Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 7 - Chủ đề: Mũi - Năm học 2018-2019

Quan sát tìm hiểu một số biểu bảng, làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên, quan sát sự thay đổi thời tiết và trang phục phù hợp với mùa - Trò chơi vận động: Chuyền bóng, rồng rắn lên mây

- Cho trẻ chơi tự do : Cho trẻ vẽ tự do trên sân trường

Góc phân vai: Sinh nhật của bé, sinh nhật mẹ, Tổ chức 20/10

Bán các loại nước giải khát

Góc xây dựng : Xây dựng công viên

Góc âm nhạc: Hát múa vận động theo nhạc

Góc truyện: Kể về đồ chơi trẻ thích

Góc toán: Chọn nội dung chơi để ôn lại bài đã học

Góc cát nước: Độ tan các đối tượng trong nước: muối, sỏi cái nào tan nhanh nhất

 

docx20 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 7 - Chủ đề: Mũi - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 7
(TỪ NGÀY 15/10/2018 ĐẾN 19/10/2018) 
Hoạt động
Thứ 2
15/10/2018
Thứ 3
16/10/2018
Thứ 4
17/10/2018
Thứ 5
18/10/2018
Thứ 6
19/10/2018
Chủ đề
Mũi 
Đón trẻ
Biết chào hỏi lễ phép
- Nghe nhạc thiếu nhi
- Tăng vốn từ
- Biết tự cởi, gấp quần áo.
- Gọi tên các hiện tương thời tiết.
- Tăng vốn từ cho trẻ.
TDBS
Hô hấp 2, Tay 2, Chân 3, Bụng 6, Bật 1.
Trò chuyện sáng
“ Thứ hai mở chủ đề”
- Tăng vốn từ: Chúm chím, mỉm cười
- Nhận biết một số thông tin về tên mẹ, tên bố
Nhận biết một số trạng thái, cảm xúc vui buồn của bạn bè
Giờ học
THỂ DỤC
Bò cao bằng hai bàn tay bàn chân 4- 5 m
MTXQ
Khám phá Mũi: Của chúng mình
CHỮ CÁI Làm quen chữ cái: a - u
VĂN HỌC Thơ: Tâm sự cái mũi
ÂM NHẠC
Dạy hát: 
“Cháu vẽ ông mặt trời” 
Tân Huyền
Ngoài trời
Quan sát tìm hiểu một số biểu bảng, làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên, quan sát sự thay đổi thời tiết và trang phục phù hợp với mùa - Trò chơi vận động: Chuyền bóng, rồng rắn lên mây 
- Cho trẻ chơi tự do : Cho trẻ vẽ tự do trên sân trường
Chơi góc
Góc phân vai: Sinh nhật của bé, sinh nhật mẹ, Tổ chức 20/10
Bán các loại nước giải khát
Góc xây dựng : Xây dựng công viên
Góc âm nhạc: Hát múa vận động theo nhạc
Góc truyện: Kể về đồ chơi trẻ thích
Góc toán: Chọn nội dung chơi để ôn lại bài đã học
Góc cát nước:     Độ tan các đối tượng trong nước: muối, sỏi cái nào tan nhanh nhất
Vệ sinh
Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
Sinh hoạt chiều
- Cho trẻ thực hiện trong vở toán
- Trang 4
- Hoạt động ở các góc
- 
- Ôn bài cũ
- Cho trẻ thực hiện trong vở BLQCC trang 4+ 5
- Ôn bài cũ
Đọc thơ: Tâm sự của cái mũi
Biểu diễn văn nghệ Đóng chủ đề
Trả trẻ
Nhắc nhở trẻ cách ứng xử trong gia đình (khi người thân đau ốm biết thăm hỏi, ăn cơm xong mời tăm ông bà, bố mẹ)
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 2 – TAY 2 – CHÂN 3– BỤNG 6 - BẬT 1
I.Mục đích-yêu cầu: 
- Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân
- Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển.
II.Chuân bị:
- Sân bãi rộng, sạch sẽ.
- Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động.
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “cả nhà thương nhau”theo các kiểu đi.
Cô đi ngược chiều quan sát trẻ .
2.Trọng động.
+Tập BT phát triển chung:
Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc.
*Động tác hô hấp 2: “Thổi bóng bay”
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
Thực hiện: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần). Cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng đỏ (xanh) to.
*Động tác tay – vai 2: Tay đưa ra phía trước, lên cao (có thể tập với cờ nơ).
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
Nếu tập với cờ (nơ) thì mỗi tay cầm 1 cờ (nơ).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía trước (như nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.
*Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ngang, lên cao).
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
Nhịp 1: Đưa thẳng chân trái ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ra ngang, lên cao). Trọng tâm dồn vào chân phải.
Nhịp 2: Về TTCB.
Nhịp 3: Đổi chân phải (như nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Tiếp tục thực hiện như trên.
*Động tác bụng – lườn 6: Ngồi duỗi chân, quay người sang 2 bên.
TTCB: Ngồi duỗi chân, 2 tay chống sau.
Nhịp 1: Quay người sang trái 900 tay phải đưa cao, tay trái chống phía sau, mắt nhìn theo tay trái.
Nhịp 2: Về TTCB.
Nhịp 3: Quay người sang phải 900 tay trái đưa cao (như nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên.
*Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông.
Thực hiện: Bật 2 chân về phía trước 3 – 4 lần. Quay sau, bật về chổ cũ và thực hiện tiếp 2 – 3 lần. Nếu tập với gậy (vòng) thì đặt gậy (vòng) xuống đất phía trước rồi bật qua gậy (vào vòng).
- Trò chơi : Uống nước chanh.
3. Hồi tĩnh
 - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục.
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018
GIỜ HỌC THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: BÒ CAO BẰNG HAI BÀN TAY BÀN CHÂN 4 – 5M
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết cách bò cao bằng hai bàn tay bàn chân 4 – 5m
 - Dạy trẻ phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
 - Chú ý trong tiết học
II. Chuẩn bị:
 - Kẻ sàn tập
III. Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động:
 Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi khom khoảng 2 phút. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. 
2. Trọng động:
 * Bài tập phát triển chung:
 Cho trẻ tập cô theo nhạc “Cả nhà thương nhau”
*Động tác hô hấp 2: “Thổi bóng bay”
*Động tác tay – vai 2: Tay đưa ra phía trước, lên cao (có thể tập với cờ nơ).
*Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao (hoặc đưa ngang, lên cao).
*Động tác bụng – lườn 6: Ngồi duỗi chân, quay người sang 2 bên.
*Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
Cho trẻ tập như thể dục buổi sáng
* Vận động cơ bản:
 - Cho trẻ đứng thành hai hang ngang quay mặt vào nhau
€ € € € € € € € € € € € € €
€ € € € € € € € € € € € € € €
- Cô làm mẫu: 
 + Lần 1
 + Lần 2: Khi nghe hiệu lệnh chuẩn bị cô bước ra trước vạch xuất phát. 
 - TTCB: chống hai tay xuống sàn, quỳ một gối. Khi nghe hiệu lệnh thì nâng cao hông và mông, bò bằng hai bàn tay và hai bàn chân khoảng 4-5m. Sau đó về cuối hàng đứng.
- Cô cho 2 trẻ lên thực hiện
* Trẻ thực hiện:
 - Cho lần lượt trẻ lên thực hiện
 - Cô chú ý quan sát, nhắc nhở trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ
 *Trò chơi: “Chim bay cò bay”
3. Hồi tĩnh:
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018
GIỜ HỌC KHÁM PHÁ 
CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ MŨI CỦA CHÚNG MÌNH
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2018
GIỜ HỌC LÀM QUEN CHỮ CÁI
LÀM QUEN CHỮ a, u
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ hứng thú muốn biết chữ.
 - Trẻ nhận hình dáng và biết chữ a, u
 - Phát triển khả năng tập trung chú ý, lắng nghe.
 - Dạy trẻ không ngắt lời, không nói leo.
II.Chuẩn bị:
 - Chuẩn bị của cô: Tranh “đôi bàn tay” “cái tủ”, thẻ chữ ô, x, a, u các từ chứa chữ a, u. 
 - Chuẩn bị của trẻ: các thẻ chữ a, u, ô, x.
III.Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ đọc bài thơ “tâm sự cái mũi”
2. Nội dung:
- Các con vừa đọc bài thơ tên là gì? 
- Trên cơ thể chúng ta có nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đều có những nhiệm vụ riêng. Các con xem thử cô có hình ảnh bộ phận gì đây.
Làm quen chữ a
Cho trẻ xem tranh “đôi bàn tay”
Cho cháu đọc từ “đôi bàn tay”
- Trong từ “đôi bàn tay” có thanh gì các con đã học?
Cô cất những chữ cái chưa học để lại chữ a
Cô phát âm “a”, sau đó cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm chữ “a”
Trò chơi: thị giác
- Cô gắn tranh xung quanh lớp, cho trẻ tìm tranh có từ chứa chữ a.
Trò chơi: thính giác
- cô cho trẻ tìm chữ theo yêu cầu của cô
* Làm quen chữ cái “u”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “cái tủ”
- Cô đọc từ dưới tranh
- Cho trẻ đọc từ “cái tủ”
- Cô có thẻ từ “cái tủ”
- Cô cho trẻ lấy thanh đã học trong từ cái tủ.
- cô cất các chữ đã học để lại chữ “u”
- Giới thiệu chữ cái “u” và phát âm mẫu “u”
- Cho trẻ phát âm “u” (cả lớp, tổ, cá nhân) +sửa sai cho trẻ
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần
Trò chơi: thị giác
- Cô gắn tranh xung quanh lớp, cho trẻ tìm tranh có từ chứa chữ u
Trò chơi: thính giác
- cô cho trẻ tìm chữ theo yêu cầu của cô
Trò chơi: xúc giác
- Cô cho trẻ tìm thẻ chữ rời bằng xốp theo yêu cầu của cô.
* Củng cố
- Hỏi trẻ tên đề tài?
- Nhận xét tuyên dương tiết học
- giáo dục: các vật dụng trong gia đình, cũng như các loại máy móc giúp đỡ chúng ta rất nhiều, rất có ích vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn cẩn thận nhé.
3. Kết thúc: 
Cho các cháu hát bài "nhà của tôi" và ra chơi.
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018
GIỜ HỌC THƠ
ĐỀ TÀI: TÂM SỰ CÁI MŨI
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ. Trẻ trả lời được câu hỏi và đọc được theo cô rõ lời đúng ngữ điệu bài thơ.
Rèn cho trẻ kỷ năng đọc thơ diễn cảm, phát âm rõ ràng mạch lạc.
Giáo dục cháu biết bảo vệ và vệ sinh thân thể sạch sẽ.
II/ Chuẩn bị: 
* Cô :	 - Giáo án điện tử, hình ảnh nội dung bài thơ. Hệ thống câu hỏi.
*Cháu: giấy và chì màu đủ cho cả lớp.
III/ Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định lớp
- Cho các cháu hít thở xem trong lớp có mùi gì?( mùi thơm nước hoa).
+ Nhờ đâu mình ngửi được mùi thơm?
- Để biết mũi quan trọng như thế nào, các cháu lắng nghe “Tâm sự của cái mũi” nhé!
2. Nội dung:
 Cô đọc thơ lần 1, qua hình ảnh.
Bài thơ: Tâm sự của cái mũi
Tôi là chiếc mũi xinh
Giúp bạn biết bao điều
Ngửi hương thơm của lúa
Hương ngạt ngào của hoa
Như vậy đã hết đâu
Giúp bạn thở nữa đấy
Chúng ta cùng giữ sạch
Để chiếc mũi thêm xinh
Tác giả: Phạm Hổ
Cho trẻ đọc lại tựa đề bài thơ, tên tác giả.
Cho trẻ đếm số tiếng của tựa đề.
+ Chú Phạm Hổ gởi tặng các cháu “Tâm sự của cái mũi”, các cháu lắng nghe cô đọc lần nữa nhé!
Cô đọc lần 2, kèm tranh 
Cô giải thích nội dung bài thơ, phân tích cách đọc, Cô cắt nghĩa từ khó và ý nghĩa của từng đoạn thơ: 
Cô nói: bài thơ này gồm có 4 câu,mỗi câu gồm có 2 dòng.
+ Câu thơ thứ nhất: “ Tôi là .bao điều”:. Câu thơ này nói về chiếc mũi giúp chúng ta nhiều điều.
+	Câu thơ thứ hai: “Ngửi hương.của hoa”: câu thơ này nói về chiếc mũi giúp chúng ta ngửi hương thơm của lúa và của hoa.
+	Câu thơ thứ ba: “Như vậynữa đấy”: Câu thơ này nói lên chiếc mũi còn giúp chúng ta thở nữa đấy.
+ Câu thơ thứ tư: “Chúng tathêm xinh”:Câu thơ này khuyên chúng ta cần phải giữ gìn cái mũi sạch sẽ.
- Cho trẻ đồng thanh các từ sau: “ngửi” “ngạt ngào” “giữ sạch”
* Dạy lớp đọc:
 - Cô dạy lớp đọc thơ tranh chữ to trên màn hình: Cô đọc từng câu, cháu đọc theo từng câu đến hết bài thơ.(vài lần)
- Dạy tổ, nhóm đọc theo cô từng câu đến hết bài. (sửa sai) (không có tranh chữ to)
- Dạy lớp đọc lại trên tranh chữ to, nếu trẻ tiếp thu nhanh trẻ có thể đọc cùng cô hoặc đọc vuốt theo cô.	
* Đàm thoại:
- Các cháu vừa đọc bài thơ gì, do ai sáng tác?
- Bài thơ này nói về cái gì? ( Cái mũi).
- Ngoµi mòi trªn khu«n mÆt cña chóng m×nh cßn cã nh÷ng bé phËn nµo?
- Cái mũi trong bài thơ giúp ta ngửi được mùi gì vậy các con?
- Quan trọng hơn là cái mũi còn giúp chúng ta làm gì nữa?
- Trong bài thơ này khuyên các con phải gìn giữ cái mũi như thế nào?
* Cô giáo dục:
- Mũi có lợi gì cho chúng ta không?
- Nếu không có mũi chúng ta có sống được không các con?
+ À đúng rồi cái mũi giúp chúng thở, ngửi được mùi vị.Vì vậy các con phải giữ gìn vệ sinh cho sạch sẽ nhé.
+ Chính vì thế hằng ngày cô cho c/c làm vệ sinh, khi các con đi làm vệ sinh c/c nhớ không được xả nước nhiều phải biết tiết kiệm nước nữa nhé. 
3. Kết thúc
- nhận xét - tuyên dương
- Cô cho cả lớp hát và nhún nhảy theo bài hát: “ Cái mũi ”.
- Hỏi lại đề tài.
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018
GIỜ HỌC HÁT
ĐỀ TÀI: CHÁU VẼ ÔNG MẶT TRỜI.
 I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng lời, diễn cảm phù hợp với bài hát, đúng giai điệu theo cô cả bài. Hiểu được nội dung bài hát : Cháu vẽ ông mặt trời Nhạc và lời: Tân Huyền
- Biết chơi trò chơi: Tai ai tinh đúng luật và thành thạo. Thích nghe cô hát, hiểu nội dung bài hát: Đếm sao
- Rèn cho trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu của bài hát. Rèn kỹ năng nghe nhạc, vận động theo nhạc cho trẻ.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động hát cùng cô và các bạn
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường , bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- nhạc, mũ múa
1. Ổn định
- Chào mừng các bé đến với chương trình: Bé yê ca hôm nay. 
- Cô xin được giới thiệu đến dự với chúng ta ngày hôm nay các đội chơi. Xin 1 tràng pháo tay chào đón các đội
+ Đội mặt trời
+ Đội Đội mặt trăng
+ Đội mây hồng
- Cô giới thiệu các phần thi:
+ Phần 1: Nghe thấu hát tài
+ Phần 2: Tai ai tinh nhất.
+ Phần 3: Âm nhạc cùng cô
- Để không khi hội thi được sôi nổi. Xin mời các đội chơi cùng tham dự 1 trò chơi: Trời nằng trời mưa.
- Cô và trẻ cùng chơi.
- Cô và trẻ chuyện với trẻ về các hiện tượng tự nhiên, ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, không đi chơi nắng giữ gìn và tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường.
2. Nội dung
* Dạy hát: Cháu vẽ ông mặt trời. 
- Mời các bé đến với phần chơi thứ nhất hội thi: Đó là nghe thấu hát tài.
- Cô giới thiệu bài hát và hát cho trẻ nghe lần 1
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô nói tên bài hát, tên tác giả.
+ Bạn nào có thể hát bài hát này cùng cô. Xin mới các con hát cùng.
- Cô hát lần 2 cho trẻ nghe kết hợp động tác minh hoạ theo lời bài hát.
- Cô treo tranh, cho trẻ quan sát tranh.
+ Bức tranh này có nội dung gì?
- Cô giảng nội dung qua tranh: Bài hát nói về bạn nhỏ vẽ được ông mặt trời, miệng cười ông luôn tươi như miệng cô giáo mỗi khi dậy các con hát, dạy các con chơi. Ngoài ra em còn vẽ vẽ được chùm mây đứng cạnh ông va cũng được ví như mái tóc của các con đấy. Các con ạ, tia nắng mặt trời rất quan trọng trong cuộc sống của con người, cây, vật. Nhưng nêu các con đi nắng nhiều mà không đội mũ nón thì sẽ bị ốm dấy. Chúng mình không được đi chơi nắng và phải biết bảo vệ môi trường nhé. 
- Cho trẻ hát cùng cô 2 lần.
- Sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ biểu diễn theo tổ
- Nhận xét, trao hoa cho các tổ.
- Hỏi lại trẻ tên bài hát?
- Cho trẻ hát lại 1 lần
* Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh
 - Mời các bé đến phần chơi thứ hai là phần: Tai ai tinh nhất: Ở phần này các bé của 3 đội sẽ phỉ chú ý lắng tai nghe thật tinh đến đoán tên dụng cụ âm nhạc các bạn dùng đấy. Nêu bạn nào đoán sai, đội đó sẽ không được thưởng hoa.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi trao hoa cho các đội.
* Nghe hát: Đếm sao
- Mời các bé đến phần chơi thứ ba là phần: Âm nhạc cùng cô. Ở phần này các bé sẽ chú ý lắng nghe cô hát bài hát
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe
- Cô vừa hát bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2 kết hợp động tác minh hoạ
- Giảng nội dung bài hát: Thiên nhiên xung quanh chúng ta thật kỳ diệu, có rất nhiều ông sao sáng, một ông, hai ông... sao sáng chiếu xuống làm cho cảnh vật thiên nhiên ban đêm càng đẹp hơn, làm cho cuộc sống con người, mọi vật càng tươi đẹp... 
- Cô cho trẻ nghe lần 3 (Khuyến khích trẻ hát cùng cô)
- Nhận xét: Đếm số hoa các đội.
- Tuyên bố kết quả, trao quà đội chiến thắng.
- Giáo dục
3. Kết thúc:
- Cho trẻ đọc thơ “em vẽ”
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
Lợi ích của mũi
MŨI
MẠNG NỘI DUNG
Tên gọi, đặc điểm của mũi
Cách bảo vệ mũi
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Tên gọi, đặc điểm của mũi
Quan sát
Trò chuyện
Lợi ích của mũi
Quan sát
Trò chuyện
Cách bảo vệ mũi
Quan sát
Trò chuyện
Lập bảng
MỞ CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: MŨI
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết được đặc điểm của của mũi
- Trẻ mạnh dạn, tự tin
- Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô.
II.Chuẩn bị :
- Một số câu hỏi để gợi ý trẻ
III.Tổ chức hoạt động:
- Trên khuôn mặt của các con có những cơ quan nào các con có thể kể tên được không?
- Các con có thể nói cho cô biết cơ quan nào giúp ta thở?
- Các con đã biết làm thế nào để bảo vệ mũi của chúng ta chưa?
- Các con có biết cấu tạo của mũi không?
- Nếu không có mũi các con có thở được không nào?
- Hôm sau cô cháu mình hãy cùng nhau tìm hiểu và khám phá về đặc điểm, lợi ích của mũi và chúng ta sẽ hành động như thế nào để bảo vệ mũi cho mỗi chúng ta nhé!
CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
- Hôm sau cô sẽ chuẩn bị cho lớp mình quan sát mũi
- Chúng mình hãy chuẩn bị giấy, bút, và tranh ảnh về mũi
KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
CHỦ ĐỀ: MŨI
(Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Quan sát trực tiếp, trò chuyện)
 I. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cách bảo vệ, lợi ích, của mũi
- Trẻ biết một số cách bảo vệ mũi
- Chú ý, tập trung trong tiết học, biết cách bảo vệ mũi
 II. Chuẩn bị :
Chuẩn bị của cô : Tranh mũi, các câu hỏi để trò chuyện cùng trẻ
Chuẩn bị của trẻ : Các câu hỏi để quan sát và đặt câu hỏi.
 III.Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định:
Cho trẻ hát bài “mời bạn ăn”
2. Nội dung .
Cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ tên bộ phận
Các con có mũi nằm ở vị trí nào? 
Mũi nằm giữa 2 mắt, nằm dọc khuôn mặt, và có hai lỗ mũi đúng chưa nào.
Bạn nào giỏi cho cô biết mũi có đặc điểm gì?
À mũi có hai lỗ mũi, trong lỗ mũi có nhiều lông mũi để khi chúng ta thở sẽ giữ lại các bụi bẩn đấy.
Vậy bạn nào cho cô biết tác dụng của mũi là gì nào?
Mũi giúp chúng ta hít thở (hô hấp) nhờ có mũi thì chúng ta mới hít được khí oxi thì chúng ta mới thở và sống được. Mũi cũng giúp cho khuôn mặt của chúng ta nhìn đẹp hơn.
Vậy có bạn nào đã bị bệnh về mũi chưa, kể cho cô và các bạn nghe nào?
Vậy các con có sợ bị bệnh không?
Làm sao để bảo vệ mũi của chúng ta vậy các con?
Cho trẻ lập bảng những cách bảo vệ mũi
Những cách bảo vệ mũi
- Chụp hình lưu niệm
- Đưa ra bảng kết luận về những điều vừa khám phá : thẻ lô tô, chữ số. 
Tên gọi, đặc điểm của mũi
Quan sát
Trò chuyện
Lợi ích của mũi
Quan sát
Trò chuyện
Cách bảo vệ mũi
Quan sát
Trò chuyện
Lập bảng
Cho trẻ hát một bài.
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: MŨI
 (Thực hiện cho cả tuần)
Góc phân vai: Sinh nhật của bé, sinh nhật mẹ, Tổ chức 20/10. Bán các loại nước giải khát
Góc xây dựng : Xây dựng công viên
Góc âm nhạc: Hát múa vận động theo nhạc
Góc truyện: Kể về đồ chơi trẻ thích
Góc toán: Chọn nội dung chơi để ôn lại bài đã học
Góc cát nước:     Độ tan các đối tượng trong nước: muối, sỏi cái nào tan 
I/ Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ biết chơi theo nhóm, về nhóm để chơi cùng nhau
- Biết chơi xây dựng công viên. 
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi đóng vai, sinh nhật của bé, sinh nhật mẹ, Tổ chức 20/10. Bán các loại nước giải khát
- Biết hát múa vận động theo nhạc
- Biết đếm phân biệt số người trong gia đình bé 
- Biết kể về đồ chơi trẻ thích
- Biết chăm sóc vườn cây nhà bé
- Giáo dục trẻ chơi với nhau đoàn kết, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
* Tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
- Khối gỗ lắp ghép, hàng rào, nhà cửa, cây xanh, các loại hoa
- Một số đồ cây xanh, chậu hoa
- Các loại tranh ảnh về chủ đề
- Hình ảnh về chủ điểm
- Các dụng cụ để chăm sóc góc thiên nhiên
 III. Tổ chức hoạt động:
1.Ôn định tổ chức: 
Cho trẻ hát 1 bài “cháu vẽ ông mặt trời”
2. Giới thiệu:
 Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuần bị như tranh ảnh, cô trẻ bình luận về tranh để biết hôm đó chơi những gì
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra học liệu mới ở góc chơi
 3. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô trẻ trò chuyện về chủ đề “mũi”
 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình
 - Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng
 4. Quá trình chơi: 
 * Cô hướng dẩn quan sát gợi ý trẻ chơi đúng chủ đề, biết phối hợp cùng chơi, hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi
 * gơi ý để trẻ liên kết giữa các nhóm chơi 
- Vật liệu xây dựng, xây hàng rào, với các loại cây xanh, mô hình về công viên
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi đóng vai, mẹ con, bán hàng.
- Biết hát múa đọc thơ chủ đề
- Biết chăm sóc vườn cây nhà bé
* Trong khi trẻ chơi cô đi quan sát động viên nhắc nhở, nếu nhóm nào trẻ chơi chưa được cô cùng đóng vai chơi với trẻ
 5/ Nhận xét sau khi chơi xong:
 - Cô và trẻ cùng quan sát góc chơi, cô gợi ý để trẻ tự gới thiệu sản phẩm của nhóm mình và so sánh nhận xét nhóm chơi tốt
 - Tuyên dương bạn chơi tốt, sau đó cô nhận xét lại
 - Trẻ cùng nhau trưng bày sản phẩm đẹp của các bạn ở góc chơi
 *Giáo dục trẻ chơi với nhau thật đoàn kết, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định không làm hư hỏng.
 6. Kết thúc: cho các cháu đọc bài đồng dao “đi cầu đi quán” 
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
I.Mục đích, yêu cầu :
- Cháu biết giới thiệu các sản phẩm của mình đã thực hiện được trong tuần.
- Cháu tự tin thể hiện bản thân, biết nhận xét sản phẩm
- Cháu ngoan, chú ý
II.Chuẩn bị :
- Các sản phẩm của trẻ đã thực hiện trong tuần
- Nhạc
- Bảng bé ngoan, cờ bé ngo

File đính kèm:

  • docxTUAN 7 MUI - sáng.docx
Giáo Án Liên Quan