Kế hoạch giáo dục lớp nhà trẻ - Theo chủ đề: Trường mầm non

* Dinh d¬ỡng và sức khoẻ:

10. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

11. Trẻ biết tên một số thực phẩm và món ăn quen thuộc trong trường mầm non.

13. Trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ đơn giản trong sinh hoạt với sự giúp đỡ của người lớn

15. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở

 * Phát triển vận động:

1. Trẻ thực hiện đầy đủ các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo sự hướng dẫn

2. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.

3. Trẻ tự kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ vận động: Đi, chạy

 

doc34 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp nhà trẻ - Theo chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MẦM NON
Có giáo án mầm non soạn sẳn nếu cô nào cần liên hệ số điện thoại: 0127 70 9 70 70 gặp Cô Mai.
Đây là giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi, soạn đầy đủ 35 tuần 10 chủ đề trong năm, theo chương trình khung, và áp dụng chỉ số vào mục tiêu yêu cầu bài dạy, ngoài ra có kèm theo cho các cô Kế hoạch năm, và Hồ sơ đánh giá trẻ 5 tuổi theo 120 chỉ số. Nếu chưa phù hợp với chương trình giảng dạy của địa phương thì cũng dễ dàng chỉnh sửa vì đã có đầy đủ các nội dung của lứa tuổi và bài dạy đúng chương trình khung của từng lứa tuổi, đây là giáo án thuận lợi cho các cô không có thời gian soạn giáo án, hoặc mới ra trường giảng dạy lớp 5 tuổi còn lúng túng .
-Giá :500.000đ 1bộ/ cả năm 35 tuần( cho từng lứa tuổi) có đầy đủ các lứa tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi.Có nhiều mẫu khác nhau để các cô dễ dàng lựa chọn mẫu giảng dạy thích hợp với trường mình.
Ngoài ra có nhận soạn theo mẫu và kế hoạch riêng của từng trường, soan giáo án dạy hè, (giá soan theo yêu cầu 50.000đ/Tuần), có nhận soạn giáo án trình chiếu pp phục vụ cho thao giảng, hội giảng, thi của các cô tại trường.
Nếu các cô liên hệ để xem và chọn mẫu giáo án của trường mình áp dụng, xin liên hệ ĐT:
C.Mai: 0127 70 9 70 70
Có bài soạn mẫu soạn sẳn để tham khảo phương pháp soạn .
CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON LỚP 3TUOI
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ "TRƯỜNG MẦM NON ”
(Thực hiện 4 tuần, từ ngày  đến ngày ..
I. MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
* Dinh dỡng và sức khoẻ:
10. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
11. Trẻ biết tên một số thực phẩm và món ăn quen thuộc trong trường mầm non.
13. Trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ đơn giản trong sinh hoạt với sự giúp đỡ của người lớn
15. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở
 * Phát triển vận động:
1. Trẻ thực hiện đầy đủ các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo sự hướng dẫn
2. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động. 
3. Trẻ tự kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ vận động: Đi, chạy 
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
19. Trẻ thích tìm hiểu, khám phá các đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non; Hay đặt các câu hỏi: Cái gì đây?..
35. Trẻ nói được tên trường/ lớp, cô giáo, bạn. đồ chơi, đồ dùng trong lớp khi được hỏi, trò chuyện.
37. Trẻ biết kể tên một số lễ hội: Ngày khai giảng, tết trung thu.... qua trò chuyện, tranh ảnh.
39. Trẻ biết quan tâm đến số lượng và đếm: như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt số lượng, sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng
40. Trẻ biết đếm được trong phạm vi 5. Trẻ biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5. Nói được các từ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
42. Trẻ biết nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
47. Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản
49. Trẻ biết lắng nghe, hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản hàng ngày
54. Trẻ đọc thuộc các bài thơ, ca dao đồng dao
56.Trẻ biết bắt chước giọng nói của nhân vật trong chuyện.
4. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
73.Trẻ biết thể hiện sự vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe âm thanh gợi cảm, ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng.
74. Trẻ thích hát, nghe hát, nghe nhạc.Chú ý lắng nghe và nhận ra giai điệu bài hát quen thuộc.
75. Trẻ biết hát kết hợp vận động đơn giản: Vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc.
77. Trẻ biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đơn giản.
 5. Lĩnh vực phát triển tình cảm - xã hội
63. Trẻ nói được điều bé thích, không thích
69. Trẻ thực hiện một số quy định ở lớp và gia đình
70. Trẻ biết chào hỏi và nói lời cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở.
II. NỘI DUNG GIÁO DỤC
TT
Chủ đề nhánh
Nội dung
1
Bé vui đến trường
- Trẻ nhận biết ngày hội bé đến trường là ngày khai giảng năm học mới; Nhận biết ngày tết trung thu.
- Trẻ biết tết tên trường, các khu vực của trưởng (Sân chơi, lớp học, bếp ăn...)
- Hình thành cho trẻ kỹ năng thích đến lớp, giao tiếp với bạn bè, biết quan tâm và giúp đỡ bạn, yêu trờng, yêu lớp.
2
Lớp học của bé
- Tên gọi của lớp.
- Tên gọi các khu vực trong lớp.
- Tên các cô giáo, các bạn trong lớp.
- Công việc của cô giáo.
- Xưng hô lễ phép, chào hỏi, cảm ơn.
- Chơi thân thiện với bạn.
3
Đồ dùng đồ chơi xung quanh bé
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật, vị trí của đồ dùng, đồ chơi trong trường, lớp.
- Cách sử dụng của các loại đồ chơi, chơi leo thang, trượt ở cầu trượt, ...
- Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Chơi thân thiện với bạn.
- Biết không chơi những hành động nguy hiểm 
- Bỏ rác vào thùng rác...
4
Trường Mầm Non thân yêu 
- Trẻ nhận biết ngày hội bé đến trường là ngày khai giảng năm học mới.
- Trẻ biết tết tên trường, các khu vực của trưởng (Sân chơi, lớp học, bếp ăn...)
- Trẻ biết những người trong trường MN : Cô hiệu trưởng, P. hiệu trưởng, cô giáo chủ nhiệm, bác bảo vệ, cô cấp dưỡng, các bạn.
- Hình thành cho trẻ kỹ năng thích đến lớp, giao tiếp với bạn bè, biết quan tâm và giúp đỡ bạn, yêu trờng, yêu lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Lĩnh vực phát triển thể chất
* Dinh dỡng và sức khoẻ:
- Kể tên một số thực phẩm và món ăn quen thuộc trong trường mầm non.
- Trò chuyện, làm quen với các món ăn quen thuộc trong trường mầm non. ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe
- Rèn cho trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống.
- Tập cho trẻ lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, làm quen với cách đánh răng, sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách
 * Vận động:
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp 
- Luyện tập vận động: Đi trong đường hẹp; Đi kiễng gót ; Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
- Tham quan, dạo quanh sân trường
T/C: Chuyền bóng cho nhau; Cáo và thỏ; Hãy làm theo hiệu lệnh; Trời nắng trời mưa; Chạy tiếp cờ; Quả bóng nảy; Ném bóng vào rổ; gieo hạt, ...
 Lĩnh vực phát triển nhận thức
Khám phá khoa học:
+ Trò chuyện về hoạt động học của cô và trẻ trong trường mầm non.
+ Tìm hiểu 1 – 2 đồ chơi trong lớp: (Bộ luồn hạt, ghép hình hoa; Đu quay, cầu trượt..)
+ Tìm hiểu công việc của cô bác trong trường mầm non
TC: Đó là ai; Tên tôi là gì? Thẻ tên của tôi; Đó là vật gì? Gắn tranh; Ai thông minh;
* Quan sát đồ chơi trên sân trường (Đu quay, cầu trượt, xích đu...)
- Trò chuyện về ngày lễ hội: Ngày hội bé đến trường, tết trung thu
Quan sát một số loại cây: Cây khế; cây hoa giấy
Toán:
Đếm trên cùng một đối tượng trong phạm vi 1,2. Nói kết quả đếm.
Nhận biết 1 và nhiều.
T/C: giúp cô tìm bạn,chiếc túi bí mật, đoán xem ai vào ....
* Hoàn thành vở bài tập
 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, lớp mẫu giáo và các bạn của bé
- Thơ: + Trường em; Bạn mới
 - Chuyện: Người bạn tốt.
- Đồng dao: + Kéo cưa lừa xẻ; Dung dăng dung dẻ;
- T/CDG: + Chi chi chành chành; Nu na nu nống; Lộn cầu vồng.tục ngữ, câu đố, hò vè...
- Xem tranh minh họa và đọc các loại sách về trường mầm non.
- Nghe các bài thơ, câu truyện qua băng đĩa
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Tạo hình: Tô màu đèn ông sao; Nặn đồ chơi tặng bạn; Tô tranh cầu trượt
- Dạy hát: Đêm trung thu; Em vẽ; Mẹ yêu không nào.. 
- Nghe hát: Chiếc đèn ông sao; Trường chúng cháu là trường mầm non. 
- Trò chơi: + Ai nhanh nhất; Đoán tên bạn hát; Ai ra ngoài; Nghe tiếng hát tìm đồ vật;...
Lĩnh vực phát triển tình cảm - xã hội
- Trò chuyện với trẻ về một số quy định của trường, lớp mẫu giáo. 
- Tham gia vào các hoạt động cùng chung với các bạn.
- Góc phân vai: + Lớp học; Siêu thị của bé; Nấu ăn; Bác sỹ; Cô giáo; ...
- XD – LG: + Xây dựng trường mầm non; Lắp ghép các đồ dùng, đồ chơi; Xếp hình;...
- Góc nghệ thuật: + Làm đồ dùng đồ chơi tặng bạn cùng với cô; Tô màu đèn ông sao; Tô màu đồ chơi; Chơi bô linh; Chơi các đồ chơi thông tư 02; Múa hát...
- Góc học tập: + Bảng chun học toán; Khai thác ngôi nhà khoa học; Chơi lô tô; Chơi xếp hột hạt; Gắn theo yêu cầu; Ai thông minh; Nặn đồ chơi; Người bạn mới...
- Góc thiên nhiên: + Chăm sóc cây; Gieo hạt; In ấn các đồ dùng trên cát; Chơi với nước; Chơi đóng bánh;..
- Biết chơi cùng với cô ở các góc.
- Biết không tranh dành đồ chơi của nhau.
KẾ HOẠCH TUẦN 
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÐ vui đến trường
Thời gian thực hiện: 1 tuần. Từ ......
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện buổi sáng
 - Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ ở nhà. 
 -Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, lớp mẫu giáo và các bạn của bé
-Trò chuyện về ngày lễ hội: Ngày hội bé đến trường, tết trung thu 
- Cho trẻ chơi ở các góc ( chơi những trò chơi theo chủ đề)
- Điểm danh trẻ đến lớp
- Dự báo thời tiết trong ngày.
Thể dục sáng
-Thể dục buổi sáng
Hô hấp: “thổi bóng bay”
Tay: “2 tay đưa ngang, Gập bàn tay sau gáy”
Chân: “bước 1 chân ra phía trước, khụy gối”
Bụng: “Gió thổi cây nghiêng(nghiêng người sang hai bên)
Bật: “Bật tách chân,khép chân”
Hoạt động học
- PTNT: 
 Toán:
Đếm trên cùng một đối tượng trong phạm vi 1,2. Nói kết quả đếm.
Khám phá khoa học:
Trò chuyện về ngày lễ hội: Ngày hội bé đến trường, tết trung thu
PTTM: 
 Dạy hát: Đêm trung thu
Nghe hát: Chiếc đèn ông sao
Trò chơi:Ai nhanh nhất
PTNN: 
Trường em
PTTC: 
 Đi trong đường hẹp
Hoạt động góc
-Góc phân vai: + Lớp học; Siêu thị của bé; Nấu ăn; Bác sỹ; Cô giáo; ...
- XD – LG: + Xây dựng trường mầm non; Lắp ghép các đồ dùng, đồ chơi; Xếp hình;...
- Góc nghệ thuật: + Làm đồ dùng đồ chơi tặng bạn cùng với cô; Tô màu đèn ông sao; Tô màu đồ chơi; Chơi bô linh; Chơi các đồ chơi thông tư 02; Múa hát...
- Góc học tập: + Bảng chun học toán; Khai thác ngôi nhà khoa học; Chơi lô tô; Chơi xếp hột hạt; Gắn theo yêu cầu; Ai thông minh; Nặn đồ chơi; Người bạn mới...
- Góc thiên nhiên: + Chăm sóc cây; Gieo hạt; In ấn các đồ dùng trên cát; Chơi với nước; Chơi đóng bánh;..
Hoạt động ngoài trời
- Tham quan, dạo quanh sân trường
Quan sát đồ chơi trên sân trường (Đu quay, cầu trượt, xích đu...)
Quan sát một số loại cây: Cây khế; cây hoa giấy
T/C: Chuyền bóng cho nhau; Cáo và thỏ; Hãy làm theo hiệu lệnh; Trời nắng trời mưa; Chạy tiếp cờ; Quả bóng nảy; Ném bóng vào rổ; gieo hạt, 
T/CDG: + Chi chi chành chành; Nu na nu nống; Lộn cầu vồng.tục ngữ, câu đố, hò vè...
Chơi tự do
Hoạt động chiều
PTTM: 
Tô màu đèn ông sao
Làm quen bài hát Đêm trung thu
Làm quen bài 
thơ trường em 
Ôn lại các bài hát trong tuần
Biễu diễn văn nghệ trong tuần, nêu gương bé ngoan và cắm cờ
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 2 , ngày ..tháng năm 2014
 1/ Đón trẻ :
 -Trò chuyện với trẻ về trường mầm non, lớp mẫu giáo và các bạn của bé
-Trò chuyện về ngày lễ hội: Ngày hội bé đến trường, tết trung thu 
- Cô cùng cháu hát bài “Vui đến trường”
- Vậy các con đến trường có cảm giác như thế nào? 
- Trường chúng ta ở đâu? 
- Trường mình có tên là trường gì?
- Chúng mình có yêu quý trường lớp của chúng mình không?
- Bạn nào kể về trường Mn của chúng mình cho cô và các bạn cùng nghe nào?
-Cô gợi cho trẻ kể tên trường . lớp bé đang học . (các con học trường gì, lớp nào? Tên cô giáo con là gì ? hàng ngày cô làm gì ở lớp? các con đến trường được các cô cho làm gì? ngoài các cô ở lớp các con biết ai ở trường nữa và các cô làm gì ? 
- Cho trẻ chơi ở các góc ( chơi những trò chơi theo chủ đề)
2/ Thể dục sáng:
 * Yêu cầu:
 - Trẻ biết tập theo cô các động tác bài tập phát triển chung và bài tập theo lời ca.
 - Luyện cho trẻ có tính nhanh hoạt bát nhằm phát triển các cơ tay chân mình.
 - Trẻ biết tập thể dục sáng thường xuyên cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
 * chuẩn bị :
 - Sân tập thoáng, rộng, an toàn.
 - Băng đĩa ghi bài hát 
 - Các động tác bài tập phát triển chung.
*Tiến hành :
 - Tập bài tập phát triển chung Cô
- HĐ1: Khởi động:
+ Trẻ xếp hàng theo tổ khởi động theo hiệu lện của cô đi chạy xung quanh sân tập, đi nhanh - chạy - đi chậm dần. Sau đó về đội hình 2 hàng ngang dàn hàng
- HĐ2: Trong động
a. Hô hấp: “thổi bóng bay”
Hai tay khum trước miệng và thổi mạnh,đồng thời đưa 2 tay ra ngang
Tay: “2 tay đưa ngang, Gập bàn tay sau gáy”
Bước chân trái sang ngang ,2 tay dang ngang (lòng bàn tay ngửa), gập khủy tay,bàn tay để sau gáy(đầu không cúi),về tư thế chuẩn bị,tập nhịp nhàng theo nhạc. Đổi chân
c. Chân: “bước 1 chân ra phía trước, khụy gối”
Đứng khép chân,2tay đưa ra ngang lòng bàn tay ngửa, ngồi khụy gối, 2tay đưa ra trước,lòng bàn tay sấp(4 lần,4 nhịp).Tập theo nhạc.
d. Bụng: “Gió thổi cây nghiêng(nghiêng người sang hai bên)
Bước chân trái sang 1 bước,2 tay đưa cao,lòng bàn tay hướng vào nhau, nghiêng người sang trái, ghiêng người sang phải nhịp nhàng theo nhạc,sau đó đổi chân.
Bật: “bật tách chân,khép chân”
Bật chân trái trước rồi tới chân phải, đổi chân bật theo nhạc đến khi hết bài hát.
Cô nhận xét bài tập.
HĐ3: Hồi tĩnh
- Trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập 1 - 2 vòng.
3/Hoạt động học có chủ định: 
Lĩnh vực phát triển: phát triển nhận thức : 
Đề tài: Đếm trên cùng một đối tượng trong phạm vi 1,2. Nói kết quả đếm.
I. Mục đích:
1.Kiến thức:
 _Nhận biết các đối tượng có số lượng 1 và 2, 
 _Tạo nhóm 2 đồ dùng đồ chơi, đồ chơi.
2.Kỹ năng:
 _Quan sát và nêu kết quả về số lượng của đồ chơi
 _Thêm hoặc bớt để tạo số lượng mới
3.Giáo dục
 _Khả năng phân nhóm vào một đạc điểm cho trước.
 _Trẻ có tâm trí học thoải mái, biểt chú ý.
 _biết lắng nghe bạn nói và nhường nhịn nhau khi thực hiện bài tập.
II. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ 5 con thỏ, 2 củ cà rốt.
- Đồ dùng của cô giống như của trẻ nhưng kích thước to hơn
- Các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 1, 2,3,4,5 đặt xung quanh lớp.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Ổn định(1-2 phút)
- Cô và trẻ hát bài hát “trường chúng cháulà trường MN ”
- Các con vừa hát bài gì?
- Các con quan sát xem lớp mình có nhưng đồ chơi gì? 
2.Nội dung: ( phút)
2.1 Cô có một vườn hoa, cô mời các bạn cùng tham quan. Khi tham quan các con chú ý quan sát xem các loại hoa trong vườn trường cô trồng có số lượng như thế nào?
- Các con có nhận xét gì về vườn hoa này?
- Cô mời một bạn lên chỉ và đếm cho cô xem loại hoa nào có số lượng1, 2, bông nào?
- Tại sao các con biết loại hoa này có số lượng như thế nào?
* Tiếp tục các con xem trên kệ đồ chơi hôm nay có mấy chú thỏ các con chú ý và đếm xem có mây chú nha 
* Bây giờ các con chú ý nghe xem cô gõ mấy tiếng xắc xô nhé(Cô gõ từ 1-> 2 tiếng để cho trẻ đếm nhẩm trong miệng và trả lời cho đúng)
Cô tiếp tục cho cháu đếm số lựong đồ chơi khác 
2.2 Đếm nhóm đồ vật có số lượng là 2
Cho trẻ chơi trò chơi "Về đúng số nhà của mình". Cô giới thiệu luật chơi: Cô đã cắt dán được các ngôi nhà để xung quanh lớp, mỗi 1 ngôi nhà cô có gắn các thẻ chấm tròn có số lượng 1,2. Bây giờ cô phát cho các con mỗi người 1 thẻ chấm tròn có số lượng 1,2 chấm tròn. Các con vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô "Về đúng số nhà"thì các con phải về đúng số nhà có số chấm tròn đúng với thẻ chấm tròn trên tay các con.
Cô cho trẻ chơi 1-2 lần chơi cho các nhóm đổi thẻ chấm tròn cho nhau)
3. Kết thúc: ( phút)
 Kết thúc cô và trẻ cùng hát 
Trẻ thực hiện
Thực hiện và trả lời các câu hỏi của cô
Hoạt động với những yêu cầu cô đưa ra
3/ Hoạt động góc: 
 -Góc phân vai: + Lớp học; Siêu thị của bé; Nấu ăn; Bác sỹ; Cô giáo; ...
- XD – LG: + Xây dựng trường mầm non; Lắp ghép các đồ dùng, đồ chơi; Xếp hình;...
- Góc nghệ thuật: + Làm đồ dùng đồ chơi tặng bạn cùng với cô; Tô màu đèn ông sao; Tô màu đồ chơi; Chơi bô linh; Chơi các đồ chơi thông tư 02; Múa hát...
- Góc học tập: + Bảng chun học toán; Khai thác ngôi nhà khoa học; Chơi lô tô; Chơi xếp hột hạt; Gắn theo yêu cầu; Ai thông minh; Nặn đồ chơi; Người bạn mới...
- Góc thiên nhiên: + Chăm sóc cây; Gieo hạt; In ấn các đồ dùng trên cát; Chơi với nước; Chơi đóng bánh;..
4/Hoạt động ngoài trời:
Quan sát toàn cảnh trường mầm non 
Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ 
Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể.
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
- Địa điểm quan sát.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ( Cô kiểm tra sĩ số)
- Nhắc nhở trẻ biết ý nghĩa, mục đích của buổi hoạt động.
- Dẫn trẻ ra sân nơi cô đã chuẩn bị. Nhắc nhở trẻ trước khi đi. Vừa đi vừa hát “ Khúc hát dạo chơi”
2.. Hoạt động 2: Quan sát toàn cảnh trường mầm non 
Cô giới thiệu: Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô con chúng mình cùng quan sát trường mầm non của chúng mình nhé.
Cô dẫn trẻ đi tới các khu vực và hỏi trẻ:
	+ Đây là cái gì? ( Cổng) 
	+ Trên cổng có cái gì?
	+ Biển hiệu viết gì trên đó?
	+ Vào cổng trường chúng ta nhìn thấy gì?
	+ Những phòng học để làm gì?
	+ Ngoài các phòng học còn có những phòng gì?
	+ Nhà bếp để làm gì?
	+ Trên sân trường có những gì? ( Trẻ kể tên các đồ chơi)
	+ Khi chơi các đồ chơi chúng mình phải như thế nào?
	+ Trên sân ngoài những đồ chơi còn có những gì nữa?
	+ Cây giúp ích gì cho sân trường ?
	+ Muốn cho sân trường luôn sạch đep chúng mình phải làm gì?
 Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ trường, lớp.
 - Hát: “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
3. Hoạt động 3:Trò chơi Chạy tiếp cờ 
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Nhắc trẻ khi chơi không được xô đẩy. động viên trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và khen trẻ.
* Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.Cô chơi cùng với trẻ, đông viên trẻ chơi. 
4. Hoạt động4: Chơi tự do: 
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
- Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
5/Hoạt động chiều:
Lĩnh vực phát triển: phát triển thẫm mỹ : 
Đề tài: Tô màu đèn ông sao
I. Mục đích:
1/Kiến thức::
 Cung cấp cho trẻ biểu tượng về chiếc đèn ông sao
- Trẻ biết bố cục tranh, biết phối màu sắc để tạo thành bức tranh đẹp, ôhng phú và sáng tạo.
2/Kỷ Năng:
 Rèn kỹ năng cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, cách giữ vở và tô màu.
3/Thái độ:
 . - Trẻ có hứng thú tham gia các hạot động có óc sáng tạo và nhanh nhẹn hoàn thiện bài.
II. Chuẩn bị
 Băng nhạc, tranh mẫu của cô.
+ Tranh đèn ông sao chưa tô màu 
+ Sáp màu để tô và rổ đựng màu, giá treo tranh của trẻ 
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Ổn định(1-2 phút)
 Cho trẻ hát bài : Đêm trung thu 
- Các con vừa hát bài gì ? ( đêm trung thu )
- Đêm trung thu trong bài hát có những gì ? ( có tiếng trống, có sư tử , có ông trăng ..)
Ngoài những thứ trên cô còn có cả đèn ông sao nữa đấy . Hôm nay cô sẽ dạy các con tô màu đèn ông sao để tặng bạn nhé.
2.Nội dung: ( phút)
2.1 Quan sát và đàm thoại tranh mẫu :
- Cô có bức tranh mà cô đã tô màu đấy, các con cùng xem với cô .
- Tranh đèn ông sao đã tô màu : 
- Cô có gì đây ? ( bức tranh )
- Bức tranh của cô vẽ về cái gì ? ( đèn ông sao ) 
- Đèn ông sao cô đã tô màu gì ? ( chỉ cho trẻ biết màu mà cô đã tô )
- Cái gì đây ? cô tô màu gì ? 
- Đèn ông sao có gì đây ? Cô tô màu gì ? 
- Con thấy đèn ông sao cô tô thế nào ? có bị lem ra ngoài không ?
Đây là bức tranh đèn ông sao mà cô đã tô màu, để tô được bức tranh đẹp cô đã dùng nhiều màu khác nhau, cô tô lần lượt từng cánh sao một, cô tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, sao có 5 cánh đó các con cánh sao cô tô màu vàng , sau đó cô tô cán cây của chiếc đèn sau ,cô tô không bị lem ra ngoài .
2.2. Cô làm mẫu : 
- Các con có muốn tô đẹp như cô không ?
Để tô bức tranh đẹp các con ngồi ngay ngắn, cầm bút bằng tay phải và bằng 3 đầu ngón tay, khi tô các con nhớ tô từ trái sang phải từ trên xuống dưới , không được tô lem ra ngoài.
2.3. Trẻ thực hiện : 
- Trước khi tô màu các con ngồi như thế nào ? 
- Con tô đèn ông sao màu gì? Tô như thế nào ?.
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ tô màu tranh cho đẹp 
- Cô giúp đỡ trẻ chưa tô màu được 
- Cô mở nhạc cho trẻ tô
- Báo sắp hết giờ - Báo hết giờ
2.4. Trưng bày và nhận xét sản phẩm 
- Co

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_HE_THANG_7.doc
Giáo Án Liên Quan