Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 6 - Chủ đề: Mắt - Năm học 2018-2019
- Quan sát một số bức tranh gia đình. Chơi đồ chơi ngoài trời, vẽ trên sân.
- Trò chơi vận động: Gia đình gấu, Tìm đúng nhà mình.
- Cho trẻ chơi học tập: Thỏ đổi chuồng.
1/Góc xây dựng: Xây vườn cây nhà bé,xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.
2/Góc phân vai: Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .
3/Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ về gia đình
4/ Góc học tập: Đếm phân biệt số người trong gia đình bé
5/Góc thư viện: Xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì
6/ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn cây nhà bé
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 6 (TỪ NGÀY 10/10/2018 ĐẾN 4/10/2018) Hoạt động Thứ 2 10/10/2018 Thứ 3 11/10/2018 Thứ 4 12/10/2018 Thứ 5 13/10/2018 Thứ 6 14/10/2018 Chủ đề Mắt Đón trẻ - Biết tự cởi gấp quần áo - Biết mặc quần áo phù hợp vớí thời tiết TDBS Động tác: Hô hấp 3, tay 2,chân 4, bụng 6, bật 4. Trò chuyện sáng - - Mở chủ đề: Trò chuyện chủ đề - Nhận biết một số thông tin về tên mẹ, tên bố. - - Nói rõ ràng, mạch lạc để người khác hiểu được. Giờ học Thể dục: Chạy thay đổi tốc độ nhanh chậm Khám phá: Khám phá đôi Mắt của chúng mình Toán Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày Tạo hình Vẽ mắt kính Âm nhạc Dạy vận động Rước đèn dưới ánh trăng Ngoài trời - Quan sát một số bức tranh gia đình. Chơi đồ chơi ngoài trời, vẽ trên sân. - Trò chơi vận động: Gia đình gấu, Tìm đúng nhà mình. - Cho trẻ chơi học tập: Thỏ đổi chuồng. Chơi góc 1/Góc xây dựng: Xây vườn cây nhà bé,xây dựng lắp ghép các kiểu nhà. 2/Góc phân vai: Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .... 3/Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ về gia đình 4/ Góc học tập: Đếm phân biệt số người trong gia đình bé 5/Góc thư viện: Xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì 6/ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn cây nhà bé Vệ sinh Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. Sinh hoạt chiều * TDCMM HĐP Kistmast: Lớp Lá 1 Thực hiện vở BLQCC trang 3 * TDCMM HĐP Kistmast: Lớp Lá 2 * TDCMM HĐP Kistmast: Lớp Lá 3 *Thực hiện vở làm quen với toán * TDCMM HĐP Kistmast: Lớp Lá 4 Hoạt động góc * TDCMM *đóng chủ đề Trả trẻ Nhận đượ một số thông tin về bản thân, tên, giới tính, tên mẹ, bố ông bà, anh chị, địa chỉ, nhà thôn làng, số điện thoại gia đình, bố mẹ THỂ DỤC BUỔI SÁNG ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 3 – TAY 2 – CHÂN 4 – BỤNG 6 - BẬT 4 I.Mục đích-yêu cầu: - Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân - Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển. II.Chuân bị: - Sân bãi rộng, sạch sẽ. - Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm. III.Tổ chức hoạt động: 1.Khởi động. Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “cả nhà thương nhau”theo các kiểu đi. Cô đi ngược chiều quan sát trẻ . 2.Trọng động. +Tập BT phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc. *Động tác hô hấp 3: Sưởi tay: TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi đầu không cúi. Hai lòng bàn tay che miệng rồi thở ra để lòng bàn ty ấm lên. Tập thở nhanh để tay chóng ấm. *Động tác tay – vai 2: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay, ngón tay để trên vai (có thể tập với nơ). TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi. - N1: Bước chân trái sang bên một bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa ngang lòng bàn ngửa. - N2: Gập khuỷu tay, ngón tay chạm vai - N3: Như nhịp 1 - N4: Về tư thế chuẩn bị. - N5,6,7,8: Thực hiện như trên, đổi chân. *Động tác chân 4: Bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng. TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi. Nhịp 1: Tay chống hông, bước chân trái ra phía trước, chân sau thẳng. Nhịp 2: Khuỵu chân trái, chân phải thẳng, tay đưa trước (lòng bàn tay sấp). Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. Nhịp 5, 6, 7, 8: Đổi chân. *Động tác bụng – lườn 5: Ngồi duỗi chân, tay chống sau, 2 chân thay nhau đưa thẳng lên cao. TTCB: Ngồi duỗi thẳng chân, tay chống phía sau lưng. Thực hiện: 2 chân thay nhau đưa thẳng lên cao theo nhịp đếm 1–2 hoặc nhịp vỗ tay. Thực hiện 1 lần 8 nhịp, nghỉ 1 chút rồi lại tiếp tục thực hiện 1 lần 8 nhịp nữa. Khi thực hiện động tác không cúi đầu. *Động tác bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau. TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông. Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau. Nhịp 2: Bật đổi ngược lại: chân trái ra sau, chân phải ra trước. Bật theo nhịp 1 – 2 hoặc vỗ tay. - Trò chơi : Uống nước chanh. 3. Hồi tĩnh - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng. - Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục. Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC THỂ DỤC ĐỀ TÀI: CHẠY THAY ĐỔI TỐC ĐỘ NHANH CHẬM I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô. - Dạy trẻ phối hợp chân, tay nhịp nhàng. - Chú ý trong tiết học II. Chuẩn bị: - Kẻ sàn tập III. Tổ chức hoạt động: 1. Khởi động: Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi khom khoảng 2 phút. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 2. Trọng động: * Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cô theo nhạc “Cả nhà thương nhau” *Động tác hô hấp 3: Sưởi tay: *Động tác tay – vai 2: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay, ngón tay để trên vai (có thể tập với nơ). *Động tác chân 4: Bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng. *Động tác bụng – lườn 5: Ngồi duỗi chân, tay chống sau, 2 chân thay nhau đưa thẳng lên cao. *Động tác bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau. Cho trẻ tập như thể dục buổi sáng * Vận động cơ bản: - Cho trẻ đứng thành hai hang ngang quay mặt vào nhau - Cô làm mẫu: + Lần 1 + Lần 2: Khi nghe hiệu lệnh chuẩn bị cô bước ra trước vạch xuất phát. - TTCB: Đứng chân trước chân sau, người hơi cúi. Khi nghe hiệu lệnh chạy về phía trước, khi nghe tiếng trống lắc nhanh thì chạy nhanh, khi nghe tiếng trống lắc chậm thì chạy chậm lại. Kết thúc quãng đường thì về cuối hàng đứng. - Cô cho 2 trẻ lên thực hiện * Trẻ thực hiện: - Cho lần lượt trẻ lên thực hiện - Cô chú ý quan sát, nhắc nhở trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ *Trò chơi: “Chim bay cò bay” 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng. Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ ĐÔI MẮT CỦA CHÚNG MÌNH Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC TOÁN PHÂN BIỆT ĐƯỢC HÔM QUA, HÔM NAY, NGÀY MAI QUA CÁC SỰ KIÊN HÀNG NGÀY I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết và gọi tên các ngày trong tuần, một tuần lễ có 7 ngày, mỗi ngày là một tờ lịch có màu sắc khác nhau. - Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. Trẻ biết được ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, hôm nay là công việc đang diễn ra và sẽ diễn ra, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định. - Trẻ biết sắp xếp theo thứ tự các ngày trong tuần. - Trẻ sắp xếp theo đúng trình tự ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai. - Trẻ sắp xếp công việc tương ứng từng buổi trong các ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai. - Trẻ quí trọng thời gian, không để thời gian trôi đi một cách lãng phí. II. Chuẩn bị: - Hình ảnh lịch các thứ trong tuần - Tranh các hoạt động trong ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm. - Bảng để gắn các hoạt động. - Máy tính, tivi, que chỉ, bảng từ. - Mỗi trẻ có 1 rổ có 7 tờ lịch trong 1 tuần có màu sắc khác nhau có ký hiệu chữ cái mỗi tờ lịch. - 3 bộ lịch tương tự với kích thước lớn hơn, thẻ số từ 1 đến 7 để chơi trò chơi. - Thẻ số 2 và thẻ số 1. - Đốc lịch, que tính, mũ sao. III. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định: - Các con ơi hôm nay trường chúng mình có tổ chức một chương trình "Cánh cửa thời gian". Đến tham dự chương trình có 3 đội cùng tham gia, đó là đội Sao hôm, Sao mai và Sao băng. Cô Dung sẽ là người dẫn chương trình. Để bắt đầu chương trình chúng mình cùng hát bài "Cả tuần đều ngoan" và đi về chỗ ngồi. - Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát: Các con thấy một tuần lễ thì có mấy ngày? Bắt đầu từ thứ mấy? - Cô cho trẻ xem bảng qui ước của các tờ lịch: Tờ lịch thứ hai - chữ h, thứ ba - chữ b, thứ tư - chữ t, thứ năm - chữ n, thứ sáu - chữ u, thứ bảy - chữ y, chủ nhật - chữ c. 2 Nội dung: * Ôn thứ tự các ngày trong tuần. *Phần thứ nhất của chương trình "Cánh cửa tời gian" là phần "khởi động": - Cô phổ biến cho trẻ cách chơi, luật chơi: +Cách chơi: Cả ba đội tham gia chơi phải tìm và sắp xếp thứ tự các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật với số thứ tự tương ứng trên bảng từ số 1 đến số 7. Mỗi bạn chỉ được tìm và xếp một thứ trong tuần. Thời gian được tính bằng một bản nhạc. + Luật chơi: Nếu đội nào sắp xếp sai không được tính. - Cô tổ chức cho trẻ chơi theo 3 đội, cô chú ý quan sát trẻ chơi. - Cô chính xác bằng kết quả trên máy tín trước. - Cô cùng trẻ kiểm tra lại kết quả của 3 đội. * Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai. Phần thứ hai của chương trình là phần "Nhà thông thái": - Các đội vừa sắp xếp được thứ tự các ngày trong tuần của tháng 10 dương lịch. Hôm nay các con có biết là thứ mấy trong tuần không? Hôm qua là thứ mấy? Ngày mai là thứ mấy? (Kết hợp cô cho hiệu ứng 3 ngày thứ tư, thứ ba, thứ năm xuất hiện). *Hôm qua là ngày thứ ba, trên máy cô có hình ảnh tờ lịch của ngày thứ ba. Chúng mình cùng tìm tờ lịch của ngày thứ ba ra và gắn vào đốc lịch phía trước nào. Con thấy tờ lịch ngày thứ ba có đặc điểm gì? - Thứ ba là ngày bao nhiêu dương lịch? - Cho trẻ đọc ngày dương lịch. - Ngày bao nhiêu âm lịch? - Ngày hôm qua con đã làm những công việc gì? + Con đi học vào buổi nào? + Buổi sáng hôm qua con được học gì? + Đến trưa thì sao? + Chiều hôm qua các con được làm gì? + Đến tối về thì sao? - Vậy thứ ba chúng mình gọi là ngày gì? Hôm qua là thứ mấy? - Với thời gian hôm nay là thứ tư thì thứ ba là ngày vừa trôi qua chúng ta gọi đó là ngày hôm qua, là ngày mà các công việc chúng ta đã làm trong các buổi sáng qua, trưa qua, chiều qua, tối qua và phải nhớ lại chúng ta mới nói được những công việc đó chứ có nhìn được không? * Hôm nay là thứ mấy? Cô cho hiệu ứng xuất hiện tờ lịch ngày thứ tư, trẻ lấy tờ lịch của trẻ và gắn vào đốc lịch. - Tờ lịch ngày thứ tư có đặc điểm gì? - Ngày dương lịch là ngày bao nhiêu? - Cho trẻ xếp số ghép lại thành ngày 12 dương lịch, cho trẻ đọc ngày dương lịch. - Thế còn ngày âm lịch là ngày bao nhiêu? - Ngày 2 là ngày đầu tháng hay ngày giữa tháng các con nhỉ? - Đúng rồi đó là ngày đầu của tháng 9 âm lịch đó. - Ngày hôm nay chúng mình đang làm gì? + Thế còn bây giờ là buổi nào? Chúng mình đang làm gì? - Điều đặc biệt nhất trong ngày hôm nay các con thấy có gì khác so với ngày thường? (Sáng được học toán, còn buổi chiều ). + Tối ngày hôm nay về nhà các con sẽ làm gì? - Vậy thứ tư được gọi là ngày gì? - Đúng rồi thứ tư được gọi là ngày hôm nay vì đây là ngày đang diễn ra với công việc chúng ta đã, đang và sẽ làm trong các buổi sáng nay, trưa nay, chiều nay và tối nay. Hôm nay là thứ mấy vậy các con? *Cô đố các con biết ngày mai là thứ mấy? Cô cho hiệu ứng xuất hiện tờ lịch ngày thứ năm, trẻ lấy tờ lịch ngày thứ năm gắn lên đốc lịch. - Các con thấy tờ lịch ngày thứ ăm có đặc điểm gì? - Là ngày bao nhiêu dương lịch? Cho trẻ đọc ngày dương lịch. - Còn ngày âm lịch là ngày bao nhiêu? Cho trẻ đọc ngày âm lịch. - Ngày mai con dự định sẽ làm gì? + Sáng mai con sẽ làm gì? + Thế còn buổi trưa thì sao? + Buổi chiều mai con sẽ làm gì? + Thế còn buổi tối thì sao? - Vậy hôm nay là thứ năm thì thứ năm gọi là ngày gì? - Ngày mai là ngày sắp đến ngay tiếp theo và chúng ta dự định những công việc sẽ làm vào các buổi sáng mai, trưa mai, chiều mai, tối mai. * Các con thấy hôm qua là thứ mấy? Hôm nay là thứ mấy? Và ngày mai là thứ mấy? - Các con ạ trong một tuần lễ có 7 ngày, thứ tự các ngày lần lượt từ thứ hai đến chủ nhật, ngày đang diễn ra gọi là ngày hôm nay, ngày vừa trôi qua là ngày hôm qua, ngày sắp đến là ngày mai. Ngày nào cũng đều lặp đi lặp lại các buổi sáng, trưa, chiều, tối. - Các con kể được những công việc mà các con làm được trong ngày hôm qua là do các con đã nhớ và nói lại, còn những công việc mà các con nói vào ngày mai thì đó chỉ là dự định của chúng mình, những công việc này sẽ được thực hiện khi qua hết ngày hôm nay và tối đến các con đi ngủ, sáng mai thức dậy các con đã thực hiện được dự định của mình rồi đấy. "Thời gian như chiếc thoi đưa, cứ trôi đi mãi không chừ một ai". Các con thấy thời gian có đáng quí không? * Giáo dục: - Vì thời gian đáng quí như vậy nên khi chúng mình dự định làm công việc gì thì chúng mình hãy làm ngay đừng để lâu. Nếu để lâu chúng mình đã lãng phí thời gian một cách vô ích rồi đấy. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm. Thế chúng mình có đồng ý với cô là sẽ tiết kiệm thời gian và không để thời gian trôi đi một cách lãng phí không? * Luyện tập. Phần 3 của chương trình là phần "Mình cùng trổ tài": *Trò chơi thứ nhất là trò chơi "Thi xem ai nhanh" - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ: + Cách chơi: Các thành viên trong đội cú ý lắng nghe cô nói, khi cô nói thứ ba thì các con sẽ giơ nhanh thứ đó lên và nói "hôm qua", "thứ tư" - "hôm nay", "thứ năm" - "ngày mai", ngược lại. + Ai tìm và giơ sai bị thua cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi và chú ý sửa sai cho trẻ. * Trò chơi thứ hai là trò chơi "Nhà tiên tri": - Trẻ sắp xếp nhanh theo thứ tự từ trái sang phải trên đốc lịch theo thứ tự: "Hôm qua", "hôm nay", "ngày mai". - Cô kiển tra lại kết quả. - Hôm nay chúng mình đã làm những công việc gì? Cô cho trẻ xem hình ảnh các công việc tại các buổi sáng, trưa, chiều, tối của các ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai trên máy tính. * Trò chơi thứ 3 là trò chơi "Chung sức": - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: + Cách chơi: Cả ba đội cùng tham gia chơi, các thành viên trong đội sẽ phải lên tòm tranh các hoạt động trong ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai để gắn vào bảng Thời gian biểu thứ ba, thứ tư, thứ năm sao cho đúng thứ tự các buổi trong ngày. Mỗi thành viên lên tìm thì mỗi lần tìm chỉ tìm một tranh. + Luật chơi: Tranh gắn sai không được tính. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên bố đội chiến thắng. 3. Kết thúc. - Các đội tham gia dự thi rất tốt chương trình "Cánh cửa thời gian", cô có một phần thưởng dành cho chúng mình là một chuyến du lịch đến ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC TẠO HÌNH VẼ MẮT KÍNH I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách vẽ mắt kính - Biết sử dụng các kỹ năng cầm bút - Biết nhận xét sản phẩm theo tiêu chí: cách vẽ, cách tô màu - Cung cấp vốn từ: mắt kính - Phát triển khả năng khéo léo của đôi tay . II.Chuẩn bị: - tranh vẽ của cô - bút chì, bút màu, vở. - giá treo tranh - Trẻ ngồi đúng tư thế III. Tổ chức hoạt động: Ổn định tổ chức: - Cho trẻ chọn hát bài, hát bài “Trời nắng trời mưa” + Bài hát nói về gì? Thời tiết rất dễ thay đổi, lúc mưa lúc nắng. Khi trời nắng to mọi người ra ngoài phải đội mũ, che dù, đeo mắt kính. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn lớp mình vẽ mắt kính để tặng cho mọi người nhé. 2. Nội dung: Cho trẻ quan sát tranh + Các con nhìn xem cô có tranh gì đây? Cho trẻ đọc từ mắt kính + Mắt kính có dạng hình gì? - Cô khái quát lại: mắt kính có nhiều hình khác nhau, hình tròn, hình chữ nhật. - Cho trẻ quan sát mắt kính cô vẽ mẫu. * Cô vẽ mẫu: Cô lấy bút chì vẽ hai hình tròn, sau cô vẽ một đường cong nhỏ nối hai hình tròn lại với nhau. Sau đó cô vẽ gọng kính. - Cô hỏi lại trẻ cách vẽ mắt kính - Phát đồ dùng cho trẻ để trẻ thực hiện * Trẻ thực hiện: - Cô để vài mẫu cho trẻ quan sát. - Cô cho cháu nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi. - Tay đâu? Tay đâu? - bút đâu? Bút đâu - Cô vỗ lần 1 cho cháu cầm bút - Cô vỗ lần hai cho cháu thực hiện. - Cô đi quan sát nhắc lại cách cầm cầm bút tư thế ngồi, động viên cháu vẽ thật đẹp. - Cho cháu dừng tay khi đã hoàn thành xong sản phẩm của mình. * Nhận xét sản phẩm: - Cô cho cháu đưa sản phẩm lên treo - Cho lớp nhận xét sau đó cô nhận xét lại. 3. Kết thúc: - Cho cả lớp đọc bài thơ “ Trăng ơi từ đâu đến”. Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2018 GIỜ HỌC ÂM NHẠC DẠY HÁT VẬN ĐỘNG RƯỚC ĐÈN DƯỚI ÁNH TRĂNG I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả - Thuộc hiểu nội dung bài hát, thuộc lời bài hát, biết hát + vận động - Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát. Hát to, rõ ràng lời bài hát - Trả lời được các câu hỏi to và rõ ràng. - Biết âm nhạc là một cái đẹp của môn nghệ thuật quan trọng với đời sống con người. - Yêu thích học âm nhạc - Yêu thích ngày tết trung thu, ngày truyền thống của dân tộc Việt Nam. II. Chuẩn bị: - Giáo án đủ - Nhạc III. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức - gây hứng thú - Chương trình của chúng ta hôm nay có 4 phần: Phần 1: Nghe nhạc hiệu đoán tên bài hát Phần 2: Bé làm ca sĩ Phần 3: Xem tranh đoán tên bài hát Phần 4: - Cùng đến với cuộc chơi của chúng ta hôm nay có 2 đôị xin mời các bé nhiệt liệt hoan hô. - Hỏi trẻ : Các bé có biết xắp đên ngày gì? - Ngày tết trung thu là ngày bao nhiêu? - Vào ngày tết trung thu thường có những gì? 2. Nội dung: - Cho trẻ xem video về ngày tết trung thu - Các bé vừa được nhìn thấy những gì trong đoạn phim? - Đó là truyền thống của dân tộc Việt Nam - Ngoài những hình ảnh đó ra các bé còn nghe được gì qua đoạn phim? Phần 1: Nghe nhạc hiệu đoán tên bài hát - Các bé có biết những bài hát nào về ngày tết trung thu? - Chương trình cũng có một bài hát nói về ngày tết trung thu. Mời 2 đội chơi cùng lắng nghe nhạc và đoán xem bài hát có tên là gì. Đội nào đoán được tên bài hát thì phải lắc xắc xô thật nhanh để giành quyền ttrả lời. Và trả lời đúng sẽ được 100điểm. Trả lời sai sẽ phải nhường quyền chơi cho đội còn lại - Cho trẻ nghe nhạc 1 lần : - Các đội chơi vừa được nghe bài hát gì? - Đó chính là bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng” của - Cho 2 đội chơi hát 1 lần - Xin mời các đội chơi cùng lắng nghe người dẫn chương trình hát và xem bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng” nói về nội dung gì nhé. Đội nào đoán đúng sẽ được 50điểm. - Người dẫn chương trình nhắc lại nội dung bài hát: *GD: Ngày tết trung thu là ngày cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là ngày dành cho các bạn thiếu nhi. Bạn nào chăm ngoan học giỏi thì được bố mẹ cho đi chơi , rước đèn và xem múa sư tử. - Công bố kết quả của 2 đội Phần 2: Bé làm ca sĩ - Đội nào hát và vỗ tay đúng hơn thì đôi đó sẽ được 100 điểm. - Cho lần lượt 2 đội đứng lên sân khấu biểu diễn - Mời mỗi đội 2 người đại diện lên biểu diễn. - Mời 1 người đại diện cho 2 đội lên biểu diễn *Câu hỏi mở rộng: Đội nào trả lời đúng sẽ được 50 điểm - 2 đội vừa được hát bài hát có tên là gì? Bài hát do ai sáng tác? - Mời 2 đội cùng đứng lên biểu diễn lại 1 lần - Công bố tổng kết quả của hai đội sau 2 lần chơi Phần 3: Xem tranh đoán tên bài hát - Chương trình đưa ra một số bức tranh liên quan đến nội dung bài hát cho 2 đội cùng đoán. Đội nào đoán đúng sẽ được 100điểm. - Qua sự gợi ý được 70điểm - Cho 2 đội nghe lời bài hát qua nhạc một lần và đoán nội dung bài hát. Đội nào đoán đúng sẽ được 50 điểm *Người dẫn chương trình mời 2 đội chơi cùng xem người dẫn chương trình biểu diễn lại. - Mời cả hai đội chơi cùng người dẫn chương trình biểu diễn - Công bố tổng kết quả của 2 đội sau 3 lần chơi Phần 4 - Đội nào nhanh hơn sẽ giành 50điểm - Cho 2 đội chơi 2 lần - Công bố kết quả sau 4 phần chơi của 2 đội 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ MẠNG NỘI DUNG Tên gọi, đặc điểm của mắt. Lợi ích của mắt MẮT Cách bảo vệ mắt MẠNG HOẠT ĐỘNG Tên gọi, đặc điểm của mắt. Quan sát Trò chuyện Lợi ích của mắt Quan sát Trò chuyện Cách bảo vệ mắt Quan sát Trò chuyện Lập bảng MỞ CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: MẮT I. Yêu cầu: - Trẻ biết được đặc điểm của của mắt - Trẻ mạnh dạn, tự tin - Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô. II.Chuẩn bị : - Một số câu hỏi để gợi ý trẻ III.Tổ chức hoạt động: - Trên khuôn mặt của các con có những cơ quan nào các con có thể kể tên được không? - Các con có thể nói cho cô biết cơ quan nào giúp ta nhìn thấy mọi vật không? - Các con đã biết làm thế nào để bảo vệ đôi mắt chưa? - Các con có biết cấu tạo của đôi mắt không? - Nếu nhắm mắt lại các con có thấy cô không nào? - Vậy các con sẽ làm gì để bảo vệ mắt của mình để không bị đau mắt? - Hôm nay cô cháu mình hãy cùng nhau tìm hiểu và khám phá về đặc điểm, lợi ích của mắt và chúng ta sẽ hành động như thế nào để bảo vệ mắt cho mỗi chúng ta nhé! CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - Hôm sau cô sẽ chuẩn bị cho lớp mình quan sát trực tiếp đôi mắt - Chúng mình hãy chuẩn bị giấy, bút, và các dụng cụ để chúng
File đính kèm:
- TUAN 6 MAT - sáng.docx