Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 29 - Năm học 2018-2019
- Cô đặt một số câu hỏi trò chuyện cùng với trẻ về thời gian trong ngày:
+ Hôm qua là thứ mấy, ngày bao nhiêu ?
+ Thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Hôm nay chúng mình học với chủ đề gì?
+ Con hãy kể về một số hiện tượng thiên nhiên nào?
=> Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Cô cho trẻ quan sát các hình ảnh, phát âm mẫu các từ: “Nắng gắt, mưa rào, gió thổi” Cho trẻ phát âm. Cô giải thích nghĩa của các từ cho trẻ hiểu
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Thứ hai, ngày 01 tháng 04 năm 2019 Nội dung Chuẩn bị Yêu cầu Phương pháp 1. Trò chuyện - Trò chuyện với trẻ về một số hiện tượng thiên nhiên - Lồng ghép dạy trẻ làm quen với các từ : “Nắng gắt, mưa rào, gió thổi”. - Nội dung trò chuyện - Tranh vẽ về một số hiện tượng tự nhiên: Nắng gắt, mưa rào, gió thổi. - Trẻ biết so sánh thời gian của ngày hôm qua và ngày hôm nay, biết thời tiết trong ngày như thế nào. - Trẻ biết về một số hiện tượng thiên nhiên, trẻ nghe hiểu và nói đúng từ: “Nắng gắt, mưa rào, gió thổi”. - Cô đặt một số câu hỏi trò chuyện cùng với trẻ về thời gian trong ngày: + Hôm qua là thứ mấy, ngày bao nhiêu ? + Thời tiết hôm nay như thế nào? + Hôm nay chúng mình học với chủ đề gì? + Con hãy kể về một số hiện tượng thiên nhiên nào? => Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Cô cho trẻ quan sát các hình ảnh, phát âm mẫu các từ: “Nắng gắt, mưa rào, gió thổi” Cho trẻ phát âm. Cô giải thích nghĩa của các từ cho trẻ hiểu 2. Hoạt động học PTNT. Toán: - Đo các đối tượng bằng một đơn vị đo. 3. Hoạt động ngoài trời. - TCVĐ: “Nhảy qua suối nhỏ’’ - Sân sạch sẽ an toàn cho trẻ - Một con suối nhỏ, có chiều rộng 35-40 cm. Một số bông hoa bằng nhựa - Trẻ nắm rõ được cách chơi và luật chơi, trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Luật chơi: Ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của bạn trong nhóm. - Cách chơi: Cô vẽ một con suối có chiều rộng 35-40 cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác , cho trẻ đi nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh: " Nước lũ tràn về", trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái được nhiều hoa là người thắng cuộc. - Sau đó tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần cô chú ý quan sát trẻ chơi - Trẻ hứng thú chơi. Cô khen ngợi động viên trẻ kịp thời + Cô chú ý quan sát, động viên trẻ kịp thời. - HĐCMĐ: Quan sát một số hiện tượng tự nhiên: Cầu vồng - Sân sạch sẽ an toàn cho trẻ - Hình ảnh một số hiện tượng tự nhiên. - Trẻ biết kể về một số hiện tượng thiên nhiên, biết cách bảo vệ sức khỏe của mình. - Quan sát một số hiện tượng tự nhiên cầu vồng - Cô giới thiệu các hình ảnh về các hiện tượng tự nhiên, cô đặt câu hỏi đàm thoại cùng với trẻ. => Cô chốt lại và giáo dục trẻ khi trời đang nắng bỗng dưng có cơn mưa rào, sau mưa rào thường xuất hiện cầu vồng trên bầu trời trông rất đẹp, chúng mình quan sát kĩ thì sẽ thấy cầu vồng có nhiều màu sắc đấy, biết đội mũ nón khi đi ngoài đường, đặc biệt biết giữ gìn về sinh môi trường để giữ sạch cảnh quan khu vực gia đình đang sinh sống và giữ sạch nguồn nước. - Chơi tự do: Chơi với phấn. - Chơi DG: Lộn cầu vồng, Rồng rắn lên mây - Sân sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Phấn cho trẻ vẽ, khăn lau tay. - Trẻ chơi nhẹ nhàng, nề nếp với các đồ chơi ngoài trời - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Tổ chức, hướng dẫn cho trẻ Vẽ về các hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, ông mặt trời, cầu vồng... + Cô bao quát, nhắc nhở trẻ trong quá trình trẻ chơi. 4. Hoạt động góc Đã soạn kế hoạch riêng 5. Hoạt động chiều - VĐ nhẹ: Tập theo lời bài hát: “Thật đáng yêu” - KNS: Kĩ năng lắng nghe người khác nói. - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp - Nhận xét, nêu gương cuối ngày - Nhạc, máy tính - Đồ chơi ở các góc - Cờ, bảng bé ngoan. - Trẻ vận động nhẹ nhàng theo - Trẻ hứng thú tham gia chơi tự do, nề nếp. - Trẻ biết nhận xét bản thân và thành viên trong tổ. - Cô tập cùng trẻ, động viên khuyến khích trẻ vận động - Soạn giáo án riêng. - Cô cho trẻ trong lớp tự nhận xét mình và nhận xét bạn trong một ngày hoạt động tại lớp. + Thưởng cờ cho những bạn ngoan. + Nhận xét: Khen những bạn ngoan, nhắc nhở những bạn chưa được cắm cờ cố gắng ngoan hơn trong những ngày sau. HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Toán: ĐO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trẻ 4-5 tuổi: biết đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo, biết diễn đạt phép đo và kết quả đo. 2.Kỹ năng: - Rèn trẻ biết cách đo đúng thao tác, kỹ năng đo, biết đặt đúng thẻ số tương ứng kết quả đo được của các vật. - Rèn trẻ nói rõ ràng, đúng cụm từ của phép đo. 3. Thái độ: -Trẻ hứng thú tham gia học bài và học có nề nếp. 4. Kết quả mong đợi: - Đa số trẻ đạt được mục tiêu của bài. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - 1 thước đo, 3 băng giấy có màu sắc và độ dài khác nhau, thẻ số 1-10 - Các ngôi nhà có gắn thẻ số từ 4-10 2. Đồ dùng của trẻ: - Bút chì,thước đo, 3 băng giấy có màu sắc và chiều dài khác nhau, thẻ số từ 1-10. 3. Nội dung tích hợp: - LVPTTM: Âm nhạc - LVPTNT: MTXQ - LVPTTC: Thể dục III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. Trò chuyện gây hứng thú - Cô cho cả lớp hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” - Hỏi trẻ vừa hát bài gì? - Bài hát nói lên điều gì? - Cô trò chuyện dẫn dắt trẻ vào bài Hoạt động 2. Bài mới a.Phần 1: Ôn nhận biết kết quả đo - Cô cho trẻ chơi: “Tìm đúng nhà” - Cách chơi: Cô cho trẻ đo băng giấy của trẻ được bao nhiêu lần trẻ phải chạy về đúng nhà có số nhà bằng số lần đó, trẻ phải đếm xem băng giấy của mình có mấy đoạn để về đúng nhà có số bằng số đoạn trên băng giấy đó (Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô kiểm tra xem trẻ chạy về đúng ngà không?) b.Luyện đo các đối tượng khác nhau bằng 1 thước đo *Cô làm mẫu - Cô gắn 3 băng giấy lên bảng cho trẻ quan sát và nhận xét so sánh xem 3 băng giấy ntn với nhau? - Băng giấy nào dài nhất - Băng giấy nào ngắn hơn - Băng giấy nào ngắn nhất - Muốn biết được băng giấy nào dài nhất ,băng giấy nào ngắn hơn,băng giấy nào ngắn nhất chúng mình phải làm gì? - Bây giờ cô dùng hình chữ nhật này làm thước đo để đo chiều dài của 3 băng giấy nhé. - Cô giới thiệu chiều dài, chiều rộng của băng giấy. - Cô đo băng giấy màu vàng: Tay trái cô cầm hình chữ nhật, tay phải cô cầm bút đo chiều dài của băng giấy, đo từ trái sang phải, cô đặt chiều rộng của hình chữ nhật trùng khít lên chiều rộng của băng giấy tay phải cẩm bút kẻ vạch sát với chiều rộng bên phải của hình chữ nhật rồi nhấc hình chữ nhật lên đặt sát vạch kẻ dùng bút gạch tiếp, cứ như vậy cô đo chiều dài của băng giấy. - Sau khi đo xong cô cho trẻ đếm xem chiều dài băng giấy cô đo bằng bao nhiêu lần chiều dài hình chữ nhật và đặt thẻ số tương ứng - Tương tự cô đo tiếp băng giấy màu xanh, màu đỏ và đặt thẻ số tương ứng - Sau khi đo xong 3 băng giấy cô hỏi trẻ - Băng giấy nào dài nhất? đo được bao nhiêu lần chiều dài hình chữ nhật? - Băng giấy nào ngắn hơn, đo được bao nhiêu lần - Băng giấy nào ngắn nhất, đo được bao nhiêu lần *Cô chốt lại: Như vậy cùng một thước do chúng ta đo các đối tượng có chiều dài khác nhau thì cũng sẽ ra kết quả đo khác nhau, như vậy băng giấy nào dài nhất đo được nhiều lần nhất, băng giấy nào ngắn nhất đo được ít lần nhất. *Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ đo lần lượt 3 băng giấy và đặt thẻ số tương ứng, nhận xét kết quả đo từng băng giấy - Băng giấy nào dài nhất ? có chiều dài bằng bao nhiêu lần thước đo? - Băng giấy nào ngắn hơn ,có chiều dài bằng bao nhiêu lần thước đo? - Băng giấy nào ngắn nhất có chiều dài bằng bao nhiêu lần thước đo? - Cô hỏi ngược lại: Băng giấy màu vàng so với băng giấy màu xanh và băng giấy màu đỏ ntn? Tại sao? (Hỏi 2-3 trẻ +cả lớp ) - Tương tự như vậy hỏi tiếp băng giấy màu xanh và băng giấy đỏ. c. Luyện tập so sánh độ dài qua kết quả đo *Trò chơi (Thi xem đội nào nhanh) - Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 1 thước đo để đo 3 cây ,thước đo này đều có chiều dài bằng nhau nhưng 3 cây này có chiều cao không bằng nhau, các đội sẽ dùng thước đo để đo, các đội đo xong viết số tương ứng vào bên cạnh. - Luật chơi: Đội nào đo đúng và nhanh, viết đúng số đội đó sẽ thắng cuộc. - Sau đó cô cho cả lớp kiểm tra lại kết quả * Đo tự do: Cô cho nhóm trẻ lên đo chiều dài, chiều rộng, chân bảng, tủ, bàn, sau đó cả lớp cùng kiểm tra lại kết quả đo. Hoạt động 3.Kết thúc: - Cho cả lớp đọc bài thơ “Mưa” Và cất đồ dùng - Cả lớp hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu cách chơi và hứng thú tham gia chơi - Không bằng nhau - Trẻ trả lời - Phải đo ạ - Trẻ chú ý xem cô hướng dẫn cách đo và nắm được thao tác đo một đối tượng - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hứng thú đo biết đo đúng thao tác và đặt thẻ số tương ứng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Băng giấy màu vàng ngắn nhất vì nó ngắn hơn băng giấy màu xanh 2 lần và băng giấy màu đỏ 1 lần - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu cách chơi và hứng thú chơi trẻ biết cách đo và đặt thẻ số tương ứng - Trẻ hứng thú đo chiều dài, chiều rộng, bàn tủ - Cả lớp đọc và cất đồ dùng GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG DẠY TRẺ KĨ NĂNG LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC NÓI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Dạy trẻ cách quan sát và lắng nghe người khác nói, trẻ sẽ biết định hình phong cách giao tiếp của trẻ. Khi trẻ biết lắng nghe người khác, trẻ sẽ biết lắng nghe chính bản thân mình. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cách kết hợp các giác quan trong quá trình lắng nghe để lắng nghe người khác nói. - Rèn sự lắng nghe và tập trung lắng nghe cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ không cắt ngang, chen lời khi người khác nói đang nói. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Máy tính, loa, một số đoạn video về giao tiếp của trẻ 2. Đồ dùng của trẻ: - Ghế ngồi đủ cho số trẻ. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. Ổn định - Cho trẻ hát bài “Mây và gió” - Trò chuyện với trẻ về chủ đề Hoạt động 2. Bài mới * Xem video và trò chuyện: - Cho trẻ xem một đoạn phim phù hợp với lứa tuổi. - Trò chuyện với trẻ về các nhân vật xuất hiện trong đoạn phim. + Các con thấy bạn nhỏ trong đoạn phim như thế nào? + Khi người khác nói chúng mình phải như thế nào? => Cô chốt lại giáo dục trẻ: Bạn nhỏ trong đoạn phim rất ngoan biết chú ý lắng nghe khi bố kể chuyện cho nghe. Các con ạ chúng mình phải biết lắng nghe khi người khác nói như vậy mới ngoan. * Cô kể chuyện cho trẻ nghe: - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Thỏ con biết vâng lời mẹ”. + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Bạn thỏ như thế nào? + Các con có biết bâng lời không? + Khi cô hay bố mẹ nói thì chúng mình phải như thế nào? => Cô chốt lại giáo dục trẻ. * Tro chơi: “Tam sao thất bản” - Cách chơi: Một nhóm trẻ 4-5 bạn chơi. Cô giáo làm trọng tài, cô kể một câu chuyện cho một bạn đầu tiên nghe, sau đó kể thầm cho bạn thứ 2, trẻ sẽ truyền miệng cho đến bạn cuối cùng. Người cuối cùng kể lại cho tất cả mọi người nghe để so sánh với nguyên văn ban đầu. - Luật chơi: Bạn cuối cùng kể không nguyên văn câu chuyện sẽ bị phạt. => Cô chốt lại. Giáo dục trẻ: Các con ạ khi người khác nói chúng mình phải chú ý lắng nghe nếu không thì chúng mình sẽ không nghe được hết những lời của người nói với mình và không hiểu được hết ý của người đang nói với mình. Vì vậy khi người khác đang nói chúng mình không được nói leo, không được làm việc khác, không được nói chuyện, như vậy chúng mính mới nghe và hiểu hết những điều người khác nói với mình. Hoạt động 3. Kết thúc: - Cho trẻ hát bài “Mùa hè đến” - Trẻ hát - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ chú ý xem phim - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nghe cô nói cách chơi, hứng thú tham gia trò chơi. - Trẻ lắng nghe - Cả lớp hát ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ ............... trẻ nghỉ học .................. lý do........................................................ .............................................................................................................................................. 2. Tình trạng sức khỏe của trẻ, những biểu hiện bất thường về ăn, ngủ, bệnh tật. ....................................................................................................... 3. Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ: .............................................................................................................................................................................................................. 4 Sự hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ. .............................................................................................................................................................................................................. 5. Những kiến thức và kỹ năng: (Những trẻ có biểu hiện tích cực và tiêu cực) Trẻ thực hiện tốt: ............................................................................. Trẻ thực hiện chưa tốt: ..................................................................... 6. Những hoạt động trong kế hoạch chưa thực hiện được? lý do? ....................................................................................................... KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Thứ ba, ngày 02 tháng 04 năm 2019 Nội dung Chuẩn bị Yêu cầu Phương pháp 1. Trò chuyện - Trò chuyện với trẻ về một số hiện tượng thiên nhiên. - Lồng ghép dạy trẻ làm quen với các từ: “Đám mây, sấm, chớp”. - Nội dung trò chuyện - Tranh vẽ về một số hiện tượng tự nhiên: “Đám mây, sấm, chớp”. - Trẻ biết so sánh thời gian của ngày hôm qua và ngày hôm nay, biết thời tiết trong ngày như thế nào. - Trẻ biết kể về một số hiện tượng thiên nhiên mà trẻ biết, trẻ nghe hiểu và nói đúng từ “Đám mây, sấm, chớp”. - Cô đặt một số câu hỏi trò chuyện cùng với trẻ về một số hiện tượng tự nhiên: - Hôm nay đến lớp các con quan sát thấy bầu trời như thế nào? - Khi trời nắng bầu trời như thế nào? - Khi trời mưa bầu trời như thế nào? - Khi trời nắng hoặc trời mưa khi ra ngoài chúng mình phải làm gì? => Cô chốt lại và giáo dục trẻ - Cô đưa tranh vẽ cảnh trời mưa có sấm, sét cho trẻ quan sát và cho trẻ làm quen với các từ “Đám mây, sấm, sét”. Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cô chốt lại giáo dục trẻ yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 2. Hoạt động học LPTNN. Văn học: - Truyện: Giọt nước tí xíu 3. Hoạt động ngoài trời - HĐCMĐ: Quan sát một số hiện tượng tự nhiên: Trời mưa rào - Sân rộng sạch sẽ, bằng phẳng. - Hình ảnh mưa rào. - Trẻ biết kể về những cơn mưa rào, biết cách bảo vệ sức khỏe của mình. - Quan sát một số hình ảnh mưa rào. - Cô giới thiệu các hình ảnh về những cơn mưa rào, trò chuyện với trẻ. + Các con thấy cơn mưa tronh hình ảnh này như thế nào? Vì sao gọi là mưa rào? + Mua hè thường xuất hiện những cơn mưa rào còn kèm theo cả gì nữa? + Khi trời đang mưa chúng mình phải như thế nào? => Cô chốt lại và giáo dục trẻ khi ra ngoài khi trời đang có mưa rào, biết đội mũ nón khi đi ngoài đường, đặc biệt biết giữ gìn về sinh môi trường để giữ sạch cảnh quan khu vực gia đình đang sinh sống và giữ sạch nguồn nước. - TCVĐ: “Nhảy qua suối nhỏ’’ - Sân sạch sẽ an toàn cho trẻ - Một con suối nhỏ, có chiều rộng 35-40 cm. Một số bông hoa bằng nhựa - Trẻ nắm rõ được cách chơi và luật chơi, trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Luật chơi: Ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của bạn trong nhóm. - Cách chơi: Cô vẽ một con suối có chiều rộng 35-40 cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác , cho trẻ đi nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh: " Nước lũ tràn về", trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái được nhiều hoa là người thắng cuộc. - Sau đó tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần cô chú ý quan sát trẻ chơi - Trẻ hứng thú chơi. Cô khen ngợi động viên trẻ kịp thời + Cô chú ý quan sát, động viên trẻ kịp thời. - Chơi tự do: Chơi với phấn - Chơi DG: Lộn cầu vồng, rồng rắn lên mây. - Sân sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Phấn cho trẻ vẽ, khăn lau tay. - Trẻ chơi nhẹ nhàng, nề nếp với các đồ chơi ngoài trời - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Cô giới thiệu tên các đồ chơi xung quanh trường, cho trẻ chơi tự do các đồ chơi mà trẻ thích. - Tổ chức, hướng dẫn cho trẻ Vẽ về các hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, ông mặt trời, cầu vồng... + Cô bao quát, nhắc nhở trẻ trong quá trình trẻ chơi. 4. Hoạt động góc Đã soạn kế hoạch riêng 5. Hoạt động chiều - VĐ nhẹ: Tập theo lời bài hát : “Thật đáng yêu” - LQTV: “Đám mây, Mặt trời, Mặt trăng” - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp - Nhận xét, nêu gương cuối ngày - Nhạc, máy tính - Đồ chơi ở các góc - Cờ, bảng bé ngoan. - Trẻ vận động nhẹ nhàng theo - Trẻ hứng thú tham gia chơi tự do, nề nếp. - Trẻ biết nhận xét bản thân và thành viên trong tổ. - Cô tập cùng trẻ, động viên khuyến khích trẻ vận động - Soạn giáo án riêng. - Cô cho trẻ trong lớp tự nhận xét mình và nhận xét bạn trong một ngày hoạt động tại lớp. + Thưởng cờ cho những bạn ngoan. + Nhận xét: Khen những bạn ngoan, nhắc nhở những bạn chưa được cắm cờ cố gắng ngoan hơn trong những ngày sau. HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Văn học: Truyện “GIỌT NƯỚC TÍ XÍU” I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trẻ 5 tuổi: biết được vòng quay luân chuyển của nước. Nghe và hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện. Biết kể lại một đoạn truyện một cách trọn vẹn. - Trẻ 4 tuổi: Nghe và hiểu nội dung câu chuyện. Biết kể lại một đoạn truyện một cách trọn vẹn. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng kể chuyện theo tranh. - Kỹ năng trả lời trọn câu. 3. Thái độ: - Giáo dục cháu biết yêu quý thiên nhiên. - Khi đi dưới mưa hải biết mặc áo mưa hoặc đi ô. 4. Kết quả mong đợi: - Đa số trẻ đạt được mục tiêu của bài. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Hình ảnh về câu chuyện “giọt nước Tí Xíu”, máy chiếu. - Câu chuyện “Giọt nước Tí Xíu” 2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh kể chuyện sáng tạo. - Mũ các nhân vật trong truyện. 3. Nội dung tích hợp: - LVPTTM: Âm nhạc - LVPTNT: Toán, MTXQ III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú - Lớp chơi trò chơi: “Trời mưa” - Mưa là một hiện tượng tự nhiên đấy các con. Con còn biết hiện tượng tự nhiên nào nữa không? - Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng, có một số hiện tượng tự nhiên có ích như: mây, mưa, không khí,ban ngày ban đêm, có những hiện tượng gây nhiều khó khăn cho con người như: động đất, núi lửa, bão, sóng thần - Cô có một thí nghiệm nhỏ là một hiện tượng tự nhiên thu nhỏ, con có muốnkhám phá cùng cô không? - Vậy cô cháu ta cùng nhau khám phá nhé. - Lớp đọc thơ: “ Bé làm thí nghiệm”. - Cháu về góc cùng cô khám phá hiện tượng tự nhiên. *Hoạt động 2. Nội dung trọng tâm: - Để biết vì sao những giọt nước trong ly lại có thể bay lên trên tấm gương này không? Đó là hiện tượng bốc hơi của nước đấy các con ạ. - Các con có biết nước từ đâu có không? - Để hiểu thêm vì sao có mưa. các con hãy lắng nghe câu chuyện “Giọt nước Tí Xíu” của tác giả Nguyễn Linh. - Cô kể lần 1. Làm điệu bộ. - Vừa rồi cô đã kể cho các con nghe câu chuyện “Giọt nước Tí Xíu”. Bây giờ để cho hấp dẫn hơn thì các con hãy cùng cô vừa xem máy chiếu vừa nghe kể chuyện. - Cô kể lần 2 kêt hợp giảng từ khó. * Giảng nội dung: Qua câu chuyện “Giọt Nước Tí Xíu” ta thấy rằng: Để có được những cơn mưa thì giọt nước phải trãi qua cuộc hành trình: Từ giọt nước ngoài biển cả, bốc hơi rồi tụ lai thành những đám mây cùng với các hiện tượng gió, sấm chớp tạo nên những giọt nước, những giọt nước đó nặng và rơi xuống thành cơn mưa giúp cho con người có nước dùng trong sinh hoạt, tưới mát cho cây cối. * Đàm thoại: + Câu chuyện cô vừa kể cho các con tên là gì? Tác giả là ai? + Hằng ngày Tí Xíu và các bạn làm gì? + Chuyện gì đã xảy ra cho Tí Xíu và các bạn? + Làm thế nào để tí Xíu có thể bay lên? + Cô gió đưa Tí Xíu và các bạn đi đâu? + Vào đất liền Tí Xíu cảm thấy như thế nào? +Nếu là Tí Xíu con sẽ là gì? - Vừa rồi các con đã nghe nghe câu chuyện “Giọt nước Tí Xíu rồi. vậy bạn nào có thể đóng vai Tí Xíu kể lại chuyến phiêu lưu của mình cho cô và các bạn cùng nghe *Trò chơi: kể chuyện theo tranh. - Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội. Mỗi đội hãy cử một bạn đại diện cho tổ mình lên chọn một bức tranh và tổ đó hãy kể lại đoạn truyện có nội dung theo tranh. - Cô nhận xét , tuyên dương cháu. *Trò chơi: đong nước. - Cách chơi: cô có một số chai nước nhiệm vụ của các con là đổ đầy nước vào chai. đội nào đổ được nhiều nước vào chai thì đội đó sẽ thắng. Hoạt động 3. kết thúc: - Mưa
File đính kèm:
- GA T29.doc