Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 22 - Chủ đề: Tết Nguyên đán - Năm học 2018-2019

Sự thay đổi sinh hoạt của con người (nóng cởi áo, lạnh mặc áo, như thế nào), theo hiện tượng thời tiết.

- Biết khởi xướng cuộc trò chuyện với bạn bè và người xung quanh.

- Phân loại, Quan sát, Phán đoán, Suy xét, Kết luận, Giải thích

- Kích thích trẻ hay đặt câu hỏi.

- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn

Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh kẹo ngày tết

Góc xây dựng : Xây dựng khu vui chơi đón tết

Góc tạo hình : Nặn, làm bánh kẹo, vẽ tranh

Góc âm nhạc : Múa biểu diễn các bài hát đã thuộc

Góc học tập : Lập bảng các loại bánh kẹo

Góc sách : Kể chuyện theo tranh

Góc cát nước : In bàn tay, bàn chân trên cát.

 

docx12 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 22 - Chủ đề: Tết Nguyên đán - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 22
(TỪ NGÀY 28/ 01/2019 ĐẾN 15/ 02/2019)
Hoạt động
Thứ 2
28/ 01/2019
Thứ 3
29/ 01/2019
Thứ 4
30/ 01/2019
Thứ 5
14/2/2019
Thứ 6
15/ 02/2019
Chủ đề
Tết nguyên đán
Đón trẻ
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
- Biết chải tóc gọn gang
- Cảm nhận trong cuộc sống: đồ vật, quần áo, váy, trang sức của người bana
TDBS
Hô hấp 3, tay 6, chân 3, bụng 1, bật 3,
Trò chuyện sáng
Thứ hai mở chủ đề “
- Tăng vốn từ: Đón tết, trang trí
- Sử dụng các từ biểu cảm, từ chỉ tính chất, các loại câu trong giao tiếp
Giờ học
THỂ DỤC:
- Tung bắt bóng bằng 2 tay
Khám phá: 
Tết nguyên đán (Bánh chưng)
Kể chuyện
Bánh chưng bánh dày
PTNT:
- Nhận biết đơn vị thời gian ( ngày, tháng, tuần)
(PTTM)
- Hát và vận động theo nhạc:
Trời nắng trời mưa
Đóng chủ đề
Ngoài trời
Sự thay đổi sinh hoạt của con người (nóng cởi áo, lạnh mặc áo, như thế nào), theo hiện tượng thời tiết.
- Biết khởi xướng cuộc trò chuyện với bạn bè và người xung quanh.
- Phân loại, Quan sát, Phán đoán, Suy xét, Kết luận, Giải thích
- Kích thích trẻ hay đặt câu hỏi.
- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn
Chơi góc
Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh kẹo ngày tết
Góc xây dựng : Xây dựng khu vui chơi đón tết
Góc tạo hình : Nặn, làm bánh kẹo, vẽ tranh 
Góc âm nhạc : Múa biểu diễn các bài hát đã thuộc
Góc học tập : Lập bảng các loại bánh kẹo
Góc sách : Kể chuyện theo tranh
Góc cát nước : In bàn tay, bàn chân trên cát.
Vệ sinh
- Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động - Biết sử dụng đúng cách đồ dùng vệ sinh: xà phòng, gáo múc nước.
Sinh hoạt chiều
HĐP THTVBLQVCC
HĐP Kistmast:
Lớp Lá 2
Hoạt động góc
HĐP HTVBLQVT
Tách gộp trong phạm vi 7
HĐP 
Hoạt động góc
Đóng chủ đề
Trả trẻ
- Nghe bài hát: Thiếu nhi
- Có thói quen chào hỏi, lễ phép.
Các loại bánh ngày tết 
Tết nguyên đán là ngày nào
MẠNG NỘI DUNG
TẾT NGUYÊN ĐÁN
Các món ăn ngày tết
Trang trí ngày tết
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Tết nguyên đán là ngày nào
Trò chuyện
Quan sát
Các loại bánh ngày tết 
Trò chuyện
Quan sát
Trang trí ngày tết
Trò chuyện
Quan sát
Các món ăn ngày tết
Trò chuyện
Quan sát
MỞ CHỦ ĐỀ
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết được ngày tết nguyên đán là ngày đầu năm mới
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của những ngày tết
- Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô.
II.Chuẩn bị :
- Một số câu hỏi để gợi ý trẻ
III.Tổ chức hoạt động:
- Bạn nào giỏi cho cô biết vào năm mới, những ngày đầu năm mọi người thường làm gì? (thưa cô: mọi người mặc quần áo mới, ăn những món ăn ngon, đi thăm họ hàng ạ)
- Những ngày đầu năm này gọi là ngày gì nhỉ các con?
(thưa cô gọi là ngày tết ạ)
- Đúng rồi người phương Đông chúng ta ăn tết theo lịch âm, được gọi là tết nguyên đán.
- Vậy các con hãy kể cho cô xem tết nguyên đán có đặc điểm gì nổi bật nào?
(thưa cô giao thừa sẽ có bắn pháo hoa, mọi người mua mai đào trưng tết, có nhiều món ăn ngon, ai cũng mặc quần áo mới ạ....)
- Vào ngày tết thì nhà cửa như thế nào?
(mọi người dọn nhà sạch sẽ, trang trí nhà cửa thật đệp, ai cũng vui vẻ...)
- Tết nguyên đán là một truyền thống của dân tộc ta, vào năm mới ai cũng vui mừng, và được đi chơi khắp nơi nữa. Để hiểu rõ hơn về ngày tết truyền thống này hôm sâu cô và các con sẽ cùng tìm hiểu nhé.
GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2019
THỰC HIỆN VỞ LÀM QUEN CHỮ CÁI 
GẠCH CHÂN, TẬP TÔ CHỮ d
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu hiểu các yêu cầu cần thực hiện
- Biết gạch chân dưới chữ cái yêu cầu, biết cầm bút đúng cách, tô được chữ d theo yêu cầu của cô
- Giáo dục cho trẻ nề nếp thói quen học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh hướng dẫn của cô
- Vở, bút chì, màu
III. Tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài "sắp đến tết rồi"
*Nội dung:
- Các con rất là giỏi, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các thực hiện vở làm quen với chữ cái nhé.
- Cô cho trẻ phát âm “d”
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “lúa ngô là cô đậu nành”
- Cho trẻ xem hình và đọc các từ dưới hình 
- Cho trẻ gạch chân chữ “d” dưới các hình vẽ “quả dưa hấu” “quả dứa” “quả dừa”
- Nối chữ cái “d” màu xanh với hình vẽ có chứa chữ cái “d”
- Tô màu chữ “d” in rỗng
- Cô hướng dẫn cách tô chữ d.
Cô cầm bút bằng tay phải, cầm bằng ba ngón tay, lưng ngồi thẳng, ngực không tì vào bàn. Cô đặt bút từ dấu chấm, tô theo hướng mũi tên, tô theo nét chấm mờ, tô từ dấu chấm, tô hết nét cong tròn khép kín, sau đó tô nét thẳng dọc phía bên phải. Cứ như vậy cô tô hết các chữ.
- Hỏi lại trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút
- Cho trẻ tô trên không.
- Cho trẻ thực hiện
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ nhận xét vở của bạn
- Cô nhận xét vở bạn làm đúng, chưa đúng
- Tuyên dương trẻ
* Củng cố
- Hỏi trẻ tên đề tài?
- Nhận xét tuyên dương tiết học
- Giáo dục: các con phải biết chú ý trong giờ học, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
*Kết thúc: 
Cho các cháu đọc thơ “ hoa cúc vàng”.
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2019
KISTMAST
ĐỀ TÀI: NGÔI NHÀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN CỦA TRUDY
(Bài: Hộp cát biếu tượng)
 I. Mục đích
 - Giúp trẻ biết cách vào ngôi nhà và khám phá từng căn phòng trong ngôi nhà đó
 - Phát triển kỹ năng thời gian
 - Xây dựng kỹ năng định hướng.
 - Trẻ hứng thú trong giờ học, giáo dục trẻ chăm học.
II. Chuẩn bị
 - Máy vi tính, đĩa phần mềm “Ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy”
III. Tổ chức hoạt động
1.Ổn định lớp.
 - Các con ơi, lại đây với cô nào? Bây giơ các con hát cùng cô bài hát “Cá Vàng Bơi”
 - Các con ơi, các con vừa hát bài hát gì nào? Bạn nào biết nói cho cô và các bạn cùng nghe nào? (dạ có, bài hát “ Cá Vàng Bơi”)
 - À đúng rồi đấy, bạn rất là giỏi đúng không nào, cả lớp vỗ tay khen bạn nào.
 * Giáo dục: các con ơi, các con thấy cá sống ở đầu nào các con? Dạ thưa cô ở dưới nước ạ. À đúng rồi đấy các con rất là giỏi, cô vỗ tay tuyên dương cả lớp nào? vậy các con thấy ở dưới nước ngoài cá ra thì gồm có những con vật nào nữa? Bạn nào biết kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? dạ thưa cô gồm có như: cua, tômCác con phải bảo vệ động vật và hay yêu thương động vật các con nhớ chưa nào.
2. Bài mới
 - Trời tối(bé ngủ). Trời sáng(bé dậy) bé dậy bé thấy trên màn hình cô có gì nào? Dạ thưa cô có ạ, đó là trò chơi ngôi nhà không gian và thời gian của Trydy. 
 Các con ơi, bây giờ cô mở phần mềm Kidsmart “Ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy” các con chú ý nhé.( trẻ quan sát và chú ý cô làm mẫu).
 - Giới thiệu cho trẻ về ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy, hướng dẫn cho các con cách vào căn phòng “Hộp cát biểu tượng”. (trẻ lắng nghe)
 Các con ơi, bây giờ cô hướng dẫn cho các con cách chơi: Các con phải quan sát thật kỹ các hiện tượng xảy ra trong quá trình biến đổi thời gian từ ngày qua đêm và ngược lại, các con phải đặt được thời gian. .(trẻ quan sát và chú ý cô làm mẫu).
 - Các con ơi, bây giờ cô cho các con tham gia chơi trên máy. (Trẻ lên chơi).
 * Giáo dục: Biết quý trọng thời gian.( trẻ lắng nghe)
 - Trò chơi: Cho trẻ tham quan môi trường xung quanh trường để phát triển kỹ năng quan sát và nhận biết các hiện tượng thiên nhiên.
 - Vừa rồi cô cho các con làm quen cái gì nào? Dạ phần mêm “Ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy” và học bài “Hộp cát biểu tượng”.
 - À, đúng rồi đấy. Các con thật là giỏi, cô tuyên dương cả lớp mình nào?
 - Vậy trong “Ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy”” gồm có những căn phòng nào nữa? (Thám hiểm trái đất, Đồng hồ lịch, Hộp cát biểu tượng, Anh em nhà đồng hồ sinh đôi, Truy tìm hạt đậu) 
3.Kết thúc:
 - Khi kết thúc bài học cô cùng các con hát lại bài hát “ Cá vàng bơi” (Cả lớp hát và nghỉ).
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN
 (Thực hiện cho cả tuần)
Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh kẹo ngày tết
Góc xây dựng : Xây dựng khu vui chơi đón tết
Góc tạo hình : Nặn, làm bánh kẹo, vẽ tranh 
Góc âm nhạc : Múa biểu diễn các bài hát đã thuộc
Góc học tập : Lập bảng các loại bánh kẹo
Góc sách : Kể chuyện theo tranh
Góc cát nước : In bàn tay, bàn chân trên cát.
I/ Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ biết chơi theo nhóm, về nhóm để chơi cùng nhau
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi “ cửa hàng bán bán bánh kẹo ngày tết”
- Biết cách xây khu vui chơi đón tết
- In bàn tay, bàn chân trên cát.
- Biết Lập bảng các loại bánh kẹo
- Nặn, làm bánh kẹo, vẽ tranh 
- Kể chuyện theo tranh, múa biểu diễn các bài hát đã thuộc
- Giáo dục trẻ chơi với nhau đoàn kết, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
* Tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
- Một số đồ chơi, đồ dùng, để dùng cho cửa hàng bánh kẹo ngày tết
- giấy, màu, bút, đất nặn
- Sách, báo, truyện
 III. Tổ chức hoạt động:
1.Ôn định tổ chức: 
Cho trẻ hát bài “sắp đến tết rồi”
2. Giới thiệu:
 Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuẩn bị như tranh ảnh, đồ chơi, cô trẻ bình luận về tranh để biết hôm đó chơi những gì
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra học liệu mới ở góc chơi
 3. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô trẻ trò chuyện về chủ đề “tết nguyên đán”
 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình
 - Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng
 4. Quá trình chơi: 
 * Cô hướng dẫn quan sát gợi ý trẻ chơi đúng chủ đề, biết phối hợp cùng chơi, hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi
 * gợi ý để trẻ liên kết giữa các nhóm chơi 
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi cửa hàng bán bánh kẹo ngày tết
- Biết phân công công việc để xây dựng khu vui chơi
- Vẽ nặn, làm bánh kẹo trang trí tranh
- Hát và biểu diễn các bài hát đã thuộc
 Trong khi trẻ chơi cô đi quan sát động viên nhắc nhở, nếu nhóm nào trẻ chơi chưa được cô cùng đóng vai chơi với trẻ
 5/ Nhận xét sau khi chơi xong:
 - Cô và trẻ cùng quan sát góc chơi, cô gợi ý để trẻ tự gới thiệu sản phẩm của nhóm mình và so sánh nhận xét nhóm chơi tốt
 - Tuyên dương bạn chơi tốt, sau đó cô nhận xét lại
 - Trẻ cùng nhau trưng bày sản phẩm đẹp của các bạn ở góc chơi
 *Giáo dục trẻ chơi với nhau thật đoàn kết, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định không làm hư hỏng.
 6. Kết thúc: cho các cháu đọc bài đồng dao “đi cầu đi quán”
Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2019
GIỜ HỌC TOÁN
THỰC HIỆN VỞ LÀM QUEN VỚI TOÁN 
(TÁCH GỘP TRONG PHẠM VI 7)
I.Mục đích yêu cầu:
Khoanh tròn con gà, con vịt, con chim thành hai nhóm theo ý thích
Đếm số con gà, con vịt, con chim và nối với chữ số thích hợp
Đếm số lượng con gà, con vịt, con chim ở cả hai nhóm và tô màu vào trong vòng tròn có chữ số tương ứng.
II. Chuẩn bị:
- Vở LQVT, màu tô, bút chì
III.Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định : 
- Cho trẻ ngồi vào bàn hát bài “cả nhà thương nhau” 
2. Nội dung:
Bây giờ các con cùng đếm số lượng gà, vịt, chim cho cô nhé.
Khoanh tròn con gà, con vịt, con chim thành hai nhóm theo ý thích
Đếm số con gà, con vịt, con chim và nối với chữ số thích hợp
Đếm số lượng con gà, con vịt, con chim ở cả hai nhóm và tô màu vào trong vòng tròn có chữ số tương ứng.
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ treo vở
- Cho trẻ nhận xét vở
- Cô nhận xét tuyên dương
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng đúng quy định, hát 1 bài ra chơi.
Thứ năm ngày 14 tháng 2 năm 2019
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN
 (Thực hiện cho cả tuần)
Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh kẹo ngày tết
Góc xây dựng : Xây dựng khu vui chơi đón tết
Góc tạo hình : Nặn, làm bánh kẹo, vẽ tranh 
Góc âm nhạc : Múa biểu diễn các bài hát đã thuộc
Góc học tập : Lập bảng các loại bánh kẹo
Góc sách : Kể chuyện theo tranh
Góc cát nước : In bàn tay, bàn chân trên cát.
Đã soạn ngày 29/01/2019
Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2019
BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
I.Mục đích, yêu cầu :
- Tự tin biểu diễn các bài hát, bài thơ trẻ thuộc
- Cháu biết giới thiệu các sản phẩm của mình đã thực hiện được trong tuần.
- Cháu tự tin thể hiện bản thân, biết nhận xét sản phẩm
- Cháu ngoan, chú ý
II.Chuẩn bị :
- Các sản phẩm của trẻ đã thực hiện trong tuần
- Nhạc
- Bảng bé ngoan, cờ bé ngoan
III.Tổ chức hoạt động :
- Cô làm người dẫn chương trình cho trẻ biểu diễn các tiết mục văn nghệ
- Hỏi trẻ tuần này học chủ đề gì?
- Giới thiệu các sản phẩm mà trong tuần trẻ làm được
- Tuyên bố lý do
- Cho cả lớp hát : sắp đến tết rồi
- Cho trẻ giới thiệu sản phẩm
- Biểu diễn thời trang
- Cô nhận xét, khen trẻ
- Cho trẻ cắm cờ, phát phiếu bé ngoan
- Tuyên bố buổi tổng kết chủ đề đến đây là kết thúc.

File đính kèm:

  • docxTUAN 22 TET NGUYEN DAN.docx
Giáo Án Liên Quan