẩn bị, dọn dẹp trước và sau chơi, học, ngủ, ăn THỂ DỤC BUỔI SÁNG ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 1 – TAY 6 – CHÂN 4– BỤNG 4 - BẬT 4 I.Mục đích-yêu cầu: - Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân - Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển. II.Chuẩn bị: - Sân bãi rộng, sạch sẽ. - Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm. III.Tổ chức hoạt động: 1.Khởi động. Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “cô và mẹ”theo các kiểu đi. Cô đi ngược chiều quan sát trẻ . 2.Trọng động. +Tập BT phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc. *Động tác hô hấp 1: ““Gà gáy ò ó o...” Tư thế chuẩn bị(TTCB): Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi. Thực hiện: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy”ò ò o”. Cô động viên trẻ làm tiếng gà gáy càng to, ngân dài càng tốt. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên. *Động tác tay – vai 6: Các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi cẳng tay ra phía trước hoặc lên cao. TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, Các ngón tay đan vào nhau để trước ngực (hoặc lên đầu). Nhịp 1: Đưa thẳng tay ra phía rước, lòng bàn tay hướng ra ngoài (các ngón tay vẫn đan vào nhau), kiễng gót chân. Nhịp 2: Đưa 2 tay về TTCB. Hạ gót chân. Nhịp 3, 5, 7: Như nhịp 1. Nhịp 4, 6, 8: Như nhịp 2. Nếu TTCB để tay trên đầu thì thực hiện: Nhịp 1, 3, 5, 7: tay đan nhau đưa lên cao, lòng bàn tay hướng lên trên, kiễng gót chân. *Động tác chân 4: Bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng. TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi. Nhịp 1: Tay chống hông, bước chân trái ra phía trước, chân sau thẳng. Nhịp 2: Khuỵu chân trái, chân phải thẳng, tay đưa trước (lòng bàn tay sấp). Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. Nhịp 5, 6, 7, 8: Đổi chân. *Động tác bụng – lườn 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước. TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với gậy). Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, tay để sau lưng đan các ngón tay vào nhau (lòng bàn tay hướng lên trên). Nhịp 2: Gập người ra phía trước, ưỡn lưng (thân người vuông góc với chân) tay đưa cao về phía sau, chân thẳng. Nhịp 3: Như nhịp 2 nhưng cúi sâu hơn. Nhịp 4: Về TTCB. Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, đổi chân. Nếu tập với gậy thì TTCB: 2 tay cầm 2 đầu gậy phía sau lưng và thực hiện như trên. *Động tác bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau. TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông. Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau. Nhịp 2: Bật đổi ngược lại: chân trái ra sau, chân phải ra trước. Bật theo nhịp 1 – 2 hoặc vỗ tay. - Trò chơi : Uống nước chanh. 3. Hồi tĩnh - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng. - Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục. Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019 GIỜ HỌC TOÁN ĐỀ TÀI: TRƯỚC, SAU, PHẢI, TRÁI I. Mục đích yêu cầu: C« híng dÉn trÎ nhËn biÕt phÝa trªn, phÝa díi, phÝa tríc, phÝa sau cña b¶n th©n trÎ và của bạn khác TrÎ x¸c ®Þnh ®îc c¸c phÝa cña b¶n th©n trÎ và bạn khóc RÌn sù chó ý ghi nhí cã chñ ®Þnh cho trÎ. Kh¶ n¨ng diÔn t¶ m¹ch l¹c chÝnh x¸c c¸c phÝa cña b¶n th©n. TrÎ ngoan chó ý nghiªm tóc trong giê häc, biÕt quan t©m ®Õn b¹n bÌ Qua bµi häc trÎ biÕt ®Þnh híng trong kh«ng gian. II.ChuÈn bÞ: Bãng bay buéc d©y trªn cao, 1 thỏ b«ng, cà rốt d¸n díi nÒn nhµ, xắc sô. III. Tổ chức hoạt động: 1.Ổn định: - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tập đếm” 2. Nội dung 2.1: HĐ1: Ôn xác định tay phải, tay trái * Trò chơi: Thi xem ai nói nhanh - Chúng mình có muốn chơi trò chơi không ? - Vậy cô và chúng mình cùng chơi trò chơi “ Thi xem ai nói nhanh” nhé ! - Khi ăn cơm, chúng mình dùng tay phải để làm gì? Tay trái để làm gì ? - Khi cô nói công việc của tay nào thì chúng mình giơ tay đó lên và nói thật to là tay nào nhé VD: Khi cô nói “tay cầm thìa” thì chúng mình giơ tay phải lên và nói to “tay phải”. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Lần này cô sẽ nói tên của tay nào thì chúng mình giơ tay đó lên và nói công việc của tay đó nhé! VD: Khi cô nói “tay trái” thì chúng mình giơ tay trái lên và nói “tay giữ bát” - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần 2.2 : HĐ2 : Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái; phía trước, phía sau của bản thân - Cho trẻ xác định các bộ phận (chân, mắt, tai) trên cơ thể cùng phía với tay phải, tay trái + Chân phải đâu? Chúng mình cùng giơ chân phải lên rồi dậm chân 1 tiếng + Chân trái đâu, chúng mình cùng giơ chân trái lên rồi dậm chân 2 tiếng. + Mắt phải đâu? Hãy đưa tay phải che mắt phải + Mắt trái đâu? Hãy đưa tay trái lên che mắt trái + Tai trái đâu? Lớp mình cùng giơ tay trái lên sờ tai trái và nghiêng đầu sang trái 1 lần. + Tai phải đâu? Chúng mình cùng giơ tay phải lên sờ tai phải và nghiêng đầu sang phải 2 lần. - Cho trẻ quan sát vùng không gian về phía phải, phía trái của trẻ. + Gọi cá nhân trẻ đứng lên hỏi: My ơi, con hãy đặt tay phải lên vai bạn ngồi bên phải của con rồi cho cô và cả lớp biết bên phải con là ai? Con quay đầu sang bên phải của mình xem có còn bạn nào và đồ vật nào nữa không? Vậy phía phải là phía nào ? Hoàng ơi, con đặt tay trái lên vai bạn ngồi bên trái của con rồi cho cô và các bạn biết bên trái của con có ai ? Con quay đầu sang bên trái của mình xem còn bạn nào và đồ vật nào nữa nhỉ ? Vậy phía trái là phía nào ? => Cả 2 bạn đều nói đúng rồi đấy : Phía phải là phía bên tay phải, phía trái là phía bên tay trái - Bây giờ, chúng mình hãy chỉ tay về các phía tương ứng rồi đọc to tên phía đó nhé ! Có một trò chơi thú vị đang chờ lớp mình đấy, chúng mình có muốn chơi với cô không ? - Đó là trò chơi “ Giấu tay”, cả lớp cùng chơi với cô nhé ! “ Giấu tay, giấu tay” “ Tay đâu, tay đâu” - Khi giấu tay chúng mình có nhìn thấy tay không ? - Vì sao chúng mình không nhìn thấy tay ? - À, chúng mình không nhìn thấy tay vì tay ở phía sau chúng ta đấy ! - Vậy còn khi đưa tay ra trước thì có nhìn thấy tay không ? - Vì sao chúng mình lại nhìn thấy tay ? - Khi đưa tay ra trước thì chúng mình nhìn thấy tay vì nó ở phía trước. 2.3 : HĐ3 :Luyện tập củng cố * Trò chơi: Tìm chỗ Cô và cả lớp đi quanh lớp hát bài “ Cả tuần đều ngoan”, khi chúng mình nghe thấy hiệu lệnh “Tìm chỗ, tìm chỗ” thì chúng mình nói “chỗ nào, chỗ nào”. Lúc đó cô sẽ đưa ra yêu cầu và chúng mình sẽ tìm chỗ theo đúng yêu cầu của cô nhé ! VD: Khi cô nói “tìm chỗ sao cho cái bàn ở phía phải của con” thì chúng mình hãy tìm đúng về phía đó. - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. * Trò chơi :Thi ai nhanh nhất - Cô sẽ mời 1 bạn lên đây ngồi vào ghế (ngồi ngang so với các bạn trong lớp). Các bạn còn lại sẽ phải lắng nghe yêu cầu của cô rồi quan sát thật kĩ để trả lời nhanh và đúng nhé ! (Cô mời Hoa) + Lần 1: Khi cô nói phía nào thì chúng mình nói tên đồ vật tương ứng với phía đó của bạn. VD: Khi cô nói “phía trước của bạn Hoa” thì chúng mình nói “búp bê” + Lần 2: Khi cô nói tên đồ vật thì chúng mình nói đồ vật đó ở phía nào so với bạn. VD: Khi cô nói “cái ghế” thì chúng mình nói “phía sau bạn Hoa” - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần 3. Kết thúc - Cô nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên trẻ. - Chuyển hoạt động: Cả lớp vận động theo bài hát “Cùng đi đều”. MỞ CHỦ ĐỀ I. Yêu cầu: - Trẻ biết được bà là ai - Bà thường làm gì - Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô. II.Chuẩn bị : - Một số câu hỏi để gợi ý trẻ III.Tổ chức hoạt động: - Bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biết những thành viên trong gia đình mình nào?. - Vậy bạn nào hãy đứng dạy kể về bà nào? - Nhìn bà như thế nào? - Bà thường làm gì? - Bà là mẹ của ai? - Các con có vâng lời, yêu thương bà không? - Để hiểu rõ hơn về bài thì ngày mai cô sẽ cho lớp mình tìm hiểu về bà của chúng mình nhé. Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2018 GIỜ HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BÀ CỦA CHÚNG MÌNH Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2019 GIỜ HỌC TẠO HÌNH ĐỀ TÀI : VẼ TRANG TRÍ KHĂN TẶNG BÀ I. Mục đích yêu cầu: - Biết miêu tả chiếc khăn quàng cổ qua tranh vẽ. Nhận biết được các hình ảnh, đường nét, màu sắc, bố cục sắp xếp trên chiếc khăn quàng cổ. Biết trang trí chiếc khăn quàng cổ bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Biết khăn quàng cổ có nhiều cách trang trí khác nhau Biết khăn quàng cổ dùng khi trời lạnh để bảo vệ sức khỏe. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tích, sự sáng tạo khi sử dụng nguyên vật liệu. Rèn kỹ năng vẽ phối hợp các nét để tạo hình trang trí, cách cầm kéo để cắt các hình ảnh, cách chọn màu đẹp, tô màu gọn trong hình vẽ, bố cục sắp xếp hình ảnh cân đối, xen kẽ, cách phết hồ vào mặt trái của hình để dán, cách sử dụng rau củ quả, dấu vân tay in hình. Rèn sự khéo léo, kiên trì, linh hoạt của đôi bàn tay. Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc ý tưởng tạo hình, nhận xét tranh vẽ của mình của bạn. - Gợi cho trẻ biết ý nghĩa của ngày 20/10, sự quan tâm đối với người thân. Biết bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi. Hứng thú tạo nên sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ 1 cách có mục đích, cố gắng để hoàn thành sản phẩm. II. Chuẩn bị: Tranh mẫu : 3 tranh Tranh 1: Tranh trang trí khăn quàng cổ bằng sáp màu Tranh 2: Tranh trang trí khăn quàng cổ sử dụng màu nước in hình. Tranh 3: Tranh trang trí khăn quàng cổ bằng cách cắt dán các hình ảnh trong tạp chí, giấy gói quà. nhạc bài hát: chiếc khăn tay. III. Tổ chức hoạt động: 1.Ổn định: * Thu hút trẻ vào hoạt động Cho trẻ hát : Chiếc khăn tay Trò chuyện về những chiếc khăn Tên gọi, công dụng Gợi ý: Ở nhà thì bà rất quan tâm chăm sóc các con. Hôm nay các con hãy vẽ và trang trí chiếc khăn thật đẹp để tặng bà nhé. 2. Nội dung: * Quan sát và phân tích mẫu Treo tranh cho trẻ quan sát và phân tích các nguyên vật liệu và cách thực hiện khi trang trí chiếc khăn quàng cổ. Tranh 1: Tranh trang trí khăn quàng cổ bằng sáp màu ( Xen kẽ hình ảnh hoa màu đỏ vẽ kết hợp các nét cong tròn, lá màu xanh vẽ kết hợp 2 nét cong, nền khăn tô màu vàng, tô gọn, không lem ra ngoài các hình ảnh, hoa lá xen kẽ theo quy tắc 1:1) Tranh 2: Tranh trang trí khăn quàng cổ sử dụng màu nước in hình ( Lấy đầu ngón tay ấn mạnh vào miếng xốp pha màu rồi in hình lên chiếc khăn, in các hình ảnh , màu sắc xen kẽ cân đối, dùng củ nghệ tô nền) Tranh 3: Tranh trang trí khăn quàng cổ bằng các hình ảnh trong tạp chí, giấy gói quà ( Dùng kéo cắt những hình ảnh trong tạp chí, trên tờ giấy gói quà theo đường viền của các hình ảnh, sắp xếp xen kẽ các hình ảnh, phết hồ vào mặt trái của hình ảnh cân đối trên chiếc khăn, dùng sáp màu tô nền) Gợi ý cho trẻ tìm điểm giống và khác nhau trên 3 chiếc khăn * Trao đổi về ý tưởng Cho trẻ nêu ý tưởng sẽ trang trí chiếc khăn quàng cổ bằng nguyên liệu gì? Cách thực hiện: sắp xếp, bố cục ,sử dụng màu thế nào? Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi học Trẻ thực hiện: Cô giới thiệu các nguyên vật liệu đã chuẩn bị để trẻ lựa chọn. Cho trẻ trang trí chiếc khăn quàng cổ Cô mở nhạc đàn Cô đi từng bàn để gợi ý hướng dẫn thêm cho trẻ - Trẻ còn lúng túng: Cách sử dụng vật liệu, cách trang trí các hình ảnh trên chiếc khăn - Trẻ khá: Gợi ý trẻ sáng tạo thêm 1 số chi tiết phụ như: Đường viền xung quanh chiếc khăn, cách chọn màu nền. Trong quá trình trẻ thực hiện, cô bao quát lớp nhắc trẻ tư thế ngồi học, các kỹ năng tạo hình và nhận xét cho từng cá nhân trẻ Gần hết giờ cô nhắc trẻ nhanh tay hoàn thành sản phẩm Nhận xét sản phẩm Gọi khoảng 10 trẻ đưa bài lên trưng bày, cho trẻ nhận xét. Gợi ý cho trẻ đặt tên cho sản phẩm Tuyên dương giờ học * Cho trẻ thu dọn đồ dùng. Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2019 GIỜ HỌC THƠ ĐỀ TÀI: THĂM NHÀ BÀ I. Mục đích yêu cầu: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ và thể hiện được ngữ điệu sắc thái của bài thơ. Trẻ biết và hiểu được nội dung bài thơ. Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ. Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, phát triển thính giác cho trẻ. Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng ông bà, biết giúp bà những công việc vừa sức. II.Chuẩn bị. Mô hình nhà Bà Tranh minh họa theo nội dung bài thơ. Rổ đựng thóc. III. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định - Cho trẻ hát bài: “ cháu yêu bà ” - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói về ai? - Em bé yêu bà như thế nào? - Các con ạ trong mỗi gia dình chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng các con nên người. Cô biết trong lớp mình gia đình bạn nào cũng êm ấm và hạnh phúc đấy. - Cô gọi 2 - 3 trẻ lên kể về gia đình trẻ. - Gia đình con có những ai? - Các con ạ trong mỗi gia đình chúng ta ai cũng có bà, bà là người mà chúng ta hết mực kính trọng và yêu thương, có bạn được bà chăm sóc hằng ngày, có bạn bà ở quê rất xa. Có bạn bà đi xa mãi mãi, nhưng những hình ảnh đẹp về bà vẫn đọng mãi trong lòng chúng ta. - Hôm nay cô và các con cùng tổ chức đi thăm nhà bà nhé. - Các con có thấy khung cảnh nhà bà có đẹp không? - Các con nhìn thấy khung cảnh nhà bà có những gì? - Những khung cảnh đó cũng chính là bài thơ mà cô muốn gửi tặng các con. Các con hãy lắng nghe nhé. 2: Nội dung. - Cô đọc và giảng giải nội dung - Cô đọc lần 1: Bằng lời - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Giảng nội dung: Bài thơ thăm nhà bà nói đến em bé đến thăm bà nhưng bà đi vắng, hình ảnh để lại ấn tượng trong bé là khung cảnh ngôi nhà và đàn gà trong sân, bé đứng ngắm đàn gà con và nhẹ nhàng lùa gà vào mát. * Giảng giải từ khó: - Các con có biết gà mải miết là những chú gà làm gì? Và làm như thế nào không? - Gà mải miết là những chú gà say sưa chăm chú, miệt mài nhặt các hạt thóc vàng đấy. - Cô còn có bức tranh minh họa trong bài thơ rất hay nữa đấy các con có muốn thưởng thức không? - Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa. * Đàm thoại. - Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? - Bài thơ này do nhà thơ nào sáng tác? - Khi đến thăm bà em bé thấy gì? - Bé gọi đàn gà như thế nào? ( cho trẻ làm tiếng gà kêu) - Bé đã cho gà ăn gì? - Bé đã chăm sóc đàn gà như thế nào? * gd: Các con ạ trong lớp mình ai cũng có bà, các con phải yêu quý chăm sóc bà, biết giúp bà những công việc vừa sức như lấy tăm, rót nước cho bà và cho gà ăn. * Dạy trẻ đọc thơ - Cô thấy lớp mình học rất giỏi chúng mình cùng thể hiện tình cảm qua bài thơ này nhé! - Cho cả lớp đọc 2 - 3 lần. - tổ, nhóm, cá nhân đọc - Cô sửa sai, sửa giọng cho trẻ. - Khuyến khích động viên trẻ kịp thời. * Trò chơi “ thi xem ai nhanh” - Vừa rồi cô thấy lớp mình đọc bài thơ rất hay đấy cô thưởng cho chúng mình một trò chơi, đó là trò chơi “ Thi xem ai nhanh”. - Luật chơi: Đội nào nhanh mang nhiều túi thóc về đội đó sẽ thắng cuộc. - Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn 2 rổ đựng túi thóc, nhiệm vụ của 2 đội bật qua vòng thể dục lên mang túi thóc về. Đội nào nhanh mang nhiều túi thóc về là thắng cuộc. - Trẻ chơi - Cô kiểm tra kết quả của 2 đội chơi. 3. Kết thúc - Cô cho trẻ đọc lại bài thơ “ thăm nhà bà ”. Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2019 GIỜ HỌC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: DẠY VẬN ĐỘNG “CHÁU YÊU BÀ” I. Mục đích yêu cầu Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát. - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài hát keát hôïp caùc ñoäng taùc muùa minh hoaï theo bài hát. Phát triển cảm xúc âm nhạc, trí nhớ âm nhạc và tai nghe âm nhạc. Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. Giáo dục trẻ lòng kính yêu ông Bà và mọi người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị : - Tranh Gia đình. Tranh Bà và cháu - Động tác minh họa để dạy cháu. - Dụng cụ âm nhạc, xắc xô, mũ múa. III. Tổ chức hoạt động : 1. Ổn định: - Tập trung trẻ. - Cho trẻ đọc thơ. - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ. - Cô treo tranh gia đình đàm thoại với trẻ về gia đình. - Các cháu ạ, ai cũng có gia đình, trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị mọi người rất yêu thương các cháu. Vậy các cháu phải ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ nhé. - Cô cho cháu xem tranh “Bà và cháu”. - Đàm thoại cùng trẻ: Các cháu ạ! Bà rất yêu thương các cháu, vì thế các cháu cũng yêu thương Bà, tình cảm yêu thương Bà của các cháu được nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác trong bài hát Cháu yêu Bà. Hôm nay cô dạy các cháu hát và múa vận động bài hát này để các cháu về hát cho Bà nghe nhé. - Giáo dục trẻ, dẫn dắt vào hoạt động. 2. Nội dung hoạt động: * Cô hát cho trẻ nghe. - Cô hát diễn cảm cho trẻ nghe 1-2 lần. - Đàm thoại về bài hát. - Cô hát cho trẻ nghe khuyến khích trẻ hát theo. - Đàm thoại, giáo dục trẻ. * Dạy trẻ hát. - Cô cho cả lớp hát 1-2 lần. - Cho trẻ hát theo nhóm. (1 nhóm trai, 1 nhóm gái) - Cho trẻ vừa hát vừa vỗ đệm (1-2 lần). - Cho lớp, tổ, cá nhân trẻ lên hát. * Vận động theo nhạc. - Cô múa mẫu cho trẻ xem. - Cô phân tích động tác múa. - Cho trẻ vận động theo cô theo bài hát. - Cho trẻ vận động dưới nhiều hình thức. - Cô bao quát, sửa sai cho trẻ. * Nghe hát - Cô dẫn dắt vào hoạt động, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát cho trẻ nghe bài “Bàn tay mẹ”. - Cô hát lần 1. Giảng nội dung bài hát. - Cô hát lần 2 kèm động tác minh họa. - Cô hát lần 3. Mời trẻ minh họa cùng cô. 3. Kết thúc: Chơi trò chơi “Con thỏ” và ra chơi. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ MẠNG NỘI DUNG Vẻ bề ngoài của bà Bà là ai BÀ CỦA CHÚNG MÌNH Sở thích của bà Bà thường làm gì MẠNG HOẠT ĐỘNG Bà là ai Quan sát Trò chuyện Vẻ bề ngoài của bà Quan sát Trò chuyện Bà thường làm gì Quan sát Trò chuyện Lập bảng Sở thích của bà CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - Hôm sau cô sẽ chuẩn bị cho lớp mình tìm hiểu về bà của chúng mình - Chúng mình hãy chuẩn bị giấy, bút, và tranh ảnh về bà của chúng mình nhé. KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ: BÀ CỦA CHÚNG MÌNH (Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Quan sát trực tiếp, trò chuyện) I.Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ biết được bà là ai, sở thích, ngoại hình của bà - Trẻ biết công việc bà thường làm. - Trẻ biết ơn và quý trọng vâng lời bà II.Chuẩn bị: - hình ảnh của bà III.Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định: Cho trẻ đọc bài thơ “thăm nhà bà” Các con vừa đọc bài thơ tên là gì? Trong bài thơ nhắc đến ai? Hôm chúng ta cùng tìm hiểu về bà nhé. 2. Bài mới: - Bạn nào giỏi hãy kể cho cô và cả lớp nghe về bà của mình nào? - con có biết bà bao nhiêu tuổi không? - Bà là mẹ của ai? (mẹ của bố, mẹ của mẹ) - Hình dáng của bà thế nào? ( bà nhiều tuổi, tóc bạc, da nhăn nheo) Vậy ở nhà bà thường làm gì nhỉ? (bà quét dọn nhà cửa, nấu ăn) Vậy các con có ở với bà không? Vậy bà đối với các con như thế nào? (bà rất là thương các cháu, hay vỗ về, cho quà) Vậy các con có biết sở thích của bà không? (bà thích ăn trầu, xem thời sự, làm bánh, chơi với cháu) Các con có yêu quý bà của mình không? Yêu quý bà các con phải làm gì? *giáo dục: bà là người sinh ra bố, sinh ra mẹ.Bà đã rất vất vả, bà rất yêu thương các con vì vậy các con phải biết quý trọng vâng lời bà và mọi người trong gia đình như vậy mới là em bé ngoan. 3. Kết thúc: Trẻ hát bài “ cháu yêu bà” HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ: BÀ CỦA CHÚNG MÌNH (Thực hiện cho cả tuần)
File đính kèm:
- TUAN 19 BA CUA CHUNG MINH sang.docx